• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5

Ngày soạn: 05/10/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 tháng10 năm 2018(4B) Thứ ba ngày 9 tháng10 năm 2018(4A)

Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2018(4D)

KĨ THUẬT

BÀI 3: KHÂU THƯỜNG ( tiết 2) I .MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách cầm vải , cầm kim , lên kim , xuống kim khi khâu .

2. Kĩ năng: Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường .Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm .

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh qui trình khâu thường

- Mẫu khâu thường, vải. Chỉ, kim, kéo, thước, phấn, len hoặc sọi khác màu vải - Sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức(1’)

2. Kiểm tra bài cũ(3’) - Việc chuẩn bị của HS - GV nhận xét

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài : ghi tựa bài (2’) - GV nêu mục đích bài học b. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài

+ Hoạt động 1: HS thực hành khâu thường .(20’)

- Gọi HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường ?

- Thực hiện khâu 1 vài mũi khâu thường ?

- GV quan sát kiểm tra cách cầm vải , cẩm kim , vạch dường dấu và khâu các mũi khâu theo đường dấu .

- Nhận xét thao tác HS và sử dụng tranh quy trình nhắc lại kĩ thuật khâu .

Bước 1 : Vạch đường dấu

Bước 2 : Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu

- Hát

- HS chuẩn bị - HS nhắc lại

- HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường.

- 1, 2 HS thực hiện khâu thường (thao tác cầm vải, kim)

- HS vừa nhắc lại vừa thực hiện các thao tác để GV uốn nắn hướng dẫn thêm ( HS TB , Y )

- HS thực hành các mũi khâu thườngtừ đầu đến cuối đướng vạch khâu xong

(2)

- GV nhắc lại và hướng dẫn cách kết thúc đường khâu.

- GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành. Khâu các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu.

- Quan sát uốn nắn những HS còn yếu.

* Lưu ý :

- HS đùa nghịch trong khi thực hành . - Giữ vệ sinh trong lớp học .

+ Hoạt động 2: Đánh giá kết quả.(7’) - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.

* GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm

+ Đường vạch dấu thẳng cách đều cạnh dài của mảnh vải .

+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau không bị dúm và thằng theo đường vạch .

+ Hoàn thành đúng thời gian quy định - GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS

4.CỦNG CỐ –DĂN DÒ(2’)

- Chuẩn bị bài: khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.

đường thứ nhất tiếp tục đướng thứ hai .

- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên

--- Ngày soạn: 06/10/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2018(4A) Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2018(4D)

KHOA HỌC

BÀI 9: SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.

2. Kĩ năng: Nêu lợi ích của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao).

3. Thái độ: Giáo dục hs ăn uống hợp lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa sgk - VBT khoa học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(3)

1. KTBC (5')

? Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?

? Tại sao ta nên ăn nhiều cá ? - GV nhận xét.

2. BÀI MỚI( 30') a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động

*Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món rán (chiên) hay xào.

- Chia lớp thành 3 đội. Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món rán (chiên) hay xào.

- Nhận xét tuyên dương

*Hoạt động 2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?

- Chia HS thành nhóm, Phát bảng nhóm Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 20 / SGK

? Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ?

? Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ?

- GV nhận xét từng nhóm.

=> Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có nhiều a- xít béo no. Trong chất béo thực vật như vừng, lạc.. có nhiều a- xít béo không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ lợn và dầu ăn kể trên để khẩu phần ăn có cả a- xít no và không no.

*Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn ?

- GV yêu cầu các em quan sát hình thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

? Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người ?

? Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì ?

=> GV kết luận: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.

- 2 hs lên bảng trả lời - Lắng nghe

- Hs lên bảng viết tên các món ăn.

- 5 nhóm , mỗi nhóm 4 em - Đại diện trình bày

- Thịt rán, tôm rán, cá rán, thịt bò xào,

- Vì trong chất béo động vật có chứa a- xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật cóchứanhiều a-xít béo không no, dễ tiêu. Vậy ta nên ăn phối hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch

- HS thảo luận cặp đôi.

- Trình bày ý kiến.

- Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ.Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực.

- Ăn mặn rất khát nước.Ăn mặn sẽ bị áp huyết cao.

- HS lắng nghe.

(4)

- Y/c HS đọc mục bạn cần biết.

3 .Củng cố, dặn dò.(5') - Liên hệ giáo dục học sinh.

- Chuẩn bị bài “ Ăn nhiều rau quả….”

- Hs đọc mục bạn cần biết.

- Lắng nghe

--- Ngày soạn: 06/10/2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2018(4A) Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2018(4B) Thứ sáu ngày 12tháng 10 năm 2018(4D)

ĐỊA LÍ

BÀI 4: TRUNG DU BẮC BỘ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình trung ru Bắc Bộ : Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xép cạnh nhau như bát úp .

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung ru Bắc Bộ:

+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du . + Trồng rừng được đẩy mạnh

- Nêu tác dụng của việc trồng rừngở trung du Bắc Bộ : che phủ đồi , ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê,…

3. Kĩ năng: Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây .

*GDBVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở trung du Bắc Bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phông chiếu bản đồ Địa lí tự nhiên VN . - Tranh đồi chè vùng trung du Bắc Bộ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC ( 3’)

? Người dân HLS làm những nghề gì ?

? Nghề nào là nghề chính ? - GV nhận xét.

2. BÀI MỚI

a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài b. Các hoạt động

* Hoạt động 1: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.(SLIDE 1)(10’)

- Cho quan sát tranh ,ảnh vùng trung du

- 2 HS trả lời .

+ Họ trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả….

+ Nghề trồng lúa là chính - Lắng nghe

- HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh - HS trả lời .

(5)

Bắc Bộ

? Vùng trung du là vùng núi ,vùng đồi hay đồng bằng ?

? Các đồi ở đây như thế nào ?

- GV cho HS chỉ trên bản đồ hành chính VN trên phông chiếu các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,Bắc giang –những tỉnh có vùng đồi trung du.

* Kết luận: Vùng trung du là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, bởi vậy nó mang những đặc điểm của cả hai vùng miền này. Vùng trung du là vùng đồi có đỉnh tròn và sườn thoải.

* Hoạt động 2. Chè và cây ăn quả ở trung du.(8’)

- Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm 4

? Hình 1,2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang ?

? Người dân ở trung du Bắc Bộ hoạt động sx chủ yếu là gì ?

- Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè.

- Nhận xét bổ sung

* Hoạt động 3. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp(9’)

- Cho hs quan sát tranh, ảnh đồi trọc .

? Vì sao ở vùng trung du Bắc bộ lại có những nơi đất trống ,đồi trọc ?

? Để khắc phục tình trạng này , người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ?

? Nêu tác dụng của việc trồng rừng ? - GV liên hệ với thực tế để GD hs ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây.

3.Củng cố, dặn dò(5')

- Cho HS đọc bài trong SGK . - Về nhà xem lại bài

- Chuẩn bị bài “Tây Nguyên”

+Trung du Bắc Bộ là vùng đồi.

+ Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải , xép cạnh nhau như bát úp.

- HS lên chỉ BĐ .

- HS thảo luận nhóm .

- Đại diện nhóm trình bày kq + Cây vải, cây chè

- Trồng chè và cây ăn quả.Trồng rừng cũng được đẩy mạnh.

- HS nêu: hái chè , phân loại, lò sấy khô, đóng gói.

- HS cả lớp quan sát tranh ,ảnh .

- Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng , khai thác gỗ bừa bãi ,…

- Đã tích cực trồng lại rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả

- Rừng che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.

- 2 HS đọc bài .

--- Ngày soạn: 07/10/2018

(6)

Ngày giảng: Thứ năm ngày 11tháng 10 năm 2018(4D) Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2018(4A)

KHOA HỌC

BÀI 10: ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết được hằng ngày ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm an toàn.

2. Kĩ năng: Nêu được: + Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hóa chất ; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe con người).

+ Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, khong có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết).

3. Thái độ: Gd hs có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

* GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. ( liên hệ bộ phận).

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức về lợi ích của các loại rau, quả chín

- Nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số mớ rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC ( 5’)

? Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?

? Vì sao phải ăn muối i-ốt và không nên ăn mặn ?

- GV nhận xét.

2. BÀI MỚI

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài;

*Hoạt động 1: Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày.(7’)

- Cho HS thảo luận theo cặp

? Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau ?

? Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi

- 2 HS trả lời.

- Lắng nghe

- HS thảo luận theo cặp – trình bày kq + Em thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được.

+ Chống táo bón, đủ các chất khoáng và

(7)

ích gì ?

- GV nhận xét bổ sung.

*Kết luận: Ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Vì vậy hàng ngày chúng ta nên chú ý ăn nhiều rau và hoa quả.

*Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn(8’)

- Gy yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi mở sgk và cùng nhau trả lời câu hỏi thứ nhất trang 23 sgk.

- Gv gợi ý các em có thể đọc mục bạn cần biết kết hợ quan sát hình 3, 4 để trả lời.

- Gọi đại diện nhóm trả lời.

*GV kết luận: Những thực phẩm sạch và an toàn phải giữ được chất dinh dưỡng, được chế biến vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng.

*Hoạt động 3: Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.(10’)

- Chia nhóm ,phát bảng nhóm Hd hs thảo luận nhóm

? Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch ?

? Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi ?

? Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì ?

? Vì sao không nên dùng thực phẩm có màu sắc và có mùi lạ ?

? Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn ?

? Nấu chín thức ăn có lợi gì ?

vi-ta-min cần thiết, đẹp da, ngon miệng.

- HS lắng nghe.

- Thảo luận nhóm 6 em.

- Hs thảo luận nhóm trả lời:

+ Thực phẩm không nhiễm hóa chất.

+ Không ôi thiu.

+ Không gây ngộ độc...

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS thảo luận nhóm 4 em - Các nhóm lên trình bày

+ Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc, …

+ Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi.

+ Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ.

+ Thực phẩm có màu sắc, có mùi lạ có thể đã bị nhiễm hoá chất của phẩm màu, dễ gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người.

+ Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ.

+Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon

(8)

? Tại sao phải ăn ngay thức ăn sau khi nấu xong ?

- Gv Nhận xét.

3.Củng cố, dặn dò(5')

- Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết.

? Hãy nêu những ích lợi của môi trường đối với cuộc sống của chúng ta?

- Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn.

- Nhận xét tiết học.

miệng, không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh.

+ Ăn thức ăn ngay khi nấu xong để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng, không bị ruồi, muỗi hay các vi khuẩn khác bay vào.

- 2-3 hs đọc - HS trả lời - Lắng nghe.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, - Không gây nhiễm khuẩn, hóa chất, không gây ngộ độc - Không gây hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng. * Để

Các hành vi xâm phạm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân2. Trách nhiệm

Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, hoá chất, không gây ngộ độc

Các chủng này được tiếp tục tiến hành thử nghiệm khả năng bảo vệ ấu trùng tôm, ấu trùng tôm được xử lí trước với các chủng Bacillus spp. alginolyticus) có tiềm năng

- Được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, - Không gây nhiễm khuẩn, hóa chất, không gây ngộ độc - Không gây hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng.. * Để

Hoạt động tiêu hóa Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả Hoạt động hấp thụ Kém hiệu quả.

- Được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, - Không gây nhiễm khuẩn, hóa chất, không gây ngộ độc - Không gây hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng.. * Để

Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.. Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam