• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIÁO TRÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GIÁO TRÌNH"

Copied!
113
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ BRVT

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTCN ngày tháng năm của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR – VT)

Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2020

(2)

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên nghề Kế toán doanh nghiệp trong trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu. Chúng tôi đã thực hiện biên soạn tài liệu Thống kê doanh nghiệp này.

Tài liệu được biên soạn thuộc giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập, lưu hành nội bộ trong nhà trường nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

(3)

LỜI GIỚI THIỆU

Trong số các công cụ trợ giúp đắc lực cho công việc của các nhà nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp, các doanh nhân… phải kể đến thông tin thống kê về các mặt hoạt động của doanh nghiệp và phương pháp xử lý các thông tin đó.

Giáo trình Thống kê doanh nghiệp được biên soạn theo chủ trương đổi mới nội dung, chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa Vũng Tàu, nhằm trang bị những kiến thức thống kê chuyên ngành cơ bản, hiện đại cần thiết cho sinh viên chuyên ngành kinh tế. Lần này “Giáo trình Thống kê doanh nghiệp được biên soạn trên cơ sở tiếp thu những nội dung và kinh nghiệm giảng dạy môn Thống kê doanh nghiệp trong nhiều năm qua và yêu cầu ứng dụng trong quản lý kinh tế theo xu hướng hội nhập.

Giáo trình biên soạn lần này có nhiều thay đổi, nhằm phục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh viên.

Trong qua trình biên soạn giáo trình, tác giả đã cố gắng cập nhật thông tin mới, đồng thời tham khảo nhiều giáo trình khác, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, các anh chị đồng nghiệp và các bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn.

Nội dung giáo trình gồm:

Bài 1: Những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp.

Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê.

Bài 3: Phân tích dãy số thời gian và chỉ số thống kê.

Bài 4: Thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

Bài 5: Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Bài 6: Thống kê lao động trong doanh nghiệp.

Bài 7: Thống kê giá thành sản xuất của doanh nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn

1. Lương Thị Kim Tuyến – Chủ biên

(4)

MỤC LỤC

Trang

LỜI GIỚI THIỆU...1

BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP...9

1. Những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp...9

1.1. Một số vấn đề chung về Thống kê học...9

1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học...9

1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học...10

1.1.3. Cơ sở lý luận của thống kê học...11

1.1.4. Cơ sở phương pháp luận của thống kê học...11

1.1.5. Nhiệm vụ của thống kê học...12

1.1.6. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học...12

1.2. Một số vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp...15

1.2.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp...15

1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp...16

1.2.3. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp...16

2. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp...16

2.1. Khái niệm và vai trò của thông tin thống kê...16

2.2. Loại thông tin và nguồn thông tin phục vụ quản lý của doanh nghiệp...17

BÀI 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ...20

1. Điều tra thống kê...20

1.1. Khái niệm chung về điều tra thống kê...20

1.2. Các loại điều tra thống kê...21

1.2.1. Điều tra thường xuyên:...21

1.2.2. Điều tra không thường xuyên:...22

1.2.3. Điều tra toàn bộ:...22

1.2.4. Điều tra không toàn bộ:...22

1.3. Các phương pháp điều tra thống kê...24

1.3.1. Phương pháp trực tiếp:...24

1.3.2. Phương pháp gián tiếp:...25

2. Tổng hợp thống kê...27

2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê...27

2.2. Phương pháp tổng hợp thống kê...28

3. Phân tích thống kê...35

3.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích thống kê...35

3.2. Các bước tiến hành phân tích thống kê...36

3.3. Các chỉ tiêu phân tích thống kê...36

(5)

3.3.1. Chỉ tiêu số tuyệt đối...37

3.3.2. Chỉ tiêu số tương đối...39

3.3.3. Chỉ tiêu số bình quân...45

BÀI 3: PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN VÀ CHỈ SỐ THỐNG KÊ...53

1. Dãy số thời gian...53

1.1. Khái niệm chung về dãy số thời gian...53

1.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian...54

2. Chỉ số thống kê...57

2.1. Khái niệm...57

2.2. Phân loại chỉ số...58

3. Hệ thống chỉ số...61

3.1. Khái niệm và cấu thành hệ thống chỉ số...61

3.2. Hệ thống chỉ số tổng hợp...62

3.3. Hệ thống chỉ số bình quân...64

BÀI 4: THỐNG KÊ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP...68

1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất...68

1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ...68

1.2. Phân loại nguyên vật liệu...70

2. Thống kê theo dõi tình hình cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục...71

2.1. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu...71

2.1.1. Thống kê tính đầy đủ về mặt số lượng của việc cung cấp nguyên vật liệu...71

2.1.2. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu theo chủng loại...73

2.1.3. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu về tính đồng bộ...73

2.1.4. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu về mặt chất lượng...73

2.1.5. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu về tính kịp thời:...74

2.2. Thống kê tình hình dự trữ nguyên vật liệu...74

2.2.1. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên...74

2.2.2. Chỉ tiêu lượng dự trữ vật liệu bảo hiểm cho sản xuất...75

2.2.3. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ theo thời vụ...75

3. Thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu...76

3.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu...76

3.1.1. Chỉ tiêu khối lượng nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ...76

3.1.2. Chỉ tiêu giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ...77

3.2. Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng tổng khối lượng nguyên vật liệu...77

3.2.1. Kiểm tra tình hình sử dụng tổng khối lượng nguyên vật liệu...77

(6)

3.3. Phân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị...83

3.3.1. Trường hợp sử dụng 1 loại NVL để sản xuất 1 loại sản phẩm...83

3.3.2. Trường hợp sử dụng 1 loại NVL để sản xuất nhiều loại sản phẩm...83

3.3.3. Trường hợp sử dụng nhiều loại NVL để sản xuất một loại sản phẩm...84

BÀI 5: THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP...87

1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp...87

1.1. Khái niệm, phân loại tài sản cố định...87

1.1.1. Khái niệm:...87

1.1.2. Phân loại...88

1.2. Ý nghĩa của thống kê tài sản cố định...90

1.3. Nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định...90

2. Phương pháp đánh giá tài sản cố định...90

2.1. Các loại giá dùng để đánh giá tài sản cố định...90

2.2. Các cách đánh giá tài sản cố định...92

3. Thống kê số lượng và sự biến động của tài sản cố định...92

3.1. Thống kê số lượng tài sản cố định...92

3.2. Thống kê kết cấu tài sản cố định...94

3.3. Thống kê hiện trạng tài sản cố định...94

3.4. Thống kê tình hình biến động và hiệu quả sử dụng tài sản cố định...95

BÀI 6: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP...99

1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp...99

1.1. Ý nghĩa:...99

1.2. Nhiệm vụ:...100

2. Thống kê số lượng và biến động số lượng lao động trong doanh nghiệp...100

2.1. Khái niệm và phân loại số lượng lao động trong doanh nghiệp...100

2.2. Phương pháp tính số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp...102

2.3. Thống kê biến động số lượng lao động...103

3. Thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động trong doanh nghiệp...104

3.1. Phương pháp kiểm tra giản đơn...104

3.2. Phương pháp kiểm tra có liên hệ với kết quả sản xuất...104

BÀI 7: THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP...108

1. Một số vấn đề chung về chỉ tiêu giá thành của doanh nghiệp...108

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành...108

1.2. Tác dụng của giá thành sản xuất trong hoạt động quản lý doanh nghiệp...109

1.3. Các loại chỉ tiêu giá thành...109

2. Phân tích thống kê chỉ tiêu giá thành sản xuất của doanh nghiệp...109

(7)

2.1. Phân tích tình hình hoàn thành thành kế hoạch chỉ tiêu giá thành...109 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành bình quân...111 2.3. Phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. . .111 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN...114 TÀI LIỆU THAM KHẢO...115

(8)

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thống kê doanh nghiệp

Mã mô đun: MĐ19

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:

- Vị trí: Mô đun Thống kê doanh nghiệp được bố trí giảng dạy sau mô đun Kế toán thanh toán; Kế toán kho; Kế toán tài sản cố định, công cụ; Kế toán tiền lương;

Kế toán giá thành; Kế toán bán hàng; Kế toán khách sạn, nhà hàng và học trước mô đun Thực hành kế toán; Thực tập doanh nghiệp.

- Tính chất: Mô đun cung cấp những kiến thức cơ bản về thống kê các hiện tượng kinh tế - xã hội, cung cấp hệ thống các phương pháp phân tích làm cơ sở cho dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai, từ đó giúp cho việc điều hành, ra các quyết định của doanh nghiệp.

- Ý nghĩa và vai trò: Môn học Thống kê doanh nghiệp là công cụ trợ giúp đắc lực cho công việc thu thập và xử lý thông tin thống kê của các nhà nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp.

Mục tiêu của mô đun:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được những khái niệm cơ bản trong thống kê học và thống kê doanh nghiệp.

+ Trình bày được quá trình nghiên cứu thống kê trong doanh nghiệp, từ khâu thu thập, tổng hợp đến xử lý và phân tích dữ liệu.

+ Trình bày được các bước tiến hành và các chỉ tiêu phân tích thống kê.

+ Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của dãy số thời gian và chỉ số thống kê + Trình bày được phương pháp tính chỉ số thống kê

+ Trình bày được ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

+ Trình bày được nội dung , phương pháp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

(9)

+ Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp.

+ Trình bày được phương pháp tính và ý nghĩa của từng chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp.

+ Trình bày được nội dung, phương pháp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp.

+ Trình bày được khái niệm ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê giá thành sản phẩm.

+ Trình bày được các phương pháp phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.

- Về kỹ năng:

+ Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp.

+ Thực hiện được các bước trong quá trình nghiên cứu thống kê.

+ Phân tích được mức độ và sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội.

+ Phân tích được các chỉ tiêu của dãy số thời gian và chỉ số thống kê

+ Phân tích được các chỉ tiêu thống kê nguyên vật liệu và đánh giá được tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

+ Phân tích được các chỉ tiêu thống kê tài sản cố định và đánh giá được tình hình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp

+ Phân tích được các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động và đánh giá được tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp

+ Phân tích được các chỉ tiêu thống kê giá thành sản phẩm và mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Nhiệt tình, tự tin, có tinh thần trách nhiệm với công việc.

+ Chủ động, độc lập trong công việc.

+ Chịu sự chỉ đạo của cấp quản lý trực tiếp và tham mưu cho cấp quản lý khi cần thiết.

+ Cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác khi thống kê số liệu.

Nội dung của mô đun:

(10)

BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP Mã bài: 19.1

Giới thiệu:

Thống kê đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ việc xác định thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ gia tăng dân số, nhà ở, trang bị cơ sở vật chất trường học, y tế… của một quốc gia.

Thống kê luôn giữ một vị trí trung tâm trong hầu hết mọi lĩnh vực như Công nghiệp, Thương mại, Vật lý, Hóa học, Kinh tế, Toán học, Sinh học, Tâm lý học, Văn học, ... phạm vi áp dụng các số liệu thống kê là rất rộng.

Trong kinh doanh, thống kê cũng có một vị thế to lớn, quyết định vì nó cung cấp cơ sở định lượng đi đến quyết định trong tất cả các vấn đề kết nối với các hoạt động kinh doanh. Thống kê được xem như là một công cụ quản lý để đánh giá hiệu suất của máy móc và nhân viên. Nó cũng cho phép các doanh nhân để đánh giá hiệu quả của các phương thức sản xuất mới bằng cách nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí và phương thức sản xuất.

Mục tiêu:

- Trình bày được những khái niệm cơ bản trong thống kê học và thống kê doanh nghiệp.

- Trình bày được vai trò của thông tin thống kê trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trình bày được cơ sở lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp.

- Phân tích được các đối tượng, phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi thống kê số liệu.

Nội dung:

1. Những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp 1.1. Một số vấn đề chung về Thống kê học

1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học

Thống kê học là 1 môn khoa học xã hội, xuất hiện trong thời tiền cổ đại (hàng nghìn năm về trước) và có quá trình phát triển lâu dài, từ đơn giản đến phức tạp.

(11)

Tính thống kê ở thời chiếm hữu nô lệ chưa rõ rệt, chỉ là những ghi chép công việc đơn giản, ở phạm vi nhỏ hẹp như ghi chép về số dân, súc vật, nô lệ…

Thống kê dưới chế độ phong kiến phát triển hơn ở các quốc gia Châu Á, Châu Âu: phạm vi rộng hơn, nội dung rõ rệt hơn (việc ghi chép thu thuế, đăng ký dân số, tài sản, bắt đi lính) nhưng còn mang tính tự phát, chưa đúc kết thành lý luận và chưa trở thành một môn khoa học độc lập.

Cuối thế kỷ XVII với sự ra đời của phương thức Sản xuất tư bản chủ nghĩa (nền kinh tế hàng hóa), thống kê phát triển nhanh chóng ở nhiều vấn đề (thông tin về thị trường, giá cả, sản xuất, nguyên vật liệu, lao động, dân số…) đã được đúc kết thành lý luận. Nhiều ấn phẩm về lĩnh vực này được sản xuất và thống kê cũng được đưa vào giảng dạy:

+ Năm 1660, Côngrinh đã giảng dạy phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể.

+ Năm 1682, William Petty đã xuất bản “Số học chính trị” và được C.Mark mệnh danh là người sáng lập ra môn thống kê học.

+ Năm 1975, G.Achenwall – giáo sư đại học Đức - lần đầu tiên dùng từ

“Thống kê”.

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, thống kê phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Viện Thống kê và nó đã trở thành 1 môn khoa học độc lập với sự ra đời của môn Lý thuyết xác suất và Thống kê toán.

Ngày nay, thống kê phát triển và hoàn thiện hơn về phương pháp luận, và trở thành công cụ quan trọng trong mọi lĩnh vực để nhận thức xã hội và cải tạo xã hội:

nghiên cứu tính quy luật về lượng của các hiện tượng, các con số thống kê giúp kiểm tra, đánh giá các chương trình, kế hoạch và đinh hướng phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin thống kê trung thực, khách quan cho cấp quản lý từ vĩ mô đến vi mô.

1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học

Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn, trong điều kiện không gian và địa điểm cụ thể.

(12)

Thống kê học không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng mà thông qua biểu hiện về mặt lượng bằng cách sử dụng là các con số về quy mô, kết cấu, quan hệ so sánh, tốc độ phát triển… để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của các hiện tượng. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất và lượng là 2 mặt không thể tách rời, chất nào lượng đó và ngược lại. Do đó, nghiên cứu về mặt lượng của hiện tượng sẽ giúp ta nhận thức được mặt chất của nó. Vì vậy, số liệu của thống kê là những con số có ý nghĩa kinh tế, chính trị hoặc xã hội nhất định, chứ không phải là những con số trừu tượng, mang tính số học thuần túy.

Thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn vì nếu nghiên cứu trên một số ít các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thì các con số thống kê tính ra khó có thể phản ánh được bản chất và tính quy luật của hiện tượng. Nhưng không có nghĩa là bỏ qua việc nghiên cứu các hiện tượng cá biệt do hiện tượng số lớn và cá biệt có mối quan hệ biện chứng: số lớn được tổng hợp từ cá biệt, tổng hợp các biệt sẽ tìm ra quy luật, bản chất số lớn.

Trong những điều kiện lịch sử khác nhau, hiện tượng nghiên cứu sẽ có đặc điểm về chất và biểu hiện về lượng không giống nhau, vì vậy khi sử dụng các tài liệu thống kê phải chú ý đến điều kiện lịch sử cụ thể của nó.

1.1.3. Cơ sở lý luận của thống kê học Thống kê học lấy:

- Chủ nghĩa Mác – Lênin;

- Kinh tế chính trị học;

- Chủ nghĩa duy vật lịch sử;

làm cơ sở lý luận vì những môn này có khả năng:

+ Giải Thích rõ ràng và đầy đủ nhất các khái niệm, các phạm trù kinh tế - xã hội;

+ Vạch rõ mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại giữa các hiện tượng.

Trong đó, Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguyên lý quan trọng bậc nhất, quyết định tính chất khoa học và chính xác của thống kê học, nhưng vẫn phải dựa vào kinh tế học thị trường bởi sự xuất hiện nhiều chỉ tiêu kinh tế mới mẻ.

1.1.4. Cơ sở phương pháp luận của thống kê học

(13)

Thống kê học lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận. Cụ thể:

- Giai đoạn điều tra thống kê: để thu thập các tài liệu ban đầu 1 cách chính xác, kịp thời và đầy đủ nên sử dụng nhiều hình thức tổ chức, nhiều loại và phương pháp điều tra khác nhau.

- Giai đoạn tổng hợp thống kê: nhằm chỉnh lý và hệ thống hóa các tài liệu ban đầu nhằm tìm ra đặc trưng cơ bản của hiện tượng nghiên cứu. Giai đoạn này sử dụng phương pháp phân tổ có sự khác nhau về tính chất do hiện tượng nghiên cứu phức tạp.

- Giai đoạn phân tích thống kê: vạch rõ nội dung cơ bản của các tài liệu đã được chỉnh lý nhằm giải đáp các yêu cầu đề ra, cụ thể: xác định mức độ, trình độ và xu hướng biến động, mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ và tính chất, dự báo mức độ tương lai của hiện tượng.

1.1.5. Nhiệm vụ của thống kê học

- Phục vụ cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.

- Chỉ đạo và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.

- Tổng hợp tình hình hoàn thành kế hoạch.

- Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống hạch toán kinh tế quốc dân thống nhất.

1.1.6. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học a) Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể:

Tổng thể thống kê:

Khái niệm:

Tổng thể thống kê là một đối tượng nghiên cứu cụ thể thuộc hiện tượng kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm những đơn vị cá biệt được kết hợp với nhau trên cơ sở 1 hay 1 số đặc điểm, đặc trưng chung được đề cập quan sát, phân tích mặt số lượng của chúng nhằm rút ra những nhận định, kết luận về đặc trưng chung, bản chất chung của tổng thể hiện tượng nghiên cứu.

Ví dụ: Tổng dân số, tổng số nhân khẩu trong hộ gia đình.

Phân loại:

- Căn cứ vào mức độ biểu hiện của tổng thể: có 02 loại

(14)

+ Tổng thể bộc lộ: các đơn vị tổng thể được biểu hiện rõ ràng, dễ xác định.

Ví dụ: số học sinh của 1 lớp, số nhân khẩu của 1 địa phương.

+ Tổng thể tiềm ẩn: không thể nhận biết các đơn vị của tổng thể 1 cách trực tiếp, ranh giới không rõ ràng.

Ví dụ: số người mê tín dị đoan.

- Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của tổng thể: có 02 loại

+ Tổng thể đồng nhất: tập hợp các đơn vị giống nhau hoặc gần giống nhau về đặc điểm, đặc trưng cơ bản.

Ví dụ: số học sinh yếu của 1 lớp

+ Tổng thể không đồng nhất: các đơn vị khác nhau về đặc điểm, đặc trưng, loại hình.

Ví dụ: tình hình học tập của 1 lớp: học sinh có lực học khác nhau; hành khách trên 1 chuyến xe.

- Căn cứ vào phạm vi biểu hiện của tổng thể: có 02 loại

+ Tổng thể chung: các đơn vị thuộc cùng 1 phạm vi nghiên cứu.

Ví dụ: danh sách lớp CD12KT2 là 18 sinh viên

+ Tổng thể bộ phận: 1 bộ phận đơn vị trong tổng thể chung có cùng tiêu thức nghiên cứu.

Ví dụ: Danh sách 1 tổ của lớp CD12KT2 là 4 sinh viên

Đơn vị tổng thể:

- Đơn vị tổng thể là những phần tử cấu thành hiện tượng, nó mang đầy đủ các đặc trưng chung nhất của tổng thể và cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng.

Ví dụ: Trang là sinh viên lớp CD12KT2

- Đơn vị tổng thể có đơn vị tính toán giống đơn vị tính toán của tổng thể thống kê. Do đó phải xác định đơn vị tổng thể cấu thành tổng thể thống kê dựa trên sự phân tích về mặt lý luận, mục đích, yêu cầu nghiên cứu của từng trường hợp cụ thể.

(15)

Trong thực tế, nhiều khi ranh giới của tổng thể còn mập mờ nên cần phải quy ước 1 số loại đơn vị nào đó được đưa vào tổng thể, còn 1 số khác không được xem là đơn vị của tổng thể.

b) Tiêu thức thống kê

 Tiêu thức thống kê là các đặc điểm cơ bản nhất của đơn vị tổng thể. Ví dụ:

nghiên cứu về lớp CD12KT2 phải nghiên cứu nơi sinh, giới tính, độ tuổi….

 Khi nghiên cứu tổng thể thống kê, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu chọn ra 1 tiêu thức để thu thập thông tin ban đầu.

 Tiêu thức thống kê được phân thành các loại:

- Tiêu thức thuộc tính: là tiêu thức phản ánh tính chất hay loại hình của đơn vị tổng thể, không biểu hiện trực tiếp bằng các con số.

Ví dụ: tiêu thức giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, dân tộc, tôn giáo…

là các tiêu thức thuộc tính.

- Tiêu thức số lượng: là tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng con số. Bao gồm:

+ Lượng biến rời rạc: là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó là hữu hạn hay vô hạn đếm được.

Ví dụ: số công nhân trong một doanh nghiệp, số sản phẩm sản xuất trong một ngày của một phân xưởng…

+ Lượng biến liên tục: là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó có thể lấp kín cả một khoảng trên trục số.

