• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nó phát hiện thấy những cây sậy nhỏ bé mọc ở hai bên bờ sông vẫn đứng hiên ngang

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nó phát hiện thấy những cây sậy nhỏ bé mọc ở hai bên bờ sông vẫn đứng hiên ngang"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Ngày 16 tháng 2 năm 2020

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi

Cây sồi và cây sậy

Có một cây sồi mọc ở ven sông. Nó cao lớn sừng sững, khinh khỉnh nhìn đám sậy nhỏ bé, thấp lủn chủn dưới chân mình.

Một hôm, trời nổi cơn cuồng phong, cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông, trôi theo dòng nước. Nó phát hiện thấy những cây sậy nhỏ bé mọc ở hai bên bờ sông vẫn đứng hiên ngang. Quá đỗi ngạc nhiên, nó bèn cất tiếng hỏi cây sậy:

- Anh sậy ơi, anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà sao không bị gió thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này sao lại bị bật cả gốc và bị cuốn trôi theo dòng nước?

Cây sậy trả lời:

- Anh tuy to lớn nhưng đứng một mình. Còn tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có hàng ngàn hàng vạn bạn bè đứng cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống chọi gió bão nên dù gió có to hơn nữa cũng chẳng thể nào thổi đổ chúng tôi được.

(Sưu tầm) Khoanh vào chữ trước ý trả lời đúng

Câu 1: Lúc đầu cây sồi có thái độ như thế nào với cây sậy?

a. Không để ý dến những cây sậy

b. Coi thường đám sậy nhỏ bé, thấp chủn.

c. Thân thiết, thích kết bạn với những cây sậy Câu 2: Chuyện gì xay ra khi có cuồng phong?

a. Những cây sậy bị bật gốc trôi theo dòng nước b. Tất cả cây cối đều bị gió làm đổ gục

c. Cây sồi bị bật gốc trôi theo dòng nước còn những cây sậy vẫn đứng hiên ngang.

(2)

Câu 3: Khi phát hiện những cây sậy nhỏ bé vẫn đứng hiên ngang, cây sồi có thái độ như thế nào?

a. Ngạc nhiên b. Giận dữ c. Khinh khỉnh Câu 4: Vì sao cây sồi bị gió bão đánh đổ?

a. Vì cây sồi nhỏ bé, yếu ớt b. Vì cây sồi đứng một mình c. Vì cây sồi quá to lớn

Câu 5: Vì sao những cây sậy không bị bão quật đổ?

a. Vì những cây sậy biết dựa vào nhau để chống chọi với gió bão b. Vì những cây sậy bé nhỏ

c. Vì những cây sậy có bộ rễ khỏe, bám chắc vào lòng đất Câu 6: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

………

………

Câu 7: Dòng nào chỉ gồm các từ chỉ hoạt động, trạng thái ?

a. Mọc, sừng sững, nhìn, thổi, đổ, phát hiện, đứng, ngạc nhiên, hỏi . b. Mọc, nhìn , gió, thổi , đổ , trôi, đứng , ngạc nhiên, hỏi.

c. Mọc, nhìn, thổi , đổ, trôi, phát hiện , đứng, ngạc nhiên, hỏi . Câu 8 : Gạch chân dưới sự vật được so sánh với nhau trong câu sau : Gió như một con rồng lớn vật vã làm đổ hết cây cối.

Câu 9 : Đặt câu với từ ‘‘đoàn kết’’ theo mẫu Ai thế nào ?

………

………

(3)

Câu 10: Viết một bức thư hỏi thăm một người thân.

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đôi cánh thần tiên như nâng tôi bay lên lơ lửng, đưa đến những bến bờ xa lạ.. Trước mắt tôi, vừa hiện ra con sông giống như sông Thu Bồn

thành tên.Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là

Các loài trong bộ cá Bơn có đặc điểm đặc biệt là sự biến đổi hình thái từ đối xứng ở giai đoạn sớm sang bất đối xứng ở giai đoạn trưởng thành, với sự dịch chuyển

Tác giả ví con sông như dòng sữa mẹ vì sông luôn đem dòng nước ngọt lành về tưới cho cây, cho lúa thêm xanh và sông đem phù sa về bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng thêm

Sắp đến hố nhảy, nghe thấy tiếng kêu thất thanh bên bờ mương, Tôm Chíp vội chạy vòng qua hố nhảy, lao như bay tới bờ mương kịp cứu được một em bé ở sát mép nước bờ

Sáng sớm hôm sau, mặt trời lên, ông Mạnh thấy cây cối xung quanh bật gốc, đổ ngổn ngang mà ngôi nhà thì vẫn không hề suy chuyển, ông biết là Thần Gió đã giận dữ

Về nhà, cảnh vật vẫn như xưa. Cậu bé gọi khản cổ nhưng không thấy mẹ đâu, cậu bé ôm lấy một cây xanh mà khóc... c) Từ trên cây, quả lạ xuất hiện

Các bãi bồi dọc theo sông, suối có nguồn gốc ngoại sinh vì: Các bãi bồi hình thành do mưa lớn hoặc lũ từ trên thượng nguồn làm nước chảy lớn bào mòn, bóc mòn dọc hai