• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
47
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14 Ngày soạn: 3/12/2021

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 6 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 85: HÌNH VUÔNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.

- Vẽ được hình vuông đơn giản ( trên giấy kẻ ô vuông).

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết đặc điểm của hình vuông và kỹ năng vẽ hình.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Các mô hình có dạng h.vuông ; E ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài. Phiếu HT (BT3)

- HS: SGK, e ke 2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút) : - Trò chơi: Bắn tên

(Kể tên các đồ vật có dạng hình chữ nhật và đặc điểm của hình chữ nhật)

- Tổng kết – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài 2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

* Mục tiêu:

- Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.

- Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).

* Cách tiến hành: Cả lớp Giới thiệu hình vuông

1

(2)

- Dán mô hình hình vuông lên bảng và giới thiệu: Đây là hình vuông ABCD.

- Mời 1HS lên bảng dùng ê ke để KT 4 góc của HV và dùng thước đo độ dài các cạnh rồi nêu kết quả đo được.

+ Em có nhận xét gì về các cạnh của hình vuông?

-GVK L: Hình vuông có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.

+ Hãy tìm các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng HV ?

- Cả lớp quan sát mô hình.

- 1HS lên đo rồi chia sẻ kết quả.

- Lớp rút ra nhận xét:

+ Hình vuông ABCD có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.

+ Hình vuông ABCD có 4 cạnh đều bằng nhau : AB = BC = CD = DA.

- Học sinh nhắc lại KL.

- Nhiều học sinh nhắc lại KL.

- HS kể

2. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: HS làm được các bài tập 1, 2, 3, 4

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Cá nhân - Lớp)

- Theo dõi và hướng dẫn, kiểm tra các đối tượng M1.

Bài 2: (Cá nhân - Lớp)

- Theo dõi và giúp đỡ đối tượng M1

- GV chốt KT: Đặc điểm của hình vuông có độ dài các cạnh đều bằng nhau.

Bài 3 : (Cá nhân - Cặp - Lớp - Quan sát.

- Thu phiếu học tập, nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS.

Bài 4: (Cá nhân)

- Gv quan sát, giúp đỡ những Hs làm chưa tốt.

- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trong cặp

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

+ Hình vuông : MNPQ và EGHI + Còn hình ABCD là HCN.

- HS thực hiện dùng thước đo độ dài các cạnh hình vuông ABCD & MNPQ .

- HS nêu kết quả đo trước lớp, cả lớp nhận xét, bổ sung.

Ta có

+ Cạnh AB = BC= CD = DA= 3cm + Cạnh MN = NP=PQ = QM =4cm . - HS làm ra phiếu HT.

- Chia sẻ kết quả trong cặp.

- Báo cáo kết quả với GV.

- HS làm cá nhân: vẽ theo mẫu.

- Báo cáo kết quả với GV khi hoàn thành.

3. HĐ ứng dụng (1 phút) - Về nhà tập vẽ các hình vuông có kích thước do mình tự chọn.

2

(3)

4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Vẽ thêm các hình tam giác, tứ giác và đo độ dài các cạnh của nó.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

TẬP LÀM VĂN

NGHE –KỂ: TÔI CŨNG NHƯ BÁC GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác BT2.

* Điều chỉnh: Giảm BT1

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh tính tự tin khi đứng trước đám đông.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của bài tập.

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, TC học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

- Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết - Nêu nội dung bài hát

- Lắng nghe.

2. HĐ thực hành: (30 phút)

*Mục tiêu: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2)

*Cách tiến hành:

Giới thiệu về tổ em (nói)

- GV treo bảng phụ ghi yêu cầu và các câu hỏi gợi ý của BT2:

*Làm việc cá nhân – Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp

3

(4)

a) Tổ em có những bạn nào? Các bạn là người dân tộc nào?

b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?

c) Tháng qua các bạn làm được những việc gì tốt?

- Hướng dẫn:

+ Hãy tưởng tượng đang giới thiệu với 1 đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình.

+ Cần nói năng đúng nghi thức với người trên: Có thưa gửi ở lời mở đầu, lời nói cần lịch sự, lễ phé. Lúc kết thúc cần có lời kết (VD: Cháu đã giới thiệu xong về tổ cháu ạ)

+ Cần giới thiệu về các bạn theo đầy đủ các gợi ý a, b, c.

- Tùy theo thời gian, Gv gọi từ 5 – 10 HS giới thiệu về tổ mình trước lớp (số lượng Hs được gọi lên trình bày phân bố đều ở các lớp)

- GV kết hợp sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS.

- HS đọc gợi ý, 1 HS đọc trước lớp.

- Hs thực hiện YC theo trình tự: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

3. HĐ ứng dụng (1 phút) : 4. HĐ sáng tạo (1 phút) :

- Về nhà viết 1 đoạn văn giới thiệu về các bạn trong tổ của mình.

- Về nhà viết 1 đoạn văn giới thiệu về lớp của mình (không bắt buộc).

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

TẬP ĐỌC

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,...

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).

2. Kỹ năng:

4

(5)

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...).

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS:

- Tự nhận thức bản thân.

- Xác định giá trị.

- Lắng nghe tích cực.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. 1. Hoạt động khởi động (3 phút)

2. - Học sinh hát: Ba kể con nghe.

- 2 học sinh đọc bài “Nhớ Việt Bắc”.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm, hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết của câu chuyện.

+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.

+ Giọng người cha ở đoạn 1: thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con; ở đoạn 2: nghiêm khắc; ở đoạn 4: xúc động có sự yên tâm, hài lòng về con; ở đoạn 5: trang trọng, nghiêm túc.

- Học sinh lắng nghe.

5

(6)

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Tuy vậy,/ ông rất buồn/ vì cậu con trai lười biếng.//

+ Cha muốn trước khi nhắm mắt/

thấy con kiếm nổi bát cơm.//

+ Con hãy đi làm/ và mang tiền về đây.//

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ dúi, dành dụm.

d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) =>

Cả lớp (Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...)

- Học sinh chia đoạn (5 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh.

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc

to 4 câu hỏi cuối bài.

- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Ông lão là người như thế nào?

+ Ông lão buồn vì điều gì?

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).

- Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai.

- Ông lão là người rất siêng năng, chăm chỉ.

- Ông lão buồn vì người con trai lão rất lười

6

(7)

+ Ông lão mong muốn điều gì ở người con?

+ Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và mang tiền về nhà.

Trong lần ra đi thứ nhất người con đã làm gì?

+ Người cha đã làm gì đối với số tiền đó?

+ Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao?

+ Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai?

+ Người con đã làm lụng vất vả và

tiết kiệm tiền như thế nào?

+ Khi ông lão vứt tiền vào lửa người con đã làm gì?

+ Hành động đó nói lên điều gì?

+ Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con?

+ Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện?

+ Hãy nêu bài học ông lão dạy con bằng lời của em?

=> Giáo viên chốt nội dung: Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

biếng.

- Ông lão muốn người con tự kiếm nổi 1 bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác.

- Người con dùng số tiền bà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một ít thì mang về cho cha.

- Người cha ném tiền xuống ao.

- Vì lão muốn thử xem đó có phải là số tiền mà

người con kiếm được không. Nếu thấy tiền vứt đi mà không xót nghĩa là đồng tiền đó không phải nhờ sự lao động vất vả mới kiếm được.

- Vì người cha biết số tiền anh mang về không phải là tiền anh kiếm được nên anh phải tiếp tục ra đi và kiếm tiền.

- Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Ba tháng, anh dành dụm được chính mươi bát gạo liền đem bán lấy tiền và mang về cho cha.

- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.

-……anh đã vất vả mới kiếm được tiền nên rất quí trọng nó.

- Ông lão cười chảy nước mắt khi thấy con biết quí đồng tiền và sức lao động.

- Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quí đòng tiền./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con.

- Học sinh suy nghĩ trả lời théo ý riêng: Chỉ có sức lao động của chính đôi bàn tay mới nuôi sống con cả đời./ Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

- Học sinh nghe.

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

- 1 học sinh M4 đọc mẫu toàn bài.

- Xác định các giọng đọc.

7

(8)

-> GV nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

5. HĐ ứng dụng (1phút)

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Sưu tầm các câu chuyện về khuyên răn con người phải chăm chỉ lao động.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

……….

Buổi chiều

Tiết 27

TƯ THẾ VẬN ĐỘNG CỦA TAY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về năng lực:

1.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện tư thế vận động của tay trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

1.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh, cách thực hiện tư thế vận động của tay và tích cực tham gia tập luyện.

Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được tư thế vận động của tay.

2. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, rèn luyện tư thế, tác phong và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ an toàn - Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, còi.

8

(9)

+ Học sinh chuẩn bị: Trang phục thể thao, giày.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu(5-7)

Nhận lớp: Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Gv HD học sinh khởi động: Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

- Trò chơi “nhảy đúng nhảy nhanh” GV hướng dẫn chơi

2. Hoạt động hình thành kiến thức.(6-8’) Ôn tư thế tay chếch sau; tay đưa ra trước;

hai tay dang ngang bàn tay ngửa; hai tay dang ngang bàn tay úp; tay chếch cao.

Nhắc lại cách thực hiện các tư thế tay chếch sau; tay đưa ra trước; hai tay dang ngang bàn tay ngửa; hai tay dang ngang bàn tay úp; tay chếch cao.

3. Hoạt động luyện tập(12-15’) Tập đồng loạt

- GV hô - HS tập theo Gv.

- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

Tập theo tổ nhóm

- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

Tập theo cặp đôi

Gv cho 2 HS quay mặt vào nhau Thi đua giữa các tổ

- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

* Trò chơi “lò có tiếp sức”.

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.

- Cho HS chơi thử và chơi chính thức.

- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật

4. Hoạt động kết thúc(3-5’)

- Quan sát hình trong tranh nêu đúng tên động tác ở tư thế vận động của tay?

- GV hướng dẫn thả lỏng cơ toàn thân.

- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

- VN ôn các động tác đã học và chuẩn bị

Đội hình nhận lớp

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

- Đội hình HS nhận NV

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

HS quan sát GV làm mẫu

- Đội hình tập luyện đồng loạt.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

ĐH tập luyện theo tổ

€ €

€ € € € €

€ GV € - ĐH tập luyện theo cặp đôi

€€€€€€€

€ €€€€€€€

- Từng tổ lên thi đua - trình diễn

€€€€ ---

€€€€ --- €

Hs trả lời

HS thực hiện thả lỏng - ĐH kết thúc

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

9

(10)

bài sau.

* Xuống lớp

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)

………..

……….

ĐẠO ĐỨC

QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (TIẾT 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu

- Hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta, vì thế chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ họ lúc khó khăn, hoạn nạn.

- Khi được giúp đỡ, khó khăn của họ được giải quyết và vơi nhẹ đi, do vậy tình cảm, tình hàng xóm láng giềng sẽ gắn bó hơn.

- Các em có thể quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức như: Rút hộ quần áo lúc trời mưa, chơi với em bé ...

2. Kỹ năng:

- Thực hiện hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*GDKNS:

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV:

+ Nội dung tiểu phẩm “Chuyện hàng xóm”. Phiếu thảo luận cho các nhóm.

+ Nội dung truyện “Tình làng, nghĩa xóm”.

- HS: VBT

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Khởi động (3 phút):

- Cho HS nghe bài hát “Tình làng nghĩa xóm”

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng

- Lắng nghe

- Nêu nội dung bài hát

2. HĐ Khám phá kiến thức: (30 phút)

10

(11)

* Mục tiêu: HS hiểu: Hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta, vì thế chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ họ lúc khó khăn, hoạn nạn.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Tiểu phẩm “Chuyện hàng xóm + Yêu cầu đóng tiểu phẩm (nội dung đã được chuẩn bị trước).

+ Em đồng ý với cách xử lí của bạn nào?

Vì sao?

+ Qua tiểu phẩm tiểu phẩm trên em rút ra được học gì?

*GV kết luận: hàng xóm láng giềng là

những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta. Bởi vậy, chúng ta cần quan tâm và giúp đỡ họ lúc khó khăn cũng như khi hoạn nạn.

Việc 2: Việc làm nào là đúng:

- Phát phiếu thảo luận cho các nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận.

- Treo phiếu thảo luận đã phóng to lên bảng để các nhóm lên điền kết quả.

Nội dung phiếu thảo luận:

Điền đúng (Đ) Sai (S) vào .◻

Giúp đỡ hàng xóm là việc làm cần

◻ thiết.

Không nên giúp hàng xóm lúc họ gặp

khó khăn vì như thế càng làm cho công việc của họ thêm rắc rối.

Giúp đỡ hàng xóm sẽ gắn chặt hơn

tình cảm giữa mọi người với nhau.

Chỉ quan tâm, giúp đỡ hàng xóm khi

họ yêu cầu mình giúp đỡ.

Không được tự ý giúp đỡ hàng xóm vì

như thế là vi phạm quyền tự do cá nhân của mỗi người.

- Nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng và lời giải thích (nếu học sinh chưa nắm rõ).

* Giáo viên chốt lại ý đúng (SGV trang 45)

* Làm việc theo nhóm - Chia sẻ trước lớp

- Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ lên bảng đóng tiểu phẩm.

- Lớp xem tiểu phẩm.

- Học sinh dưới lớp xem tiểu phẩm, tự suy nghĩ, sau đó 4 - 5 học sinh trả lời.

- Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn.

- Qua tiểu phẩm trên, em rút ra được bài học: hàng xóm là những người sống bên cạnh ta. Cần thiết phải giúp đỡ hàng xóm xung quanh.

- 1- 2 học sinh nhắc lại.

* Làm việc theo nhóm -> Chia sẻ trước lớp

- Nghe yêu cầu, nhận phiếu và tiến hành thảo luận.

- Sau 3 phút, đại diện các nhóm lên ghi kết quả trên bảng.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, có kèm theo lời giải thích.

Đúng.

🡪 Sai.

🡪

Đúng.

🡪 Sai.

🡪 Sai.

🡪

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

11

(12)

Việc 3: Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn?

- Yêu cầu 1 học sinh đọc bài.

- Chia học sinh thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ nói về tình hàng xóm, láng giềng

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận và lấy ví dụ minh họa cho từng câu.

1. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

2. Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau.

3. Người xưa đã nói chớ quên

Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau.

Giữ gìn tình nghĩa tương giao,

Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân.

- Nhận xét, bổ sung giải thích thêm (nếu cần)

* Làm việc cả lớp:

- Thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.

3. Hoạt động ứng dụng (1 phút):

4. HĐ sáng tạo (1 phút):

- Nhớ và ghi lại những công việc mà em đã làm để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng - Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ, những mẫu chuyện nói về tình nghĩa hàng xóm, láng giềng. Hoặc vẽ 1 bức tranh thể hiện tình làng nghĩa xóm.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………..………..

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 32: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.

- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kỹ năng nói (làm một số việc đơn giản) được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.

12

(13)

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*KNS:

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.

- Kĩ năng tư duy phê phán.

- Kĩ năng làm chủ bản thân.

- Kĩ năng ra quyết định.

- Kĩ năng hợp tác.

*GD TKNL&HQ (tiết 1)

- Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như: một số rác rau, củ, quả…có thể làm phân bón, một số rác có thể chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.

*GD BVMT:

- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật

- Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường...

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải, các hình trong sách giáo khoa trang 68, 69.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút)

+ Kể một số hoạt động nông nghiệp mà em biết ở địa phương?

+Em hãy kể về những hoạt động công nghiệp,

… mà em biết?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát “Quê hương em biết bao tươi đẹp”.

- Học sinh nêu.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (25 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.

- Học sinh nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm

13

(14)

*Mục tiêu: Học sinh biết được sự ô nhiễm và

tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.

GDKNS: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?

+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người.

*Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi,… thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.

Hoạt động 2: Làm việc theo cặp

*Mục tiêu: Học sinh nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. Lồng ghép giáo dục SDNLTK&HQ.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên cho từng cặp học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai?

+ Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?

+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?

+ Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Rác (vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn…) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh.

- Xác chết xúc vật vứt bừa bãi sẽ

bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như:

ruồi, muỗi, chuột,…

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

14

(15)

- Giáo viên cho học sinh liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: đường phố, ngõ xóm, bản làng…

- Giáo viên vẽ bảng để điền những câu trả lời của học sinh và căn cứ vào phần trả lời của học sinh, Giáo viên giới thiệu những cách xử lí rác hợp vệ sinh.

Tên xã (huyện)

Chôn Đốt Tái

chế

*Giáo viên kết luận chung: Chúng ta nên biết phân loại và xử lí rác thải hợp vệ sinh: một số rác rau, củ, quả,… có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy đã làm giảm thiểu sự lảng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và

sử dụng năng lượng có hiệu quả.

- Học sinh liên hệ.

- Học sinh lắng nghe.

3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Kể tên một số việc làm vệ sinh môi trường của bản thân.

- Tham gia cùng gia đình và cộng đồng các việc làm góp phần vệ sinh môi trường.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

THỂ DỤC

CHỦ ĐỀ : BÀI THỂ DỤC

BÀI 28: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG-TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”

Tiết 28.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1.Về phẩm chất:

- Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

15

(16)

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước các động tác vươn thở và tay tay, chân, lườn, bụng , toàn thân và nhảy , điều hòa của bài thể dục phát triển chung, trò chơi đua ngựa trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi .

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh và thực hiện được động tác vươn thở và tay tay, chân, lườn, bụng , toàn thân và nhảy , điều hòa của bài thể dục phát triển chung, trò chơi đua ngựa .

-Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện động tác vươn thở và tay tay, chân, lườn, bụng , toàn thân và nhảy , điều hòa của bài thể dục phát triển chung, trò chơi đua ngựa .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Địa điểm: Sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Nội dung LTV Phương pháp tổ chức và yêu cầu

T. G SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. HĐ mở đầu

1. Nhận lớp

- Hoạt động của cán sự lớp.

- Hoạt động của giáo viên.

2. Khởi động

a, Khởi động chung.

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

b, Khởi động chuyên môn.

c, Trò chơi “ Thi xếp hàng nhanh

5 1 2’

2’

1l

1l

- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.

-Hỏi thăm sức khỏe của HS và trang phục tập luyện.

- Giáo viên di chuyển và quan sát, chỉ dẫn cho HS thực hiện.

* Lưu ý: Khi khởi động GV nên kết hợp với âm nhạc nhằm tạo sự hưng phấn tích cực hơn cho HS trong giờ học.

- GV hướng dẫn chơi

- ĐH lớp tập trung

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình của lớp học cho GV.

-SĐ ĐH khởi động

€ € € €

€ € €

€

- HS Chơi trò chơi.

€€€€€€€

€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

II. HĐ hình thành kiến 25’ - GV cùng HS nêu -Đội hình HS quan

16

(17)

thức.

-Kiến thức.

- Ôn động tác vươn thở tay, chân , lườn và bụng toàn thân và nhảy, điều hòa của bài thể dục phát triển chung.

- Luyện tập.

-Tập đồng loạt.

-Tập theo tổ .

-Tập theo cặp đôi.

-Thi đua giữa các tổ.

18’

7’

2-3l

2l

2l

1l

động tác để HS biết HS chú ý quan sát.

- Khi làm mẫu GV kết hợp nêu điểm cơ bản, trong tâm của động tác để HS dễ nhớ.

- Nêu những sai thường mắc và cách khắc phục cho HS khi thực hiện động tác.

- GV quan sát, chỉ dẫn HS thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu đạt.

- GV tổ chức cho HS luyện tập các nội dung dưới hình thức:

- Luyện tập đồng loạt.

- GV HD QS chung.

- GV quan sát chỉ dẫn HS thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt.

- GV quan sát sửa sai cho HS.

- GV mỗi nhóm cử người đại diện lên thi đua – trình diễn.

- GV nhận xét, đánh giá.

sát GV làm mẫu động tác.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

€€€€€€€€

€€€€€€€

- HS quan sát lắng nghe GV chỉ dẫn, nhận xét để vận dụng vào tập luyện

- Đội hình tập luyện đồng loạt.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

-ĐH tập luyện theo tổ.

€ € € €

€ € €

€ €

€

€ €

€ € -Đội hình luyện tập theo cặp đôi

€€€€€€€

€

€€€€€€€

+ Yêu cầu: 1 HS tập; 1 HS quan sát và nhận xét bạn tập..

Sau đó 2 HS đổi vị trí cho nhau.

-Thực hiện thi đua giữa các tổ.

+ HS quan sát bạn trình diễn, đưa ra nhận xét của cá

17

(18)

c. Trò chơi vận động:

- Trò chơi “Đua ngựa”

- Mục đích:Nhằm rèn luyện sức nhanh,khéo léo linh hoạt đôi chân,sự phối hợp đồng đội.

*Vận dụng.

- Bài tập phát triển thể lực

- Chạy tại chỗ.

3l

1l

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi cho HS chơi theo trình tự, tổ chức của trò chơi.

- Cho HS chơi thử và chơi chính thức và phân thắng thua.

- GV nêu câu hỏi…

- Hướng dẫn HS trả lời.

- GV hướng dẫn HS tập.

nhân..

€€€€€€€

€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

- HS Chơi trò chơi.

- HS tích cực tham gia trò chơi .

-HS quan sát trả lời.

- Cả lớp tập luyện.

III. HĐ kết thúc:

a. Hồi tĩnh

- Thả lỏng cơ toàn thân.

-Trò chơi: Chim bay cò bay.

b. Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

c. Vận dụng:

- Qua bài học HS vận dụng bài tập thể dục vào buổi sáng để rèn luyện sức khỏe và chơi trò chơi cùng các bạn .trong giờ ra chơi.

2. Nhận xét và hướng dẫn tự tập luyện ở nhà:

- Ưu điểm: Hạn chế cần khắc phục.

- Hướng dẫn tập luyện ở nhà,

3. Xuống lớp.

5 2 2’

1’

2-3

1l

- Điều hành lớp thả lỏng cơ toàn thân.

- GV nhận xét kết quả, ý thức, thái độ của HS

-Hướng dẫn HS tập luyện ở nhà.

-Đội hình hồi tĩnh

€€€€€€€

€ €€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

-HS tập trung thực hiện được theo chỉ dẫn của GV đưa cơ thể về trạng thái bình thường 1 cách hợp lý.

- Đội hình nhận xét kết thúc giờ học.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

18

€

(19)

...

Ngày soạn: 4/12/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 7 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

KỂ CHUYỆN

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,...

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).

- Kể lại được toàn bộ câu chuyện - kể tự nhiên, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...).

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.

- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS:

- Tự nhận thức bản thân.

- Xác định giá trị.

- Lắng nghe tích cực.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. 1. Hoạt động khởi động (3 phút)

4. - Học sinh hát: Ba kể con nghe.

- 2 học sinh đọc bài “Nhớ Việt

- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.

19

(20)

Bắc”.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu chuyện- kể tự nhiên, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

- Sắp xếp các tranh ra nháp theo trình tự đúng.

- Kể lại toàn bộ câu chuyện.

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, sắp xếp các tranh theo nhóm 2, đại diện nhóm báo cáo trước lớp.

- Giáo viên nhận xét, chốt.

* Tổ chức cho học sinh kể:

- Yêu cầu cả lớp chọn 1 đoạn tự nhẩm kể.

- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu ->

nhắc lại cách kể.

c. Học sinh kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

- Yêu cầu một số em kể lại cả câu chuyện theo vai nhân vật.

- Học sinh nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Làm việc theo nhóm, sau đó báo cáo.

- Lời giải: 3 - 5 - 4 - 1 - 2.

+ Tranh 3: Anh con trai lười biếng chỉ ngủ còn cha già thì còng lưng làm việc.

+ Tranh 5: Người cha vứt tiền xuống ao, người con nhìn theo thản nhiên.

+ Tranh 4: Người con đi xay thóc thuê để lấy tiền sống và dành dụm mang về.

+ Tranh 1: Người cha ném tiền vào bếp lửa, người con thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.

+ Tranh 2: Vợ chồng ông lão trao hũ bạc cho con cùng lời khuyên: Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

- Học sinh kể theo yêu cầu.

- Học sinh nhận xét cách kể của bạn.

- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp.

- Học sinh đánh giá.

- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh M3+ M4 kể chuyện.

20

(21)

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Câu chuyện nói về việc gì?

+ Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện?

+ Qua câu chuyện này em học được điều gì?

- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- 2, 3 học sinh trả lời theo suy nghĩ của từng em.

- Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.

3. HĐ ứng dụng (1phút)

4. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Sưu tầm các câu chuyện về khuyên răn con người phải chăm chỉ lao động.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

……….

CHÍNH TẢ (Nghe – viết) HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết đúng bài chính tả (đoạn Hôm đó ... đến biết quý đồng tiền); trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/uôi (Bài tập 2) - Làm đúng bài tập 3a.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp, rèn kĩ năng chính tả tiếng có vần ui/uôi.

- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung các bài tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

21

(22)

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?

- Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn chính tả

- 1 học sinh đọc lại.

+ Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.

+……anh đã vất vả mới kiếm được tiền nên rất quí trọng nó.

- 6 câu.

- Hôm, Ông, Anh,…

- Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy.

- Học sinh:... sưởi, thọc tay, đồng tiền, vất vả,

- Sưởi lửa, liền, nếm luôn, lấy ra, làm lụng,..

- Giáo viên đọc đoạn chính tả một lượt.

+ Khi ông lão vứt tiền vào lửa người con đã làm gì?

+ Hành động đó nói lên điều gì?

b. Hướng dẫn trình bày:

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

+ Lời nhân vật phải viết như thế nào?

+ Có những dấu câu nào được sử dụng?

+ Những câu văn nào có dấu phẩy?

Em hãy đọc lại từng câu đó?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

- Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh viết chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân

22

(23)

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe.

- Học sinh viết bài.

4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của

mình theo.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

- Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (5 phút)

*Mục tiêu: Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/uôi (bài tập 2)

*Cách tiến hành:

Bài 2: Hoạt động cá nhân - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp làm vào vở bài tập.

- Giáo viên nhận xét chữa sai.

- Giáo viên chốt lời giải đúng.

Bài 3a: Hoạt động cặp đôi - Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm.

- Gọi 2 nhóm lên trình bày trên bảng và đọc lời giải của mình.

- Nhận xét và chót lời giải đúng.

Sót – xôi - sáng

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài:

+ mũi dao – con muỗi + núi lửa - nuôi nấng + hạt muối - múi bưởi + tuổi trẻ - tủi thân - Lắng nghe.

-1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa.

- Học sinh tự làm bài trong nhóm.

- 2 học sinh đại điện cho nhóm lên trình bày.

- Lắng nghe.

6. HĐ ứng dụng (3 phút) - Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

23

(24)

7. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.

- Về nhà tìm 1 bài văn, đoạn văn khuyên răn con người phải chăm chỉ lao động và luyện viết cho chữ đẹp hơn.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

TOÁN

TIẾT 86: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhớ được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).

- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm và 4 dm.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút) - Trò chơi: Hái hoa dân chủ - Giáo viên đưa ra yêu cầu:

+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?

+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào?

+ Hình chữ nhật có mấy góc

- Học sinh tham gia chơi.

24

(25)

vuông? (…)

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

* Mục tiêu: Học sinh nhớ được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).

* Cách tiến hành:

*Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật:

- Vẽ tứ giác MNPQ lên bảng:

2dm

M N

3 dm 4dm Q P 5dm

- Yêu cầu học sinh tính chu vi hình tứ giác MNPQ.

-> Giáo viên chốt kết quả đúng.

- Treo tiếp hình chữ nhật có số đo 4 dm và 3 dm vẽ sẵn lên bảng.

4dm 3dm

- Yêu cầu học sinh tính chu vi của hình chữ nhật.

- Gọi học sinh chia sẻ kết quả, giáo viên ghi bảng.

- Từ đó hướng dẫn học sinh đưa về phép tính:

(4 + 3) x 2 = 14 (dm) + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?

- Ghi quy tắc lên bảng.

- Cho học sinh học thuộc quy tắc.

- Giáo viên quy ước cho học sinh.

- Quan sát hình vẽ.

- Học sinh tự tính chu vi hình tứ giác MNPQ.

- Học sinh chia sẻ kết quả, lớp bổ sung.

2 + 3 + 5 + 4 = 14 ( dm )

- Tiếp tục quan sát và tìm cách tính chu vi hình chữ nhật.

- Học sinh tự tính chu vi hình chữ nhật.

- 2 em chia sẻ kết quả, lớp nhận xét bổ sung.

4 + 3 + 4 + 3 = 14 (dm) - Theo dõi giáo viên hướng dẫn.

+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.

- Học thuộc quy tắc.

- Học sinh quan sát và ghi nhớ.

25

(26)

Chu vi: P Chiều dài là: a Chiều rộng là: b

=> P = (a + b) x 2

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Học sinh vận dụng quy tắc để tính chu vi hình chữ nhật để làm bài tập 1,2,3.

* Cách tiến hành:

Bài 1:

(Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.

Bài 2: (Cá nhân - Lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

*Giáo viên củng cố giải bài toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

=> P = (a + b) x 2

Bài 3: (Nhóm đôi – Cả lớp) - Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm.

- Gọi 4 học sinh dán phiếu ->

chia sẻ cách làm.

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Học sinh trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) Chu vi hình chữ nhật đó là:

(10 + 5) x 2 = 30 (cm) b) Đổi 2dm = 20 cm

Chu vi hình chữ nhật đó là:

(20 + 13) x 2 = 66 (cm) Đáp số: a) 30cm b) 66cm - Học sinh nêu.

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải:

Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:

(35 + 20) x 2 = 110 (m)

Đáp số: 110m

- Học sinh thực hiện nhóm đôi theo yêu cầu (phiếu học tập).

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Chu vi của HCN ABCD là:

(63 + 31 ) x 2 = 188 (m) Chu vi của HCN ABCD là:

26

(27)

*Giáo viên củng cố các bước giải bài toán:

+ Tính chu vi hình chữ nhật.

+ So sánh số đo chu vi của hai hình đó.

(54 + 40) x 2 =188 (m)

Vậy chu vi của hai hình chữ nhật bằng nhau

4. HĐ ứng dụng (2 phút)

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp.

- Vẽ một hình chữ nhật bất kì rồi tính chu vi của hình chữ nhật đó.

- Thử tính chu vi chiếc bàn học của mình ở nhà.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Ngày soạn: 5/12/2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 8 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 87: CHU VI HÌNH VUÔNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).

- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.

2. Kĩ năng: Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm. Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm.Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

27

(28)

1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi sau:

+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?

+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Mục tiêu:

- Học sinh nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).

- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.

* Cách tiến hành:

* Xây dựng quy tắc:

- Vẽ hình vuông ABCD cạnh 3dm.

- Yêu cầu tính chu vi hình vuông đó.

A B 3dm

- Gọi học sinh chia sẻ kết quả, giáo viên ghi bảng:

Chu vi hình vuông ABCD là:

3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)

- Yêu cầu học sinh viết sang phép nhân.

3 x 4 = 12 (dm)

+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào?

- Ghi quy tắc lên bảng.

- Yêu cầu học thuộc quy tắc tính chu vi hình vuông.

*Giáo viên lưu ý quy ước công thức tinh chu vi hình vuông cho học sinh, nếu:

Chu vi: P Cạnh: a => P = a x 4

- Quan sát.

- Học sinh tính chu vi hình vuông.

- Học sinh chia sẻ kết quả:

3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)

- Viết thành phép nhân: 3 x 4 = 12 (dm)

- Lấy số đo của 1 cạnh nhân với 4.

- Nhắc lại quy tắc về tính chu vi hình vuông.

- Học thuộc quy tắc.

- Học sinh quan sát và ghi nhớ.

3. HĐ thực hành (15 phút).

* Mục tiêu: Học sinh vận dụng quy tắc để tính chu vi hình vuông để làm được các

28

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm... Hoạt động hình thành kiến

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm... Hình thành phẩm chất: chăm

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm... Hoạt động hình thành kiến

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY