• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

Ngày soạn: 25/ 11/ 2019

Ngày soạn: Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2019 Học vần Bài 51: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng n.

- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.

- Nghe, hiểu và kể lại câu chuyện Chia phần.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng Việt.

- Rèn chữ để rèn nết người.

- Tự tin trong giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng ôn tập.

- Tranh minh họa cho từ, câu ứng dụng.

- Tranh minh họa cho truyện kể “Chia phần”.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết các từ: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn.

- Gọi hs đọc: Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.

- Gv nhận xét.

- Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần uôn, ươn B. Bài mới: (70’)

1. Giới thiệu: Gv nêu 2. Ôn tập:

a. Các vần vừa học:

- Cho hs nhớ và nêu lại những chữ vừa học trong tuần.

- Gv ghi lên bảng.

- Yêu cầu hs đọc từng âm trên bảng lớp.

- Gọi hs phân tích cấu tạo của vần: an - Yêu cầu đọc đánh vần vần an.

- Yêu cầu hs ghép âm thành vần.

- Cho hs đọc các vần vừa ghép được.

b. Đọc từ ứng dụng:

- Gọi hs đọc các từ: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản.

Hoạt động của hs

- Hs viết bảng con.

- 2 hs đọc.

- Học sinh nêu

- Nhiều hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- Nhiều hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Vài hs đọc.

(2)

- Gv đọc mẫu và giải nghĩa từ: cuồn cuộn c. Luyện viết:

- GV viết mẫu và nêu cách viết của từng từ: cuồn cuộn, con vượn

- Quan sát hs viết bài.

- Gv nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:

- Gọi hs đọc lại bài-kết hợp kiểm tra xác xuất.

- Gv giới thiệu tranh về câu ứng dụng: Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ. Gà con vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun.

- Hướng dẫn hs đọc câu ứng dụng.

- Gọi hs đọc câu ứng dụng.

* Trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.

b. Kể chuyện:

- Gv kể chuyện lại câu chuyện có tranh minh hoạ.

+ Tranh 1, 2, 3, 4 diễn tả nội dung gì?

+ Câu chuyện có những nhân vật nào, xảy ra ở đâu?

- Yêu cầu học sinh kể từng đoạn theo tranh.

- Gọi hs kể 1 đoạn câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa: Trong cuộc sống biết nhường nhịn nhau thì vẫn hơn.

c. Luyện viết:

- Hướng dẫn hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nêu lại cách viết từ: cuồn cuộn, con vượn - Nhận xét bài viết.

C. Củng cố- dặn dò: (4’)

- Gọi hs đọc lại toàn bài trong sgk.

- Gv tổ chức cho hs thi ghép tiếng có vần ôn tập. Hs nêu lại các vần vừa ôn.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện tập thêm. Xem trước bài 52.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs viết bài vào bảng con.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát, nhận xét.

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs trả lời.

- Vài hs kể từng đoạn.

- 3 hs kể.

- Hs theo dõi.

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Mở vở viết bài.

____________________________________

Toán

Bài 47: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng.

- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.

- Biết làm tính cộng trong phạm vi 7.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

(3)

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng.

- Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs làm bài: Tính :

6- 1= 7- 2- 1=

5+ 1= 2+ 3+ 1=

- Gvnx.

B. Bài mới: (29’)

1. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7:

a. Hướng dẫn hs học phép cộng 6+ 1= 7 và 1+ 6= 7 - Gv gắn các hình, yêu cầu học sinh quan sát.

- Gọi hs nêu bài toán: “Có 6 hình tam giác, thêm 1 hình tam nữa. Hỏi có tất cả mấy hình tam giác?”

- Gv hỏi: 6 cộng 1 bằng mấy?

- Cho hs đọc: 6+ 1= 7

- Gv nêu câu hỏi: 1 cộng 6 bằng mấy?

- Gv ghi bảng 1+ 6= 7

- Cho hs nhận xét hai phép tính: 6 + 1 và 1+ 6

b. Hướng dẫn hs học phép cộng 5 + 2= 7 và 2+ 5= 7 tương tự như trên.

c. Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.

- Cho học sinh đọc lại bảng cộng.

1+ 6= 7 5+ 2= 7 2+ 5= 7 4+ 3= 7 3+ 4= 7 3+ 4= 7

- Gv xóa bảng và nêu một số câu hỏi, ví dụ: 5 cộng 2 bằng mấy? 4 cộng 3 bằng mấy? 7 bằng mấy cộng mấy?

2. Thực hành:

a. Bài 1: Tính:

- Yêu cầu hs tính theo cột dọc.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Gọi học sinh đọc kết quả và nhận xét.

b. Bài 2: Tính

- Gv củng cố học sinh về tính chất giao hoán của phép cộng: 5 + 2 = 7 thì viết được 2 + 5 = 7.

- Cho hs làm bài rồi chữa.

Hoạt động của hs - 2 hs làm trên bảng.

- Học sinh quan sát.

- Hs nêu bài toán.

- Hs nêu: 6+ 1= 7 - Học sinh đọc.

- Vài hs nêu: 1+ 6= 7 - Vài hs đọc.

- Hs nêu: 6+ 1= 1+ 6 - Hs điền vào chỗ chấm trong sách giáo khoa.

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 6:

- Học sinh trả lời.

- Học sinh làm bài tập.

- Đọc kết quả.

- Hs nêu đựoc tính chất giao hoán của phép cộng.

- Hs làm bài.

(4)

c. Bài 3: Tính:

- Cho học sinh nhắc lại cách tính: 5 + 1+ 1 = - Tương tự cho hs tự làm bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, nêu thành bài toán.

- Yêu cầu hs viết phép tính thích hợp:

6 + 1= 7 4 + 3= 7 - Đọc kết quả bài làm.

C. Củng cố- dặn dò: (3’)

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi “thi điền kết quả nhanh”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 7 và làm bài tập.

- 4 hs chữa bài trên bảng.

- 1 hs nêu.

- Học sinh làm bài và đổi chéo bài kiểm tra.

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs nêu bài toán.

- Hs làm bài.

- Hs đọc kết quả.

____________________________________

Phòng học trải nghiệm

Bài 13: GIỚI THIỆU VỀ BỘ ĐỒ DÙNG BẮT CÔN TRÙNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS nhận biết và cách sử dụng một số đồ dùng để bắt côn trùng, bọ.

2. Kĩ năng: Biết cách vận dụng, áp dụng vào trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Bộ đồ dùng để bắt côn trùng.

III. TIẾN TRÌNH

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: (3’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh vào vị trí nhóm mình.

- Yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận bộ đồ dùng để bắt côn trùng.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- YC học sinh nêu một số con vật trong bộ tiêu bản đã học.

3. Giới thiệu bộ đồ dùng để bắt côn trùng:

(30’)

- Giáo viên giới thiệu từng đồ dùng trong bộ bắt côn trùng.

- Yêu cầu học sinh mở bộ đồ dùng để bắt côn

- Hs thực hiện.

- Nhận thiết bị.

- 3 – 4 hs nhắc lại.

- Hs quan sát, nghe cô giới thiệu.

- Hs thực hiện.

(5)

trùng và khi giáo viên giới thiệu đến phần nào thì yêu cầu học sinh lấy các thành phần đó ra.

- Tổ chức cho học sinh hoạt động tương tác:

phân loại, đọc tên các thành phần của bộ đồ dùng để bắt côn trùng.

- Gọi một số HS trình bày lại cá nhân trước lớp.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Nhận xét tiết học – HD tiết sau: (2’)

- Gọi học sinh nhắc lại tên các các thành phần của bộ đồ dùng để bắt côn trùng trong bài học hôm nay.

- Giáo viên tổng hợp kiến thức.

- Học sinh chia sẻ trong nhóm.

- Hs trình bày.

- Hsnx, bổ sung.

- Hs nhắc lại kiến thức có trong bài mà các con nhớ được.

________________________________________

Thực hành T iếng việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs đọc được các vần, tiếng, từ có chứa vần đã học trong tuần.

2. Kĩ năng: Đọc và viết được câu ứng dụng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng ôn như sgk.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs viết bảng con các vần : uôn, ươn - Gọi hs đọc các bài đã học

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’)

- Giáo viên giới thiệu bài học 2. Ôn tập (27’)

* Đọc:

- Gọi HS yếu đọc lại bài: ong, ông.

- Gọi HS đọc thêm: bong bóng, bóng bàn, cái long, nông thôn, bông hồng, lồng gà…

* Tìm từ mới có vần cần ôn (dành cho HS khá giỏi):

- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần ong, ông.

3. Luyện viết:

- Phân tích hd dẫn viết - Gv treo vần mẫu.

Hoạt động của hs - 2 hs viết bảng.

- 2 hs đọc.

- HS : đọc (cá nhân , đồng thanh )

- 2 hs nêu.

- Hs tìm và đọc, hs khác nhận xét.

(6)

- Dùng que chỉ để hdẫn độ cao từng nét chữ.

- Gv viết từng vần lên bảng rồi phân tích hdẫn.

- Gv hdẫn các từ:

- Đọc cho HS viết: on, ong, ôn, ông, con ong, vòng tròng, cây thông, công viên.

- Hdẫn viết vào bảng con.

- GV nhận xét.

4. Thực hành viết:

- Gv nhắc nhở trước khi viết vào vở.

+ Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng.

- Học sinh thực hành viết vào vở ô li.

- GV nhận xét. Tuyên dương những bài viết đúng, đẹp.

C. Củng cố - Dặn dò: (3’)

- Cho hs tìm tiếng chưa âm vừa học ở ngoài bài.

- GV nhận xét tiết học.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

- Học sinh lắng nghe.

- HS viết vở ô li.

- Học sinh lắng nghe.

- Cho hs tìm tiếng chưa âm vừa học ở ngoài bài.

________________________________________

Hoạt động Ngoài giờ

CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

BÀI: NGHE KỂ CHUYỆN VỀ CÁC ANH HÙNG LIỆT SỸ NHỎ TUỔI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được tên, tuổi và những chiến công vẻ vang của một số anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi trong lịch sử đấu tranh giữ nước.

2. Kĩ năng: Tự hào, kính trọng và biết ơn các anh hùng, liệt sĩ.

3. Thái độ: Tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu theo gương các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi.

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN - Các tư liệu về các anh hùng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU Bước 1. Chuẩn bị: (5’)

- Gv thông báo cho hs về nội dung hình thức của hoạt động.

- Hướng dẫn hs tự tìm hiểu, sưu tầm tư liệu.

Bước 2: Giới thiệu: (5’)

- Cho học sinh nghe bài hát: Kim Đồng.

- Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở:

+ Bài hát vừa rồi nói đến nhân vật anh hùng nào?

+ Em biết gì về nhân vật anh hùng đó?

Bước 3: Kể chuyện: (20’)

- Giáo viên kể cho học sinh nghe một số câu chuyện về cuộc đời và những chiến công của các anh hùng trẻ tuổi như Kim Đồng, Vừ A Dính…

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- Lắng nghe.

(7)

- Sau mỗi câu chuyện gv hỏi:

+ Câu chuyện kể về ai?

+ Chiến công nổi bật của anh hùng trẻ tuổi đó là gì?

+ Người anh hùng đó đã hi sinh trong hoàn cảnh nào?

+ Em học được đức tính gì ở người anh hùng đó?

- Giáo viên kết luận.

Bước 4. Tổng kết, đánh giá: (5’)

- Gv nhận xét ý thức, thái độ học tập của học sinh.

- Tuyên dương cá nhân, nhóm thảo luận tích cực.

+ Hs trả lời.

+ Hs trả lời.

+ Hs trả lời.

+ Hs trả lời.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

________________________________________

Ngày soạn: 25/ 11/ 2019

Ngày soạn: Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2019 Học vần Bài 52: ong, ông I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: ong, ông, cái võng, dòng sông.

- Đọc được câu ứng dụng Sóng nối sóng Mãi không thôi Sóng sóng sóng Đến chân trời.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Đá bóng.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người - Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv Hoạt động của hs A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản.

- Đọc câu ứng dụng: Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ. Gà con vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun.

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

(8)

- Giáo viên nhận xét.

- Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần.

B. Bài mới: (70’)

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

* Vần ong

a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ong - Gv giới thiệu: Vần ong được tạo nên từ o và ng.

- So sánh vần ong với on.

- Cho hs ghép vần ong vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: ong - Gọi hs đọc: ong

- Gv viết bảng võng và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng võng

(Âm v trước vần ong sau, thanh ngã trên o.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: võng

- Cho hs đánh vần và đọc: vờ- ong- vong- ngã- võng.

- Gọi hs đọc toàn phần: ong- võng - cái võng.

* Vần ông:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ong) - So sánh ông với ong.

(Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: ông bắt đầu bằng ô vần ong bắt đầu bằng o).

c. Đọc từ ứng dụng:

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: con ong, vòng tròn, cây thông, công viên

- Gv giải nghĩa từ: công viên.

d. Luyện viết bảng con:

- Gv giới thiệu cách viết: ong, ông, cái võng, dòng sông - Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Sóng nối sóng Mãi không thôi

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần ong.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ong.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

(9)

Sóng sóng sóng Đến chân trời.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có vần mới: sóng, không - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Đá bóng - Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Em có thích xem đá bóng không? Vì sao?

+ Em đã bao giờ chơi bóng chưa?

+ Em thường hay đá bóng ở đâu?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết:

- Gv nêu lại cách viết: ong, ông, cái võng, dòng sông.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 53.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

____________________________________

Toán

Bài 48: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ.

- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.

- Biết làm tính trừ trong phạm vi 7.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ đồ dùng dạy toán.

- Các mô hình phù hợp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(10)

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh làm bài:

3+ 4 = 2+ 2+ 3 = 2+ 5 = 3+ 1+ 2 = - Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới: (29’)

1. Hướng dẫn hs thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7:

a. Hướng dẫn hs học phép trừ 7- 1= 6 và 7- 6= 1.

- Cho hs quan sát tranh và nêu bài toán: 7 hình tam giác bớt đi 1 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam giác.

- Gv hỏi: 7 bớt 1 còn mấy?

- Cho hs nêu phép tính: 7- 1= 6 - Gv hỏi: Vậy 7 trừ 6 bằng mấy?

- Gv ghi bảng: 7- 6= 1

b. Hướng dẫn hs học phép trừ 7- 2= 5; 7- 5= 2; 7- 3= 4;

7- 4= 3.

- Hướng dẫn hs cách tiến hành tương tự như trên.

c. Hướng dẫn hs bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.

7 – 1 = 6 7 – 5 = 2 7 – 2 = 5 7 – 4 = 3 7 – 3 = 4 7 – 3 = 4

- Cho hs đọc lại bảng trừ trong phạm vi 7.

- Tổ chức cho học sinh học thuộc các phép tính.

- Gv kết hợp kiểm tra xác xuất: 7trừ 3 bằng mấy? Hoặc 7 trừ 4 bằng mấy?

2. Thực hành:

a. Bài 1: Tính:

- Cho hs dựa vào bảng trừ trong phạm vi 7.

- Lưu ý viết kết quả cần phải thẳng cột.

- Cho hs làm bài rồi đổi chéo kiểm tra.

b. Bài 2: Tính:

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả và nhận xét bài của bạn.

c. Bài 3: Tính:

- Cho hs nêu cách làm phép tính: 7- 2- 4=

- Yêu cầu hs làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả bài làm.

Hoạt động của hs - 2 học sinh.

- Học sinh quan sát tranh.

- Vài hs nêu bài toán.

- Hs nêu: 7 bớt 1 còn 6.

- Hs đọc.

- Hs nêu; 7- 6= 1 - Hs đọc.

- Hs thực hiện tương tự phép tính 7-1=6

- Học sinh thi đọc thuộc bảng trừ.

- Học sinh trả lời kết quả.

- Hs làm bài.

- Hs đổi chéo bài kiểm tra.

- Hs tự làm bài.

- 4 hs chữa bài.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 3 hs làm trên bảng.

- Đọc kêt quả và nhận

(11)

d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho hs quan sát tranh nêu thành bài toán.

- Viết phép tính thích hợp vào ô trống.

7- 2= 5 7- 3= 4 - Yêu cầu học sinh đổi chéo bài kiểm tra.

C. Củng cố- dặn dò: (3’)

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi “Thi nối với kết quả đúng.”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài tập vào vở ô ly.

xét.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs nêu bài toán.

- Học sinh làm bài.

- Hs đổi chéo bài kiểm tra.

____________________________________

Ngày soạn: 26/ 11/ 2019

Ngày soạn: Thứ tư ngày 4 tháng 12 năm 2019 Học vần Bài 53: ăng, âng I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.

- Đọc được câu ứng dụng Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Vâng lời cha mẹ.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người - Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: con ong, vòng tròn, cây thông, công viên

- Đọc câu ứng dụng: Sóng nối sóng Mãi không thôi Sóng sóng sóng Đến chân trời.

- Giáo viên nhận xét.

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

(12)

- tìm tiếng ngoài bài có chứa vần ong, ông B. Bài mới: (70’)

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

Vần ăng

a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ăng.

- Gv giới thiệu: Vần ăng được tạo nên từ ă và ng.

- So sánh vần ăng với ong.

- Cho hs ghép vần ăng vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: ăng - Gọi hs đọc: ăng

- Gv viết bảng măng và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng măng (Âm m trước vần ăng sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: măng

- Cho hs đánh vần và đọc: mờ- ăng- măng.

- Gọi hs đọc toàn phần: ăng- măng- măng tre.

Vần âng:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ăng.) - So sánh âng với ăng.

(Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: âng bắt đầu bằng â vần ăng bắt đầu bằng ă).

c. Đọc từ ứng dụng:

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: rặng dừa, vầng trăng, phẳng lặng, nâng niu

- Gv giải nghĩa từ: rặng dừa, phẳng lặng, nâng niu.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:

- Gv giới thiệu cách viết: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có vần mới: trăng, rặng

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần ăng.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ăng.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

(13)

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Vâng lời cha mẹ.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những ai?

+ Em bé trong tranh đang làm gì?

+ Người con biết vâng lời là người con như thế nào?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

* Trẻ em có bổn phận vâng lời, giúp đỡ cha mẹ.

c. Luyện viết:

- Gv nêu lại cách viết: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 54.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

___________________________________

Toán

Bài 49: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 7.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv:

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi học sinh làm bài: Tính

7- 1- 2 = 7- 4 = 7- 2- 3 = 7- 7 = - Giáo viên nhận xét.

B. Bài luyện tập: (29’) a. Bài 1: Tính:

- Gv hỏi: Đối với phép tính thực hiện theo cột dọc ta cần phải lưu ý điều gì?

- Cho cả lớp làm bài.

- Gọi học sinh đọc kết quả.

b. Bài 2: Tính:

Hoạt động của hs:

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 2 hs làm trên bảng.

- Vài hs đọc.

(14)

- Yêu cầu hs vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để làm.

- Cho hs làm bài rồi chữa.

c. Bài 3: Số?

- Cho học sinh đọc thầm yêu cầu bài tập.

- Gv hỏi: 2 cộng mấy bằng 7?

- Tương tự cho hs làm bài.

- Cho hs đọc kết quả và nhận xét.

d. Bài 4: (>, <, =)?

- Cho hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs thực hiện tính, so sánh và điền dấu.

- Gọi hs đọc và nhận xét.

e. Bài 5: Viết phép tính thích hợp:

- Yêu cầu hs quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 3+ 4= 7

- Gọi học sinh đọc kết quả bài làm.

- Cho hs nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (3’)

- Tổ chức cho hs chơi trò trơi “Thi nối kết quả đúng, nhanh”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài tập vào vở ô li.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu: 2+ 5= 7 - Hs làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Đổi chéo bài kiểm tra.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- Hs đọc kết quả và nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Cho hs làm theo cặp.

- Vài hs đọc.

- Hs nhận xét.

____________________________________

Ngày soạn: 26/ 11/ 2019

Ngày soạn: Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2019 Học vần Bài 54: ung, ưng I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.

- Đọc được câu ứng dụng: Không sơn mà đỏ Không gõ mà kêu Không khều mà rụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Rừng, thung lũng, suối đèo.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người - Tự tin trong giao tiếp

(15)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu.

- Đọc câu ứng dụng: Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào.

- Giáo viên nhận xét.

- tìm tiếng ngoài bài có chứa vần ăng âng B. Bài mới: (70’)

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

* Vần ung

a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ung - Gv giới thiệu: Vần ung được tạo nên từ u và ng.

- So sánh vần ung với ong

- Cho hs ghép vần ung vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: ung - Gọi hs đọc: ung

- Gv viết bảng súng và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng súng (Âm s trước vần ung sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: súng

- Cho hs đánh vần và đọc: sờ- ung- sung- sắc- súng.

- Gọi hs đọc toàn phần: ung- súng- bông súng.

* Vần ưng:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ung.) - So sánh ưng với ung.

(Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: ưng bắt đầu bằng ư vần ung bắt đầu bằng u).

c. Đọc từ ứng dụng:

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: cây sung, củ gừng, trung thu, vui mừng.

- Gv giải nghĩa từ: cây sung, củ gừng.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:

- Gv giới thiệu cách viết: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần ung.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ung.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

(16)

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Không sơn mà đỏ Không gõ mà kêu Không khều mà rụng.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có vần mới: rụng - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Rừng, thung lũng, suối đèo.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Trong rừng thường có những gì?

+ Em có biết thung lũng, suối, đèo, ở đâu không?

+ Em hãy lên bảng chỉ vào tranh xem đâu là suối, đâu là thung lũng, đèo?

+ Để bảo vệ rừng chúng ta phải làm gì?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết:

- Gv nêu lại cách viết: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 55.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

____________________________________

Toán

Bài 50: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8.

- Biết làm tính cộng trong phạm vi 8.

(17)

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 7.

- Gv nhận xét B. Bài mới: (29’)

1. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8:

- Gv gắn các hình, yêu cầu học sinh quan sát.

(Tiến hành tương tự bài “Phép cộng trong phạm vi 7”.

1+ 7= 8 3+ 5= 8 4+ 4= 8 2+ 6= 8 5+ 3= 8

- Cho hs đọc thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 8.

- Cho hs điền kết quả vào bảng cộng trong sgk.

2. Thực hành:

a. Bài 1: Tính:

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trong phạm vi 8 để làm bài.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho hs đọc kết quả và nhận xét.

b. Bài 2: Tính:

- Gv củng cố học sinh về tính chất giao hoán của phép cộng: 1+ 7= 8 thì viết được 7+ 1= 8.

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs chữa bài.

c. Bài 3: Tính:

- Cho học sinh nhắc lại cách tính: 6+ 1+ 1= 8 - Yêu cầu hs làm bài.

- Cho hs đọc và nhận xét bài của bạn.

d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp : 5+ 3= 8 4+ 4= 8

- Gọi hs nêu phép tính trước lớp.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

Hoạt động của hs - 2 hs đọc.

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8:

- Hs tự điền kết quả.

- Học sinh làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Hs đọc và nhận xét.

- Hs nêu.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs làm bài.

- Hs thực hiện.

- 1 hs nêu.

- Hs thực hành theo cặp.

- Hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

(18)

C. Củng cố- dặn dò: (3’)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “thi đoán kết quả nhanh”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 8.

_____________________________________

Thực hành T oán ÔN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố phép cộng, trừ trong phạm vi 7.

2. Kĩ năng: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính cộng hoặc trừ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở bài tập thực hành toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: Số? (5') - Gọi hs làm bài.

2 + 5 = ... 7 =…….+ ……..

3 + 4 = ... 5 + …… = 7 - Gv nhận xét.

B. Bài luyện tập:

Bài 1: Tính.(5')

- Hướng dẫn hs tính và viết kết quả phép tính theo cột dọc.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

Bài 2:Tính.(5')

- Hướng dẫn hs tính và viết kết quả phép tính theo hàng ngang.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

Bài 3: Tính. (5')

- Hướng dẫn hs tính và viết kết quả phép tính theo hàng ngang.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

Bài 4:Điền dấu thích hợp.(5') - HS tự làm bài.

Bài 5: Viết phép tính thích hợp.(5') - Đọc phép tính trong bài và nhận xét.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò: (5') - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập trong sách.

- Chuẩn bị bài chó giờ học sau.

Hoạt động của hs - 2 hs lên bảng làm.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- 2 hs đọc và nhận xét.

- Hs tự làm bài.

- 4hs lên bảng làm.

- 1 hs thực hiện.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs thực hiện theo cặp.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 2 hs thực hiện.

- 1 hs nêu yêu cầu.

5 + 2 = 7. 7- 3 = 4

- Lắng nghe.

____________________________________

(19)

Ngày soạn: 27/ 11/ 2019

Ngày soạn: Thứ sáu ngày 6 tháng 12 năm 2019 Tập viết

Tiết 11: NỀN NHÀ, NHÀ IN, CÁ BIỂN, YÊN NGỰA, CUỘN DÂY, VƯỜN NHÃN

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Hs viết đúng các từ: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn.

- Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng.

- Viết đúng cỡ chữ.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng viết nhanh, liền mạch, thẳng dòng, khoảng cách đều đặn.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn tập viết, thấy được vẻ đẹp của chữ viết. Từ đó hs có ý thức rèn chữ đẹp và giữ được sách vở sạch đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chữ viết mẫu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Cho hs viết: rau non, chú cừu - Kiểm tra bài viết ở nhà của hs.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu: Gv nêu 2. Hướng dẫn cách viết:

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn.

- Giáo viên viết mẫu lần 1.

- Giáo viên viết mẫu lần 2.

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ nền nhà: Viết tiếng nền có vần ên và dấu sắc trên ê, tiếng nhà có dấu huyền trên a.

+ nhà in: Viết tiếng nhà trước, tiếng in sau.

+ cá biển: Tiếng cá trước, dấu săc trên a, tiếng biển có vần iên và dấu hỏi trên ê.

+ Yên ngựa: Viết tiếng yên trước, tiếng ngựa sau.

- Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ cuộn dây, vườn nhãn .

- Cho học sinh viết vào bảng con.

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu.

c. Hướng dẫn viết vào vở:

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh.

- Cho hs viết bài vào vở.

Hoạt động của hs - 2 hs viết bảng.

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát.

- Nêu nhận xét.

- Hs theo dõi.

- Hs viết vào bảng con.

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

(20)

- Nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh.

C. Củng cố- dặn dò: (3’)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết.

- Nhận xét giờ học.

- Về luyện viết vào vở.

____________________________________

Tập viết

Tiết 12: CON ONG, CÂY THÔNG, VẦNG TRĂNG, CÂY SUNG, CỦ GỪNG, CỦ RIỀNG

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Hs viết đúng các từ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng.

- Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng.

- Viết đúng cỡ chữ.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng viết nhanh, liền mạch , thẳng dòng, khoảng cách đều đặn.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn tập viết, thấy được vẻ đẹp của chữ viết. Từ đó hs có ý thức rèn chữ đẹp và giữ được sách vở sạch đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chữ viết mẫu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Cho hs viết: nền nhà, cuộn dây - Kiểm tra bài viết ở nhà của hs.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu: Gv nêu.

2. Hướng dẫn cách viết:

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng.

- Giáo viên viết mẫu lần 1.

- Giáo viên viết mẫu lần 2.

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ con ong: Viết tiếng con trước, tiếng ong sau.

+ cây thông: Tiếng cây có chữ y, tiếng thông có chữ g xuống 3 li.

+ củ gừng: Tiếng củ có dấu hỏi trên u, tiếng gừng có dấu huyền trên ư.

- Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ vầng trăng, cây sung, củ riềng.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu.

Hoạt động của hs - 2 hs viết bảng.

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát - Nêu nhận xét

- Hs theo dõi.

- Hs viết vào bảng con

(21)

c. Hướng dẫn viết vào vở:

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- Nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh.

C. Củng cố- dặn dò: (3’)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học - Về luyện viết vào vở

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

_____________________________________

SINH HOẠT LỚP TUẦN 13 I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS nắm được một số ưu, khuyết điểm trong tuần để sửa chữa và phát huy . - HS nắm được phương hướng phấn đấu tuần sau.

- HS có thói quen phê và tự phê.

- HS có ý thức chấp hành nội quy trường, lớp.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.

1. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. (7’) - Các tổ trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của tổ . 2. GV CN nhận xét chung. (8’)

* Ưu điểm:

...

...

...

...

...

...

* Tồn tại

...

...

...

...

...

...

3, Phương hướng tuần tới: (5’) a) Nề nếp

- Tiếp tục duy trì và ổn định sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần.

- Thực hiện tốt các nề nếp đã có.

b) Học

- Đẩy mạnh phong tràobàn học danh dự.

- Có ý thức chuẩn bị tốt đồ dùng và soạn sách, vở đúng TKB.

- Truy bài có hiệu quả 15 phút đầu giờ.

- Tiếp tục phong trào giải toán trên mạng.

- Xây dựng nề nếp, thời gian biểu ở lớp và ở nhà.

- Phát động phong trào chào mừng ngày 22/12.

(22)

c) Công tác khác

- Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp mặc đồng phục, múa hát tập thể.

- Tiếp tục hướng dẫn cho học sinh thi giải toán qua mạng.

- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

- Học sinh tiếp tục thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.

____________________________________

Kỹ năng sống

Bài 4: KĨ NĂNG THỂ HIỆN LÀ NGƯỜI BẠN TỐT (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được nhường nhị bạn bè là cách nuôi dưỡng tình bạn.

2. Kĩ năng: Hiểu được thế nào là thông cảm, nhường nhịn khi cư xử với bạn bè.

Hiểu được một số yêu cầu cơ bản khi ứng xử với bạn bè.

3. Thái độ: Vận dụng một số yêu cầu cơ bản khi ứng xử với bạn bè trong một số tình huống cụ thể.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách KNS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gọi lần lượt 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn?

+ Em hãy lấy ví dụ về mâu thuẫn trong học tập và nêu cách giải quyết mâu thuẫn đó?

- Gọi Hs nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới: (15’) 1. Giới thiệu bài:

- Trong học tập, trong sinh hoạt, trong cuộc sống hằng ngày, mà em đã tranh giành thắng thua với bạn bè mình hay chưa?

- Khi em tranh giành thắng thua với bạn bè thấy cảm xúc của bạn em thế nào?

- Để có tình bạn tốt đẹp, thân thiết, hôm nay cô sẽ cho các em cùng tìm hiểu bài: Kĩ năng ứng xử với bạn bè.

2. Các hoạt động:

Hoạt động 1. Trải nghiệm:

- Gv cho HS quan sát và nhận xét nội dung 4 bức tranh SGK/19.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:

+ Trong truyện nói về ai?

+ Nêu nội dung từng bức tranh?

- 2 HS trả lời.

- Hs nhận xét.

- Lắng nghe và trả lời câu hỏi.

- Học sinh quan sát.

- Thảo luận nhóm đôi.

(23)

+ Hãy kể lại câu chuyện dựa vào 4 bức tranh?

+ Em có nhận xét gì về 2 bức tranh 1, 2.

+ Gấu và Tê Giác có cách ứng xử như thế nào khi muốn đi qua sông?

+ Chuột và Sóc có cách ứng xử như thế nào khi muốn đi qua sông?

+ Em rút ra được gì về tình bạn qua câu chuyện vừa kể ?

- Gọi vài nhóm HS lên trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt ý.

Hoạt động 2: Chia sẻ - Phản hồi.

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài vào SGK/ 20.

- Gọi HS trình bày - Gọi HS nhận xét.

- GV đưa ra kết luận:

+ Gấu: Tránh ra để tôi đi trước.

+ Tê giác: Cậu mới phải tránh ra để tôi đi trước.

+ Chuột: Sóc ơi bạn hãy qua trước tớ sẽ nhường cho bạn Sóc: Mình sẽ nhảy lên để bạn và mình cùng nhau qua sông cùng một lúc nhé! Chuột và Sóc nhường nhịn nhau để qua cầu. Gấu và Tê Giác tranh gianh nhau để qua cầu.

Hoạt động 3. Xử lí tình huống:

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài vào SGK/ 20.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tự rút ra ghi nhớ.

- GV chốt lại ghi nhớ. Gọi vài HS đọc lại ghi nhớ.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

- Học sinh trả lời.

- Hs nhận xét.

- Lắng nghe.

- Hs đọc yêu cầu.

- Hs thực hiện.

- Lắng nghe.

- Hs đọc yêu cầu.

- Hs thực hiện.

- Hs trình bày.

- Một vài hs đọc.

- Lắng nghe.

_______________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đặc biệt là bạn Ngân rất tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè…Còn em thì lại là cây hề của tổ nhưng sức học cũng không kém gì các bạn ấy.. Trong tháng vừa

- Tổ em: Giới thiệu về các thành viên trong tổ, nói những điểm tốt và điểm riêng trong tính nết của mỗi bạn, những việc tốt các bạn đã làm.. - Hoạt động

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm.. - Giáo viên viết mẫu lần 1 -

Đặt một câu giới thiệu theo mẫu ở bài tập 2. Phong là bạn thân của em từ lớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài. Hướng dẫn nghe - viết.. b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ hoa A. c) Thái độ:

4. CHUẨN BỊ: VBT, bảng phụ chép sẵn bài tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.. b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Giới thiệu bài: GV nêu mtiêu của bài.2. 2. - HS viết các từ cần điền.. học thuộc lòng thứ

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. Máy tính, máy chiếu, máy tính bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.. A. Giới thiệu bài: GV nêu