• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tìm số hạt mỗi loại của X ? b

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tìm số hạt mỗi loại của X ? b"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG: THPT BÌNH CHÁNH TỔ: HÓA HỌC

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA KHỐI 10 Dạng 1: Toán hạt trong nguyên tử

Bài 1: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Canxi là 60, số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện dương.

a. Tính số proton , nơtron , electron , số khối của canxi.

b. Viết kí hiệu hoá học của nguyên tử canxi

Bài 2: Nguyên tử nguyên tố B có tổng các loại hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt mang điện âm ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt.

a. Tìm số khối của B.

b. Số đơn vị điện tích hạt nhân và điện tích hạt nhân của nguyên tử B là bao nhiêu ?

Bài 3: Nguyên tử nguyên tố D có tổng các loại hạt cơ bản là 115, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Tìm số khối và điện tích hạt nhân của D.

Bài 4: Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt cơ bản là 40, trong đó số hạt mang điện dương ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt.

a. Tìm số khối và điện tích hạt nhân của X.

b. X sẽ tạo thành ion dương hay ion âm ? Viết quá trình hình thành ion tương ứng từ X ?

Bài 5: Tổng số hạt cơ bản của một nguyên tử X là 48 , số hạt không mang điện bằng 50% số hạt mang điện . a. Tìm số hạt mỗi loại của X ?

b. Tìm vị trí của X trong bảng HTTH , giải thích ? Dạng 2: Viết cấu hình, xác định vị trí, tính chất Bài 1 : Cho Mg có Z = 12

a. viết cấu hình e của Mg ?

b. Xác định vị trí của Mg trong BTH , giải thích ? c. Viết cấu hình electron của Mg2+ ?

Bài 2: Cho Cl có Z = 17

a. viết cấu hình e của Cl ?

b. Cho biết tính chất của Clo ( kim loại, phi kim , khí hiếm ) , giải thích ? c. Viết cấu hình electron của Cl- ?

Bài 3: Biết K có điện tích hạt nhân là 19+

a. Xác định vị trí của K trong bảng tuần hoàn ? giải thích ?

b. Cho biết K có khuynh hướng nhường hay nhận e. Viết cấu hình e của ion tạo thành tương ứng từ K Bài 4: Biết nguyên tử nguyên tố A có 13 hạt proton trong hạt nhân.

a. Viết cấu hình e của A. Xác định vị trí của A trong BTH , giải thích ?

b. A có khuynh hướng nhường hay nhận e. Viết cấu hình electron của ion tạo thành tương ứng từ A

(2)

Bài 5: X có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s2. Y có phân mức năng lượng cao nhất là 3p5 a. Viết cấu hình electron của X và Y

b. Xác định vị trí của X, Y trong BTH , giải thích ?

c. Viết cấu hình electron của các ion được tạo thành từ X và Y.

d. Giải thích sự hình thành liên kết tạo thành giữa 2 nguyên tử X và Y.

Dạng 3: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử: NaCl, K2O, CaCl2 , KCl, Na2O. Xác định điện hoá trị các nguyên tố trong các hợp chất tương ứng .

Dạng 4: Viết CTCT của các phân tử sau: HCl, NH3, N2, CO2, C2H2, CH4, C2H4, C2H6 .Xác định cộng hoá trị các nguyên tố trong các hợp chất tương ứng .

Dạng 5: Xác định số oxi hóa:

Bài 1. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất , ion tương ứng sau: KCl, FeS, BaO, Cu2O, Al2O3, NO2, Fe2+, Fe3+ Mg2+, SO42-, NO3-, CO2, NH3, K2Cr2O7, K2CrO4, KMnO4, K2MnO4, Na2SO3

Bài 2. Xác định số oxi hoá của lưu huỳnh, clo, mangan và nitơ trong các chất và ion sau:

a. H2S, S, H2SO3, H2SO4, SO2, SO3 , S2-, S, SO23, HSO4, HS-, SO42-. b. HCl, HClO, NaClO3, HClO4, ClO4- , ClO-, Cl2, Cl-

c. Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4 , MnO4-,

d. Của N: N2, N2O5, HNO2, N2O, NO, HNO3, NH4+, NO2, NO3-

Dạng 6: Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất khử, chất oxi hóa. Viết các quá trình oxi hóa, quá trình khử xảy ra:

a. Al + S → Al2S3

b. Fe + O2 → Fe3O4

c. Fe2O3 + CO →Fe + CO2

d. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O e. Ag + H2SO4đặc → Ag2SO4 + SO2 + H2O f. Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O g. Mg + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O h. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O i. Al + H2SO

to

⎯⎯→Al2(SO4)3 + S + H2O j. Al + H2SO

to

⎯⎯→Al2(SO4)3 + H2S + H2O k. Cu + HNO3đặc → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O l. Fe + H2SO4đặc → Fe2(SO4)3+ SO2 + H2O m. Fe + HNO3đặc Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

n. KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O o. MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

(3)

p. Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O

q. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O r. FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Dạng 7: Kim loại tác dụng với khí Clo

Bài 1: Cho 11,5g kim loại M thuộc nhóm IA phản ứng vừa đủ với 5,6 lít khí Clo (đkc).

a. Tìm tên kim loại

b. Tính khối lượng muối tạo thành

Bài 2: Cho 3,6g kim loại kiềm thổ M phản ứng vừa đủ với 2,016 lít khí Clo (đkc).

a. Tìm tên kim loại

b. Tính khối lượng muối tạo thành

Bài 3: Cho 1,6g kim loại M thuộc nhóm IIA phản ứng với khí Clo , sau phản ứng thu được 4,44g muối a. Tìm tên kim loại

b. Tính thể tích khí clo đã dùng (đkc)

Bài 4: Cho 1 kim loại M thuộc nhóm IA phản ứng với khí Clo cần vừa đủ 1,68 lít khí Clo (đkc) , sau phản ứng thu được 11,175g muối. Tìm tên kim loại

Bài 5: Cho 4,6 gam một kim loại kiềm tác dụng với clo dư, thu được 11,7 gam muối. Tìm tên kim loại kiềm ? Dạng 8: Tìm tên 2 nguyên tố

Bài 1: Hai nguyên tố A, B cùng nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp (MB > MA) . Tổng số hạt proton trong 2 nguyên tử A, B là 32.

a.Định tên 2 nguyên tố A, B.

b.Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

Bài 2: Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn (MY > MX) và có tổng số proton bằng 27.

a.Tìm tên X, Y

b.Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

Bài 3: A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn (MB > MA). Tổng số điện tích hạt nhân của chúng là 24.

a. Tìm tên A, B

b. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

Bài 4: A và B là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn(MB > MA). Tổng số proton của chúng là 25. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e của A, B.

Bài 5: A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn (MB > MA). Tổng số hạt mang điện của chúng là 48.

a. Tìm tên A, B

b. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

(4)

Bài 6: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một nhóm của bảng tuần hoàn (MY > MX), biết tổng số hạt proton của chúng là 30.

a. Tìm tên hai nguyên tố ?

b. cho 6,2 gam hỗn hợp hai kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 2 lit nước, thấy khối lượng bình phản ứng tăng so với trước phản ứng là 6 gam.

b.1.Tính %m từng kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.

b.2. Tính nồng C% các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

b.3. Tính CM các chất có trong dung dịch sau phản ứng ( Biết khối lượng riêng của nước = 1 (kg/ lit)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 4: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, electron, nơtron là 52; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạtA. Trong cấu hình electron

tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân.. tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt electron trong

Câu 15: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt proton, electron, nơtron bằng 115.. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không

Câu 16: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp s là 7 và lớp kế ngoài cùng có 8 electron.. Biết trong hạt nhân nguyên tử Y

Câu 8: Tổng số proton, electron và nơtron trong nguyên tử của nguyên tố A là 28 , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8.. Nguyên tử được tạo

Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tử của nguyên tố X là 40, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.. Viết cấu

* Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử xếp thành 1 hàng ngang và xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ( chu kì ). Cấu tạo

* Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn