• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15

Ngày soạn: 13/12/2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 16 tháng 12 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức - Giúp học sinh củng cố các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 9.

2.Kĩ năng- Viết được phép tính thích hợp theo hình vẽ. Hoàn thành BT1( cột 1,2) 2(cột 1) 3cột 1,3), 4.

3.Thái độ- Tích cực tự giác trong học tập

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ, bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Cho học sinh làm bài: Tính:

8+ 1= 9- 5=

8- 8= 9- 0=

9- 7= 9- 1=

- Đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 9?

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài luyện tập:(30 phút) Bài 1: Tính:

- Bài toán yêu cầu làm gì?

- Quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét - chữa bài

- Gọi học sinh nhận xét tính chất giao hoán của phép cộng 8+ 1= 1+ 8 và mối quan hệ giữa cộng và trừ:

9 – 1 = 8; 9 – 8 = 1 Bài 2: Số?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét - chữa bài

- Nêu cách điền số: 5+ ... = 9?

Bài 3: (>, <, =)?

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách làm bài.

- Cho hs làm bài.

- Gọi hs đọc và nhận xét.

Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh, nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.

2 hs lên bảng làm bài.

- Lớp làm bảng con - 3 HS đọc thuộc

- HS nêu yêu cầu bài tập - Học sinh làm bài.

- 4 hs lên bảng làm.

- Hs nêu nhận xét.

- Vài hs thực hiện.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 3 hs làm trên bảng.

- Hs nêu: 5+ 4= 9 - 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs nêu.

- Cả lớp làm bài.

- Chữa bài tập trên bảng.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- Hs đọc kết quả bài làm.

(2)

- Gọi hs nêu trước lớp.

Bài 5: BDHS hoàn thành tại lớp.

Hình bên có mấy hình vuông?

- Yêu cầu hs đếm số hình vuông.

- Gọi hs nêu kết quả: 5 hình vuông

- Xác định số hình vuông.

- Hs nêu kết quả.

* BDHS: Số nào bé hơn 10 nhưng lớn hơn 8?

3. Củng cố- dặn dò(5 phút)

- Tổ chức cho hs chơi trò trơi “Đoán kết quả nhanh”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài tập vào vở ô li ở nhà.

__________________________________

Học vần BÀI 60: OM - AM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Học sinh đọc được: om, am, làng xóm, rừng tràm.

- Đọc được câu ứng dụng: Mưa tháng bảy gãy cành trám Nắng tháng tám rám trái bòng.

2. Kĩ năng: Viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Nói lời cảm ơn. Nói được 2 - 4 câu theo chủ đề.

3.Thái độ - HS có hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ(5 phút)

- Cho hs đọc: bình minh, nhà rông, nắng chang chang.

- Đọc câu ứng dụng:

Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng.

- GV đọc: nhà rông, bình minh - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới(18 phút)

- 3 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

(3)

Vần om

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: om - Gv giới thiệu: Vần om được tạo nên từ o và m.

- So sánh vần om với on

- Cho hs ghép vần om vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: om - Gọi hs đọc: om

- Yêu cầu hs ghép tiếng: xóm

- Cho hs đánh vần và đọc: xờ- om- xom- sắc- xóm - Gọi hs đọc toàn phần: om- xóm – làng xóm.

Vần am:

(Gv hướng dẫn tương tự vần om.) - So sánh am với om.

(Giống nhau: Âm cuối vần là m. Khác nhau âm đầu vần là a và o).

c. Đọc từ ứng dụng:(8 phút)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam.

- Gv giải nghĩa từ: chòm râu, đom đóm, quả trám.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(8 phút)

- Gv giới thiệu cách viết: om, am, làng xóm, rừng tràm.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Mưa tháng bảy gãy cành trám Nắng tháng tám rám trái bòng.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: trám, rám, tám.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(6 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Nói lời cảm ơn.

+ Bức tranh vẽ gì?

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1,2 hs nêu.

- Hs ghép vần om.

- HS nghe - Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần om.

- 1,2 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 2,3 hs nêu.

(4)

+ Tại sao em bé lại cảm ơn chị? Em đã bao giờ nói “Em xin cảm ơn” chưa?

+ Khi nào ta phải cảm ơn?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

GDQTE: Trẻ em có bổn phận biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Biết nói lời cám ơn khi người khác giúp đỡ mình.

c. Luyện viết:(11 phút)

- Gv nêu lại cách viết: om, am, làng xóm, rừng tràm.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv Nhận xét.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2 đọc.

+ 3 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

+ 2 nêu.

+ 2 hs nêu.