Ví dụ: trọng lượng, chiều cao của sinh viên; năng suất của một loại cây trồng…

- Tiêu thức nguyên nhân: là tiêu thức tác động tạo ra kết quả theo quy luật biến động thuận hoặc nghịch.

Ví dụ: năng suất làm việc của công nhân…

- Tiêu thức kết quả: là tiêu thức chịu tác động của tiêu thức nguyên nhân Ví dụ: giá thành sản phẩm.

- Tiêu thức thời gian: là tiêu thức biểu hiện độ dài thời gian nghiên cứu.

Ví dụ: giờ, ngày, tháng, năm.

- Tiêu thức không gian: là tiêu thức địa điểm, địa phương giúp phân tích sự phân phối về mặt lãnh thổ của đơn vị tổng thể.

(16)

c) Chỉ tiêu thống kê

- Khoản 3, điều 3, chương 1 Luật Thống kê 2006: “Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể”.

- Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gồm các thành phần:

+ Khái niệm: bao gồm định nghĩa và giới hạn về thuộc tính.

+ Thời gian, không gian

+ Mức độ của chỉ tiêu: các thang đo khác nhau phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng nghiên cứu

+ Đơn vị tính của chỉ tiêu

Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 là 5,32%

+ Khái niệm (mặt chất): tốc độ tăng trưởng GDP + Thời gian, không gian: năm 2009, Việt Nam.

+ Mức độ của chỉ tiêu: 5,32.

+ Đơn vị tính của chỉ tiêu: %

- Căn cứ vào nội dung, chỉ tiêu thống kê gồm:

+ Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện các tính chất, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể.

Ví dụ: giá bán đơn vị sản phẩm, tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ…

+ Chỉ tiêu số lượng: biểu hiện quy mô, khối lượng của tổng thể.

Ví dụ: số lượng sản phẩm tiêu thụ.

1.2. Một số vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp

Thống kê doanh nghiệp là một bộ phận của thống kê học, nó nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế số lớn trong phạm vi doanh nghiệp và ngoài phạm vi doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng thời gian nhất định.

(17)

Thống kê doanh nghiệp là một trong những công cụ quản lý sắc bén, có hiệu lực về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp. Thống kê doanh nghiệp cung cấp những thông tin làm căn cứ đánh giá, nhận định tình hình để cấp quản lý lựa chọn hành động và đưa ra quyết định đúng đắn về phương hướng phát triển của doanh nghiệp.

1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp là mặt lượng gắn liền với mặt chất của các hiện tượng và sự kiện xảy ra trong phạm vi doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng thời kỳ nghiên cứu nhất định.

Thông qua biểu hiện bằng số lượng trên phạm vi số lớn người ta rút ra được tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ, khi xem xét số liệu về thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp qua các tháng trong năm và qua các năm có thể thấy được doanh nghiệp làm ăn tốt lên hay kém đi.

1.2.3. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp

Thống kê doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu dưới đây:

- Thống kê và phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ sở vật chất, vốn, lao động, nguyên vật liệu trong kinh doanh sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

- Thống kê và phân tích giá thành, hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

- Thống kê và phân tích hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Thống kê và phân tích lựa chọn quyết định đúng đắn cho hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt và lâu dài.

Các nhiệm vụ trên đây cũng chính là nội dung đề cập nghiên cứu trong giáo trình thống kê doanh nghiệp.

2. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp 2.1. Khái niệm và vai trò của thông tin thống kê

Thông tin thống kê là những tin tức, các tư liệu được biểu hiện bằng con số hoặc bằng lời văn mô tả chân thực các hiện tượng kinh tế - xã hội mà con người cần biết để ra quyết định hành động nhằm đạt kết quả tối ưu mà họ mong muốn.

(18)

Thông tin thống kê luôn gắn với quá trình quản lý và ra quyết định đối với mọi cấp quản lý. Bởi vì, trong quản lý và ra quyết định đòi hỏi phải nắm được thông tin về hiện tượng kinh tế - xã hội có liên quan một cách chính xác. Để theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, lỗ hoặc lãi trong sản xuất kinh doanh… đều thể hiện quả các thông tin thống kê. Việc ghi chép mọi hoạt động sản xuất, chi phí các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra được gọi là ghi chép ban đầu, đây là nguồn cung cấp thông tin ban đầu của thống kê.

Muốn có được quyết định thành lập, doanh nghiệp cần phải có những thông tin làm căn cứ xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật như: những thông tin về ý nghĩa tác dụng của sản phẩm, của kết quả dịch vụ đối với nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng cho cá nhân và cho xã hội; những thông tin được lượng hóa bằng con số thống kê cụ thể về nhu cầu trước mắt, lâu dài và thời gian có thể tồn tại của sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại.

Trong cơ chế thị trường, quan hệ cạnh tranh sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải có trong tay những thông tin về khả năng kinh doanh, sự chiếm lĩnh thị trường của đối thủ cạnh tranh và của chính bản thân doanh nghiệp trước để có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh.

Những thông tin về quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, về nguồn sản phẩm, về nhu cầu và tình hình tiêu thụ sản phẩm hiện tại và tương lai; Những thông tin về cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, lao động, nguyên vật liệu cho việc hình thành và phát triển của doanh nghiệp; Những thông tin về chi phí, doanh thu, dự tính mức lời, khả năng thanh toán nợ và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp…

là căn cứ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Tất cả những thông tin cần thiết trên đây đều do Thống kê doanh nghiệp cung cấp.

2.2. Loại thông tin và nguồn thông tin phục vụ quản lý của doanh nghiệp a) Xét về cách biểu hiện: người ta chia thông tin của doanh nghiệp thành hai loại: thông tin định tính và thông tin định lượng.

(19)

- Thông tin định tính là các thông tin không biểu hiện bằng con số mà chỉ mang tính cảm nhận, như: chất lượng sản phẩm tăng lên hay giảm đi, uy tín của DN được nâng cao hay suy giảm, tinh thần thi đua của NLĐ như thế nào…

- Thông tin định lượng là các thông tin biểu hiện bằng con số: số lao động của doanh nghiệp ngày đầu tháng có bao nhiêu người, doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong tháng đạt bao nhiêu tỷ đồng…

b) Xét về nội dung thông tin: người ta chia thông tin mà doanh nghiệp cần thu thập thành các loại như:

- Thông tin về chính sách của nhà nước: chính sách thuế, bảo vệ môi trường..

- Thông tin liên quan đến nguồn cung, giá cả, chất lượng các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các thông tin liên quan đến tiêu thụ sản phẩm.

- Các thông tin về xã hội như dân số, lao động việc làm, đời sống dân cư…

- Các thông tin về điều kiện tự nhiên liên quan đến huy động nguồn lực cho sản xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

c) Để có thông tin phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp, người ta có thể thu thập thông tin từ hai nguồn:

- Nguồn thông tin tự thu thập:

+ Nguồn thông tin bên trong: tổ chức ghi chép hoặc điều tra thống kê

+ Nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp: tổ chức mạng lưới thông tin kịp thời, đáng tin cậy để thu thập thông tin bằng cách điều tra thống kê, mua lại thông tin của các cơ quan có liên quan.

- Nguồn thông tin sẵn có: các thông tin lan truyền trên thông tin đại chúng:

thông tin quảng cáo, sách, báo, truyền hình…

Phương pháp thu thập thông tin: trực tiếp hoặc gián tiếp.

(20)

CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1.1: Khái niệm và sự ra đời của hoạt động thống kê ? Vai trò của thống kê trong quản lý kinh tế?

Câu 1.2: Nêu các khái niệm thường dùng trong thống kê học?

Câu 1.3: Thông tin thống kê là gì? Nhiệm vụ công tác thông tin trong thống kê.

Câu 1.4: Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của thống kê DN?

Câu 1.5: Hãy chọn đáp án đúng nhât

(1). Ai là người được C.Mác mệnh danh là người sáng lập ra môn Thống kê học

A. William Petty B. Côngrinh C. G.Achenwall

D. Cả 3 đều đúng E. Cả 3 đều sai (2). Ai là người đầu tiên sử dụng từ “Thống kê"

A. William Petty B. Côngrinh C. G.Achenwall

D. Cả 3 đều đúng E. Cả 3 đều sai

(3). Đối tượng nghiên cứu của thống kê học không bao gồm?

A. Nghiên cứu trên số lớn B. Trực tiếp mặt lượng C. Trực tiếp mặt chất D. Điều kiện lịch sử cụ thể

(4). Trong cơ sở lý luận của Thống kê học, cơ sở nào là quan trọng bậc nhất, quyết định tính chất khoa học và chính xác của thống kê học

A. Chủ nghĩa Mác - Lênin B. Kinh tế chính trị học

C. Chủ nghĩa duy vật lịch sử D. Cả 3 đều đúng E. Cả 3 đều sai (5). Các đơn vị cá biệt cấu thành nên tổng thể thống kê được gọi là..

A. Chỉ tiêu thống kê B. Tiêu thức thống kê

C. Tổng thể thống kê D. Đơn vị tổng thể

(21)

BÀI 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ Mã bài: 19.2

Giới thiệu:

Quá trình nghiên cứu Thống kê bao gồm 03 giai đoạn: Điều tra thống kê, Tổng hợp thống kê và Phân tích thống kê. Mỗi giai đoạn có nội dung và phương pháp sử dụng thích hợp.

Mục tiêu

- Trình bày được các loại điều tra thống kê và phân biệt được các loại điều tra thống kê.

- Trình bày được các nội dung cơ bản của phương án điều tra thống kê.

- Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ của tổng hợp thống kê.

- Trình bày được vai trò của phân tổ trong nghiên cứu thống kê và các loại phân tổ thống kê.

- Trình được ý nghĩa, nhiệm vụ và các yêu cầu của phân tích thống kê.

- Xây dựng được bảng thống kê trình bày kết quả phân tổ.

- Xác định được các loại số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân cộng trong thống kê.

- Phân tích được mức độ và sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và tuân thủ các bước trong quá trình nghiên cứu thống kê.

Nội dung:

1. Điều tra thống kê

1.1. Khái niệm chung về điều tra thống kê a) Khái niệm:

Điều tra thống kê là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê.

Đó là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội để phục vụ cho những mục đích nhất định.

b) Ý nghĩa:

(22)

- Tài liệu điều tra thống kê là để thu thập được các tài liệu (số liệu), tài liệu điều tra chính xác (thông qua tổng hợp, phân tích và dự đoán) là:

+ Căn cứ tin cậy để đánh giá tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;

+ Biết được cụ thể tình hình tài nguyên, từ đó đề ra đường lối, chính sách kế hoạch, chương trình phát triển của doanh nghiệp.

- Tài liệu điều tra thống kê là cơ sở để tiến hành tổng hợp, phân tích và dự đoán thống kê: phải xác định đúng mục đích, đối tượng, phương pháp, thời điểm bắt đầu thực hiện, thời kỳ và thời điểm kết thúc điều tra.

c) Nhiệm vụ:

Điều tra thống kê có nhiệm vụ thu thập các tài liệu ban đầu về các đơn vị tổng thể, dùng làm căn cứ cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê (tổng hợp, phân tích, dự đoán thống kê). Số liệu thu được phải:

- Trung thực - Khách quan - Chính xác - Đầy đủ - Kịp thời

Ví dụ: giá gạo xuất khẩu nửa đầu năm 2008 lên tới gần 1.000 USD/tấn.

+ Nếu có đầy đủ thông tin về lượng gạo đang có trong dân và khả năng thu hoạch lúa năm 2008 một cách chính xác là trúng mùa lớn => quyết định ký Hợp đồng xuất khẩu nửa đầu 2008 thì sẽ thu được Lợi nhuận lớn.

+ Nếu để đến tháng 08/2008 mới xác định được lượng gạo có thể xuất khẩu, rồi mới tìm thị trường => mất cơ hội và giá có thể bị rớt từ 30 – 40%.

1.2. Các loại điều tra thống kê 1.2.1. Điều tra thường xuyên:

- Khái niệm: Là tiến hành thu thập tài liệu của các đơn vị tổng thể một cách thường xuyên.

- Đối tượng áp dụng: hiện tượng nghiên cứu có sự biến động liên tục.

- Nhược điểm: tốn kém chi phí và thời gian.

Ví dụ:

(23)

+ Thu thập, ghi chép tình hình biến động nhân khẩu của một địa phương (sinh, tử, đi, đến)

+ Trong phạm vi một doanh nghiệp việc theo dõi, ghi chép hằng ngày về số công nhân đi làm, số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ…

1.2.2. Điều tra không thường xuyên:

- Khái niệm: Là tiến hành thu thập thông tin của hiện tượng nghiên cứu khi thấy cần thiết.

- Đối tượng áp dụng: những hiện tượng nghiên cứu ít biến động, biến động chậm hoặc không cần theo dõi thường xuyên.

- Ưu điểm: cho kết quả nhanh, ít tốn kém

Ví dụ: Tổng điều tra dân số, tổng điều tra đất đai nông nghiệp…

1.2.3. Điều tra toàn bộ:

- Khái niệm: Là tiến hành thu thập thông tin trên tất cả các đơn vị của tổng thể.

Ví dụ: điều tra chất lượng sản phẩm - Ưu điểm: không có sai số lấy mẫu.

- Nhược điểm: tốn kém về chi phí và thời gian.

1.2.4. Điều tra không toàn bộ:

- Khái niệm: Là tiến hành thu thập thông tin từ một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung.

- Ưu điểm: tiết kiệm chi phí và thời gian điều tra, đi sâu nghiên cứu được nhiều mặt (nhiều chỉ tiêu) về hiện tượng nghiên cứu do số đơn vị chọn mẫu ít.

Ví dụ: chọn 1 mẫu nhỏ độ 100 lao động để điều tra thì có thể điều tra: giới tính, độ tuổi, thâm niên, sức khỏe… ảnh hưởng đến năng suất lao động.

Điều tra không toàn bộ gồm 03 loại:

a) Điều tra chọn mẫu: là loại điều tra thống kê không toàn bộ mà trong đó một số đơn vị được chọn ra đủ lớn (được gọi là mẫu) theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính đại diện cho tổng thể chung để điều tra thực tế và dựa vào kết quả điều tra được có thể tính toán suy rộng ra cho toàn bộ tổng thể chung.

Trong thực tế, có nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội không thể điều tra toàn bộ được, vì vậy phải chọn mẫu để thay thế cho điều tra toàn bộ.

(24)

Ví dụ 1: để xác định năng suất sản lượng cây trồng: không thể gặt, cân đong toàn bộ các hộ dân cư.

Để điều tra chọn mẫu phải tính quy mô mẫu với điều kiện biết trước xác suất tin cậy t và phạm vi sai số chọn mẫuε

Mục đích Chọn lặp (hoàn lại) Chọn không lặp Để suy rộng số bình quân

n≥t2σ2

ε2 n≥

t2σ2N ε2N+t2σ2 Để suy rộng tỷ lệ

n≥t2p(1−p)

ε2 n≥ t2p(1−p)N ε2N+t2p(1−p) Trong đó:

+ n: cỡ mẫu cần chọn để điều tra.

+ t: độ tin cậy theo xác suất: có 3 mức:

 t = 1: độ tin cậy 68,4% ( (t)=0,684 )

 t =2: độ tin cậy 95,4% ( 2φ(t)=0,954 )

 t = 3: độ tin cậy 99,7% ( (t)=0,997 ) + p: tỷ trọng của bộ phận nghiên cứu.

+ ε : phạm vi sai số chọn mẫu cho phép.

+ σ2 : phương sai.

Ví dụ 2: Công ty VLC có thường xuyên 4.000 lao động, tiến hành chọn mẫu vì NSLĐ trung bình của toàn công ty quá lớn nên không điều tra toàn bộ được. Yêu cầu của cuộc điều tra:

+ Đảm bảo sai số chọn mẫu không vượt quá 3 sản phẩm/ngày/người.

+ NSLĐ của mẫu điều tra chỉ sai lệch so với thực tế: 0,3%

+ Phương sai của cuộc điều tra trước được sử dụng cho cuộc điều tra này là 30.

Yêu cầu: Tính số mẫu cần thiết phải điều tra trong trường hợp:

(1). Chọn hoàn lại.

(2). Chọn không hoàn lại Giải:

Lưu ý: NSLĐ của mẫu điều tra chỉ sai lệch so với thực tế: 0,3%: Nghĩa là Độ tin cậy theo xác suất là 99,7%.

(25)

(1).Chọn hoàn lại: áp dụng công thức ta có:

n≥t2σ2

ε2 =32x30 32 =30

người (2).Chọn không hoàn lại: áp dụng công thức ta có:

n≥ t2σ2N

ε2N+t2σ2= 32x30x4 .000

32x4 . 000+32x30≈30

người

b) Điều tra trọng điểm: là loại điều tra không toàn bộ, chỉ tiến hành điều tra ở bộ phận chủ yếu nhất, có đặc điểm nổi bật nhất của tổng thể xét theo tiêu thức điều tra.

- Ưu điểm: nghiên cứu tính chất điển hình của hiện tượng.

- Nhược điểm: Kết quả điều tra không được dùng để suy rộng các đặc trưng đó cho tổng thể chung.

c) Điều tra chuyên đề: là loại điều tra chỉ được tiến hành trên một số rất ít đơn vị (thậm chí chỉ 1 đơn vị) của tổng thể nghiên cứu.

- Ưu điểm: có thể đi sâu thu thập thông tin nhiều tiêu thức.

- Nhược điểm: kết qủa điều tra không được dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ để đánh giá tổng thể chung. Nó chỉ nghiên cứu kinh nghiệm, phân tích nguyên nhân đạt đơn vị điển hình tiên tiến hoặc yếu kém là chủ yếu.

Ví dụ: Điều tra điển hình một số ít sinh viên có đi làm thêm, đạt kết quả học tập tốt và thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, vài sinh viên có đi làm thêm nhưng kết quả học tập kém, bị tạm dừng học tập.

1.3. Các phương pháp điều tra thống kê 1.3.1. Phương pháp trực tiếp:

- Là điều tra viên trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra để thu thập thông tin bằng nhiều hình thức: phỏng vấn trực tiếp, đăng ký trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại.

- Ưu điểm: độ chính xác cao.

- Nhược điểm: đòi hỏi nguồn lực, vật lực và bị hạn chế về phạm vi ứng dụng 1.3.2. Phương pháp gián tiếp:

(26)

- Là điều tra viên không trực tiếp thu thập thông tin ban đầu mà những thông tin này được cung cấp thông qua phiếu điều tra theo các hình thức: tự đăng ký, kê khai….

- Ưu điểm: không tốn kém.

- Nhược điểm: chất lượng của các tài liệu thường không cao.

Mẫu Phiếu điều tra:

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Mục tiêu của cuộc thăm dò này là tìm hiểu thái độ của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân hàng. Sự trả lời khách quan của anh/chị sẽ góp phần quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu này và giúp cải thiện dịch vụ của các ngân hàng. Tất cả các câu trả lời của từng cá nhân sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Cám ơn sự hợp tác của anh/chị.

BCH số: …….Phỏng vấn lúc____giờ, ngày ___/___/2008.

Phỏng vấn viên:__________________________________.

Tên ngân hàng được đánh giá: Ngân hàng X

Sau đây là những phát biểu liên quan đến cảm nhận về thương hiệu ngân hàng X mà anh/chị đang sử dụng. Xin anh/chị vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ anh/chị đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo qui ước sau:

1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý

1. Tôi biết ngân hàng X. 1 2 3 4 5

2. Tôi có thể dễ dàng phân biệt ngân hàng X với các ngân hàng khác. 1 2 3 4 5 3. Tôi có thể đọc đúng tên ngân hàng X. 1 2 3 4 5 4. Tôi có thể nhận biết logo của ngân hàng X một cách nhanh chóng. 1 2 3 4 5 5. Tôi có thể nhớ màu sắc đặc trưng của ngân hàng X. 1 2 3 4 5 6. Nhân viên ngân hàng X cư xử với tôi như một quý khách hàng. 1 2 3 4 5 7. Cơ sở vật chất ngân hàng X đảm bảo an toàn trong giao dịch. 1 2 3 4 5 8. Thủ tục tại ngân hàng X nhanh gọn. 1 2 3 4 5

(27)

9. Giá phí dịch vụ của ngân hàng X thể hiện sự tương xứng giữa chất

lượng và giá cả 1 2 3 4 5

10. Nhân viên ngân hàng X ăn mặc lịch sự, sáng sủa. 1 2 3 4 5 11. Nhân viên ngân hàng X nắm bắt nhanh & đáp ứng tốt nhu cầu khách

hàng. 1 2 3 4 5

12. Nhân viên ngân hàng X giải quyết sự cố rất khéo léo. 1 2 3 4 5 13. Các điểm giao dịch tại ngân hàng X rất tiện nghi, thoải mái. 1 2 3 4 5 14. Bầu không khí phục vụ tại ngân hàng X rất chuyên nghiệp. 1 2 3 4 5 15. Ngân hàng X chuyên sâu về dịch vụ tài chính - tiền tệ. 1 2 3 4 5 16. Ngân hàng X có sản phNm/dịch vụ rất đa dạng. 1 2 3 4 5 17. Ban lãnh đạo ngân hàng X giỏi quản lý. 1 2 3 4 5 18. Ngân hàng X có thành tích cao trong lĩnh vực ngân hàng. 1 2 3 4 5 19. Ngân hàng X rất đáng tin cậy. 1 2 3 4 5 20. Ngân hàng X có điểm giao dịch ở nhiều tỉnh thành. 1 2 3 4 5 21. Tôi vẫn đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng X. 1 2 3 4 5 22. Tôi nghĩ ngay đến ngân hàng X khi có nhu cầu khác về tài chính –

tiền tệ. 1 2 3 4

23. Tôi sẽ sử dụng dịch vụ ngân hàng X lâu dài. 1 2 3 4 5 24. Thật có ý nghĩa khi mua dịch vụ ngân hàng X thay cho các ngân hàng khác, dù cho các ngân hàng đều như nhau. 1 2 3 4 5 25. Dù các ngân hàng khác có cùng đặc điểm như ngân hàng X, tôi vẫn chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng X. 1 2 3 4 5 26. Dù các ngân hàng khác cũng tốt như ngân hàng X, tôi thích sử dụng

dịch vụ ngân hàng X hơn. 1 2 3 4 5

30. Anh/chị đã sử dụng dịch vụ ngân hàng X bao lâu? ________năm.

31. Loại dịch vụ nào anh/chị đang sử dụng tại ngân hàng X (có thể chọn nhiều hơn một):

Thẻ rút tiền và thanh toán nội địa 1

Thẻ rút tiền và thanh toán quốc tế 2

Tài khoản giao dịch để nộp, rút tiền và nhận, chuyển tiền 3

(28)

Tiết kiệm có kỳ hạn 4

Vay tiêu dùng 5

Dịch vụ khác (ghi rõ……… ……….) 6 32. Mức thu nhập hàng tháng của anh/chị là:

< 2 triệu đồng 1

2- < 5 triệu đồng 2

5 - < 8 triệu đồng 3

≥ 8 triệu đồng 4

33. Trình độ học vấn của anh/chị là:

Dưới phổ thông trung học 1

Phổ thông trung học 2

Cao đẳng/đại học 3

Trên đại học 4

34. Nghề nghiệp của anh/chị là:

Cán bộ, nhân viên nhà nước 1

Nhân viên văn phòng công ty ngoài quốc doanh 2

Giáo viên 3

Buôn bán, kinh doanh nhỏ 4

Công nhân 5

Sinh viên 6

Hưu trí 7

Chủ doanh nghiệp tư nhân 8

Nghề chuyên môn (bác sĩ, luật sư…) 9

Nội trợ 10

Nghề khác (ghi rõ:……….) 11

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN 2. Tổng hợp thống kê

2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê a. Khái niệm

(29)

Là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học các thông tin thu thập được nhằm bước đầu chuyển một số đặc điểm riêng của các đơn vị điều tra thành đặc điểm chung của tổng thể nghiên cứu.

b. Ý nghĩa:

- Bước đầu có những nhận xét khái quát về hiện tượng nghiên cứu.

- Là cơ sở cho các giai đoạn nghiên cứu sau.

c. Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là chuyển từ các đặc trưng các biệt của từng đơn vị thành những đặc trưng chung của tổng thể. Đây là tài liệu để phục vụ cho phân tích và dự đoán thống kê.

2.2. Phương pháp tổng hợp thống kê

Yêu cầu quan trọng nhất của tổng hợp thống kê là phải nêu lên được cơ cấu theo các mặt của tổng thể nghiên cứu. Để đáp ứng yêu cầu này người ta dùng một số phương pháp tổng hợp như sau:

- Khi tổng hợp thống kê, nếu số lượng đơn vị điều tra ít, tứ là lượng tài liệu ít, ta có thể tiến hành bằng các phương pháp đơn giản là sắp xếp các đơn vị theo một trật tự nào đó.

Ví dụ: Theo số thứ tự tăng dần hoặc giảm dần

- Khi số liệu điều tra lớn không thể tiến hành theo phương pháp trên mà cần phải có phương pháp hợp lý hơn để có thể làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

Phương pháp được dùng phổ biến nhất là phương pháp phân tổ.

a) Khái niệm phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Nếu không phân tổ thống kê được thì sẽ không hệ thống hóa một cách có khoa học các tài liệu điều tra được.

Phân tổ thống kê cũng là phương pháp quan trọng của phân tích thống kê và là cơ sở để áp dụng một cách đúng đắn các phương pháp phân tích thống kê khác.

Qua phân tổ thống kê ta sẽ nhận thức được sự khác nhau giữa các bộ phận trong tổng thể nghiên cứu, vai trò của từng bộ phận, mối quan hệ giữa các tiêu thức của tổng thể và giữa các hiện tượng với nhau.

(30)

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau.

Các đơn vị trong tổ có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau.

Ví dụ: phân tổ dân số theo giới tính, trình độ văn hóa.

b) Nguyên tắc chọn tiêu thức phân tổ

 Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận 1 cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất nhất, phù hợp với mục đích nghiên cứu.

 Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu.

Ví dụ: khi nghiên cứu thu nhập của nông dân những năm 60 – 90 của thế kỷ XX, người ta phân chia ra: thu nhập từ kinh tế tập thể và thu nhập từ kinh tế phụ gia đình. Tuy nhiên, hiện nay cách phân tổ này không còn phù hợp nữa.

 Phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu và điều kiện nguồn thông tin sẵn có để quyết định nên phân tổ theo cách nào.

Ví dụ: Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào tuổi nghề (thâm niên lao động) mà còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, trang thiết bị lao động....nhưng các nguồn thông tin đó không có, vì vậy phải lựa chọn phân tổ đơn giản.

c) Xác định số tổ cần thiết

Sau khi lựa chọn tiêu thức phân tổ Thích hợp, vấn đề phải giải quyết tiếp theo là xét xem cần phải chia hiện tượng nghiên cứu thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để xác định số tổ định chia.

Việc xác định số tổ định chia là bao nhiêu tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và tính chất của tiêu thức phân tổ. Có 2 trường hợp sau:

Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính

Theo cách phân tổ này các tổ được hình thành không phải do sự khác nhau về lượng biến của tiêu thức mà thường do các loại hình khác nhau.

Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính được chia làm 02 loại:

- Trường hợp giản đơn: là trường hợp số tổ đã hình thành sẵn trong thực tế (số loại hình tương đối ít), ta có thể coi mỗi loại hình đó là một tổ. .

Ví dụ: Phân tổ dân số có 2 tổ hình thành sẵn là: Nam và Nữ.

(31)

- Trường hợp phức tạp: là trường hợp xác định số tổ và tính chất từng tổ phải trải qua phân tích nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng rồi mới quy định thống nhất cách sắp xếp các đơn vị tổng thể vào các tổ.

Ví dụ: Trong phân tổ dân số theo khu vực: Thành thị và Nông thôn thì cần có tiêu chuẩn thống nhất về các điểm dân cư được coi là Thành thị, Nông thôn rồi mới sắp xếp dân cư vào các khu vực Thích hợp.

Phân tổ theo tiêu thức số lượng

Theo cách phân tổ này phải căn cứ vào sự khác nhau giữa các lượng biến của tiêu thức mà xác định các tổ khác nhau.

- Trường hợp giản đơn: Là trường hợp mà tiêu thức chỉ có ít lượng biến và lượng biến không liên tục. Trường hợp này mỗi lượng biến được xác định là một tổ, tức là có bao nhiêu lượng biến là có bấy nhiêu tổ.

Ví dụ: Phân tổ các gia đình của một nhóm dân cư nào đó theo số nhân khẩu, phân tổ học sinh theo nhóm học tập…

- Trường hợp phức tạp: Là trường hợp khi tiêu thức có nhiều lượng biến mà phạm vi lượng biến rất rộng, hoặc khi lượng biến liên tục. Trong trường hợp này ta ghép nhiều lượng biến vào một tổ, cách phân tổ như vậy gọi là phân tổ có khoảng cách tổ.

Ví dụ: Khi phân tổ học sinh trường THPT theo từng độ tuổi…

Độ tuổi (tuổi) Số học sinh

18 – 20 500

20 – 22 600

22 – 24 300

24 – 26 100

Tổng cộng 1500

Để xác định khoảng cách tổ ta có các trường hợp sau:

(1)Phân tổ khép kín:

Phân tổ có khoảng cách tổ không đều:

Ví dụ: Ta cần xác định tổ không đều nhằm nghiên cứu nguồn lao động và lập các kế hoạch phát triển giáo dục và sự nghiệp xã hội cho địa phương, cụ thể:

+ Kế hoạch lập nhà trẻ: tổ 1: 0 – 3 tuổi.

(32)

+ Phát triển giáo dục tiểu học: tổ 2: 4 – 5 tuổi….

Bảng phân tổ theo độ tuổi của số nhân khẩu ở địa phương X năm 2013:

Số tổ Độ tuổi (tuổi) Số nhân khẩu (người) 1

2 3 4 5 6

0 – 3 4 – 5 6 – 10 11 – 15 16 – 55 56 trở lên

15 10 20 19 70 22

Tổng cộng 156

Phân tổ có khoảng cách tổ đều : Khi tổng thể nghiên cứu tương đối đồng nhất về loại hình kinh tế xã hội và lượng biến tương đối đều đặn thì ta áp dụng phân tổ có khoảng cách đều.

* Trường hợp lượng biến liên tục: các tổ được thành lập theo các quy định sau:

- Giới hạn trên của tổ trước trùng với giới hạn dưới của tổ sau.

- Trị số của khoảng cách tổ đều được xác định theo công thức:

h=XmaxXmin n

Trong đó: + h: Trị số của khoảng cách tổ đều.

+ Xmax: Lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ.

+ Xmin: Lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ.

+ n: Số tổ định chia

- Nếu đơn vị có lượng biến trùng với giới hạn của hai tổ thì chỉ được xếp vào 01 tổ.

Ví dụ:

Có tài liệu về mức tiêu thụ hàng hóa của 28 tổ quầy hàng thuộc Công ty kinh doanh tổng hợp quận Cầu Giấy tháng 01 năm 2003 như sau:

Quầy Mức tiêu thụ hàng hóa (Tr.đ)

Quầy Mức tiêu thụ hàng hóa (Tr.đ)

Quầy Mức tiêu thụ hàng hóa (Tr.đ)

Quầy Mức tiêu thụ hàng hóa (Tr.đ)

1 57,8 8 43,3 15 56,9 22 49,2

(33)

2 57,5 9 42,5 16 47,5 23 47,5

3 52,4 10 41,7 17 38,8 24 47,0

4 50,9 11 41,1 18 50,3 25 49,6

5 50,2 12 45,8 19 37,6 26 46,2

6 53,3 13 47,2 20 38,9 27 49,8

7 50,1 14 46,9 21 52,3 28 36,8

Ta có:

+ Xmax = 57,8 (Tr.đ) ; + Xmin = 36,8 (Tr.đ) ; + n = 6

h=XmaxXmin

n =57,8−36,8

6 =3,5(Tr.đ) Ta tính được giới hạn trên và giới hạn dưới cụ thể như sau:

Tổ Giới hạn dưới Giới hạn trên

1 36,8 40,3

2 40,3 43,8

3 43,8 47,3

4 47,3 50,8

5 50,8 54,3

6 54,3 57,8

Ta có Bảng thống kê trình bày kết quả phân tổ:

Tổ Mức tiêu thụ hàng hóa (Triệu đồng) Số quầy 1

2 3 4 5 6

36,8 – 40,3 40,3 – 43,8 43,8 – 47,3 47,3 – 50,8 50,8 – 54,3 54,3 – 57,8

4 4 5 8 4 3

Tổng cộng 28

* Trường hợp lượng biến không liên tục: lượng biến của đơn vị chỉ nhận giá trị nguyên.

Quy định khi phân tổ: giới hạn dưới của tổ sau sẽ lớn hơn giới hạn trên của tổ trước 01 đơn vị.

Lưu ý: sự khác nhau giữa “1 đơn vị” và “1”

(34)

+ lớn hơn “1”: tức là giá trị dưới tổ sau = giá trị dưới tổ trước + 1 + lớn hơn “1 đơn vị”: có thể lớn hơn 1; 0,1; hay 0,01; …

- Công thức xác định giới hạn tổ: h=

(XmaxXmin)−(n−1)

n

Ví dụ: Có tài liệu về số lao động của 16 DN ngành thương mại ở Hà Nội sau:

DNTM Số lao động

DNTM Số lao động

DNTM Số lao

động

DNTM Số lao

động 1

2 3 4

300 300 500 500

5 6 7 8

675 670 636 765

9 10 11 12

760 590 575 790

13 14 15 16

1103 800 910 900 Yêu cầu: chia số DN thành 04 tổ có khoảng cách đều nhau theo tiêu thức số lượng?

Giải: Giới hạn tổ:

h=(XmaxXmin)−(n−1)

n =(1103−300)−(4−1)

4 =200

Như vậy, ta có:

Tổ Giới hạn dưới Giới hạn trên 1

2 3 4

300 501 702 903

500 701 902 1.103

=> Bảng thống kê trình bày kết quả phân tổ:

Tổ Số lao động Số Doanh nghiệp 1

2 3 4

300 – 500 501 – 701 702 – 902 903 – 1103

4 5 5 2

Tồng cộng 16

<=> Kết luận: Cách phân tổ như trên gọi là phân tổ có khoảng cách tổ khép kín (các tổ có đầy đủ giới hạn dưới và giới hạn trên).

(2). Phân tổ mở: Ngoài ra, có thể phân tổ có khoảng cách tổ mở (tổ đầu tiên và tổ cuối cùng không có đầy đủ cả giới hạn trên và giới hạn dưới), cụ thể:

(35)

Tổ đầu tiên không có giới hạn dưới

Ví dụ: Phân tổ các DNTM ở Hà

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm : các vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính; quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ

Về phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích còn nhiều hạn chế, hầu hết mới chỉ dừng ở mức độ so sánh các chỉ tiêu đã thực hiện so với các chỉ tiêu quá khứ và dự

Bước 3: Sử dụng các phương pháp phân tích để xử lý các chỉ tiêu. Ví dụ: So sánh đối chiếu chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch về giá trị sản lượng với chỉ tiêu hoàn thành kế

Như vậy, giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quan trọng để các nhà quản lý nâng cao

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tính đến thời điểm điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của xã theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều

Để lập được Kế hoạch sử dụng nước chủ động cần thiết phải dự báo được chính xác dòng chảy đến hồ chứa (lưu lượng, mực nước) trong toàn năm và toàn vụ; cần phải tính toán

Với phương pháp ANP, việc kết hợp với các phương pháp khác như lý thuyết tập mờ (F-ANP) và phương pháp mô hình hóa cấu trúc ISM (Interpretive

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam theo