• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích thống kê chỉ tiêu giá thành sản xuất của doanh nghiệp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phân tích thống kê chỉ tiêu giá thành sản xuất của doanh nghiệp"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 5: THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

Hướng dẫn đọc

Đọc kỹ bài giảng, nghe giảng trực tuyến.

Thảo luận với giáo viên và các học viên khác về các vấn đề chưa nắm rõ.

Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài.

Mục tiêu Nội dung

Giới thiệu các vấn đề liên quan đến chỉ tiêu giá thành sản xuất trong doanh nghiệp.

Hướng dẫn học viên cách phân tích thống kê chỉ tiêu giá thành.

Thời lượng

6 tiết

Một số vấn đề chung về giá thành sản xuất của doanh nghiệp.

Nội dung kinh tế của chỉ tiêu giá thành sản xuất.

Phân tích thống kê chỉ tiêu giá thành sản xuất của doanh nghiệp.

(2)

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống: Tính giá thành sản phẩm để định giá

Trong quá trình xem xét lại hoạt động của doanh nghiệp, bạn nhận được một đơn hàng từ một khách hàng mới đặt may một lô hàng may mặc theo catalogue. Để xây dựng hợp đồng, bạn phải xem xét các yếu tố chi phí để tính giá thành sản phẩm, từ đó quyết định một mức giá hợp lý đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp mà phía bên kia vẫn có thể chấp nhận được.

Bộ phận thống kê và kế toán đã lên cho bạn một danh mục các khoản chi phí có thể phát sinh để xây dựng giá thành sản phẩm định mức làm căn cứ cho quyết định của bạn.

Câu hỏi Họ đã tính giá thành như thế nào?

(3)

5.1. Một số vấn đề chung về chỉ tiêu giá thành của doanh nghiệp 5.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành

Giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí hợp lý mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định.

Các khoản chi phí hợp lý mà doanh nghiệp đã chi ra: là các khoản thực tế đã chi mà được chấp nhận hạch toán vào chi phí sản xuất, bao gồm:

o Chi phí lao động sống;

o Chi phí lao động vật hoá;

o Chi phí bằng tiền khác.

Xét về cấu trúc giá trị

Giá thành z bao gồm: z = C + V, gồm các thành phần sau:

o Chi phí trung gian;

o Chi phí tiền công, tiền lương và các khoản mang tính chất tiền công, tiền lương;

o Khấu hao tài sản cố định và chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định;

o Lãi trả tiền vay và các khoản nộp phạt do vi phạm hợp đồng...

Chúng ta đều biết rằng, lợi nhuận bằng giá bán trừ đi giá thành sản phẩm. Trong điều kiện giá bán không đổi, nếu muốn tăng lợi nhuận, cách duy nhất là phải giảm giá thành sản phẩm. Đây cũng là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện giảm giá bán nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, hạ giá thành là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất.

5.1.2. Tác dụng của giá thành sản xuất trong quản lý hoạt động doanh nghiệp Trong công tác quản lý hoạt động doanh nghiệp, chỉ tiêu giá thành giữ một vai trò quan trọng thể hiện trên các mặt sau:

 Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức, kỹ thuật.

 Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm sản xuất ra.

Như vậy, giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quan trọng để các nhà quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, cần phải tổ chức tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành của các loại sản phẩm.

5.1.3. Các loại chỉ tiêu giá thành

5.1.3.1. Xét theo mối quan hệ với kết quả sản xuất

Xét theo mối quan hệ với kết quả sản xuất, giá thành được chia thành 2 loại: Giá thành 1 đơn vị sản phẩm và giá thành tổng hợp.

(4)

 Giá thành 1 đơn vị sản phẩm (zđvsp) là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí vật chất, dịch vụ, lao động và tiền tệ đã chi để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu.

Giá thành đơn vị sản phẩm được tính cho từng loại sản phẩm riêng biệt và chỉ giới hạn bởi các chi phí làm ra thành phẩm trong kỳ. Công thức tính như sau:

Chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang

+

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Chi phí sản xuất phân bổ cho sản

phẩm phụ

Chi phí sản xuất chuyển sang kỳ sau zđvsp =

Số thành phẩm sản xuất được trong kỳ (hay số sản phẩm chính)

Chỉ tiêu này là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Khi so sánh nó với giá bán có thể thấy được mức độ lỗ hoặc lãi trong kinh doanh. Đây là cơ sở để giúp cho doanh nghiệp đưa

ra được quyết định rao bán hợp lý.

 Giá thành tổng hợp: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí để làm ra một đồng hoặc một triệu đồng kết quả sản xuất.

Kết quả sản xuất bao gồm: thành phẩm, sản phẩm chính, sản phẩm phụ, sản phẩm sản xuất dở dang...

Đây là một trong những căn cứ quan trọng để tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu. Một trong những chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh rõ nét nhất là giá thành của 1 đơn vị GO (zGO).

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ zGO =

GO

Đối với những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, người ta phải tính chỉ tiêu giá thành tổng hợp vì nó có khả năng tổng hợp tất cả các loại sản phẩm không đồng chất. Mặt khác, nó hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào chu kỳ trước và cũng không ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất sau của doanh nghiệp. Giá thành tổng hợp cũng đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng tổng chi phí sản xuất.

5.1.3.2. Xét theo tính chất hoàn thành của sản phẩm sản xuất

Giá thành hoàn chỉnh: là giá thành sản xuất ra 1 đơn vị thành phẩm.

Ví dụ: Giá thành để sản xuất ra 1 chiếc áo sơ mi.

Đây là cơ sở để doanh nghiệp quyết định giá bán cho các đơn vị làm đại lý hay giá bán buôn của doanh nghiệp.

Giá thành không hoàn chỉnh: là giá thành của từng khâu hoặc một số khâu công việc sản xuất ra 1 đơn vị bán thành phẩm.

Ví dụ: Giá thành để may xong 1 thân áo sơ mi.

Đây là cơ sở để xây dựng định mức chi phí sản xuất cho các chu kỳ sản xuất sau này đồng thời là cơ sở để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành hoàn chỉnh.

(5)

5.1.3.3. Xét theo nội dung kinh tế của chỉ tiêu giá thành

Giá thành cá biệt: là tất cả các yếu tố chi phí được tính theo mức chi phí thực tế mà doanh nghiệp đó chi ra.

Ví dụ: Tiền công, tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động tối thiểu phải từ 1 triệu đồng trở lên, tuỳ theo từng doanh nghiệp.

Chỉ tiêu giá thành này giúp cho doanh nghiệp xác định được mức độ lỗ, lãi của mình khi đem so sánh nó với giá bán thực tế. Nó cũng là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định về mức giá bán hợp lý.

Giá thành xã hội: là tất cả các yếu tố chi phí được tính theo đơn giá của nhu cầu xã hội.

Ví dụ: tiền lương tối thiểu hiện nay (năm 2010) là 730.000 đồng.

Chỉ tiêu này là cơ sở hình thành nên giá cả của xã hội. Bên cạnh đó, nó còn dùng để nghiên cứu cơ cấu giá trị sản phẩm có tính chất lý thuyết. Từ đó thấy được sự bất hợp lý trong phân phối lợi ích giữa người lao động, doanh nghiệp, Nhà nước...

Trên đây là một số loại giá thành thường gặp nhất. Vậy các chỉ tiêu giá thành này được hạch toán như thế nào trong thực tế?

5.2. Nội dung kinh tế của chỉ tiêu giá thành sản xuất 5.2.1. Xét theo nội dung kinh tế của chỉ tiêu giá thành

Chỉ tiêu giá thành nếu xét theo nội dung kinh tế bao gồm:

o Chi phí bằng tiền tệ;

o Chi phí về lao động sống;

o Chi phí về lao động vật hoá.

Hoặc chia ra:

o Chi phí bằng tiền;

o Chi phí về đối tượng lao động;

o Chi phí về công cụ lao động;

o Chi phí về lao động sống.

Ưu điểm, nhược điểm:

o Ưu điểm: phù hợp với khái niệm giá thành nên giúp cho việc tính VA, NVA, GDP, GNI... một cách thuận lợi.

o Nhược điểm: trong hạch toán thực tế rất khó theo dõi và ghi chép thông tin vì có những khoản chi phí vừa mang tính chất là chi phí lao động sống vừa mang tính chất là lao động vật hoá.

Ví dụ: doanh nghiệp thuê người chở phế liệu ra khỏi mặt bằng xây dựng với định mức (2 tạ/ngày công) với chi phí 50.000 đồng. Người nhận khoán đã mượn xe cải tiến và chở được 20 chuyến một ngày, mỗi chuyến chở được 0,5 tạ và nhận tiền công vận chuyển là 250.000 đồng. Toàn bộ số tiền này khi hạch toán đều được chuyển vào chi phí lao động sống. Vậy, chi phí cho chiếc xe cải tiến được tính vào đâu? Một phần hao phí lao động vật hoá đã bị chuyển thành hao phí lao động sống.

(6)

5.2.2. Xét theo khoản mục chi phí

Giá thành hạch toán theo khoản mục chi phí gồm có hai loại:

Chi phí sản xuất trực tiếp: là các khoản chi phí chỉ liên quan đến sản xuất ra một loại sản phẩm, vì thế nó được tính thẳng vào giá thành của sản phẩm đó, gồm:

o Chi phí tiền công, tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất tiền công, tiền lương;

o Bảo hiểm xã hội;

o Nguyên, nhiên vật liệu chính, phụ;

o Trừ dần công cụ lao động nhỏ;

o Khấu hao tài sản cố định;

o Chi phí sửa chữa thường xuyên;

o Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định;

o Chi phí vật chất và dịch vụ trực tiếp khác.

Chi phí sản xuất gián tiếp: là các khoản chi phí có liên quan đến sản xuất ra hai hoặc nhiều sản phẩm. Vì vậy, khi tính giá thành phải dùng các phương pháp gián tiếp để phân bổ khoản chi phí này cho từng loại sản phẩm. Chi phí gián tiếp gồm có:

o Chi phí sản xuất chung;

o Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Ở nước ta hiện nay, để tạo thuận lợi cho kế toán trong theo dõi chi phí, người ta quy ước đưa chi phí gián tiếp vào lãi gộp.

Ưu điểm, nhược điểm

o Ưu điểm: dễ thực hiện vì khi chi khoản gì thì hạch toán vào khoản đấy theo như quy ước trong kế toán.

o Nhược điểm: việc phân bổ chi phí gián tiếp rất phức tạp, khó đảm bảo chính xác. Do đó, phần chi phí chưa phản ánh đúng nội dung giá thành sản xuất của doanh nghiệp.

5.2.3. Xét theo cấu trúc giá trị

Xét về cấu trúc giá trị, giá thành gồm chi phí về lao động quá khứ (C) và chi phí về lao động sống (V), tức z = C + V

Ưu điểm: cho phép tính cấu trúc giá trị một cách hợp lý.

Nhược điểm: dễ nhầm lẫn giữa C và V, khó phân biệt giữa C và V.

5.2.4. Xét theo tính chất của chi phí

Xét về tính chất của chi phí, giá thành bao gồm:

Chi phí bất biến: là những khoản chi phí không phụ thuộc vào quy mô sản xuất của kỳ tính toán, gồm có:

o Chi phí khấu hao tài sản cố định (nếu khấu hao tài sản cố định tính theo thời gian);

(7)

o Tiền lương trả cho người lao động (nếu lương theo thời gian);

o Tiền thuê cửa hàng...

Chi phí khả biến: là những khoản chi phí phụ thuộc vào quy mô sản xuất của kỳ tính toán, gồm có:

o Chi phí khấu hao tài sản cố định (nếu khấu hao tài sản cố định tính theo sản phẩm);

o Tiền lương trả cho người lao động (nếu lương theo sản phẩm);

o Hao phí nguyên, nhiên vật liệu cho quá trình sản xuất.

Nếu xét chi phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm thì các khoản chi phí trên có tính chất ngược lại. Vì vậy, để kết luận đó là chi phí bất biến hay khả biến thì phải xem xét nó trong mối quan hệ với toàn bộ chu kỳ sản xuất và tính chất của khoản chi phí đó.

Cùng là một khoản chi phí nhưng cách chi trả khác nhau sẽ được xếp vào các loại khác nhau.

5.3. Phân tích thống kê chỉ tiêu giá thành sản xuất của doanh nghiệp 5.3.1. Phân tích cấu thành của chỉ tiêu giá thành

Để phân tích cấu thành của chỉ tiêu giá thành, trước hết người ta tính tỷ trọng của từng khoản chi phí trong tổng giá thành. Sau đó, ta so sánh tỷ trọng đó với tỷ trọng quy định của định mức kinh tế – kỹ thuật. Từ đây rút ra nhận xét xem cơ cấu chi phí thực tế như vậy đã hợp lý hay chưa, hay nên thay đổi cơ cấu chi phí như

thế nào thì tốt hơn với điều kiện tổng chi phí không đổi, nên giảm bớt tỷ trọng chi phí cho các khoản mục nào mà vẫn đảm bảo kết quả sản xuất trong thời gian tới. Đây là cơ sở để đưa ra những kiến nghị, giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí, tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.

5.3.2. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu giá thành

Để đánh giá xem doanh nghiệp có thực hiện được nhiệm vụ hạ giá thành theo kế hoạch đã đặt ra hay không, người ta tính các chỉ số sau:

 Đối với một loại sản phẩm

o Chỉ số giá thành kế hoạch: dùng làm căn cứ để lập kế hoạch giá thành.

Giá thành kế hoạch (zkh) izkh =

Giá thành kỳ gốc (z0)

o Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành: dùng để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.

Giá thành kỳ nghiên cứu (z1) izht =

Giá thành kế hoạch (zkh)

o Chỉ số giá thành thực tế: dùng để xác định biến động của giá thành đơn vị kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.

Giá thành kỳ nghiên cứu (z1) iz =

Giá thành kỳ gốc (z0)

(8)

Đối với nhiều loại sản phẩm

Trường hợp này, người ta tính chỉ số giá thành tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Quyền số là sản lượng thực tế (q1): các chỉ số tính được sẽ giúp ta đánh giá đúng các điều kiện sản xuất thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.

o Chỉ số giá thành kế hoạch: zkh kh 1

0 1

z q

I z q

 

o Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành: zht 1 1

kh 1

I z q

z q

 

 

o Chỉ số giá thành thực tế: z 1 1

0 1

z q

I z q

 

Quyền số là sản lượng kế hoạch (qkh): thông qua các chỉ số nhằm kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kiểm tra việc tôn trọng kết cấu mặt hàng đã ghi trong kế hoạch.

o Chỉ số giá thành kế hoạch: zkh kh kh

0 kh

z q

I z q

 

 

o Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành: zht 1 kh

kh kh

z q

I z q

 

o Chỉ số giá thành thực tế: z 1 kh

0 kh

I z q

z q

 

Từ đây ta có mối liên hệ giữa 3 chỉ số trên:

Chỉ số giá thành

thực tế = Chỉ số giá thành

kế hoạch × Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành

Thực tế ở nước ta hiện nay, do kế hoạch sản xuất thường không ổn định, quá trình thực hiện kế hoạch sản lượng cũng như kết cấu mặt hàng thường phải điều chỉnh nhiều lần nên nếu dùng sản lượng kế hoạch làm quyền số thì có ít tác dụng và ít nhiều mang tính chất giả thiết. Chính vì vậy, người ta thường dùng sản lượng thực tế để làm quyền số thì chính xác và thích hợp hơn.

5.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành bình quân Để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành

bình quân, người ta thường sử dụng hệ thống chỉ số số bình quân. Khi đó, giá thành bình quân sẽ chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố:

 Giá thành cá biệt của từng bộ phận (phân xưởng).

 Sự thay đổi cơ cấu sản xuất giữa các bộ phận.

Hệ thống chỉ số được xây dựng như sau:

(9)

01

1 1

0 01 0

z

z z

z  z × z

Biến động tương đối: Iz  I × Iz dq

Biến động tuyệt đối: z1z0 (z1z ) (z0101z )0 Trong đó:

1 1

1

1

z q

z q

01 0 1 1

z q

z q

0 0 0 0

z q

z q

I : Chỉ số giá thành bình quân. z

Iz: Chỉ số cố định kết cấu, phản ánh ảnh hưởng của giá thành cá biệt đến sự biến động của giá thành bình quân.

dq

I : Chỉ số ảnh hưởng kết cấu, phản ánh ảnh hưởng sự thay đổi cơ cấu sản xuất giữa các bộ phận đến sự biến động của giá thành bình quân.

Ví dụ:

Có tài liệu thống kê của một doanh nghiệp như sau:

Giá thành bình quân 1 đơn vị SP (1.000

đồng)

Sản lượng sản xuất

(sản phẩm) Tính toán

Phân xưởng

Quý I – z0

Quý II – z1 Quý I – q0Quý II – q1 z0q0 z1q1 z0q1

A 120 125 1.200 1.250 144.000 156.250 150.000 B 80 82 2.100 1.800 168.000 147.600 144.000 C 150 140 800 1.200 120.000 168.000 180.000 Tổng 4.100 4.250 432.000 471.850 474.000 Bình quân z0=105,37 z1=111,02 z01=111,53

Yêu cầu: phân tích biến động chỉ tiêu giá thành bình quân của doanh nghiệp.

Từ tài liệu đã cho, tính các thông số như ở trên bảng.

Hệ thống chỉ số:

01

1 1

0 01 0

z

z z

z  z × z

Thay số:

111,02 111,02 111,53 105,37  111,53×105,37 Biến động tương đối:

1,0536 = 0,9954 × 1,0585 lần

(10)

(105,36%) (99,54%) (105,85%) (+5,36%) (–0,46%) (+5,85%) Biến động tuyệt đối:

5,65 = –0,51 + 6,16 (nghìn đồng)

Nhận xét: Giá thành bình quân chung của doanh nghiệp quý II tăng 5,36% ứng với 5,65 nghìn đồng so với quý I là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

Do sự thay đổi của giá thành cá biệt từng phân xưởng làm cho giá thành bình quân chung giảm 0,46% ứng với 0,51 nghìn đồng.

Do sự thay đổi kết cấu sản lượng sản xuất của các phân xưởng làm cho giá thành bình quân chung tăng 5,85% ứng với 6,16 nghìn đồng.

5.3.4. Phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp 5.3.4.1. Phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến tổng chi phí sản xuất của

doanh nghiệp

Xuất phát từ công thức tính tổng chi phí sản xuất: C

zq hoặc C z 

q, để

phân tích ảnh hưởng chỉ tiêu giá thành đến tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng hai phương pháp:

Phương pháp hệ thống chỉ số

o Do ảnh hưởng của giá thành cá biệt từng bộ phận và sản lượng sản xuất của từng bộ phận:

1 1 1 1 0 1

0 0 0 1 0 0

Z q z q z q

Z q  z q  z q

  

  

o Do ảnh hưởng của giá thành bình quân chung và tổng sản lượng sản xuất:

1 1 1 1 1 1 0 1

0 0 0 0 0 1 0 0

Z q Z q Z q Z q

Z q  Z q  Z q  Z q

   

   

o Do ảnh hưởng của giá thành cá biệt từng bộ phận, sự thay đổi cơ cấu sản xuất giữa các bộ phận và tổng sản lượng sản xuất của các bộ phận

1 1 1 1 1 1 01 1 0 1

0 0 0 0 01 1 0 1 0 0

Z q Z q Z q Z q Z q

Z q  Z q  Z q  Z q  Z q

    

    

Phương pháp tổng hợp từng phần biến động

Từ ví dụ ở mục 5.3.3, yêu cầu: Phân tích biến động của tổng chi phí sản xuất 3 phân xưởng do ảnh hưởng biến động của giá thành bình quân chung 3 phân xưởng và tổng sản lượng sản xuất.

o Phân tích bằng phương pháp chỉ số:

Hệ thống chỉ số:

1 1 1 1 1 1 0 1

0 0 0 0 0 1 0 0

Z q Z q Z q Z q

Z q  Z q  Z q  Z q

   

   

(11)

Thay số:

471.850 471.850 105,37 4.250 471.850 447.822,5 432.000 105,37 4.250 432.000 447.822,5 432.000

    

 Biến động tương đối:

1,0922 = 1,05361,0366 lần (109,22%) (105,36%) (103,66%) (+9,22%) (+5,36%) (+3,66%) Biến động tuyệt đối:

39.850 = 24.027,5 + 15.822,5 nghìn đồng

Nhận xét: Tổng chi phí sản xuất 3 phân xưởng quý II tăng 9,22% so với quý I ứng với một lượng tuyệt đối là 39.850 nghìn đồng, do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

Do giá thành bình quân chung của 3 phân xưởng tăng 5,36% làm cho tổng chi phí sản xuất tăng 24.027,5 nghìn đồng.

Do tổng sản lượng sản xuất của 3 phân xưởng tăng 3,66% làm cho tổng chi phí sản xuất tăng 15.822,5 nghìn đồng.

o Phân tích bằng phương pháp Ponomarjewa Biến động tuyệt đối của tổng chi phí 3 phân xưởng:

1 0

C C C 471.850 432.000 39.850

      (nghìn đồng)

Do ảnh hưởng của các nhân tố:

z (z)

z q

i 1 1,0536 1

C C 39.850 23.680, 27

(i 1) (i 1) (1,0536 1) (1,0366 1)

 

      

      

q ( q)

z q

i 1 1,0366 1

C C 39.850 16.169,73

(i 1) (i 1) (1,0536 1) (1,0366 1)

 

              

Tổng hợp ảnh hưởng biến động của các nhân tố:

(z) ( q)

C C C

      = 23.680,27 + 16.169,73 = 39.850 (nghìn đồng)

Do ảnh hưởng của giá thành bình quân chung và tổng sản lượng sản xuất:

(z) ( q)

C C C

     

Trong đó:  C C1C0

z (z)

z q

i 1

C C

(i 1) (i 1)

    

   

q ( q)

z q

i 1

C C

(i 1) (i 1)

 

        

5.3.4.2. Phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính như sau:

(12)

Lợi nhuận (M) =

Giá bán 1 đơn vị sản

phẩm (p) Giá thành đơn vị sản

phẩm (z) × Lượng sản phẩm tiêu thụ (q)

Khi đó mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận như sau:

Biến động tương đối:

1 i1 i1 i1 i0 i1 i1 i0 i0 i1

M

0 i0 i1 i1 i0 i0 i1 i0 i0 i0

M (p z )q (p z )q (p z )q

I M (p z )q (p z )q (p z )q

  

   

  

   

   

(1) (2) (3) Trong đó:

(1): Ảnh hưởng của sự biến động giá cả sản phẩm tiêu thụ đến lợi nhuận.

(2): Ảnh hưởng của sự biến động giá thành sản phẩm tiêu thụ đến lợi nhuận.

(3): Ảnh hưởng của sự biến động lượng sản phẩm tiêu thụ (kể cả quy mô và kết cấu) đến lợi nhuận.

Biến động tuyệt đối:

1 0 i1 i1 i1 i0 i1 i1 i0 i1 i1 i0 i0 i1

i0 i0 i1 i0 i0 i0

M M (p z )q (p z )q (p z )q (p z )q

(p z )q (p z )q

   

          

 

    

     

 

hay: ∆M = ∆Mp + ∆Mz + ∆Mq

5.3.4.3. Phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến hiệu suất sử dụng chi phí sản xuất của doanh nghiệp

Hiệu suất sử dụng chi phí sản xuất của doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá một cách khái quát tình hình sử dụng chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính:

C

H p q

z q

 

 

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất chi phí sản

xuất của doanh nghiệp, sử dụng mô hình phân tích 3 nhân tố bằng phương pháp thay thế liên hoàn:

Mức tăng (giảm) tuyệt đối của hiệu suất chi phí sản xuất HC:

1 1 0 0

C C1 C0

1 1 0 0

p q p q

H H H

z q z q

 

    

 

 

 

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

o Do sự biến động của giá bán sản phẩm:

1 1 0 1

C(p)

1 1 1 1

p q p q

H z q z q

 

  

 

 

 

(13)

o Do sự biến động của giá thành sản xuất sản phẩm:

0 1 0 1

C(z)

1 1 0 1

p q p q

H z q z q

 

  

 

 

 

o Do sự biến động của kết cấu sản phẩm sản xuất có các mức hiệu suất chi phí khác nhau:

0 1 0 0

C(K)

0 1 0 0

p q p q

H z q z q

 

  

 

 

 

Tổng hợp ảnh hưởng biến động của các nhân tố

C C(P) C(z) C(K)

H H H H

      

(14)

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quan trọng để các nhà quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong thực tế, người ta thường quan tâm đến các cặp phạm trù giá thành như: giá thành cá biệt và giá thành xã hội; giá thành đơn vị sản phẩm và giá thành tổng hợp; giá thành hoàn chỉnh và giá thành không hoàn chỉnh. Mỗi cặp phạm trù đó có vai trò khác nhau trong công tác quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu giá thành có thể được hạch toán theo một số phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp hạch toán đều có những ưu, nhược điểm riêng nhưng về cơ bản đều thống nhất với hạch toán kế toán.

Phân tích thống kê chỉ tiêu giá thành sản xuất trong doanh nghiệp là nhiệm vụ rất quan trọng.

Có thể sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau như phân tổ, hồi quy tương quan, chỉ số... Trong đó, phương pháp chỉ số được sử dụng phổ biến hơn cả.

(15)

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích sự biến động của chỉ tiêu giá thành bình quân?

2. Trình bày các phương pháp phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp?

3. Phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp?

4. Phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến hiệu suất sử dụng chi phí sản xuất của doanh nghiệp?

BÀI TẬP

1. Có tài liệu thống kê của một doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Giá trị

Số thành phẩm sản xuất trong năm (nghìn sản phẩm) 1.000

Giá tiêu thụ bình quân 1 sản phẩm (nghìn đồng) 60 Doanh thu bán phụ, phế phẩm trong năm (triệu đồng) 180 Giá trị sản xuất dở dang đầu năm (triệu đồng) 300 Giá trị sản xuất dở dang cuối năm (triệu đồng) 350 Chi phí sản xuất dở dang đầu năm (triệu đồng) 200 Chi phí sản xuất dở dang cuối năm (triệu đồng) 250

Chi phí phát sinh trong năm (triệu đồng):

Nguyên vật liệu chính 8.000

Nguyên vật liệu phụ 1.200

Nhiên liệu 1.000

Chi phí vật chất khác 250

Lương trả cho người lao động 4.000 Chi BHXH doanh nghiệp nộp thay người lao động 480

Chi phí dịch vụ 2.000

Yêu cầu:

a. Tính giá thành 1 đơn vị thành phẩm.

b. Tính giá thành tổng hợp (giá thành 1 đồng GO).

2. Có số liệu về giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp chế biến đồ hộp xuất khẩu như sau:

Sản lượng (triệu hộp) Giá thành đơn vị sản phẩm (nghìn đồng) Sản phẩm

KH 2009 TT 2009 TT 2008 KH 2009 TT 2009

Cam 120 125 3,2 3,0 3,1 Dứa 100 90 3,0 2,8 3,2 Chanh leo 150 160 3,5 3,5 3,8

Yêu cầu: Tính các chỉ số sau của các loại sản phẩm:

a. Chỉ số giá thành kế hoạch.

b. Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành.

c. Chỉ số giá thành thực tế.

(16)

3. Có tài liệu thống kê về tình hình sản xuất một loại sản phẩm của 3 phân xưởng như sau:

Số lượng sản phẩm sản xuất (sản phẩm)

Giá thành đơn vị sản phẩm (nghìn đồng) Phân xưởng

Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

A 1.200 1.250 500 490

B 1.800 1.680 480 495

C 1.300 1.400 480 475

Yêu cầu:

a. Tính giá thành đơn vị sản phẩm bình quân chung 3 phân xưởng.

b. Phân tích biến động của giá thành đơn vị bình quân chung 3 phân xưởng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.

c. Phân tích biến động của tổng chi phí sản xuất 3 phân xưởng do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành.

4. Có tài liệu thống kê về tình hình sản xuất một loại sản phẩm của 3 phân xưởng như sau:

Giá thành đơn vị sản phẩm (nghìn đồng) Phân xưởng

Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

Tổng chi phí sản xuất kỳ nghiên cứu (triệu đồng)

Tốc độ tăng sản lượng kỳ nghiên cứu so với

kỳ gốc (%)

A 35 38 361 –5,0

B 52 50 350 12,7

C 66 65 487,5 2,6

Yêu cầu: Phân tích sự biến động của tổng chi phí sản xuất 3 phân xưởng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành.

5. Có tài liệu thống kê của một doanh nghiệp như sau:

Sản lượng sản xuất (1.000 sản phẩm)

Giá thành đơn vị sản phẩm (nghìn đồng)

Giá bán đơn vị sản phẩm (nghìn đồng) Sản phẩm

Quý I Quý II Quý I Quý II Quý I Quý II

A 500 550 20 22 40 45 B 420 480 18 18 35 30 C 700 600 35 40 60 65

Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động hiệu suất chi phí sản xuất giữa hai quý do ảnh hưởng của các nhân tố: giá thành đơn vị sản phẩm, giá bán đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất.

6. Có tài liệu thống kê của một doanh nghiệp như sau:

Lượng hàng tiêu thụ (1.000 sản phẩm)

Giá thành đơn vị sản phẩm (nghìn đồng)

Giá bán đơn vị sản phẩm (nghìn đồng) Sản phẩm

Quý I Quý II Quý I Quý II Quý I Quý II

A 1.200 1.000 30 32 70 75 B 2.300 2.800 40 35 90 80 C 1.750 1.900 36 35 70 74

Yêu cầu: Phân tích sự biến động của chỉ tiêu tổng lợi nhuận do ảnh hưởng biến động của các nhân tố.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh

Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống hóa lý luận về tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm trong các loại hình

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam theo

Cụ thể : Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ROS = Lợi nhuận trước thuế x 100% Tổng doanh thu Tỷ suất sinh lời kinh tế Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản RE = Lợi nhuận trước

Hiệu quả sử dụng vốn đƣợc thể hiện thông qua công thức sau: Hiệu suất sử dụng vốn = Lợi nhuận trƣớc thuế hoặc sau thuế Tổng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ

 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE và tỷ suất sinh lời tài sản ROA của doanh nghiệp giảm mạnh trong năm 2011 phản ánh việc doanh nghiệp không đạt hiệu quả trong kinh doanh, kéo theo

Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiện có tại thành phố Đà Lạt được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kinh tế gồm: giá trị sản xuất, chi phí sản xuất,

Để hoàn thiện hệ thống quản trị thành tích, doanh nghiệp 1 cần thực hiện một quy trình quản trị thành tích qua bốn gia đoạn của quản trị thành tích, đó là hoạch định thành tích, triển