• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA- GIÁO DỤC- KINH TẾ

Tổng số: 3 tiết (Tiết 21+22+23)

BƯỚC 1. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC

I. Xác định tên chủ đề: “ Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, giáo dục, kinh tế”

II. Mô tả chủ đề:

1. Tổng số tiết thực hiện chủ đề: chủ đề được thực hiện trong 3 tiết học 2. Mục tiêu chủ đề:

a. Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân.

- Nêu được nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác.

- Hiểu đượcthế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.

- Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

b. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

+ Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp vơi bản thân

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.

+ Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc;

biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới góc nhìn khác nhau.

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận thực được việc làm tôn trọng tài sản của người khác; tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng của bản thân và của người khác.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác:

+ Đồng tình, ủng hộ những hành vi tích cực, phê phán những hành vi, thái độ tiêu cực về quyền sở hữu và tôn trọng tài sản của người khác; tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Điều chỉnh hành vi : Biết tự lựa chọn và tham gia các hoạt động phù hợp để tôn trọng tài sản của người khác; tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng.

c. Phẩm chất:

- Có ý thức tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực tham gia giữ gìn tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

(2)

- Phê phán những việc làm, hành vi làm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

3. Các nội dung chính của chủ đề: Dự kiến theo tiết Bước 2: Xây dựng chủ đề dạy học và giao việc

*Nhóm 1: Tìm hiểu về: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

- Khái niệm quyền sở hữu tài sản của công dân

- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

- Trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.

- Biểu hiện của sở hữu và tôn trọng tài sản của người khác.

- Sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân.

* Nhóm 2: Tìm hiểu về: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Khái niệm tài sản của Nhà nước; lợi ích công cộng.

- Biểu hiện của tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Công dân có quyền tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Trách nhiệm của nhà nước.

Bước 3: Tập hợp kết quả sưu tầm

Hoạt động của học sinh Chuẩn kiến thức kỹ năng - Đại diện các nhóm lên trình

bày

*Nhóm 1: Tìm hiểu về:Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

- Khái niệm quyền sở hữu tài sản của công dân

- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

- Trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.

- Biểu hiện của sở hữu và tôn trọng tài sản của người khác.

- Sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân.

QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC.

1. Khái niệm

- Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân (chủ sở hữu tài sản) đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

Quyền sở hữu gồm 3 quyền - Chiếm hữu - Sử dụng - Định đoạt

- Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ tôn trọng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.

* Công dân có quyền sở hữu: Của cải để dành, tư liệu sx, tư liệu sinh hoạt, nhà ở, vốn….

2. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác: Không được chiếm đoạt ts của người khác, nhặt được của rơi phải trả lại hoặc thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết; khi vay phải trả đầy đủ, đúng hẹn, bảo quản cẩn thận, nếu gây hư hỏng hoặc mất mát phải bồi thường nguyên

(3)

giá trị; nếu gây thiệt hại về TS phảI bồi thường theo qui định của PL.

3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân:

- Ghi nhận trong hp và các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu của công dân.

- Qui định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tuỳ theo mức độ, tính chất vụ việc; qui định trách nhiệm và các hình thức bồi thường dân sự đối với các hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay, mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.

3. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác: Không được chiếm đoạt ts của người khác, nhặt được của rơi phải trả lại hoặc thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết; khi vay phải trả đầy đủ, đúng hẹn, bảo quản cẩn thận, nếu gây hư hỏng hoặc mất mát phải bồi thường nguyên giá trị; nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo qui định của pháp luật

* Nhóm 2: : Tìm hiểu về: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Khái niệm tài sản của Nhà nước; lợi ích công cộng.

- Biểu hiện của tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Công dân có quyền tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Trách nhiệm của nhà nước.

NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG.

1. Khái niệm.

* Tài sản nhà nước:

- Gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội,… cùng các tài sản mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.

* Lợi ích công cộng.

- Lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.

VD: cầu cống, đường xá, bệnh viện, công viên, trường học..

- Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sốn vật chất và tinh thần của nhân dân.

2. Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ TS Nhà nước và lợi ích công cộng:

- Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng TS Nhà nước và lợi ích cồn cộng vào mục đích cá nhân.

(4)

-Khi được giao quản lí phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.

3-Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng

- Nhà nước ban hành pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

- Tuyên truyền, giáo dục mọi người thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

Các nhóm chuẩn bị báo cáo chủ đề - Thống nhất nội dung báo cáo, thuyết trình - Thống nhất hình thức báo cáo thuyết trình

- Phân công HS phụ trách phần báo cáo, thuyết trình Bước 4: Báo cáo chủ đề

Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

*Nhóm 1: Tìm hiểu về:Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

- Khái niệm quyền sở hữu tài sản của công dân

- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

- Trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.

- Biểu hiện của sở hữu và tôn trọng tài sản của người khác.

- Sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân.

* Nhóm 2: Tìm hiểu về: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Khái niệm tài sản của Nhà nước; lợi ích công cộng.

- Biểu hiện của tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Công dân có quyền tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Trách nhiệm của nhà nước.

Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động 4: Vận dụng

BƯỚC 5: BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP

Stt Câu hỏi/Bài tập Mức độ Định hướng năng lực

1 - Quan sát viddeo này em có suy nghĩ gì?

Nhận biết Năng lực đặt vấn đề và tiếp cận bài mới.

2 - Những người nào sau đây có quyền gì?

Thông hiểu - Năng lực giải quyết vấn đề

3 - Theo em, ông An có quyền đem bán Thông hiểu - Năng lực giải quyết vấn

(5)

chiếc bình cổ đó không ? Vì sao ? đề 4 - Em hãy cho biết ý kiến nào đúng, ý

kiến nào sai ? Vì sao ? Em sẽ xử lí như thế nào ?

Thông hiểu - Năng lực giải quyết vấn đề

5 - Theo em, nghĩa vụ tài sản tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của công dân thể hiện như thế nào ?

Thông hiểu - Năng lực giải quyết vấn đề

6 - Em hãy kể một số tài sản nhà nước mà em biết ?

Thông hiểu - Năng lực giải quyết vấn đề

7 - Tài sản nhà nước bao gồm những gì ? Em hiểu thế nào là lợi ích công cộng ?

Nhận biết - Năng lực giải quyết vấn đề

8 - Thế nào là quyền sở hữu tài sản? Nhận biết - Năng lực giải quyết vấn đề

9 - Liên hệ thực tế, em hãy kể các tài sản của công dân?

Thông hiểu - Năng lực giải quyết vấn đề

10 - Em hiểu thế nào là quyền sỡ hữu tài sản của công dân?

Nhận biết - Năng lực giải quyết vấn đề

11 - Thế nào là quyền chiếm hữu? Nhận biết - Năng lực giải quyết vấn đề

12 - Thế nào là quyền sử dụng? Nhận biết - Năng lực giải quyết vấn đề

13 - Thế nào là quyền định đoạt? Nhận biết - Năng lực giải quyết vấn đề

14 - Các hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng tài sản của người khác?

Thông hiểu - Năng lực giải quyết vấn đề

15 - Công dân có quyền sở hữu những gì? Thông hiểu - Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.

16 - Công dân có quyền và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác như thế nào?

Nhận biết - Năng lực giải quyết vấn đề

17 - Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất gì?

Thông hiểu - Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh chuẩn mực đạo đức

18 - Tôn trọng tài sản người khác thể hiện qua những hành vi nào ?

Nhận biết - Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh chuẩn mực đạo đức

19 - Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác ?

Thông hiểu - Năng lực nhận thức

(6)

20 - Xử lí tình huống về quyền sở hữu tài sản của công dân?

Thông hiểu - Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh chuẩn mực đạo đức

21 - Em hãy nêu những tiêu cực hiện nay trong vấn đề tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng mà em biết ?

Thông hiểu - Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh chuẩn mực đạo đức

- Năng lực hợp tác.

22 - Nêu trách nhiệm của Nhà nước về quyền sở hữu tài sản của công dân ?

Nhận biết - Năng lực sử dụng ngôn ngữ

23 - Nêu trách nhiệm của nhà nước về quản lí tài sản?

Nhận biết - Năng lực sử dụng ngôn ngữ

24

- Bài tập viết bài về tuyên truyền tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

Vận dụng - Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội - Năng lực hợp tác

* Bảng mô tả mức độ nhận thức và năng lực được hình thành.

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao Quyền sở

hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

- Nêu được thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân.

- Nêu được công dân có quyền và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

- Trách nhiệm của Nhà nước.

- Phân tích được ý nghĩa của việc tôn trọng tài sản của người khác, sự cần thiết của việc rèn luyện tính tôn trọng tài sản của người khác.

- Xử lí được các tình huống thể hiện quyền sở hữu , nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác;

chưa tôn trọng tài sản của người khác.

- Đánh giá được bản thân, bạn bè xung quanh về việc thể hiện tôn trọng tài sản của người khác trong cuộc sống hàng ngày

Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

Nêu được thế nào là tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng.

- Nêu được nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của công dân.

- Phân tích được biểu hiện của việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Sự cần thiết của việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà

- Xử lí được các tình huống thể hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. tình huống chưa thể hiện được nghĩa vụ tôn

- Đánh giá được bản thân, bạn bè xung quanh về việc thể hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng trong cuộc sống hàng

(7)

- Nêu được trách nhiệm của nhà nước.

nước và lợi ích công cộng.

trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

ngày.

BƯỚC 6: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1.

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học - Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu:

b. Nội dung:

- HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV c. Sản phẩm:

- GV là chủ sở hữu của cuốn SGK HS là chủ sở hữu của cái bút d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu hs quan sát video

GV cầm quyển sách GDCD và nói :

“Cuốn sách này của tôi ”tức là GV đã khẳng định quyền gì đối với quyển sách này ?

HS An cầm quyển sách và nói : “Cái bút này là của tôi ” HS An đã khẳng định quyền gì với cái bút ?

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Gv nhận xét đánh giá, chốt kiến thức và giới thiệu chủ đề bài học.

- GV là chủ sở hữu của cuốn SGK - HS là chủ sở hữu của cái bút

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs nghe câu hỏi, suy nghĩ trả lời.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận :

- Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Hs trao đổi, thảo luận để xác định các vấn đề cần tìm hiểu của chủ đề.

TIẾT 2.

2. HOAT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm quyền sở hữu của công dân; tài sản của Nhà nước, lợi ích công cộng.

a. Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm quyền sở hữu của công dân; tài sản của Nhà nước, lợi ích công cộng.

b. Nội dung:

(8)

- Khái niệm quyền sở hữu của công dân; tài sản của Nhà nước, lợi ích công cộng.

c. Sản phẩm:( phiếu học tập của Hs) Nội dung 1:

- Người chủ chiếc xe máy có quyền sở hữu chiếc xe, có quyền sử dụng xe.

- Quyền sở hữu tài sản gồm những quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.

- Ông An không có quyền đem bán chiếc bình cổ đó. Vì bình cổ đó thuộc về nhà nước.

Nội dung 2:

- Ý kiến của Lan là đúng vì rừng là tài sản quốc gia, nhà nước giao cho kiểm lâm và các UBND quản lý

- Em sẽ báo cho cơ quan có thầm quyền can thiệp.

- Một số tài sản nhà nước: đất đai, nguồn nước, sông hồ…

Nội dung 3:

* Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân (chủ sở hữu tài sản) đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

Quyền sở hữu gồm 3 quyền - Chiếm hữu - Sử dụng - Định đoạt

Công dân có quyền sở hữu: Của cải để dành, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, nhà ở, vốn….

* Tài sản nhà nước:

- Gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội,…

cùng các tài sản mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.

* Lợi ích công cộng.

- Lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. VD: cầu cống, đường xá, bệnh viện, công viên, trường học..

- Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sốn vật chất và tinh thần của nhân dân.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs làm việc nhóm, đọc, thảo luận, phân tích thông tin 1, 2 phần ĐVĐ ( sgk-44)và phần ĐVĐ (sgk-47) , trả lời câu hỏi vào phiếu học tập:

1. Ai có quyền sở hữu chiếc xe, ai chỉ có quyền sử dụng xe?

2. Quyền sở hữu đối với tài sản bao gồm nhưngc quyền gì?

3. Theo em, ông An có quyền đem bán chiếc bình

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs nghe câu hỏi, suy nghĩ trả lời.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận :

- Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm của nhóm.

- Hs trao đổi, thảo luận để

(9)

cổ đó không? Vì sao?

4. Em hãy cho biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai?Vì sao? Em sẽ xử lí như thế nào?

5. Em hãy kể một số tài sản nhà nước mà em biết?

6. Theo em, thế nào là quyền sở hữu? công dân có quyền sở hữu những gì?

7. Tài sản Nhà nước bao gồm những gì? Em hiểu thế nào là lọi ích công cộng?

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Gv nhận xét đánh giá, chốt kiến thức.

* Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân (chủ sở hữu tài sản) đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

Quyền sở hữu gồm 3 quyền - Chiếm hữu - Sử dụng - Định đoạt

Công dân có quyền sở hữu: Của cải để dành, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, nhà ở, vốn….

* Tài sản nhà nước:

- Gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội,… cùng các tài sản mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.

* Lợi ích công cộng.

- Lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. VD: cầu cống, đường xá, bệnh viện, công viên, trường học..

- Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sốn vật chất và tinh thần của nhân dân.

rút ra khái niệm về quyền sở hữu, tài sản của Nhà nước, lợi ích công cộng.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác; công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng.

a. Mục tiêu:

- Trình bày được công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác;

công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng.

(10)

b. Nội dung:

- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác; công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng.

c. Sản phẩm:( câu trả lời của Hs)

* Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác: Không được chiếm đoạt ts của người khác, nhặt được của rơi phải trả lại hoặc thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết; khi vay phải trả đầy đủ, đúng hẹn, bảo quản cẩn thận, nếu gây hư hỏng hoặc mất mát phải bồi thường nguyên giá trị; nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo qui định của pháp luật

* Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ TS Nhà nước và lợi ích công cộng:

- Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân.

-Khi được giao quản lí phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv chia lớp thành hai đội, hướng dẫn hs chơi trò chơi tiếp sức trong 5 phút lên bảng liệt kê nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng quyền sở hữu của người khác và nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Gv nhận xét đánh giá, chốt kiến thức:

* Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác: Không được chiếm đoạt ts của người khác, nhặt được của rơi phải trả lại hoặc thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết; khi vay phải trả đầy đủ, đúng hẹn, bảo quản cẩn thận, nếu gây hư hỏng hoặc mất mát phải bồi thường nguyên giá trị; nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo qui định của pháp luật

* Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ TS Nhà nước và lợi ích công cộng:

- Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân.

-Khi được giao quản lí phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs nghe câu hỏi, lên bảng trình bày theo nhóm.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận : - Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm

- Hs trao đổi, thảo luận để rút ra nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng quyền sở hữu của người khác và nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.

(11)

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về trách nhiệm của Nhà nước.

a. Mục tiêu:

- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước.

b. Nội dung:

- Trách nhiệm của Nhà nước.

c. Sản phẩm: ( Câu trả lời của Hs)

* Trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân:

- Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu của công dân.

- Qui định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tuỳ theo mức độ, tính chất vụ việc; qui định trách nhiệm và các hình thức bồi thường dân sự đối với các hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay, mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.

* Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng

- Nhà nước ban hành pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

- Tuyên truyền, giáo dục mọi người thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs làm việc cặp đôi, phân tích các kết quả trong các ví dụ về việc quản lí tài sản của Nhà nước, lợi ích công cộng; về trách nhiệm của Nhà nước trong quyền sở hữu của công dân.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Gv nhận xét đánh giá, chốt kiến thức và giới thiệu chủ đề bài học.

* Trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân:

- Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu của công dân.

- Qui định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tuỳ theo mức độ, tính chất vụ việc; qui định trách nhiệm và các hình thức bồi thường dân sự đối với các hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay, mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.

* Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs nghe câu hỏi, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày..

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận :

- Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Hs trao đổi, thảo luận để rút ra trách nhiệm của Nhà nước.

(12)

vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng - Nhà nước ban hành pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

- Tuyên truyền, giáo dục mọi người thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

TIẾT 3.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Hoạt động 3.1: Bài tập 1,2,3(sgk-46) Bài 1,2,3(sgk-49) a. Mục tiêu:

- Củng cố các kiến thức, kĩ năng về khái niệm về sở hữu tài sản của công dân, tài sản nhà nước và lợi ích công cộng; công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản và lợi ích công cộng;

trách nhiệm của nhà nước.

b. Nội dung:

- Làm bài tập 1,2,3(sgk-46); bài 1,2,3(sgk-49) c. Sản phẩm:

* Bài 1/sgk-46

- Em sẽ tìm cách báo cho người có tài sản biết mình đang bị mất cắp và sau đó giải thích, khuyên bạn làm như vậy là không tốt, không thật thà, xâm phạm tfai sản của người khác sẽ bị pháp luật xử lí.

* Bài 2/sgk-46

- Hành động của Bình là sai .

- Vì đó là tài sản của người khác, hành vi của bình đã vi phạm đạo đức của người học sinh và vi phạm pháp luật là không tôn trọng tài sản của ngươì khác.

- Nếu em là Bình, em sẽ tìm cách liên lạc để trả lại túi xách cho ông Nguyễn Văn Hà.

* Bài 1/sgk/49

- Việc làm của các bạn lớp 8B là sai vì vi phạm nội quy của nhà trường là không được đá bóng trong sân trường.

- Hùng sút bóng làm vỡ cửa kính là Hùng đã làm hỏng tài sản của nhà trường.

Hùng và các bạn lại bỏ chạy là trốn tránh trách nhiệm là sai. Các bạn nam lớp 8B phải tự kiểm điểm, nhận lỗi hành vi của mình và có trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.

* Bài 3/sgk/49

- Học sinh thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

+ Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, bóng điện, quạt…

+ Thực hiện đúng các quy định của nhà trường.

+ không vứt rác bừa bãi ra sân trường, lớp học, nơi công cộng.

+ Đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước.

+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

d. Tổ chức thực hiện:

(13)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs làm việc cá nhân, làm bài tập 1,2,3/sgk/46 và bài 1,2,3/sgk/49 vào vở. Sau đó hs đổi bài theo bàn, quan sát đáp án và chấm bài cho bạn.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Gv nhận xét đánh giá, chốt kiến thức.

* Bài 1/sgk-46

- Em sẽ tìm cách báo cho người có tài sản biết mình đang bị mất cắp và sau đó giải thích, khuyên bạn làm như vậy là không tốt, không thật thà, xâm phạm tài sản của người khác sẽ bị pháp luật xử lí.

* Bài 2/sgk-46

- Hành động của Bình là sai .

- Vì đó là tài sản của người khác, hành vi của bình đã vi phạm đạo đức của người học sinh và vi phạm pháp luật là không tôn trọng tài sản của ngươì khác.

- Nếu em là Bình, em sẽ tìm cách liên lạc để trả lại túi xách cho ông Nguyễn Văn Hà.

* Bài 1/sgk/49

- Việc làm của các bạn lớp 8B là sai vì vi phạm nội quy của nhà trường là không được đá bóng trong sân trường.

- Hùng sút bóng làm vỡ cửa kính là Hùng đã làm hỏng tài sản của nhà trường. Hùng và các bạn lại bỏ chạy là trốn tránh trách nhiệm là sai. Các bạn nam lớp 8B phải tự kiểm điểm, nhận lỗi hành vi của mình và có trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.

* Bài 3/sgk/49

- Học sinh thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

+ Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, bóng điện, quạt…

+ Thực hiện đúng các quy định của nhà trường.

+ không vứt rác bừa bãi ra sân trường, lớp học, nơi công cộng.

+ Đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước.

+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs hoạt động cá nhân làm bài tập 1,2,3/sgk/46 và bài 1,2,3/sgk/49 vào vở. Sau đó hs đổi bài theo bàn, quan sát đáp án và chấm bài cho bạn.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận :

- Hs báo cáo kết quả làm việc cá nhân.

- Hs trao đổi, thảo luận để chốt đáp án.

(14)

4. Hoạt động 4: Vận dụng.

a. Mục tiêu:

- Vận dụng được kiến thức đã học vào đời sống.

b. Nội dung:

- Viết bài tuyên truyền tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng đưa lên bản tn của nhà trường.

c. Sản phẩm

- Bài viết hoàn chỉnh về tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn hs làm bài, về nhà tìm hiểu qua sách báo, truyền hình, người thân và các kênh thông tin khác để viết bài và báo cáo sản phẩm cho tiết sau.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Th tõ, tµi s¶n cña mçi ng êi thuéc vÒ

c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn viết thư xem Hải viết gì.. Thư từ, tài sản của người khác là sở hữu riêng của họ.. Tình huống 1 :

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

b) Đánh dấu + vào ô trống trước những việc nên làm, đánh dấu – vào ô trống trước những việc không nên làm trong những hành động, việc làm dưới dây... Tự ý sử dụng thư

+ Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác,tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?. + Quyền khiếu nại và tố cáo

2.Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:. -Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công

GDBVMT: Tài nguyên thiên nhiên, vùng trời, vùng biển, đất đai, sông suối...đều là tài sản của nhà nước, công dân có trách nhiệm phải tôn trọng,

- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước.. 0,5 điểm - Nhặt được