• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6

NS: 08 / 10 / 2021

NG: 11 / 10 / 2021 Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2021

LUYỆN TỪ - CÂU

MRVT: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thêm được một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - Tự trọng, mở rộng hóa vốn từ thuộc chủ điểm này.

- Bước đầu biết xếp các từ Hán - Việt có tiếng “trung” theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4). Biết sử dụng các từ thuộc chủ điểm để nói, viết, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ NL tự học, tự tra từ điển hiểu nghĩa của từ, giao tiếp hợp tác nhóm tìm hiểu thêm ngôn ngữ để lựa chọn từ thích hợp để điền vào đoạn văn,năng lực xác định nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ. NL xếp từ vào các nhóm thích hợp, NL sử dụng từ ngữ để đặt câu.

+ HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu Tiếng Việt. Có lòng trung thực và tự trọng trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Từ điển - GV: Từ điển, máy tinh, tivi.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: 5’

Trò chơi có tên: Hái hoa dân chủ.

Cô sẽ gọi lần lượt từng bạn lên hái hoa. Bạn nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu trong bông hoa cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Bạn nào trả lời đúng thì được khen và được nhận một phần thưởng.

+ Nêu nghĩa của từ trung thực - tự trọng.

+ Tìm một từ cùng nghĩa với từ trung thực

+ Thật thà, ngay thẳng, chân thật, thật lòng, thật tâm, chính trực,...

+ Thật thà - gian dối

-> Qua bài mở rộng vốn từ Trung thực và tự trọng ở giờ học trước. các em đã thấy được trung thực, tự trọng là những phẩm chất cao quý của một con người mà trải qua năm tháng vẫn còn nguyên giá trị. Ngày hôm nay cô trò ta sẽ tiếp tục mở rộng hóa vốn từ thuộc chủ điểm này. Để các em giàu vốn từ hơn nữa chúng ta cùng học bài: MRVT: Trung thực- Tự trọng

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài 1: 8’

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Bài tập yêu cầu gì?

1. Chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào ô trống trong đoạn văn sau:

- HS đọc.

+ Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để

(2)

- Gọi HS đọc các từ trong ngoặc đơn.

- Yêu cầu HS tra từ điển nghĩa của các từ sau:

+ Em hiểu tự kiêu có nghĩa là gì?

+ Thế nào là tự ái?

+ Tự hào là như thế nào?

+ Thế nào là tự ti?

+ Tự tin là như thế nào?

+ Em hiểu thế nào là tự trọng?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.

- Báo cáo kết quả - Nhận xét, chữa bài.

- Gọi HS đọc bài làm hoàn chỉnh.

+ Các từ con vừa điền là từ chỉ gì?

+ Tại sao chỗ chấm thứ ba các em không điền từ khác mà lại điền từ tự ti?

+ Tại sao chỗ chấm thứ 6 các em không điền từ khác mà lại điền từ tự hào?

+ Đoạn văn kể về điều gì?

- GV chiếu tranh minh họa SGK và giảng tranh.

+ Bạn Minh là người như thế nào?

Con học tập được điều gì ở bạn?

+ Muốn có kết quả học tập tốt như bạn Minh chúng ta phải làm như thế nào?

Bài 2: 8’

- HS đọc yêu cầu.

điền vào ô trống trong đoạn văn sau:

- HS đọc.

- HS tra từ điển:

+ Tự kiêu: Tự cho mình giỏi hơn người khác nên coi thường người khác.

+ Tự ái: Tự cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ về bản thân ; giận dỗi khi cảm thấy mình bị đánh giá thấp.

+ Tự hào: Niềm vui hoặc sự hài lòng nảy sinh từ thành tựu của một người, thành tựu của những người thân cận hoặc những phẩm chất hay của cải của một người được người khác ngưỡng mộ.

+ Tự ti: Tự cho mình là thấp kém.

+ Tự tin: Tin vào bản thân mình.

+ Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

- HS thảo luận nhóm đôi làm VBT (3’).

- 1 nhóm làm bảng phụ.

- Thứ tự từ cần điền là: Tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.

+ Là từ chỉ đặc điểm.

+ Vì những bạn học kém thường tự cho mình là thấp kém, không tin vào chính mình nên em điền từ tự ti.

+ Vì bạn Minh là con ngoan trò giỏi, là lớp trưởng gương mẫu nên các bạn trong lớp luôn hãnh diện về bạn Minh (cảm xúc của các bạn trong lớp khi nói về bạn Minh, một người có nhiều đức tính đáng quý) nên em điền từ tự hào

+ Đoạn văn kể về bạn Minh lớp trưởng rất gương mẫu.

- HS quan sát, lắng nghe.

+ Bạn Minh là người rất ngoan và học giỏi.

Phải chăm chỉ học tập và ngoan ngoãn.

+ Có đức tính giống bạn Minh và học tập bạn Minh.

2. Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau:

- 2 HS đọc.

+ Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau:

- HS thảo luận nhóm 4 (2’) làm VBT

(3)

+ Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt bài làm đúng.

- Gọi HS đọc lại toàn bộ bài làm.

+ Các từ trong bài chỉ gì của con người?

+ Đặt 1 câu với từ trung thực?

Bài 3: 9’

- Gọi 2 HS đọc yêu cầu.

+ Bài tập yêu cầu gì?

+ Hai nhóm là nhóm nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS đọc bài làm.

- Nhận xét, chữa bài.

+ Em hiểu thế nào là trung tâm, trung bình?

+ Ngoài các từ có tiếng trung có nghĩa ở giữa trên ra, còn có từ nào khác?

+ Tìm thêm một số từ ở ngoài bài có tiếng trung mang nghĩa là một lòng một dạ

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: 5’

- Gọi HS nêu yêu cầu

- 1 nhóm làm bảng phụ Một lòng một dạ gắn bó với

lí tưởng , tổ chức nào đó trung thành

Trước sau như một, không

gì lay chuyển nổi. trung kiên Một lòng một dạ vì việc

nghĩa trung nghĩa

Ăn ở nhân hậu, thành thật

trước sau như một. trung hậu Ngay thẳng, thật thà trung thực - 1 HS đọc.

+ Chỉ phẩm chất, tính cách của con người.

+ Bạn Liên rất trung thực trong học tập - Trung nghĩa, Trung kiên, Trung thực, Trung hậu

3. Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành 2 nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung. (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm)

- HS đọc.

+ Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành 2 nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung.

+ Trung có nghĩa là “ở giữa.”

+ Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”

- 1 HS làm bảng phụ.

- Cả lớp làm VBT.

+ Trung có nghĩa là “ ở giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm, trung điểm.

+ Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”:

trung thành, trung nghĩa, trung kiên, trung thực, trung hậu.

+ Trung tâm: ở chính giữa.

+Trung bình: ở mức bình thường, vừa phải, mức giữa.

+ Trung điểm, trung gian, trung niên.

+ Trung hiếu, trung dũng, trung quân, trung thần.

4. Đặt câu với một từ đã cho trong BT3.

- 1 HS đọc.

+ Đặt câu với 1 từ đã cho trong bài 3

(4)

+ Bài yêu cầu gì?

+ Câu cần đặt phải đảm bảo yêu cầu gì?

+ Khi viết câu, ta phải viết như thế nào cho đúng?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS đọc bài.

- Nhận xét, tuyên dương 3- HĐ Vận dụng. (5’)

- Là học sinh, con cần phải làm gì để thể hiện tính trung thực, tự trọng?

*Củng cố - Dặn dò

+ Giờ luyện từ và câu hôm nay, các em tìm hiểu những từ ngữ thuộc chủ điểm nào?

Nhắc lại 1 số từ thuộc chủ điểm vừa học?

Chủ điểm này muốn nhắn nhủ các em điều gì?

+ Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta phải làm gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà: Đặt câu ở bài tập 4

+ Câu cần đặt phải đảm bảo đúng với đề bài.

+ Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu câu.

- HS làm bài vào VBT.

- 2 HS lên bảng viết.

- Nối tiếp nhau đọc câu:

+ Lớp em không có học sinh trung bình.

+ Đêm trung thu thật vui và lí thú.

+ Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.

+ Các chiến sĩ công an luôn trung thành bảo vệ Tổ quốc.

+ Bạn Minh là một người trung thực.

+ Phụ nữ Việt Nam rất trung hậu, đảm đang.

+ Trần Bình Trọng là người trung nghĩa.

+ Bộ đội ta rất trung kiên với lí tưởng.

+ Trong học tập con không nhìn bài của bạn, không nói dối, thực hiện tốt các quy định của nhà trường đề ra…

+ Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng.

+ Tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào, trung thành, trung nghĩa, trung liên, trung thực, trung hậu.

+ Trong cuộc sống chúng ta phải thật thà trung thực.

+ Không chép bài của bạn, tự giác học bài, làm bài.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức về phép cộng, phép trừ và các bài toán liên quan.

- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.

Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ .

(5)

- Góp phần phát triển năng lực - PC:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ HS có thái độ học tập tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: Bảng phụ - HS: Vở, vở nháp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p)

-Tổ chức trò chơi Ai nhanh Ai đúng?

- Gọi HS lên bảng thực hiện:

+ Đặt tính rồi tính:

a. 987764 – 783251 b. 969696 – 656565

-GV nhận xét,tuyên dương.

- GV giới thiệu vào bài: Các em đã được học phép công, phép trừ các số tự nhiên có nhiều chữ số.Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên.

Cách chơi: Ai tính nhanh, tính đúng là người thắng cuộc

- 2 HS lên bảng làm bài:

a. b.

204613

783251 987764

313131

656565 969696

2. Hoạt động thực hành:(30p) Bài 1: Thử lại phép cộng.

-GV viết bảng phép tính 2416 + 5164 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn

+ Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ?

+Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta làm như thế nào?

+ Khi thử lại phép cộng ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên.

- GV yêu cầu HS làm phần b.

35 462 + 27 519; 69 105 + 2 074 267 345 + 31 925

Bài 2: Thử lại phép trừ

Cá nhân - Nhóm 2-Lớp - HS đọc yêu cầu đề bài

- HS đặt tính và tính.

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp

-2 HS nhận xét ?

+...ta cần thử lại kết quả của phép tính

+ Ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng

-HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép cộng

- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở- Đổi chéo vở kiểm tra

- Báo cáo kết quả trước lớp Cá nhân- Nhóm 2- Lớp

- HS làm bài cá nhân- Tự thử lại kết quả phép trừ- Trao đổi trong nhóm, nhóm báo cáo

(6)

+ Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành thử lại như thế nào?

Bài 3: Tìm x

-GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình

-GV nhận xét, đánh giá 7- 10 bài

Bài 4+ Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

+ Em biết gì về đỉnh Phan-xi-păng?

3. Hoạt động ứng dụng: 3’

+ Muốn thử lại phép cộng ta làm như thế nào ?

+ Muốn thử lại phép trừ ta làm như thế nào ?

* Củng cố - Dặn dò:

- GV củng cố nội dung bài, nhận xét giờ học

- Về nhà hoàn thành VBT. Chuẩn bị bài sau: Biểu thức có chứa 2 chữ.

+ Thử lại bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ

Cá nhân-Lớp

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a. x + 262 = 4848 x = 4848 – 262 x = 4586

b. x - 707 = 3535

x = 3535 + 707 x = 4242

- HS làm vào vở Tự học Bài 4: Bài giải

Núi Phan-xi-păng cao hơn và cao hơn số mét là:

3143 – 2428 = 715 (m) Đáp số: 715m

+ Đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất đất nước ta, thuộc dãy HLS. Đây được coi là nóc nhà của Tổ quốc

Bài 5: Bài giải

- Số lớn nhất có 5 chữ số là: 99 999 - Số bé nhất có 5 chữ số là 10 000 - Hiệu là: 89 000

+ Thử lại phép cộng bằng cách: Lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.

+ Thử lại phép trừ bằng cách: Lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

TOÁN

BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai số .

- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ

(7)

- Góp phần phát huy các năng lực - PC

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ GD HS tính cẩn thận trong khi làm tính. HS chăm chỉ học bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- GV: Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.

GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).

- HS: Vở, vở nháp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Tổ chức Trò chơi Trồng cây gây rừng - GV quan sát LPHT tổ chức.

- GV nhận xét, tuyên dương. Dẫn vào bài mới.

*GV gthiệu: Các em đã học biểu thức có chứa một chữ vậy đối với biếu thức có chứa hai chữ các em làm thế nào? hôm nay ….

2. HĐ Hình thành kiến thức mới: (10’ ) - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.

? Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?

- GV treo bảng số và hỏi: Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá ?

- GV nghe HS trả lời và viết 3 vào cột Số cá của anh, viết 2 vào cột Số cá của em, viết 3 + 2 vào cột Số cá của hai anh em.

- GV làm tương tự với các trường hợp anh câu được 4 con cá và em câu được 0 con cá, anh câu được 0 con cá và em câu được 1 con cá, …

- GV nêu vấn đề: Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con ?

- GV giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ.

Giá trị của biểu thức chứa hai chữ

- GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu ?

- GV nêu: Khi đó ta nói 5 là một giá trị của

- TBHT điều hành lớp bằng cách cho HS đại diện mua cây của cô giáo về trồng, trong các cây mua đó có bài tập cần làm, làm được bài tập cả lớp sẽ trồng được cây và gây rừng.

Bài tập: Tính giá trị của biểu thức sau a) a + 324; với a = 647 => Cây 1 b) 6708 – b ; với b = 4530 =>Cây 2

- HS đọc.

- Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của anh câu được với số con cá của em câu được.

- Hai anh em câu được 3 +2 con cá.

- HS nêu số con cá của hai anh em trong từng trường hợp.

- Hai anh em câu được a + b con cá.

- HS: nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2

= 5.

- HS tìm giá trị của biểu thức a + b trong từng trường hợp.

(8)

biểu thức a + b.

- tương tự với a = 4 và b = 0; a = 0 và b = 1; …

? Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào ?

- Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì ?

3. Luyện tập, thực hành : 20’

Bài 1. 8’

- GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài.

- GV hỏi lại HS: Nếu c = 10 và d = 25 thì giá trị của biểu thức c + d là bao nhiêu ? - GV hỏi lại HS: Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì giá trị của biểu thức c + d là bao nhiêu ?

- GV nhận xét HS.

Bài 2. 7’

- GV yc HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.

? Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì ?

Bài 3. 5’

- GV treo bảng số như của SGK.

- GV t/c cho HS trò chơi theo nhóm nhỏ, sau đó đại diện các nhóm lên dán kết quả - GV yc HS nxét bài làm của bạn trên bảng.

4- Hoạt động vận dụng. 5’

+ Lấy ví dụ về biểu thức chứa 2 chữ?

*Củng cố - Dặn dò:

- GV củng cố nội dung bài, nhận xét giờ học

- Dặn dò HS về nhà ôn bài, làm VBT - Chuẩn bị bài sau: Tính chất giao hoán của phép cộng.

- Ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.

- Ta tính được giá trị của biểu thức a + b

- Tính giá trị của biểu thức.

- Biểu thức c + d. Cho 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào phiếu bài tập.

a) Nếu c = 10 và d = 25 thì giá trị của biểu thức c + d là:

c + d = 10 + 25 = 35

b) Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì giá trị của biểu thức c + d là:

c + d = 15 cm + 45 cm = 60 cm - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào phiếu BT.

- Tính được một giá trị của biểu thức a – b

- HS đọc đề bài.

a 28 60 70

b 4 6 10

a x b 112 360 700

a : b 7 10 7

+ Biểu thức chứa 2 chữ: m + n; d c ; c : d;….

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 12: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết dựa vào tranh minh hoạ và lời gợi ý, xây dựng được cốt truyện “Ba lưỡi rìu”.

(9)

Xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng nhân vật, đặc điểm của các nhân vật. Hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện. Lời kể tự nhiên, sinh động, sáng tạo trong miêu tả. Nhận xét, đánh giá được lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ NL tự học, tự giải quyết vấn đề: đọc yêu cầu đề bài, phân tích yêu cầu bài và kể được mỗi đoạn tương ứng với mỗi tranh. NL ngôn ngữ, sáng tạo: Sử dụng tốt ngôn ngữ để kể chuyện, có thể sáng taọ thêm từ phù hợp, dùng điệu bộ cử chỉ để xây dựng đoạn văn kể chuyện.

+ Yêu thích văn học, ham học hỏi và tham khảo sách văn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ cho truyện. Bảng kẻ sẵn các cột: Đoạn, hoạt động của nhân vật, lời nói của nhân vật, ngoại hình nhân vật.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV cho HS khởi động bằng trò chơi:

Tung cầu

- GV phổ biến luật chơi: theo tiếng nhạc tổ chức cho HS tung cầu. Trong các quả cầu có các câu hỏi, theo tiếng nhạc GV tung cầu, bạn nào bắt được cầu sẽ bốc câu hỏi trong quả cầu, trả lời đúng được phần thưởng, trả lời sai sẽ bị phạt.

+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể nội dung gì?

+ Khi viết đoạn văn cần lưu ý điều gì?

- GV nhận xét, khen/ động viên

+ Mỗi đoạn văn kể 1 sự việc

+ Đầu đoạn viết lùi vào. Hết đoạn có dấu chấm xuống dòng.

*GV dẫn vào bài mới: Muốn kể câu chuyện hay, hấp dẫn phải có từng đoạn truyện hay gộp thành. Bài học hôm nay sẽ giúp các em xây dựng những đoạn văn kể chuyện hay, hấp dẫn.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

* Bài tập 1: 15’

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- GV chiếu 6 tranh minh hoạ và giới thiệu tranh và nội dung minh hoạ.

- 1 hs đọc nội dung bài, đọc phần lời dưới mỗi tranh, đọc giải nghĩa từ.

- Yêu cầu hs quan sát tranh, đọc thầm câu hỏi gợi ý, TLN đôi trả lời câu hỏi.

+ Truyện có những nhân vật nào?

+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?

*GV giảng: Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.

Cá nhân - Nhóm – Lớp

- 1 HS đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh

- Lớp thảo luận nhóm 2 và báo cáo:

+ Truyện có hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (tiên ông).

+ Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.

- 6 học sinh nối tiếp nhau, mỗi em nhìn

(10)

- Gọi HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.

một tranh, đọc câu dẫn giải dưới tranh.

+ SV1: Một chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.

+ SV2: một cụ già hiện ra hứa sẽ vớt giúp.

+ SV3: Lần1: Cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng nhưng chàng tiều phu không nhận.

+ SV4: Lần2, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc và chàng tiều phu không nhận.

+ SV5: Lần3, cụ vớt lên một lưỡi tìu bằng sắt, chàng tiều phu nhận.

+ SV6: Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu.

- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.

- GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính.

- HS dựa vào tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.

Ví dụ về lời kể: Ngày xưa có một chàng tiều phu sống bằng nghề chặt củi. Cả gia tài của anh chỉ là một chiếc rìu sắt. Một hôm, chàng đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng đang không biết làm cách nào để vớt lên thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng. Lần thứ nhất, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng vàng, nhưng chàng bảo không phải của mình. Lần thứ hai, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng bạc, nhưng chàng không nhận là của mình. Lần thứ ba, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng sắt, anh sung sướng nhận ra lưỡi rìu của mình và cám ơn cụ. Cụ già khen chành trai thât thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu.

- Nhận xét, khen những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo.

- HS lắng nghe

*GV kết luận: các em cần nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện

*Bài tập 2:

- Gv hướng dẫn làm bài *VD: Tranh 1.

+ Anh chàng tiều phu làm gì?

+ Khi đó chàng trai nói gì?

+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?

+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?

- Tổ chức cho HS thi kể.

- Hướng dẫn HS làm tương tự với các bức tranh còn lại vào phiếu học tập.

- Nhận xét, đánh giá.

- Hệ thống lại theo bảng sau

- Quan sát và đọc thầm.

+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông.

+ Chàng trai nói: “Cả gia tài ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết lấy gì để sống đây?”.

+ Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.

+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.

- HS kể tranh 1.

- Nhận xét lời kể của bạn.

- HS điền vào phiếu học tập - 2 HS đọc kết quả của mình - HS nhận xét, bổ sung.

(11)

Đoạn Nhân vật làm gì? Nhân vật nói gì? Ngoại hình nhân vật

Lưỡi rìu vàng. Bạc, sắt

2 Cụ già hiện lên Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai. Chàng chắp tay cảm ơn.

Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ.

3 Cụ già vớt dưới sống lên một lưỡi rìu, đưa cho chàng trai, chàng trai ngồi trên bờ xua tay.

Cụ bảo: “Lưỡi rìu của con đây”, chàng trai nói: “Đây không phải rìu của con. ”

Chàng trai vẻ mặt thật thà.

Lưỡi rìu vàng sáng

loá

4 Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ hai. Chàng trai vẫn xua tay.

Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này của con chứ?”. Chàng trai đáp:

“Lưỡi rìu này cũng không phải của con”.

Lưỡi rìu bạc sáng lấp lánh 5 Cụ già vớt lên lưỡi

rìu thứ ba, chỉ tay vào lưỡi rìu. Chàng trai giơ hai tay lên trời.

Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này có phải của con không?”

chàng trai mừng rỡ: “ Đây mới đúng là rìu của con”

Chàng trai vẻ mặt hớn hở.

Lưỡi rìu sắt

6 Cụ già tặng chàng trai cả 3 lưỡi rìu.

Chàng chắp tay tạ ơn.

Cụ khen: “Con là người trung thực, thật thà. Ta tặng con cả ba lưỡi rìu”.

Chàng trai mừng rỡ nói:

“Cháu cảm ơn cụ”.

Cụ già vẻ hài lòng. Chàng trai vẻ mặt vui sướng.

*GV kết luận: Để phát triển thành 1 đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe.

3. HĐ vận dụng: 5’

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

+ Nội dung của câu chuyện là gì?

+ C/chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- Gọi đại diện 2- 3 HS trình bày chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương - Gọi 2 HS nhắc lại.

+ Qua câu chuyện em học tập được đức tính gì của chàng Tiều Phu?

- HS làm việc nhóm đôi, chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Câu chuyện ca gợi chàng Tiêu Phu trung thực, thật thà, không tham lam và được ông tiên giúp đỡ.

+Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.

- HS nêu: Trung thực, thật thà, không tham lam, không lấy những thứ không phải của mình....

*GV kết luận: Qua câu chuyện chúng ta thấy chàng Tiều Phu là một chàng trai trung thực, thật thà không tham lam, có lòng tự trong. Đó là một phẩm chất đáng

(12)

quý mà chúng ta cần học tập.

* Củng cố, dặn dò:

+ Muốn phát triển được câu chuyện chúng ta cần làm gì?

- GV nhận xét tiết học

- Về nhà viết lại câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau.

+ Muốn phát triển được câu chuyện chúng ta cần xây dựng các đoạn văn kể chuyện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

============================================

NS: 07 / 10 / 2021

NG: 12 / 10 / 2021 Thứ 3 ngày 12 tháng 10 năm 2021

TOÁN

TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.

- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính - Góp phần phát triển các kĩ năng

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ GD HS thêm yêu thích môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

- Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:

a 20 350 1208

b 30 250 2764

a +b a : b

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Tổ chức Trò chơi Ai nhanh – Ai đúng

- GV nhận xét,tuyên dương người thắng cuộc.

- GV giới thiệu bài: Trong giờ học ngày hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các con Tính chất giao hoán của phép cộng.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới:12’

- GV treo bảng số như đã nêu ở phần Đồ dùng dạy – học.

- GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng.

- GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b+a khi a=20 và b=30.

+ Tính giá trị của c + d nếu:

. c = 10 và d = 25

. c = 15cm và d = 45cm - HS nghe GV giới thiệu bài.

- HS đọc bảng số.

- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực

a 20 350 1208

b 30 250 2764

a +b 20 + 30 = 50 350 + 250 = 600 1208 + 2764 = 3972 b + a 30 + 20 = 50 250 +350 = 600 2764 + 1208 = 3972

(13)

? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 ?

? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 1208 và b = 2764 ?

? Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b + a ? - Ta có thể viết a +b = b + a.

? Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ?

? Khi đổi chỗ, các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng nào ?

? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không?

- GV yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK.

3- HĐ thực hành(18’) Bài 1: 6’

- GV y/c HS đọc đề bài, nối tiếp nhau nêu k/q của các phép tính cộng trong bài.

? Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 874?

Bài 2 : 6’

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng 48 + 12 = 12 + … ? Em viết gì vào chỗ trống trên, vì sao ? - GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.

- GV nhận xét HS.

Bài 3: ’

- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi - trình bày.

- Yêu cầu nêu cách tính.

- Nhận xét, chốt lại.

4. Hoạt động ứng dụng: 5’

+ Nêu tính chất giao hoán của phép

hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng như sau:

- Đều bằng 50.

- Đều bằng 600.

- Đều bằng 3972.

- Luôn bằng giá trị của biểu thức b + a.

- HS đọc: a +b = b + a.

- Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau.

- Ta được tổng b +a.

- Không thay đổi.

- HS đọc thành tiếng.

- Mỗi HS nêu kết quả của 1 phép tính.

- Vì chúng ta đã biết 468 + 379 = 847, mà khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi,

468 + 379 = 379 + 468.

- HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.

- Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.

- Viết số 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Trình bày và giải thích cách tính.

2975 + 4017 = 4017 + 2975 2975 + 4017 < 4017 + 3000 2975 + 4017 > 4017 + 2900 - 2 HS nhắc lại trước lớp.

- HS cả lớp.

+ Khi đổi chỗ các số hạng trong một

(14)

cộng ?

* Củng cố- dặn dò

- GV củng cố ndung bài, nxét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau: Biểu thức có chứa 3 chữ.

tổng thì tổng không thay đổi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

TẬP ĐỌC

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (TL được các CH trong SGK).

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Góp phần phát triển năng lực - PC:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ GDHS có tình yêu quê hương đất nước.

* GDQPAN: Ca ngợi tình cảm của các chú bộ đội, công an dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng

* KNS : Xác định giá trị. Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: CNTT

- GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

- HS: HS sưu tầm một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, các khu công nghiệp lớn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- HS hát bài "Chiếc đèn ông sao"

- GV gthiệu chủ điểm, dẫn vào bài mới + Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?

- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi:

Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Kết nối bài học: Điều đặc biệt đáng nhớ đây là đêm trung thu năm 1945, đêm trung thu độc lập đầu tiên của nước ta.

Anh bộ đội mơ ước về điều gì? Điều mơ ước của anh so với cuộc sống hiện thực của chúng ta hiện nay như thế nào? Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

Hướng dẫn luyện đọc: (10’) - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

- Cả lớp hát.

+ Tên của chủ điểm tuần này là Trên đôi cánh ước mơ. Tên của chủ điểm nói lên niềm mơ ước, khát vọng của con người.

- Bức tranh vẽ cảnh anh bộ đội đang đứng gác dưới đêm trăng trung thu. Anh suy nghĩ và mơ ước một đất nước tươi đẹp cho trẻ em.

- Lắng nghe.

- HS đọc tiếp nối theo trình tự:

(15)

(?) Bài chia làm mấy đoạn?

- Luyện đọc nối tiếp đoạn:

+ Lần 1: kết hợp luyện đọc từ khó (Trăng ngàn, man mác, vằng vặc, mươi mười lăm năm nữa)

+ Lần 2: kết hợp giải nghĩa từ khó (giải nghĩa từ kèm tranh minh họa)

+ Lần 3: kết hợp luyện ngắt nghỉ câu dài - Đêm nay/ anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la/ khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu/ và nghĩ tới các em.

- Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên/ và anh mong ước ngày mai đây, những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa /sẽ đến với các em.

- Luyện đọc theo nhóm bàn. (2ph)

- GV đọc mẫu toàn bài, gthiệu giọng đọc.

(+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. Đoạn 1,2: giọng đọc ngân dài, chậm rãi. Đoạn 3: giọng nhanh, vui hơn.

Nghỉ hơi dài sau dấu chấm lửng cuối bài.

Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.) Tìm hiểu bài. (12’)

- Gọi HS đọc đoạn 1

+ Anh chiến sĩ nghĩ tới các em nhỏ khi đang làm gì, vào thời điểm nào?

+ Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì vui?

+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?

Vằng vặc: rất sáng soi rõ khắp mọi nơi

* GD QPAN: Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì?

GV: Hình ảnh anh chiến sĩ đứng gác để bảo vệ chủ quyền dân tộc

- Đoạn 1 nói lên điều gì?

- Tóm ý chính đoạn 1 kết hợp lồng ghép GDQPAN: Trung thu thật là vui với thiếu nhi. Nhưng Trung thu độc lập đầu tiên thật có ý nghĩa. Trăng đêm trung thu thật đẹp. Đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập. Trong

+Đoạn 1: Đêm nay…đến của các em.

+Đ2: Anh nhìn trăng … đến vui tươi.

+Đ3: Trăng đêm nay … đến các em.

- Nối tiếp đọc bài.

- HS sửa sai

- HS giải nghĩa các từ như trong SGK - HS nhẩm bài, tìm cách ngắt nghỉ cho đúng và đọc lại.

- Luyện đọc trong nhóm.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Anh đang đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.

+ Trung thu là Tết của thiếu nhi, thiếu nhi cả nước cùng rước đèn, phá cỗ.

+ Trăng ngàn và gió núi bao la. Trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý. Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.

+ Anh chiến sĩ nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em.

1. Vẻ đẹp của ánh trăng trung thu hòa bình ở tương lai.

(16)

đêm trăng đầy ý nghĩa ấy, anh chiến sĩ là 1 trong những người lính đang ngày đêm canh gác bảo vệ Tổ quốc. 1 người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ thiêng liêng vẫn nghĩ tới các em thiếu nhi trong ngày Tết trung thu đ.lập đầu tiên.

- Y/c HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời:

+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?

+ Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?

- Đoạn 2 nói lên điều gì?

- Tóm ý chính đoạn 2: Đứng gác trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên anh chiến sĩ mơ tưởng về tương lai của các em, tương lai của đất nước

+ Theo em, cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?

- GV giới thiệu một số hình ảnh về sự đổi thay của đất nước ta hiện nay:

Qua tranh ảnh các em thấy những ước mơ của anh chiến sĩ đã trở thành hiện thực.

Nhiều điều mà cuộc sống hôm nay của chúng ta đang còn vượt qua ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa.

+ Hãy kể những thành tựu hiện tại của đất nước mà con biết?

- Tất cả những điều đó thể hiện VN là một đất nước độc lập, đang trên đà phát triển và hội nhập với thế giới.

- Yc HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời:

+ Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì?

- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời.

+ Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương lai đất nước tươi đẹp: Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới giữa những con tàu lớn, ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi.

+ Đêm Trung thu độc lập đầu tiên, đất nước còn đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn nhiều trong tương lai.

2. Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.

-HS trả lời:

+ Ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa về tương lai của trẻ em và đất nước đã thành hiện thực: chúng ta đã có nhà máy thủy điện lớn: Hoà Bình, Y-a-li…

những con tàu lớn chở hàng, những cánh đồng lúa phì nhiêu, màu mỡ…

Nhiều nhà máy, khu phố hiện đại mọc lên, những con tàu lớn vận chuyển hàng hoá xuôi ngược trên biển, điện sáng ở khắp mọi miền…

- HS quan sát

- HS trao đổi nhóm và giới thiệu tranh ảnh tự sưu tầm được.

+ Thành tựu: VN trở thành nước xuất khẩu gao lớn thứ 2 trên thế giới; phòng thành công vệ tinh vinasat, trở thành điểm du lịch hấp dẫn….

- Đọc thầm và trả lời.

+ Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.

(17)

+ Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào?

- Ý chính của đoạn 3 là gì?

- Tóm ý chính lên bảng.

- Ý nghĩa của bài nói lên điều gì?

* Giáo dục học sinh về các giá trị tốt đẹp của người dân Việt Nam.

- Gv ghi bảng.

3- HĐ thực hành. (8’) - Nhắc lại giọng đọc toàn bài.

- Gthiệu đoạn cần đọc diễn cảm. (Anh nhìn trăng … đến vui tươi.)

+ Em hãy nêu giọng đọc đoạn 2?

+ Tìm từ nhấn giọng và ngắt câu ở Đ2?

“Anh nhìn trăng / và nghĩ tới ngày mai… // ..nông trường to lớn, vui tươi. //”

- Tổ chức HS thi đọc diễm cảm đoạn văn.

- Nhận xét, tuyên dương.

4- HĐ Vận dụng (5’)

? Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?

* Xem Clip B H ồ với tết trung thu độc lập

* Củng cố, dặn dò:

? Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất ta ngày càng giàu đẹp ? - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài: Ở vương quốc Tương Lai.

+ 3 HS tiếp nối nhau phát biểu.

3. Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.

* Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

- 2 HS nhắc lại.

- HS nêu giọng đọc, từ nhấn giọng, ngắt nghỉ.

+ Đoạn 2: giọng nhẹ nhàng, vui tươi.

- Luyện đọc đoạn 2 trong nhóm bàn - HS thi đọc diễn cảm.

- 1 HS nêu.

-HS liên hệ:em sẽ cố gắng học giỏi...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

CHÍNH TẢ

(Nhớ - viết):

TIẾT 7: GÀ TRỐNG VÀ CÁO

(Nghe – viết):

TIẾT 8: TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tìm và viết đúng các tiếng bắt đầu bằng ch/tr để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho. Làm đúng bài tập (2) a/b (SGK/67). Tìm và viết đúng các tiếng bắt đầu bằng r/

d/gi để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho. Làm đúng BT 2a, 3a (SGK/77).

- Rèn KN viết đúng luật chính tả

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề khi tự đọc và tìm nội dung đoạn viết, viết bài đúng và đẹp.

+ Có ý thức rèn vở sạch chữ đẹp.

* CV 3969: Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 7, 8) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

- Bài tập 2a viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.

(18)

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

-Tổ chức trò chơi - Tổng kết trò chơi

- GV dẫn vào bài mới: Tiết học hôm nay các con sẽ nhớ viết bài Gà Trống và Cáo.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 2a: (SGK/67).

a/. Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết bằng chì vào SGK.

- Tổ chức cho 2 nhóm HS thi điền từ tiếp sức trên bảng. Nhóm nào điền đúng từ, nhanh sẽ thắng.

- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.

Bài 3: (SGK/68).

a/. – Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.

- Gọi HS đọc định nghĩa và các từ đúng.

- Ycầu HS đặt câu với từ vừa tìm được.

- Nhận xét câu của HS.

Bài 2: a. – Gọi HS đọc yêu cầu.

- Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từ nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.

+Câu truyện đáng cười ở điểm nào?

+Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm?

Bài 3a:

- T/c cho h/s chơi trò: thi tìm từ nhanh.

- Mời 3-4 hs tham gia, phát cho mỗi em 3 mẫu giấy, tính điểm theo các tiêu chuẩn:

4- HĐ Vận dụng (5’)

- GV yêu cầu HS thi tìm tên các từ ghép tổng hợp có chứa âm s; từ ghép

- Chơi trò chơi "Chuyền điện"

+ Cách chơi: Em hãy tìm từ láy bắt đầu bằng âm s/x

- 2 HS đọc thành tiếng.

- Thảo luận cặp đôi và làm bài.

- Thi điền từ trên bảng.

- HS chữa bài nếu sai.

- 2 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS cùng bàn thảo luận để tìm từ.

- 1 HS đọc định nghĩa, 1 HS đọc từ.

- Gọi HS nhận xét.

-1 HS đọc thành tiếng.

-Nhận phiếu và làm việc trong nhóm.

- HS đọc lại truyện vui. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi:

+ Anh chàng ngốc đánh rơi chiếc kiếm dưới sông tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò kiếm được, . + Phải đánh dấu vào chỗ rơi kiếm chứ không phải vào mạn thuyền.

Đáp án: kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu- kiếm rơi- đánh dấu.

- H/s đọc yc của bài tập.

- chơi trò chơi: thi tìm từ nhanh.

- HS chơi trò chơi.

- Các từ có tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi: => Rẻ - danh nhân - giường.

(19)

phân loại có chứa âm x - GV nhận xét, tuyên dương

*. Củng cố, dặn dò:

- GV hệ thống lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS: - Chép lại đoạn văn cho đẹp.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

KHOA HỌC

SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được các cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,...

Nêu ví dụ về một số loại thức ăn và cách bảo quản. Biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng giải quyết vấn đề: quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK. Năng lực sáng tạo khi biết cách bảo quản thức ăn tại nhà.

+ Có ý thức bảo quản thức ăn đảm bảo đúng vệ sinh.

* CV3969: Bài 10 (ND Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn) và bài 11 thực hiện trong 1 tiết I. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- GV: Tranh SGK, Các hình minh hoạ T24, 25 / SGK. Phiếu HT khổ A2 và bút dạ.

- HS: Sách vở, một vài loại rau thật như: Rau muống, su hào, rau cải, cá khô.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu 5’

*GV tổ chức cho HS tham gia chơi trò chơi “Chiếc nón kì diệu”

- GV phổ biến luật chơi: chia lớp làm 3 tổ mỗi tổ cử đại diện một bạn lên quay, quay vào ô số nào các bạn sẽ trả lời nội dung câu hỏi liên quan đến bài cũ, trả lời đúng các bạn sẽ được một ngôi sao dán vào tổ của mình, trả lời sai các tổ khác được quyền trả lời và các tổ sẽ bị trừ sao.

Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín.

- GV nhận xét HS.

? Muốn giữ thức ăn lâu mà không bị hỏng gia đình em làm thế nào ?

+ Nên ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ loại vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón.

HS trả lời: Cất vào tủ lạnh; Phơi khô;

Ướp muối.

-> Đó là các cách thông thường để bảo quản thức ăn. Nhưng ta phải chú ý điều gì trước khi bảo quản thức ăn và khi sử dụng thức ăn đã bảo quản, các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới HĐ1: Các cách thực hiện vệ sinh an

(20)

toàn thực phẩm (Tr.23). 10’

- Tiến hành HĐ nhóm theo định hướng.

- Chia lớp thành 8 nhóm, phát phiếu có ghi sẵn câu hỏi cho mỗi nhóm.

Nội dung phiếu:

PHIẾU 1

1) Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch.

2) Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi ? PHIẾU 2

1) Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì ?

2) Vì sao không nên dùng thực phẩm có màu sắc và có mùi lạ ?

PHIẾU 3

1) Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn ? 2) Nấu chín thức ăn có lợi gì ?

PHIẾU 4

1) Tại sao phải ăn ngay thức ăn sau khi nấu xong ?

2) Bảo quản thức ăn chưa dùng hết trong tủ lạnh có lợi gì ?

- Sau 10 phút các nhóm lên trình bày.

- Tuyên dương các nhóm có ý kiến đúng và trình bày rõ ràng, dễ hiểu.

HĐ2: Các cách bảo quản thức ăn (Tr.24). 10’

- GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ?

- HS thảo luận nhóm.

- Chia nhóm và nhận phiếu câu hỏi. (2 nhóm chung 1 phiếu)

PHIẾU 1

1) Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc, …

2) Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi.

PHIẾU 2

1) Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ.

2) Thực phẩm có màu sắc, có mùi lạ có thể đã bị nhiễm hoá chất của phẩm màu, dễ gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người.

PHIẾU 3

1) Vì như vậy mới đbảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ.

2) Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon miệng, không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh.

PHIẾU 4

1) Ăn thức ăn ngay khi nấu xong để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng, không bị ruồi, muỗi hay các vi khuẩn khác bay vào.

2) Thức ăn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh cho lần sau dùng, tránh lãng phí và tránh bị ruồi, bọ đậu vào.

- Các nhóm lên trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Phơi khô, đóng hộp, ngâm nước mắm, ướp lạnh bằng tủ lạnh.

(21)

+ Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ?

+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì ?

- GV nhận xét các ý kiến của HS.

+ Phơi khô và ướp bằng tủ lạnh, … + Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: Giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối.

HĐ2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn. 10’

- GV chia lớp thành nhóm, đặt tên cho các nhóm theo thứ tự.

+ Nhóm: Phơi khô. + Nhóm: Ướp muối.

+ Nhóm: Ướp lạnh. + Nhóm: Đóng hộp.

+ Nhóm: Cô đặc với đường.

- Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau vào giấy:

+ Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm ?

+ Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm có cùng tên bổ sung.

-HS trả lời:

GV: Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa, … sau đó rửa sạch và để ráo nước.

-Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với loại ướp muối).

3- HĐ Vận dụng. (5’)

Trò chơi: “Ai đảm đang nhất?”

- Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và chậu nước.

- Yêu cầu mỗi tổ cử 2 bạn tham gia cuộc thi: Ai đảm đang nhất ? 1 HS làm trọng tài.

- Trong 3’, HS phải thực hiện nhặt rau, rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng.

- GV và các HS trong tổ trọng tài quan sát và kiểm tra các sản phẩm của từng tổ.

- GV nxét và công bố các

-Tiến hành trò chơi.

-Cử thành viên theo yêu cầu của GV.

-Tham gia thi.

* Củng cố - Dặn dò

+ Khi muốn sử dụng các loại thịt đã để trong ngăn đá, chúng ta phải làm như thế nào để hạn chế làm mất chất dinh dưỡng?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những

+ Chuyển xuống ngăn mát vài tiếng rồi rã đông bên ngoài.

+ Rã đông bằng lò vi sóng.

(22)

HS, HS hăng hái tham gia xây dựng bài.

* Xem Clip hướng dẫn bảo quản thực phẩm đúng cách.

- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 25 / SGK.

- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng gây nên.

- Lắng nghe, ghi nhớ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

========================================

NS: 07 / 10 / 2021

NG: 13 / 10 / 2021 Thứ 4 ngày 13 tháng 10 năm 2021

LUYỆN TỪ - CÂU

CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam;

- Hs biết viết tên người, tên địa lí Việt Nam, địa chỉ gia đình theo đúng quy tắc viết hoa. Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2 mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3).

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

- GV: Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn bảng sơ đồ họ, tên riêng, tên đệm; phiếu học tập để làm bài tập 3; bản đồ địa phương, Bản đồ VN.

- Phiếu kẻ sẵn 2 cột : tên người, tên địa phương.

- HS: vở BT, bút, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5p)

-T/c lớp chơi Trò chơi

- GV kết nối bài học: Để giúp các em hiểu được quy tắc viết hoa và viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam, cô cùng các em tìm hiểu qua bài: Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

2.HĐ Hình thành kiến thức mới: (12p) a. Nhận xét:

- Trò chơi: Truyền điện

+Cách chơi: lấy ví dụ về danh từ riêng - LP điều hành lớp chơi

- HS nêu yêu cầu phần nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu

+ Phần nhận xét yêu cầu gì? + Hãy nhận xét về cách viết những tên riêng sau đây:

a. Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn

(23)

Thụ, Nguyễn Thị Minh khai.

b. Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.

+ Em biết gì về các tên riêng này?

+ Em có nhận xét gì về cách viết tên người và tên địa lý?

a) Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.

b) Tên địa lí:

+ Trường Sơn – tên một dãy núi + Sóc Trăng – tên một tỉnh ở Nam Bộ + Vàm Cỏ Tây - tên một con sông ở Nam Bộ

+ Tên người và tên địa lý đều được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

+ Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng? + Mỗi tên riêng thường gồm 1, 2 hoặc 3 tiếng trở lên.

+ Mỗi tiếng cần được viết như thế nào? + Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng đó.

+ Qua VD trên em hãy cho biết khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần phải viết như thế nào?

+ Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó.

b. Ghi nhớ:

+ Qua bài tập cần ghi nhớ điều gì? * Ghi nhớ: SGK – 68 - 2 HS đọc.

- Yêu cầu HS lấy VD:

- Gọi 1 HS lên bảng viết 3 tên người? + VD: Hoàn Hiểu Minh, Nguyễn Thúy Ngân, Đàm Gia Phú.

- Gọi 1 HS lên bảng viết 3 tên địa lý? + VD: Hà Nội; Quảng Ninh; thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tên người Việt Nam thường gồm những thành phần nào?

+ Tên người Việt Nam thường gồm:

Họ, tên đệm (tên lót), tên riêng.

+ Khi ta viết cần chú ý điều gì? + Chú ý phải viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận của tên người.

- 1 HS chỉ và nêu các thành phần của tên người Việt Nam.

+ Họ: Đàm.

+ Tên đệm (tên lót): Gia.

+ Tên riêng: Phú.

3. Hoạt động thực hành: 18’

Bài 1: 6’

- HS đọc nội dung và yêu cầu bài 1. - 2 HS đọc.

+ Yêu cầu là gì?

+ Khi viết địa chỉ gia đình em, ta cần viết như thế nào?

+ Viết tên, địa chỉ gia đình em.

+ Khi viết địa chỉ gia đình, ta cần viết theo thứ tự: số nhà, tổ, khu, phường, thành phố, tỉnh của gia đình mình.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Báo cáo kết quả - Nhận xét

VD:

+ Họ và tên: Đàm Gia Phú

+ Địa chỉ: Số nhà 50, tổ 2, khu Hoàng Thạch, phường Cẩm Thạch, thành phố

(24)

Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

+ Vì sao phải viết hoa những tiếng: Đàm Gia Phú, Hoàng Thạch, Cẩm Thạch, Cẩm Phả, Quảng Ninh?

+ Tên người, tên địa lý Việt Nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

+ Vì sao không phải viết hoa những tiếng: khu, phường, thành phố, tỉnh?

+ Các từ: khu, phường, thành phố, tỉnh không viết hoa vì là danh từ chung.

Bài 2: 6’

- HS đọc nội dung và yêu cầu bài. - 2 em

+ Yêu cầu là gì? + Kể tên các phường xã nơi em ở

- HS làm bài vở - 1 HS làm bảng phụ.

- Trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung - GV chốt kết quả đúng

+ Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Tây, Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Phú, Mông Dương, Cửa Ông...

+ Em có nhận xét gì về tên các phường trong thành phố của mình?

+ Gia đình em ở phường nào?

+ Vì sao em viết hoa từ “Cẩm Thạch”?

+ Tên các phường của mình giống nhau đều có tiếng “Cẩm” đứng đầu. Đó là một nét riêng biệt về địa danh của thành phố ta.

+ Cẩm Thạch.

+ Vì là danh từ riêng chỉ địa danh.

Bài 3: 6’

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Em hiểu thế nào là “danh lam thắng cảnh”?

+ Em hiểu thế nào là “di tích lịch sử”?

+ Em ở tỉnh nào?

+ Em hãy nêu một vài huyện, thành phố, thị xã hoặc di tích lịch sử trong tỉnh mà em biết?

- Giới thiệu, cho HS quan sát bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh.

- Yêu cầu HS dựa vào bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh, làm bài trong nhóm và ghi vào phiếu thành 2 cột a và b.

- Gọi HS đọc bài – Nhận xét

+ Em hãy giới thiệu cho cả lớp nghe về địa danh em vừa tìm được?

- Viết tên và tìm trên bản đồ:

a. Các quận, huyện, thị xã ở tỉnh hoặc thành phố của em.

b. Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em.

+ Những cảnh đẹp hoặc chùa chiền nổi tiếng.

+ Danh lam thắng cảnh gắn với sự kiện lịch sử.

+ Tỉnh Quảng Ninh.

- HS nêu theo ý hiểu của mình.

- HS quan sát.

- HS làm bài theo nhóm 4 - HS đọc bài.

VD:

a) Các quận, huyện, thị xã ở tỉnh hoặc thành phố của em:

Thành phố Cẩm Phả, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

Trong không gian, hai đường thẳng được gọi là song song nhau nếu chúng đồng phẳng và không có điểm chung.. Phép quay biến đường thẳng thành một đường thẳng

- Chia lớp làm 3 tổ lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn mình bằng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học.. - Nhận xét,

c, Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học.Em yêu cầu(đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng

Những con vật như anh gọng vó, ả cua kềnh,… được tác giả nhân hóa và miêu tả vô cùng sinh động, gợi cảm.. Nghe- viết Một chuyến đi (từ đầu đến

[r]

Cách chơi: Cô sẽ đưa ra 1 câu hỏi, em nào trả lời đúng sẽ được đưa ra câu hỏi khác để đố. bạn, bạn nào trảlời đúng được tuyên dương, bạn nào trả

Tìm những con vật khác ngoài con đom đóm được gọi và tả như người (nhân hóa), viết vào chỗ trống trong bảng sau::!. Tên các