• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu 2: Loài nào sau đây KHÔNG thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi? A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu 2: Loài nào sau đây KHÔNG thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi? A"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư Câu 1: Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?

A. Cá chuồn. C. Cá cóc Tam Đảo.

B. Ếch giun. D. Ễnh ương.

Đáp án: A

Cá chuồn thuộc lớp Cá, không thuộc lớp Lưỡng cư.

Câu 2: Loài nào sau đây KHÔNG thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi?

A. Ếch giun B. Ếch cây C. Cóc nhà D. Ễnh ương Đáp án: A

Bộ Lưỡng cư không đuôi. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phổ biến trong bộ: ếch cây, ễnh ương, và cóc nhà. Đa số loài hoạt động về đêm.

Câu 3: Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài lưỡng cư?

A. 4000 B. 5000 C. 6000 D. 7000

Đáp án: A

Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện được 263 loài, nhiều loài mới đã được phát hiện gần đây.

Câu 4: Lớp Lưỡng cư gồm các bộ nào?

A. Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư có chi, Lưỡng cư không chân.

B. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư không chân.

C. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư có chân.

D. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có chi, Lưỡng cư không chân.

Đáp án: B

Lưỡng cư được chia làm 3 bộ: Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư không chân.

Câu 5: Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ nào có số lượng loài lớn nhất?

A. Bộ Lưỡng cư có đuôi.

(2)

B. Bộ Lưỡng cư không chân.

C. Bộ Lưỡng cư không đuôi.

D. Không có bộ nào có số lượng vượt trội Đáp án: C

Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ Lưỡng cư không đuôi có số lượng loài lớn nhất.

Câu 6: Cá cóc Tam Đảo thuộc bộ lưỡng cư nào?

A. Lưỡng cư không đuôi. C. Lưỡng cư có chân.

B. Lưỡng cư có đuôi. D. Lưỡng cư không chân.

Đáp án: B

Cá cóc Tam Đảo thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi.

Câu 7: Ếch cây hoạt động vào khoảng thời gian nào?

A. Cả ngày và đêm. C. Ban đêm.

B. Chiều và ban đêm. D. Ban ngày.

Đáp án: C

Ếch cây hoạt động ban đêm.

Câu 8: Ếch giun sống ở đâu?

A. Chủ yếu ở trên cạn. C. Chủ yếu trong nước.

B. Chui luồn trong đất. D. Chủ yếu trên cây, bụi cây.

Đáp án: B

Ếch giun sống chui luồn trong đất.

Câu 9: Tập tính tự vệ của ễnh ương là?

A. Ngụy trang C. Nhảy xuống nước B. Ẩn vào cây D. Dọa nạt

Đáp án: D

Ếch ương nuốt khí vào cơ thể căng phồng như một chiếc phao bơi, làm kẻ thù phải sợ.

(3)

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động về ban đêm.

B. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không chân hoạt động về ban đêm.

C. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban ngày.

D. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban đêm.

Đáp án: D

Bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Bộ Lưỡng cư không đuôi đa số hoạt động ban đêm. Bộ Lưỡng cư không chân hoạt động cả ban đêm lẫn ban ngày.

Câu 11: Cho các đặc điểm sau: (1): Tim ba ngăn; (2): Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; (3): Là động vật biến nhiệt; (4): Phát triển không qua biến thái. Đặc điểm nào có ở lưỡng cư?

A. (2) và (3). C. (3) và (4).

B. (1) và (3). D. (1); (2) và (3).

Đáp án: B

Đặc điểm có ở lưỡng cư là: Tim ba ngăn; là động vật biến nhiệt; nòng nọc phát triển qua biến thái; máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

Câu 12: Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của lưỡng cư?

A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.

Đáp án: A

Lưỡng cư cố tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha Câu 13: Máu đi nuôi cơ thể ếch là loại máu nào?

A. Máu đỏ tươi. C. Máu pha.

B. Máu đỏ thẫm. D. Máu pha và máu đỏ thẫm.

Đáp án: C

Lưỡng cư cố tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

(4)

Câu 14: Cơ quan hô hấp của lưỡng cư là?

A. Mang. B. Da. C. Phổi. D. Da và phổi.

Đáp án: D

Lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.

Câu 15: Ở ếch đồng, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ đâu?

A. Sự nâng hạ ở cơ ngực và xương sống.

B. Sự nâng hạ của thềm miệng.

C. Sự co dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành D. Sự vận động của các cơ chi trước.

Đáp án: B

Lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.

Câu 16: Vai trò của lưỡng cư đối với con người và tự nhiên là?

A. tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm.

B. tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi...

C. là thực phẩm, làm thuốc, là vật thí nghiệm trong sinh lí học, góp phần giữ cân bằng sinh thái.

D. cả A, B và C.

Đáp án: D

Vai trò của lưỡng cư đối với con người và tự nhiên là: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm, sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi...; là thực phẩm, làm thuốc, là vật thí nghiệm trong sinh lí học, góp phần giữ cân bằng sinh thái.

Câu 17: Ý nào dưới đây nói lên vai trò của ếch đồng đối với con người?

A. Làm thực phẩm. C. Tiêu diệt côn trùng gây hại.

B. Làm vật thí nghiệm. D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

(5)

Vai trò của lưỡng cư đối với con người và tự nhiên là: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm, sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi...; là thực phẩm, làm thuốc, là vật thí nghiệm trong sinh lí học, góp phần giữ cân bằng sinh thái.

Câu 18: Khi nói về đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Thụ tinh trong C. Phát triển qua biến thái B. Da trần, ẩm ướt D. Là động vật biến nhiệt Đáp án: A

Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư:

- Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi.

- Hô hấp bằng phổi và da

- Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha - Là động vật biến nhiệt

- Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

Câu 19: Lưỡng cư có vai trò gì?

A. Có ích cho nông nghiệp.

B. Có giá trị thực phẩm, làm thuốc,

C. Là động vật dùng thí nghiệm sinh lý học D. Tất cả các vai trò trên

Đáp án: D

Lưỡng cư có vai trò:

- Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp.

+ Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm.

+ Lưỡng cư còn tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh như ruồi muỗi…

- Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, làm thuốc, là động vật thí nghiệm + Thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản

(6)

+ Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em + Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật.

+ Ếch đồng là vật thí nghiệm trong lí sinh học

Câu 20: Loài Lưỡng cư nào thiếu chi, có thân dài giống như giun, có tập tính chui luồn

A. Ễnh ương C. Ếch đồng B. Ếch giun D. Cóc nhà Đáp án: B

Đại diện ếch giun là đại diện của bộ Lưỡng cư không chân, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính chui luồn trong hang.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá.. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc

Câu hỏi 3 trang 122 SGK Sinh học 7: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban

Câu 27: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới

Câu 13: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Câu 16: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

- Vì suy nghĩ và việc làm của H cho thấy bạn chưa có đức tính tự tin trong học tập, mà đó là biểu hiện của sự nhút nhát, thụ động, thiếu tính tự tin, thiếu tinh thần tham

Câu 23: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện

Các câu truyện Trầu, cau và bánh chưng, bánh giầy cho ta biết con người thời Văn Lang đã có những tục lệ gì?. Tục ăn trầu,