- HS nghe - Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò:(5 phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 61

____________________________________

Ngày soạn: 14/12/2018

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 17 tháng 12 năm 2018 Toán

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức- Giúp hs

- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.

2. Kĩ năng - Biết làm tính cộng trong phạm vi 10. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.

- Hoàn thành bài tập: 1, 2, 3.

3.Thái độ - Hs yêu thích môn học, tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG

UDCNTT- PHTM Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)

- Gọi hs đọc thuộc lòng bảng cộng, trừ 9.

- Gọi học sinh lên làm bài tập: Tính:

2+ 7= 9- 4= 3+ 6=

4+ 5= 9- 6= 9- 1=

- 2 hs đọc.

- 3 hs làm bài trên bảng.

- Lớp làm bảng con

(5)

- Gv đánh giá nhận xét 2. Bài mới:

a. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10: (12phút)

- Gv gắn các hình, yêu cầu học sinh quan sát.

(Tiến hành tương tự bài Phép cộng trong phạm vi 9) 1+ 9= 10 9+ 1= 10

2+ 8= 10 8+ 2= 10 3+ 7= 10 7+ 3= 10 4+ 6= 10 6+ 4= 10 5+ 5= 10

- Cho hs đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10.

- Cho hs điền kết quả vào bảng cộng trong sgk.

b. Thực hành: (20phút) Bài 1: Tính:

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trong phạm vi 10 để làm bài.

- Cho cả lớp làm bài.

- Gv quan sát giúp đỡ HS. Lưu ý hướng dẫn cách viết kết quả của từng phép tính

- Cho học sinh đọc kết quả.

- Nhận xét - chữa bài

- Nhắc lại cách trình bày kết quả từng phép tính?

Bài 2: Số?

- Gv củng cố học sinh về các phép tính cộng 10.

- Gọi hs nêu cách làm rồi làm bài.

- GV quan sát giúp đỡ HS - Cho hs đổi chéo kiểm tra.

- Nhận xét - chữa bài

Bài 3: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, tập nêu thành bài toán rồi viết phép tính phù hợp.

- GV quan sát giúp đỡ học sinh làm bài tập.

- Chữa bài - nêu kết quả: 6+ 4= 10 - Nhắc lại các bước làm bài tập?

- Nhận xét - bổ sung

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10:

- Hs tự điền kết quả.

- Hs theo dõi.

- Hs làm bài.

- HS nghe

- Vài hs đọc kết quả.

- 2 HS nêu cách viết kết quả.

- Hs nêu và làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- 2 HS báo cáo kết quả kiểm tra

- HS nêu bài toán

- Hs làm bài. 1 HS làm bảng lớp

- Nhận xét - chữa

- Quan sát tranh, nêu bài toán, viết phép tính

3. Củng cố- dặn dò: (3phút)

- Tổ chức cho cả lớp cùng chơi trò chơi “Thi nêu kết quả đúng”

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 10. Chuẩn bị bài sau.

(6)

__________________________________________________________________

Học vần

BÀI 61: ĂM - ÂM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức - Học sinh đọc được: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.

- Đọc đợc câu ứng dụng: Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi.

2.Kĩ năng: - Viết được: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thứ, ngày, tháng, năm. Nói được 2-4 câu theo chủ đề.

3.Thái độ - Hs yêu thích môn học và có ý thức học tập tự giác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ:(5phút)

- Cho hs đọc: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam.

- Đọc câu ứng dụng:

Mưa tháng bảy gãy cành trám Nắng tháng tám rám trái bòng.

- GV đọc: chòm râu, trái cam - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài(1phút) b. Dạy vần mới(18phút) Vần ăm

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ăm - Gv giới thiệu: Vần ăm được tạo nên từ ă và m.

- So sánh vần ăm với am

- Cho hs ghép vần ăm vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: ăm - Gọi hs đọc: ăm

- Yêu cầu hs ghép tiếng: tằm

- Cho hs đánh vần và đọc: tờ- ăm- tăm- huyền- tằm - Gọi hs đọc toàn phần: ăm- tằm- nuôi tằm.

Vần âm:

(Gv hướng dẫn tương tự vần om.) - So sánh âm với ăm.

(Giống nhau: Âm cuối vần là m. Khác nhau âm đầu vần là â và ă).

c. Đọc từ ứng dụng:(8phút)

- 3 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2 hs nêu.

- Hs ghép vần ăm.

- 5 hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ăm.

- 3 hs nêu.

(7)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đờng hầm

- Gv giải nghĩa từ: đỏ thắm, mầm non, đường hầm.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(8phút)

- Gv giới thiệu cách viết: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc:(19phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: rầm, cắm, gặm.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(6phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Thứ, ngày, tháng, năm - Gv hỏi hs:

+ Bức tranh vẽ gì? Những vật trong tranh nói lên điều gì chung?

+ Em hãy đọc thời khóa biểu của lớp em?

+ Ngày chủ nhật em thường làm gì?

+ Em thích ngày nào nhất trong tuần? Vì sao?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết:(10phút)

- Gv nêu lại cách viết: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 ,3 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 1,2 hs đọc.

+ 2 hs nêu.

+ 1,2 hs nêu.

+ 1,2 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

(8)

- Gv Nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò:(5phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 62.

_________________________________

Thực hành kiến thức Tiếng Việt LUYỆN ĐỌC VIẾT: BÀI 61 I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS nắm chắc vần ăm, âm đọc, viết được các tiếng, từ có vần ăm, âm - Rèn kĩ năng, đọc, viết

- HSCó ý thức tự giác trong học tập II. ĐỒ DÙNG:

- Vở ooli, SGK

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên 1.Luyện đọc:

- GV ghi bảng: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm.

- Đọc câu ứng dụng: Ban ngày, Sẻ mải đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.

- GV nhận xét.

2. Luyện viết

- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu đầu dòng.

- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn: luyện đọc, viết bài

- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- HS viết bài: đỏ thắm ( 1 dòng) Đường hầm ( 1 dòng)

- HS nghe và ghi nhớ.

____________________________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp HÁT VỀ ANH BỘ ĐỘI

(9)

I. MỤC TIÊU

- HS biết sưu tầm và hát được 1 số bài hát ca ngơi anh bộ đội.

- Hs biết hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài hát.

- Kính trọng, tự hào và biết ơn anh bộ đội.

II. TÀI LIỆU

- Sưu tầm các bài hát, bài thơ về anh bộ đội.

III. CÁC BƯỚC TI N HÀNHẾ Bước 1: Chuẩn bị

+ Gv thông báo trước cho HS về nội dung, hình thức của hoạt động.

+ Hướng dẫn HS tự tìm hiểu, sưu tầm các bài hát, bài thơ về anh bộ đội.

Bước 2: Khởi động.

- Đội văn nghệ của lớp biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ.

Bước 3: Biểu diễn văn nghệ.

Các đội tiến hành biểu diễn văn nghệ, múa hát, đọc thơ, kể truyện về anh bộ đội.

Bước 4:Tổng kết, đánh giá

GV nhận xét đánh giá thái độ và sự chuẩn bị của lớp, cá nhân, tổ.

Trao phần thưởng cho các cá nhân, tổ có phần biểu diễn xuất sắc.

Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau.

Hs nghe Hs thực hiện

Hs nghe

____________________________________________________

Ngày soạn: 15/12/2018

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 18 tháng 12 năm 2018

(10)

Học vần BÀI 62: ÔM - ƠM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức - Học sinh đọc và viết được: ôm, ơm, con tôm, đống rơm.

- Đọc được câu ứng dụng: Vàng mơ như trái chín Chùm giẻ treo nơi nào Gió đưa hương thơm lạ Đường tới trường xôn xao.

2.Kĩ năng: viết được: ôm, ơm, con tôm, đống rơm - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Bữa cơm.

3. Thái độ : Tự giác, tích cực rèn đọc, rèn viết.

*Quyền được đi học(trẻ em trai gái dân tộc đều có quyền được đi học)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- UDCNTT Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)

- Cho hs đọc: tăm tre, đỏ thắm, mầm non, con đường.

- Đọc câu ứng dụng: Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi”.

- Gv đọc: đỏ thắm, con đường - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài(1phút) b. Dạy vần mới(18phút) Vần ôm

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ôm - Gv giới thiệu: Vần ôm được tạo nên từ ô và m.

- So sánh vần ôm với âm

- Cho hs ghép vần ôm vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: ôm - Gọi hs đọc: ôm

- Yêu cầu hs ghép tiếng: tôm

- Cho hs đánh vần và đọc: tờ- ôm- tôm - Gọi hs đọc toàn phần: ôm- tôm- con tôm.

Vần ơm:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ôm.) - So sánh ơm với ôm.

(Giống nhau: Âm cuối vần là m. Khác nhau âm đầu vần là ô và ơ).

c. Đọc từ ứng dụng: (8phút)

- 3 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần ôm.

- HS nghe

- HS đọc cá nhân, tập thể.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ôm.

- 2 hs nêu.

(11)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: chó đốm, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm

- Gv giải nghĩa từ: sáng sớm.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8phút)

- Gv giới thiệu cách viết: ôm, ơm, con tôm, đống rơm - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (20phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Vàng mơ như trái chín Chùm giẻ treo nơi nào Gió đưa hương thơm lạ Đường tới trường xôn xao.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: thơm.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (6phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Bữa cơm - Gv hỏi hs:

+ Bức tranh vẽ những gì?

+ Trong bữa cơm có những ai?

+ Một ngày em ăn mấy bữa cơm?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10phút)

- Gv nêu lại cách viết: ôm, ơm, con tôm, đống rơm.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv Nhận xét.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 4 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 1,2 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

.- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

(12)

3. Củng cố, dặn dò: (4phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 63.

________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức - Giúp hs củng cố phép cộng trong phạm vi 10.

2.Kĩ năng - Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh. Hoàn thành BT:

1,2,4,5.

3.Thái độ- Học sinh tích cực, tự giác trong học tập

II. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ:(5phút)

- Gọi hs đọc bảng cộng trong phạm vi 10.

- Chữa bài tập 3 (sgk).

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài luyện tập:(30phút) Bài 1: Tính:

- Cho hs dựa vào bảng trừ 10 để làm bài tập.

- GV quan sát giúp đỡ HS - GV nhận xét - chữa bài.

- Nhận xét các số trong phép tính?

Bài 2: Tính:

- Cho hs tự làm bài.

- Nhắc hs viết kết quả thẳng cột.

- Gọi hs nhận xét bài của bạn.

- Lưu ý HS cách viết kết quả số có 2 chữ số.

Bài 3: Khuyến khích HS hoàn thành tại lớp.

Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho hs quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 8 + 2 = 10

- Cho học sinh đọc kết quả bài làm.

Bài 5: Tính:

- Cho hs nêu cách tính: 4+ 1+ 5= 10 - Tơng tự cho hs làm hết bài.

- Cho hs nhận xét bài của bạn.

- Nhắc lại cách làm phép tính: 9 + 0 – 1 = ? - GV nhận xét - bổ sung

- 2 hs đọc.

- 2 hs làm bài trên bảng.

- Cả lớp làm bài.

5 hs lên bảng làm.

- Hs đọc kết quả bài làm.

- Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì kết quả không đổi

- Hs làm bài.

- 3 hs làm bài trên bảng.

- Hs nêu nhận xét.

- Hs đổi chéo bài kiểm tra.

- 1 hs nêu bài toán.

- Hs làm bài, chữa bài.

- Hs nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu.

- Hs làm theo cặp.

- Hs đọc và nhận xét.

- 1 HS nêu: 9 + 0 = 9, 9 – 1

= 8 Vậy 9 + 0 – 1 = 8

(13)

3. Củng cố, dặn dò:(5phút)

- Đọc bảng cộng trong phạm vi 10?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 10. Chuẩn bị bài sau.

________________________________

Đạo đức

Bài 7: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức - Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều, đúng giờ giúp cho các em việc thực hiện tốt quyền học tập của mình.

2.Kĩ năng- Học sinh thực hiện việc đi học đều đúng giờ.

3. Thái độ- GDHS có ý thức thực hiện nghiêm túc việc đi học đều và đúng giờ…

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều đúng giờ.

- Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ.

III. ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa; đồ dùng đẻ sắm vai.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ:(5phút)

- Gọi hs nêu tư thế khi chào cờ.

- Hãy thực hành đứng đúng tư thế khi nghe hô chào cờ?

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

a. Hoạt động 1:(10phút) Sắm vai tình huống trong bài tập 4 - Giáo viên chia nhóm và phân công mỗi nhóm đóng vai một tình huống riêng trong bài tập 4.

- Gọi hs đại diện nhóm đóng vai.

- GV nhận xét – đưa ra phương án đúng nhất

Kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.

b. Hoạt động 2:(10phút)

Rèn kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều đúng giờ Học sinh thảo luận nhóm bài tập 5

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận phân vai 2 học sinh đóng nhân vật trong tình huống

- Cho hs đóng vai trước lớp.

- Nếu có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn?

Kết luận: Trời mưa, các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa vượt khó khăn để đi học.

- 2 hs nêu.

- 5 HS thực hành

- Hs thảo luận nhóm 2.

- Học sinh sắm vai trong từng tình huống.

- Nhận xét - bổ sung

- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.

- Hs đóng vai trước lớp.

- Học sinh trả lời.

(14)

c. Hoạt động3(10phút): Thảo luận lớp.

- Bạn nào lớp mình luôn đi học muộn?

- Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?

- Giáo viên nêu một số câu hỏi để học sinh trả lời.

- Cho học sinh đọc câu thơ ở cuối bài.

- Cả lớp hát bài “Đi tới trường.”

LHGDHS khắc phục khó khăn đi học đầy đủ, đúng giờ…

- Hs tự nhận xét.

- 3 hs kể.

- 2 học sinh đọc.

- Hs hát tập thể.

- HS nghe, nhớ 3- Củng cố- dặn dò:(5phút)

- Lớp vừa được học xong bài đạo đức gì? Lớp mình có đi học muộn nữa không?

- Liên hệ GDG&QTE: Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học tập của mình.

- Gv nhận xét giờ học

- Gv nhắc nhở hs không được đi học muộn. Chuẩn bị bài sau.

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 17/12/2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 20 tháng 12 năm 2018 Học vần

Bài 63: EM - ÊM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức - Học sinh đọc và viết được: em, êm, con tem, sao đêm.

- Đọc được câu ứng dụng: Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

2. Kĩ năng: Viết được: em, êm, con tem, sao đêm.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Anh chị em trong nhà. Nói được 2-4 câu theo chủ đề.

3.Thái độ - Gây hứng thú học tập cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)

- Cho hs đọc: chó đốm, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm.

- Đọc câu ứng dụng: Vàng mơ như trái chín Chùm giẻ treo nơi nào Gió đưa hương thơm lạ Đường tới trường xôn xao.

- GV đọc: chôm chôm, mùi thơm - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- 3 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

(15)

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài(1phút) b. Dạy vần mới(18phút) Vần em

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: em - Gv giới thiệu: Vần em được tạo nên từ e và m.

- So sánh vần em với ôm

- Cho hs ghép vần em vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: em - Gọi hs đọc: em

- Yêu cầu hs ghép tiếng: tem

- Cho hs đánh vần và đọc: tờ- em- tem - Gọi hs đọc toàn phần: em- tem- con tem.

Vần êm:

(Gv hướng dẫn tương tự vần em.) - So sánh êm với em.

(Giống nhau: Âm cuối vần là m. Khác nhau âm đầu vần là ê và e).

c. Đọc từ ứng dụng:(8phút)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại

- Gv giải nghĩa từ: mềm mại .*HS: Tập giải nghĩa từ.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(8phút)

- Gv giới thiệu cách viết: em, êm, con tem, sao đêm.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(20phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: đêm, mềm.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 ,2 hs nêu.

- Hs ghép vần em.

- HS nghe

- HS đọc cá nhân, tập thể.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần em.

- 3 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể - Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

(16)

*BDHS: Luyện đọc trơn cả bài.

GĐHS: Đánh vần 4 từ ứng dụng.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(6phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Anh chị em trong nhà.

- Gv hỏi hs:

+ Bức tranh vẽ những gì?

+ Họ đang làm gì?

BDHS: Em đoán họ có phải là anh chị em không?

LHGDGVQTE: Anh em trong nhà có bổn phận yêu thương giúp đỡ lẫn nhau

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết:(10phút)

- Gv nêu lại cách viết: em, êm, con tem, sao đêm.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 3 hs đọc.

- 1,2 hs đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2 hs đọc.

+ 2 hs nêu.

+ 1,3 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- HS nhắc lại tư thế ngồi viết - Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò:(4phút)

- Tìm tiếng ngoài bài có vần mới?

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 64.

__________________________________

Toán

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

1.Kiến thức - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10.

2.Kĩ năng - Biết làm tính trừ trong phạm vi 10. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.

- Hoàn thành bài tập: 1,4.

3. Thái độ- GDS có ý thức tự giác làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ:(5phút)

- Gọi hs lên bảng làm bài: Tính:

(17)

7- 2+ 5= 8+ 2- 9=

5+ 3- 1= 5+ 4+ 1=

- Đọc bảng cộng trong phạm vi 10?

- Gv đánh giá NX.

2. Bài mới:

a. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10:(12phút)

- Hướng dẫn thành lập và ghi nhớ bảng trừ 10.

Tiến hành tương tự bài “phép trừ 8 và phép trừ 9”

- Chú ý: Nếu hs nhìn vào hình vẽ điền ngay đợc kết quả thì cũng được, không cần thiết phải lặp lại.

- Giữ lại công thức:

10 - 1 = 9 10 - 9 = 1 10 - 2 = 8 10 – 8 = 2 10 - 3 = 7 10 - 7 = 3 10 - 4 = 6 10 – 6 = 4 10 - 5 = 5

- Yêu cầu học sinh học thuộc các phép tính.

- Cần đảm bảo các bước sau:

Bước 1:

+ Lập bảng tính.

+ Hướng dẫn hs quan sát tranh và đặt đề toán.

+ Gv nêu yêu cầu hs trả lời kết quả và phép tính.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh ghi vào bảng tính.

b. Thực hành:(17phút) Bài 1: Tính:

- Phần a: Lưu ý học sinh phải viết thẳng cột.

- Phần b: Củng cố mối quan hệ của phép trừ và phép cộng.

- Cho hs làm bài.

- GV quan sát giúp đỡ HS - Gv nhận xét chữa bài.

Bài 2: BDHS: Hoàn thành tại lớp.

- Cho hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

10 1 2 3 4 5

9

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

Bài 3: (>, <, =) BDHS: hoàn thành tại lớp.

- Cho hs nêu cách làm: 3+ 4 < 10

- 2 hs lên bảng làm.

- Lớp làm bảng con - 2 HS đọc cá nhân

- Hs thực hành.

- Hs đọc thuộc phép tính.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Học sinh làm bài, - Hs nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu từng phần.

- Hs tính rồi tự viết kết quả.

- Hs đổi bài kiểm tra.

- Hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- Hs nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu.

(18)

- Cho học sinh làm bài.

- Cho hs đọc bài và nhận xét.

Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Yêu cầu hs quan sát tranh, nêu bài toán, viết phép tính thích hợp với bức tranh: 10 – 2 = 8

- Gv nhận xét -chữa bài.

- Hs làm bài theo cặp.

- Vài hs chữa bài.

- H thực hiện theo yêu cầu 3. Củng cố- dặn dò:(5phút)

- Cả lớp cùng chơi trò chơi “Điền số”. GVđưa phép tính bất kì. HS điền số chỉ kết quả đúng - Gv nhận xét giờ học. - Dặn hs về học thuộc bảng cộng và trừ trong phạm vi 10.

_________________________________

Thực hành kiến thức Tiếng Việt LUYỆN ĐỌC VIẾT: BÀI 62 I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS nắm chắc vần ôm, ơm đọc, viết được các tiếng, từ có vần ôm, ơm - Rèn kĩ năng, đọc, viết

- HSCó ý thức tự giác trong học tập II. ĐỒ DÙNG:

- Vở ooli, SGK

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên 1.Luyện đọc:

- GV ghi bảng: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm.

- Đọc câu ứng dụng: Ban ngày, Sẻ mải đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.

- GV nhận xét.

2. Luyện viết

- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu đầu dòng.

- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn: luyện đọc, viết bài

- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- HS viết bài: con tôm ( 1 dòng) Đống rơm ( 1 dòng)

- HS nghe và ghi nhớ.

____________________________________________________

(19)

Ngày soạn:18/12/2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 21 tháng 12 năm 2018 Thực hành kiến thức môn toán

ÔN LUYỆN TẬP CHUNG I- MỤC TIÊU:Sau bài học HS có thể:

- Làm được tính cộng, trừ trong phạm vi 10.

- Làm đúng các dạng bài tập.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Vở ôli.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I- Dạy - Học bài mới:

1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.

2- Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: - Gọi HS đọc nội dung bài.

- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HS đọc - 2 HS nêu

- GV cho HS làm bài . - HS làm vào bài vào vở BT . - Gọi HS chữa bài trên bảng.

- GV nhận xét nêu kết quả đúng.

- HS chữa bài.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

Bài 2: Tính

- Cho HS nêu yêu cầu.

- GV cho HS làm bài.

- Gọi HS chữa bài - GV nhận xét

- HS nêu: Tính.

- HS làm bài vào vở - HS chữa bài.

Bài 3: Điền dấu

- Cho HS nêu yêu cầu.

- GV cho HS làm bài.

- Gọi HS chữa bài - GV nhận xét

- HS nêu: Điền dấu <,>,= . - HS làm bài vào vở BT - 2 HS chữa bài trên bảng.

3- Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét giờ học. Dặn về nhà ôn bài. - HS nghe.

====================================

Bồi dưỡng âm nhạc

(20)

NGHE NHẠC-TRÒ CHƠI ÂM NHẠC

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - HS nghe và cảm nhận được giai điệu một số bài hát thiếu nhi:Bác Hồ người cho em tất cả, Ca ngợi Tổ Quốc, Khi tóc thầy bạc…

2. Kỹ năng: -Thực hiện trò chơi Âm nhạc để đoán ra câu hát trong bài hát, tên nhạc sĩ sáng tác.

3. Thái độ: - Hiểu được nội dung ý nghĩa giáo dục qua các bài hát.- HS vui vẻ, hào hứng tham gia hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Băng nhạc, Máy nghe.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C.Ạ Ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1 Kiểm tra bài cũ (2 p).

-Gọi 2 HS hát bài: Sắp đến tết rồi.

- GV nhận xét, đánh giá.

2 Bài mới

a. Hoạt động 1: (15p)Nghe nhạc

- Giáo viên giới thiệu tên bài hát, nhạc sĩ sáng tác bài Bác Hồ người cho em tất cả

- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát

- Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu, tác giả?.

- Yêu cầu HS nêu cảm nhân về bài hát,

Khuyến khích HS hát một vài câu trong bài hát, hoặc cả bài(nếu HS thuộc)

+ Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.

- Tổ chức cho HS đứng hát kết hợp nhún nhịp nhàng theo nhịp .

b. Hoạt động 1: (15p)Trò chơi nghe nhạc đoán câu hát, bài hát.

- Cho HS nghe một số bài hát trong chương trình như: Quê hương tươi đẹp, mời bạn vui múa ca, Tìm bạn thân, Lí cây xanh,

- Sau khi nghe giai điệu yêu cầu học sinh nhận ra câu hát, tên bài hát, nhạc sĩ sáng tác.

- GV gợi ý để HS tự sáng tạo những động tác ngoài động tác GV hướng dẫn ở các tiết trước đểphát huy tính sáng tạo cho HS.

3.Củng cố dặn dò: (3 p)

- HS hát lại bài - 2 HS .

- Lắng nghe

- Nêu cảm nhận

- Biểu diễn tập thể, nhóm.

- Lắng nghe.

- Nhận biết - Tự biểu diễn.

(21)

- Giáo dục Học sinh Lòng kính yêu Bác Hồ, Yêu hòa bình, kính trọng thầy cô giáo.

- GV nhận xét, rút kinh nghiệm giờ học, động viên HS.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Tập viết

NHÀ TRƯỜNG, BUÔN LÀNG, HIỀN LÀNH, ĐÌNH LÀNG, BỆNH VIỆN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức - Hs viết đúng các từ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm.

2.Kĩ năng- Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng. Viết đúng cỡ chữ.

3.Thái độ - Rèn ý thức luyện chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ viết mẫu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) - Cho hs viết: vầng trăng, củ riềng - Kiểm tra bài viết ở nhà của hs.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1phút)

b. Hướng dẫn cách viết:(12phút)

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm.

- Giáo viên viết mẫu lần 1 - Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ nhà trường: Gồm tiếng nhà viết trước, tiếng nhà có dấu huyền trên chữ cái a. tiếng trường viết chữ t lia bút lên viết chữ cái r sau đó lại lia bút lên để viết chữ cái n, kết thúc nét cuối của chữ n nằm cạnh ô li thứ 2.

+ buôn làng: Viết tiếng buôn trước, tiếng làng có chữ l cao 5 ô li lia bút lên để viết chữ cái u và chữ cái ô, xoắn từ chữ cái ô đa nét sang chữ cái n, điểm kết thúc đặt cạnh dòng kẻ thứ 2.

+ đình làng: Viết tiếng đình trứớc sau đó viết tiếng làng sau, tiếng đình có chữ cái đ cao 4 ô li, tiếng làng có chữ cái g kéo xuống thành 5 ô li.

+ hiền lành: Viết tiếng hiền trước sau đó viết tiếng lành sau. Các nét trong tiếng đợc viết nối liền nhau.

- 2 hs viết bảng.

- Lớp viết bảng con

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát - Nêu nhận xét

- Hs theo dõi.

(22)

- Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ bệnh viện, đom đóm.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu.

c. Hướng dẫn viết vào vở:(18phút) - Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- Nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh.

- Hs viết vào bảng con - Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

3. Củng cố- dặn dò:(4phút)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- Về luyện viết vào vở. Chuẩn bị bài sau.

__________________________________

Tập viết

ĐỎ THẮM. MẦM NON, CHÔM CHÔM, THẲNG HÀNG, SẠCH SẼ, TRẺ EM.

I. MỤC TIÊU

1Kiên thức- Hs viết đúng các từ: Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, sạch sẽ, thẳng hàng.

2.Kĩ năng - Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng. Viết đúng cỡ chữ.

3.Thái độ- Rèn ý thức luyện chữ, giữ vở cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ viết mẫu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) - Cho hs viết: hiền lành, đình làng - Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1phút)

b. Hướng dẫn cách viết:(12 phút)

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, sạch sẽ, thẳng hàng.

- Giáo viên viết mẫu lần 1 - Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ đỏ thắm: Viết đỏ có dấu hỏi đặt trên chữ o; chữ thắm có dấu sắc trên ă.

+ mầm non: Tiếng mầm có dấu huyền trên â. Tiếng

- 2 hs viết bảng.

- Lớp viết bảng con

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát - Nêu nhận xét

(23)

non có vần on.

+ chôm chôm: 2 tiếng có vần ôm.

Sạch sẽ: có vần ach, dấu nặng dưới a; sẽ có dấu ngã.

+ thẳng hàng: Viết tiếng thẳng trước, chữ hàng sau;

dấu hỏi trên chữ ă, dấu huyền trên chữ a.

- Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ sạch sẽ, trẻ em - Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu.

c. Hướng dẫn viết vào vở:(18phút) - Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- GV nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh.

- Hs theo dõi.

- Hs viết vào bảng con - Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

3. Củng cố- dặn dò:(4phút)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- Về luyện viết lại bài vào vở

_________________________________

Thực hành kiến thức Tiếng việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Giúp cho HS đọc – viết thành thạo tiếng từ có chứa vần om, am và làm đúng các bài tập có liên quan.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS đọc – viết nhanh, chính xác tiếng từ có chứa vần om, am.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.

II. CHUẨN BỊ : SGK, VBT

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- GV gọi HS đọc một số từ: bình minh, nhà rông, nắng chang chang.

- Đọc câu ứng dụng:

Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng.

- GV gọi HS lên bảng đọc SGK.

- GV cho HS cả lớp viết bảng con từ: bình minh, nhà rông.

- GV nhận xét, đánh giá.

- 4 HS đọc bài.

- 2 HS đọc SGK.

- HS viết bảng con.

- HS lắng nghe.

(24)

2. Dạy và học bài mới. (26’)

a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp b.Luyện đọc:

GV gọi HS đọc bài 60 trong SGK cá nhân.

GV theo dõi chỉnh sửa cho HS.

Cho HS đọc bài theo nhóm 2 GV nhận xét và tuyên dương.

Tìm tiếng có chứa vần ăm, âm.

(GV yêu cầu HS viết từ vào bảng con.) c.Luyện viết

3. Củng cố, dặn dò: (5’) Gọi 3 HS đọc bài cá nhân.

GV nhận xét giờ học, dặn dò.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài theo nhóm và thi đọc . - HS thi giữa các tổ.

- HS đọc bài - HS lắng nghe _______________________________________

Kĩ năng sống

Chủ đề 4: KỸ NĂNGTÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN (Tiết 1) I-MỤC TIÊU:

Qua bài học:

HS có kỹ năng tự tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn.

HS tự làm được những việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn HS tự làm được những việc trong cuộc sống khi khó khăn . II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Bảng phụ.

Tranh BTTHkỹ năng sống . III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

GV giới thiệu và ghi mục bài 2. Ho t ạ động 2: B i t pà ậ

a)Bài tập 1: Hoạt động nhóm đôi.

- GV đọc nội dung bài tập 1.

Em cần làm gì trong các tình huống sau đây.

Cả lớp lắng nghe.

HS thảo luận theo nhóm 2 bạn cùng bàn.

Gv gọi đại diện nhóm trả lời.

(25)

- TH1: Em đang ngồi chơi thì bị đau bụng. Khi đó mẹ đang ở trong bếp.

- TH2: Em đang nghe cô giáo giảng bài, bỗng thây mặt nóng bừng, người bị sốt.

- TH3: Em bị ngã ở sân trường, chân bị thương, chảy máu.

-TH4: Khi em gọt vỏ trái cây, bị đứt tay, chảy máu.

GV nhận xét và tiểu kết.

3- Củng cố dặn dò:

- Gv nhận xét giờ học.

- Em gọi mẹ và bảo mẹ ơi con bị đau bụng.

- Thông báo và xin phép cô giáo đến phòng y tế của trường.

- Em nhờ bạn gọi hộ cô giáo hoặc cô y tế của trường.

- Báo cho bố mẹ hoặc ông bà biết..

Các nhóm khác nhận xét.

SINH HOẠT TUẦN

15

I.MỤC TIÊU

- HS nhận ra ưu, khuyết điểm trong tuần. Có hướng khắc phục và phát huy.

- Đề ra phướng hướng tuần 16.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG.

1- Lớp trưởng nhận xét.

………

………

………

………

………

………

………

3. Phương hướng tuần 16:

-Tiếp tục đăng ký ngày học tốt, giờ học tốt. Thi đua chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân.

- Thi đua học tốt, chăm ngoan học giỏi - Tiếp tục XD đôi bạn cùng tiến.

- Tiếp tục rèn luỵên chữ viết hàng ngày.

(26)

- Duy trì ôn luyện giải toán qua mạng vòng 9

- Giữ VSCN phòng bệnh mùa đông. Chú ý thực hiện tốt ATGT, thực hiện An toàn trong trường học, không chơi các trò chơi, đồ chơi nguy hiểm, không leo trèo, không chơi gần ao, hồ,sông, suối khi không có người lớn đi kèm...Tuyên truyền đến mọi người không sử dụng, vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ.

- Tuyệt đối không ăn quà vặt ở trường, chú ý giữ vệ sinh trường, lớp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá