• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề KSCL giữa HK1 Ngữ văn 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề KSCL giữa HK1 Ngữ văn 7"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I.Phần trắc nghiệm khách quan (3.0 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng trước các câu trả lời sau:

Câu 1: Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”?

A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em.

B. Hãy để trẻ em được sống trong mái ấm gia đình.

C. Hãy hành động vì trẻ em.

D. Hãy tạo điều kiện để các em phát triển tài năng sẳn có.

Câu 2 : Cha của En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” là người như thế nào?

A. Yêu thương và nuông chiều con.

B. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ lỗi lầm của con.

C. Yêu thương, nghiêm khắc, tế nhị trong việc giáo dục con.

D. Thay mẹ En-ri-cô giải quyết tất cả vấn đề trong gia đình.

Câu 3: Dòng nào dưới đây xác định đúng và đủ các vấn đề trước khi phải tạo lập một văn bản ? A. Viết khi nào? Viết để làm gì? Viết như thế nào? Viết về cái gì?

B. Viết để làm gì? Viết cho ai? Viết về cái gì? Viết khi nào?

C. Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?

D. Viết để làm gì? Viết khi nào? Viết về cái gì? Viết như thế nào

Câu 4: Trong bài “Phò giá về kinh” , Trần Quang Khải muốn thể hiện điều gì ?

A. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng đất nước vĩnh viễn được thái bình,thịnh trị B. Thể hiện sự căm ghét , khinh bỉ kẻ thù và niềm sung sướng trước chiến thắng của dân tộc C. Ca ngợi sự tươi đẹp và hùng vĩ của non sông,đất nước và ca ngợi công lao to lớn của các vua

Trần

D. Ca ngợi chiến thắng oanh liệt của quân và dân nhà Trần chống lại giặc Nguyên-Mông

Câu 5: Trong câu thơ “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” (“Bánh trôi nước”-Hồ Xuân Hương), cụm từ “tấm lòng son ” được hiểu như thế nào?

A Trong sáng, nhân hậu, mạnh mẽ. B. Son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.

C. Nhân hậu, đảm đang, tháo vát. D. Hiếu thảo, tình nghĩa, hiền dịu.

Câu 6: Nhận xét nào thể hiện đúng việc sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan?

A.Giản dị, trong sáng, nhuần nhuyễn. B. Mạnh mẽ, gân guốc, rắn rỏi.

C.Hàm súc, cô đọng, chính xác. D. Trang nhã, điêu luyện, đài các.

Phần II: Tự luận( 7.0 điểm) Câu 7 (2.0 điểm):

a) Chép theo trí nhớ phần dịch thơ bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt. b) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ vừa chép?

c) Vì sao bài thơ được xem như làbản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của dân tộc ta?

Câu 8 (5,0 điểm):

Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...)

(2)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KTCL GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn Ngữ Văn 7

Phần I: Trắc nghiệm khách quan(3.0điểm)

Mỗi câu khoanh đúng cho 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án B C C A B D

Phần II: Tự luận( 7.0điểm)

Câu Phần Nội dung Điểm

Câu 7 (2.0 điểm)

a - Chép chính xác bài thơ 0.5

b Bài thơ sáng tác năm 1077 tại phòng tuyến Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến Chống quân Tống xâm lược dưới thời nhà Lý

0.5 c Bài thơ được xem như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc vì

bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước, lời khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó.

1.0

Câu 8 (5 điểm)

a. Yêu cầu về hình thức:

- Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB.

- Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn biểu cảm.

- Cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng b. Yêu cầu về nội dung:

- Tình cảm trân trọng, yêu quý một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…)

* Mở bài

- Giới thiệu người của em

- Nêu cảm nghĩ khái quát về về người thân

* Thân bài

- Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi...

- Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của người thân và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy

- Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân làm em yêu mến, xúc động...

+ Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của người thân và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy

- Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với người thân:

0.5

1.0

1.0

1.0

1.0

(3)

Kể sơ qua một kỉ niệm với người thân để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn... Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc.

* Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm với người thân

- Những mong ước với người thân và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với người thân

0.5

* Ti u chu n cho điểm câu

- Điểm 5 Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng; diễn đạt lưu loát, cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí.

- Điểm Đáp ứng được các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.

- Điểm Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3

số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục.

- Điểm Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài, đạt 1/2 số ý, còn

mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0 hông làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài

* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc...Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đấy là trách nhiệmc của người lớn chúng ta chứ không phải chỉ riêng ai… Chứ bây giờ để báo là người hùng thì ở bên ngoài có rất là nhiều người hùng chứ không chỉ

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.. - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc

- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ và thái độ của người viết về một người, một sự việc nào đó

Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình.. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học

Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm

Bài thơ “ Ngắm trăng” ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt; giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ – người tù tay bị xích, chân bị cùm, thân thể

-Học tập các vẽ nét và sắp xếp bố cục trong tranh đồ họa thời Nguyễn giúp HS phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cũng như nhận biết giá trị lịch sử, văn hóa của

Bài thơ “ Ngắm trăng” ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt; giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ – người tù tay bị xích, chân bị cùm, thân thể