• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21 Ngày soạn: 10/4/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 13/4/2020

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU:

- Học sinh biết cộng trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10000.

- Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ .

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ :5’

- Gọi 2HS tính nhẩm:

8500 - 300 = 7900 - 600 = 6200 - 4000 = 4500 - 2000 = - Nhận xét .

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài :2' b) Luyện tập:

Bài 1: Tính nhẩm : (5')

- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu BT.

- Yêu cầu nêu lại cách tính nhẩm.

- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.

- Gọi HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2: Đặt tính rồi tính: ( 5') - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.

- Mời hai học sinh nêu kết quả.

.

- Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 3: Giải bài toán ( 10') - Gọi học sinh đọc bài toán.

- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.

- Gọi 1 HS đọc bài

- Hai học sinh trả lời

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Lớp theo dõi giới thiệu.

- Tính nhẩm.

- Nêu lại cách nhẩm các số tròn nghìn - Cả lớp tự làm bài vào vở.

- 2HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.

5200 + 400 = 5600 5600 - 400 = 5200 6300 + 500 = 6800 6800 - 500 = 6300 8600 + 200 = 8800 8800 - 200 = 8600 - Đặt tính rồi tính.

- Cả lớp tự làm bài vào vở.

- Hai em nêu cách thực hiện tính, lớp bổ sung.

a/ 6924 5718 b/ 8493 4380 +1536 + 636 - 366 - 729 8460 6354 8127 3651 - HS nhận xét .

- 2 học sinh đọc đề bài.

- Cùng GV phân tích bài toán.

- Cả lớp thực hiện vào vở.

- Một học sinh đọc bài làm, lớp nhận

(2)

Bài 4: Tìm x (10')

- Gọi 2HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS thực hiện trên nháp.

- Nhận xét chữa bài.

* Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào

3. Củng cố - Dặn dò 3p:

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà xem lại các BT đã làm và xem tờ lịch năm 2005 - SGK.

xét bổ sung.

Giải :

Số cây trồng thêm được là:

948 : 3 = 316 ( cây) Số cây trồng được tất cả là:

948 + 316 = 1264 ( cây ) Đáp số: 1264 cây - Tìm x.

- 2HS đọc kết quả, cả lớp thực hiện trên nháp.

a/ x + 1909 = 2050

x = 2050 – 1909 x = 141

b/ x – 586 = 3705 x = 3705 + 586 x = 4291

- HS nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng.

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

NHÂN HÓA. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU ? I. MỤC TIÊU:

- Nắm được 3 cách nhân hóa (BT2).

- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu ?”

- Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Ứng dụng CNTT: máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:5’

- Y/c HS tìm 3 từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc.

- Nhận xét . 2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: 2'

b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

Bài 1: 10'

- GV đọc diễn cảm bài thơ: “Ông mặt trời bật lửa “ .

- Mời HS đọc lại.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ . - Yêu cầu lớp đọc thầm lại gợi ý:

- 2 HS trả lời

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Lắng nghe GV đọc bài thơ.

- HS đọc lại. Cả lớp theo dõi ở SGK.

- Một em đọc yêu cầu.

- Cả lớp đọc thầm bài thơ.

(3)

+ Những sự vật nào được nhân hóa ? - Chốt lại ý chính có 3 cách nhân hóa: gọi sự vật bằng những từ dùng để gọi con người ; tả sự vật bằng những từ dùng để tả người ; nói với sự vật thân mật như nói với con người.

Bài 2:10'

- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.

- Mời 2 HS phần a và b

- Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

Bài 3. 10'

- Gọi HS đọc y/c

- Y/c HS đọc thầm lại bài tập đọc Ở lại với chiến khu

- GV hướng dẫn

- Y/c HS hoàn thành vào vở - HS đọc kết quả

- Gv nhận xét chốt kết quả đúng 3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.

- Đọc thầm gợi ý.

+ mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm.

- Cả lớp làm bài trong Tên

sựvật Cách nhân hóa

Gọi bằng Tả cách nói M.T ông bật lửa

Mây chị kéo đến

Trăng Trốn

Đất nóng lòng …

Mưa xuống Thân mật

như bạn Sấm ông vỗ tay

- Một học sinh đọc đề bài tập 2.

- Lớp độc lập suy nghĩ và làm bài vào VBT.

- 2 HS đọc bộ phận câu trar lời cho câu hỏi Ở đâu?

a/ Trần Quốc Khải quê ở huyệnThường Tín tỉnh Hà Tây .

b/ Ông được học nghề thêu ởTrung Quốc trong một lần đi sứ .

- 2 HS đọc

- HS đọc thầm bài.

- HS làm bài

- 2 HS đọc kết quả phần a và b

a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu.

b) Trên chiến khu các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở trong lán.

--- ĐẠO ĐỨC

Tiết 20. ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ(T2) I. MỤC TIÊU

-Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc,màu da, ngôn ngữ...

(4)

- HS tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

* BVMT: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong các hoạt động bảo vệ môi trường, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.

II. CHUẨN BỊ - Tranh ( ƯDCNTT)

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - Vấn đáp

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : (4')

-Thế nào là đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?

- Kể một số việc thể hiện đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?

- GV nhận xét đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp(1') b. Các hoạt động

* Hoạt động 1:(8')

- GV giới thiệu 1 số bài hát, bài thơ của thiếu nhi Việt Nam và thế giới

- GV nhận xét, khen các nhóm làm tốt.

Kết luận :Trẻ em có quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói,chữ viết của dân tộcmình, được đối xử bình đẳng

* Hoạt động 2(10’): Viết thư kết bạn - GV cho HS viết thư bày tỏ tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế đã chuẩn bị.

- Lắng nghe, uốn nắn câu, chữ

Kết luận: Chúng ta có quyền kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế

* Hoạt động 3( 9’):

- Yêu cầu HS làm bài tập 5 và 6 - Hướng dẫn làm bài

- GV nhận xét chốt kết quả đúng.

* BVMT: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong các hoạt động bảo vệ môi trường, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp

* Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế chính là thực hiện lời dạy của Bác Hồ

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Cả lớp hát bài:"Tiếng chuông và ngọn cờ" của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Nhận xét đánh giá chung giờ học

-Dặn tìm hiểu thêm về thiếu nhi các nước khác.Chuẩn bị bài sau.

- HS lên biểu diễn. HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm, ....

về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

- HS nghe

- HS nêu lại nội dung thư kết bạn đã chuẩn bị trước

- nhận xét bạn

- HS đọc y/c - HS nối

- Báo cáo kết quả

- HS nêu một số việc làm cùng với thiếu nhi Quốc tế để bảo vệ môi trường.

- HS nghe và ghi nhớ.

(5)

Ngày soạn: 10/4/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 14/4/2020

TOÁN

THÁNG - NĂM. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Bài Tháng - Năm

- Biết các đơn vị đo thời gian : tháng , năm biết được một năm có 12 tháng . Biết tên gọi các tháng trong một năm. Biết số ngày trong từng tháng .

- Biết xem lịch ( tờ lịch tháng , năm ,…) 2. Bài Luyện tập

- Biết tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bài giảng ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : 5’

- Y/c 2 học sinh thực hiện phép tính.

- GV nhận xét

- Giáo viên nhận xét . 2.Bài mới: 33’

a) Giới thiệu bài: Tháng - Năm kết hợp với tiết Luyện tập

* Bài Tháng - Năm

b) Giới thiệu số tháng trong một năm và số ngày trong tháng:

- Treo tờ lịch năm 2005 lên bảng và giới thiệu.

- Đây là tờ lịch năm 2005 . Lịch ghi các tháng trong năm 2005 và các ngày trong mỗi tháng.

- Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2005 trong sách giáo khoa và TLCH:

+ Một năm có bao nhiêu tháng ? + Đó là những tháng nào ?

- Giáo viên chiếu các tháng lên bảng . - Mời hai học sinh đọc lại.

* Giới thiệu số ngày trong một tháng . - Cho học sinh quan sát phần lịch tháng 1 năm 2005 ở SGK.

+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày ? + Tháng 2 có mấy ngày ?

- Giới thiệu thêm: Những năm nhuận, tháng hai có 29 ngày.

- Lần lượt hỏi học sinh trả lời đến tháng

- 2 HS đặt tính ra nháp

5718 + 636; 8493 - 3667 - HS đọc bài làm

- HS nhận xét

- Nghe GV giới thiệu.

- Quan sát lịch 2005 trong SGK và trả lời:

+ Một năm có 12 tháng đó là : Tháng 1 , tháng 2 , tháng 3, tháng 4 (tư), tháng 5, tháng 6 , tháng 7 , tháng 8 , tháng 9 , tháng 10 , tháng 11, tháng 12.

- Nhắc lại số tháng trong một năm.

- Tiếp tục quan sát các tháng trong tờ lịch để đếm số ngày trong từng tháng.

+ Tháng một có 31 ngày.

+ Tháng hai có 28 ngày.

- Cứ như thế học sinh trả lời hết số ngày

(6)

12 .

c.Thực hành

Bài 1: Trả lời các câu hỏi sau:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gọi HS trả lời miệng, lớp bổ sung.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2: Xem tờ lịch rồi trả lời các câu hỏi sau

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu cả lớp quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2009 và TLCH.

- Gọi HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

* Bài Luyện tập

Bài 3 : Trong một năm

GV cho HS kể với bạn bên cạnh về các tháng có 30, 31 ngày trong năm.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

- GV cho HS tự khoanh rồi sau đó sửa bài :

- GV gọi 5 em nêu miệng.

- Ngày 30/8 là ngày thứ mấy?

- Ngày tiếp sau ngày 30/8 là ngày nào?

Thứ mấy?

- Ngày tiếp sau ngày 31/8 là ngày nào?

Thứ mấy?

- Vậy ngày 2/9 là ngày thứ mấy?

- Cho HS làm bài và sửa bài.

- GV nhận xét.

3. Củng cố - Dặn dò :2’

- Những tháng nào có 30 ngày ? - Những tháng nào có 31 ngày ? - Tháng hai có bao nhiêu ngày ?

- Về nhà học và ghi nhớ cách xem lịch.

ở các tháng trong một năm.

- HS đếm số ngày trong từng tháng và ghi nhớ ( cá nhân, đồng thanh)

- Một em nêu yêu cầu bài.

- Cả lớp tự làm bài.

- HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.

+ Tháng này là tháng 1.Tháng sau là tháng 2 + Tháng 1 có 31 ngày +Tháng 3 có 31 ngày + Tháng 6 có 30 ngày +Tháng 7 có 31 ngày +Tháng10 có 31 ngày +Tháng 11 có 30 ngày

- Một em đọc đề bài 2 .

- Cả lớp quan sát lịch và làm bài.

- 2 em trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung:

+ Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu .

+ Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư.

+ Tháng 8 có 4 chủ nhật.

+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28.

- Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày.

- Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 12 có 31 ngày.

- Tháng hai có 28 hoặc 29 ngày.

- Hs đọc đề : - Hs trả lời + Chủ Nhật.

+ 31/8 – Thứ Hai.

+ Ngày 01/9 – Thứ Ba + Thứ Tư

(7)

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. MỤC TIÊU

1. Tập đọc

- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 ) 2. Kể chyện

- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa truyện trên máy.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật đọc tích cực

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài:

“Người trí thức yêu nước”.

- GV nêu câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

B. Bài mới: 33’

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS luyện đọc:

a. GV đọc diễn cảm toàn bài:

Đoạn 1: đọc chậm rãi, khoan thai, nhấn giọng từ: ùn ùn kéo đến.

Đoạn 2: Giọng bà cụ chậm chạp, mệt mỏi Ê - đi - xơn hỏi ngạc nhiên.

Đoạn 3: Giọng Ê - đi - xơn reo vui, bà cụ phấn chấn.

Đoạn 4: người dẫn chuyện, giọng thán phục nhấn giọng từ: miệt mài, xếp hàng dài.

b. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:

* Luyện đọc từng câu:

- GV viết bảng từ Ê - đi - xơn. Gọi HS đọc cá nhân.

- GV sửa lỗi phát âm cho HS.

* Luyện đọc từng đoạn:

- Mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.

- GV nhắc HS: đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, đọc phân biệt lời Ê - đi - xơn và bà cụ.

- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ ngữ: nhà

- HS mở SGK đọc thầm theo.

- 3 HS đọc từ Ê - đi - xơn.

- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.

- HS đọc chú giải SGK.

(8)

bác học, cười móm mém.

- 1 HS đọc toàn bài

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

TIẾT 2

3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: 10’

- Yêu cầu HS quan sát ảnh và chú giải bên dưới ảnh.

GV hỏi:

+ Hãy nói những điều em biết về Ê đi xơn?

- GV: Ê - đi - xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ (1847 - 1931) ông đã cống hiến cho loài người hơn 1 ngàn sáng chế. Lúc nhỏ phải đi bán báo kiếm sống và tự mài mò học tập trở thành nhà bác học vĩ đại.

+ Câu chuyện giữa Ê - đi - xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?

- Các em đọc thầm tiếp đoạn 2 + 3.

+ Tìm hiểu xem bà cụ mong muốn điều gì?

+ Vì sao bà cụ mong có xe không cần ngựa kéo?

+ Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê - đi - xơn ý nghĩ gì?

- Các em đọc thầm tiếp đoạn 4. GV hỏi:

+ Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?

+ Theo em, khoa học mang lại lợi ít gì cho con người?

GV: khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.

4. Luyện đọc lại: 8’

- GV đọc mẫu đoạn 3. Hướng dẫn HS đọc đúng lời nhân vật, giọng Ê - đi - xơn reo vui khi sáng kiến léo lên, giọng bà cụ phấn chấn. Nhấn giọng từ: léo lên, reo lên, nảy ra, ngạc nhiên, đầu tiên, nhanh lên.

- Mời 2 HS đọc đoạn 3.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- HS quan sát ảnh Ê - đi - xơn và trả lời.

+ HS trả lời tùy ý hiểu.

+ Lúc Ê - đi - xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi kéo đến xem, bà cụ cũng đến xem.

+ Mong Ê - đi - xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo, mà lại êm.

+ Vì xe ngựa xóc, đi xe ấy cụ bị ốm.

+ Chế tạo 1 chiếc xe chạy bằng dòng điện.

+ Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến mọi người và sự lao động sáng tạo của bác học để thực hiện lời hứa.

+ HS phát biểu.

HS nghe cô hướng dẫn cách đọc đoạn 3.

- 2 HS đọc đoạn 3.

(9)

KỂ CHUYỆN (18’) 1. GV giao nhiệm vụ:

- Bây giờ các em sẽ không nhìn sách tập kể lại câu chuyện.

- Nhắc HS nói lời nhân vật theo trí nhớ.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? (HS trả lời).

 GV: Ê - đi - xơn là nhà bác học vĩ đại, sáng chế của ông góp phần cải tạo thế giới, đem lại những điều tốt đẹp cho con người.

- Về chuẩn bị bài tiết sau: tập đọc: “Cái cầu”.

- Nhận xét tiết học

- HS nghe nhiệm vụ kể chuyện.

- HS kể chuyện theo từng đoạn.

- 4 HS kể nối tiếp đoạn.

- HS nhận xét.

--- Ngày soạn: 10/4/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 15/4/2020

CHÍNH TẢ (NGHE- VIẾT) Ê- ĐI – XƠN

I. MỤC TIÊU

- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Mắc không quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ch/tr (BT2a) II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài giảng ƯDCNTT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gviên đọc cho HS viết các từ ngữ sau:

gầy guộc, chải chuốt, nhem nhuốc, nuột nà.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: GV nêu y/ c của tiết học (2') 2. Hướng dẫn viết chính tả.( 20')

- GV đọc đoạn văn.

- Hỏi: Câu chuyện Ê-đi sơn và bà cụ xảy ra lúc nào?

- Đoạn viết có mấy câu? Những chữ nào trong bài được viết hoa?

- Tên riêng Ê-đi –sơn được viết như thế nào?

- Hãy nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.?

- Yêu cầu học sinh đọc và viết lại các từ vừa tìm

- Cả lớp mở sách theo dõi - HS trả lời

- HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS viết nháp.

(10)

được.

- Viết chính tả . GV đọc HS viết.

3. HD làm bài tập chính tả: 8' Bài 2.

- Gọi HS đọc Y/C.

- HS làm việc cá nhân quan sát tranh minh họa để giả câu đố.

- Gọi 2HS lên bảng làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Y/C HS tự làm bài.

- Chốt lại lời giải đúng.

C. Củng cố – dặn dò: 5’

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Biểu dương những học sinh viết đúng, đẹp.

- Nhắc những học sinh còn viết sai về nhà luyện viết.

- HS viết bài.

- HS tự soát lỗi.

- 1 HS đọcY/C trong SGK - HS làm cá nhân.

- HS lần lượt đọc kết quả.giải câu đố.

- 2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức.

- HS tự sửa bài.

--- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 39. ÔN TẬP: XÃ HỘI I. MỤC TIÊU :

- HS kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.

- Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.

- Giáo dục HS có ý thức yêu quý gia đình, trường học và tỉnh (thành phố) của mình; có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh, bài giảng ƯDCNTT

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - Quan sát

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(4’) :

-Em hãy kể với bạn về gia đình của mình ?

- Trường em nằm ở khu nào ?có bao nhiêu lớp ? cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tên là gì ?...

- Nhận xét đánh giá 2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp (1’) b. Các hoạt động

* Hoạt động 1 (10') Thảo luận về chủ đề xã hội

- Yêu cầu chọn 1 trong 5 nội dung để trả

- HS lựa chọn 1 trong 5 nội dung

(11)

lời:

- Gia đình,họ hàng; Một số hoạt động ở trường;Một số hoạt động nông

nghiệp,TM,CN

-Hãy nêu một số trò chơi nguy hiểm không nên chơi ở trường

-Nước sạch có vai...người..

- Để giữ ATGT...cần phải làm gì

* Hoạt động 2 (8').Giới thiệu tranh ảnh : - GV chiếu một số hình ảnh.

- GV cho HS chọn ảnh, tranh giới thiệu cho các bạn trong lớp nghe

- GV cho HS nêu nội dung, ý nghĩa của từng nhóm tranh.

- GV nhận xét

*Hoạt động 3. (8')Vẽ tranh :

-GV gợi ý nội dung tranh: Phong cảnh làng quê, cảnh sinh hoạt ở gia đình, cảnh giao thông...

- GV chiếu lên cùng HS nhận xét bức tranh

3. Củng cố, dặn dò: (4’) -Nêu nội dung giờ ôn -Nhận xét chung giờ học,

- Dặn về sưu tầm thêm các câu chuyện, bài báo, tranh ảnh về chủ đề xã hội

- HS trả lời câu hỏi vè nội dung đã chọn

- Nhận xét bạn

- HS quan sát

- HS giới thiệu cho nhau nghe.

- HS nêu.

- HS vẽ tranh vào vở bài tập.

- HS chụp gửi qua zalo tranh của mình.

- HS nêu

--- Ngày soạn: 10/4/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 16/4/2020

TOÁN

HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH.

I. MỤC TIÊU Giúp học sinh :

- Có biểu tượng về hình tròn, tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.

- Bước đầu biết dùng com-pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bài giảng ƯDCNTT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A- Kiểm tra bài cũ: 5’

- GV gọi HS Nêu những tháng có 30 ngày và những tháng có 31 ngày trong năm.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

B. Bài mới: 30’

- Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thế nào là hình tròn, tâm, đường kính, bán kính của hình

- 2 HS nêu

- HS khác nhận xét

(12)

tròn.

1.a- Giới thiệu hình tròn :

- GV cho HS quan sát một số mô hình các hình đã học và một mô hình hình tròn trên máy. Yêu cầu HS gọi tên các hình.

- Gv chiếu mô hình hình tròn để giới thiệu hình tròn.

- Gv chiếu một số hình ảnh có mặt là hình tròn và yêu cầu HS nêu tên hình.

b) Giới thiệu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn:

- GV vẽ hình tròn, ghi rõ tâm, đường kính, bán kính trên màn hình.

- Cho HS gọi tên hình.

- Gv giới thiệu tâm hình tròn (O), dùng thước vẽ và giới thiệu về đường kính ( AB ) , bán kính (OM)

1/b - Cách vẽ hình tròn bằng com pa.:

- GV chiếu hình ảnh com pa giới thiệu chiếc com pa để vẽ hình tròn.

- GV hướng dẫn cách vẽ hình tròn theo kích thước đã cho 2cm (theo SGK)

- Gv cho HS vẽ hình vào nháp.

- HS trả lời được ý :

Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tứ giác …

- Hình tròn.

- Tìm mô hình hình tròn.

- HS quan sát và nghe giới thiệu.

- HS quan sát chiếc com pa.

- Hs quan sát cách vẽ trên bảng của GV.

- Hs vẽ vào tập.

(13)

2. Thực hành : Bài 1

- GV vẽ hình trên bảng theo SGK cho HS quan sát rồi nêu tên bán kính, đường kính của từng hình.

-> Tại sao CD không gọi là đường kính?

- Hs làm vào tập.

- GV nhận xét Bài 2 :

- GV cho HS tự vẽ rồi nêu cách vẽ.

- GV nhận xét Bài 3 :

- GV cho HS vẽ hình vào VBT.

+ Đoạn thẳng OC dài hơn OD đúng hay sai? Vì sao?

+ OC ngắn hơn OM đúng hay sai? Vì sao?

+ OC bằng một nửa CD đúng hay sai? Vì sao?

- Cho HS làm bài và sửa bài.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

C. Củng cố – dặn dò: 5’

- GV hỏi củng cố lại một số kiến thức chính đã học trong nội dung trên.

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực hoạt động.

- Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị

- Hs đọc đề.

- Nêu được :

+ Hình tròn tâm O có bán kính là OM, ON, OP, OQ, và đường kính là MN, PQ.

+ Hình tròn tâm O có bán kính là OA, OB và đường kính là AB.

+ Vì CD không đi qua tâm O.

- Hs vẽ hình

- Hs vẽ hình và trả lời :

+Sai vì chúng là bán kính có độ dài bằng nhau.

+ Đúng vì bán kính có độ dài bằng nửa đường kính.

--- TẬP ĐỌC - LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CÁI CẦU - TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY, CHẤM HỎI.

I. MỤC TIÊU 1. Tập đọc

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung : Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất .

2. Luyện từ và câu

- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học .

- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.

(14)

- Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh , bài giảng ƯDCNTT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

* Tập đọc: 20'

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Mời 1 em lên kể 1đoạn truyện: Nhà bác học và bà cụ.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

B. Bài mới: 17' 1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS luyện đọc:

a. GV đọc diễn cảm toàn bài thơ:

- Giọng tình cảm nhẹ nhàng, thiết tha. Nhấn giọng các từ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với chiếc cầu: yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả, các cầu của cha.

b. GV Hướng dẫn HS luyện đọc:

- Gv đưa từ

- GV theo dõi sữa lỗi phát âm cho HS.

* Luyện đọc từng khổ thơ.

- Mời 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ.

- GV nhắc các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng các từ ngữ như cô đãđọc mẫu lần 1.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ ngữ: chum, ngòi, sông Mã.

- Yêu cầu 1 HS đọc bài thơ.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Các em đọc thầm bài thơ tìm hiểu xem: người cha trong bài thơ làm nghề gì?

+ Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào? Được bắc qua con sông gì?

GV: Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã trên đường vào Thành phố Thanh Hóa.

- Mời HS đọc khổ thơ 2, 3, 4 đọc thầm.

+ Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghỉ đến những gì?

+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao?

- 1 HS kể

- HS nghe giới thiệu.

- HS mở SGK đọc thầm theo.

- HS luyện đọc từ

- 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ.

- HS đọc chú giải SGK.

- 1 HS đọc

+ HS đọc thầm trả lời.

- Làm nghề xây dựng cầu (làm công nhân, kĩ sư xây dựng).

+ Cầu Hàm Rồng, bắc qua sông Mã.

- HS đọc thầm khổ thơ 2, 3, 4.

+ Sợi tơ nhỏ như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước.

Ngọn gió giúp sáo sang sông.

Chiếc cầu giúp kiến qua ngòi.

Cầu tre sang nhà bà ngoại.

+ …… chiếc cầu trong tấm ảnh, cầu Hàm Rồng, vì đó là chiếc cầu do cha làm.

+ HS đọc và trả lời tùy ý thích của

(15)

+ Hãy tìm và đọc câu thơ em thích nhất và giải thích vì sao em thích câu thơđó?

+ Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào?

4. Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ:

- GV h/d HS tự học thuộc lòng

* Luyện từ và câu: 20' Bài 1:

- GV Y/C HS nhặc lại Y/C của bài tập . - 1HS đọc

- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm.

- HS trình bày bài

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng .

*Câu a: Những từ ngữ chỉ trí thức : nhà bác học,nhà thông thái, nhà nghiên cứu, nhà phát minh, kĩ sư, bác sĩ, dược sĩ, dược sĩ thầy giáo, cô giáo,

*Câu b: Những từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức: nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy mốc, thiết kế nhà cửa, cầu cống, chữa bệnh, chế thuốc, dạy học ...

Bài tập 2:

- GV Y/C 1 HS đọc Y/C của bài.

- HS làm bài vào VBT - HS trình bày bài

- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .

Câu a: Ở nhà em thường giúp bà sâu kim.

Câu b: Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.

Câu c: Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt .

Bài tập 3:

- 1HS đọc Y/C của bài - HS làm bài.

- HS lên trình bày bài lên hai băng giấy đã chuẩn bị trước trên bảng lớp .

- GV nhận xét chốt lại lời giả đúng:

- Anh ơi ( , ) người ta làm ra điện để làm gì (?) - Điện quan trọng lắm em ạ ,vì nếu đeỏn bây giờ vẫn chưa phát minhra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu xem vô tuyến.

- Truyện này gây cười ở chỗ nào?

C. Củng cố - dặn dò: 2’

- Yêu cầu HS về học thuộc lòng bài thơ.

mình.

+ Bạn yêu cha, tự hào về cha, bạn yêu cái cầu do cha làm ra.

- HS học thuộc lòng dưới sự hướng dẫn của cha mẹ.

- 1 HS đọc Y/C - HS làm bài.vào vở . - Cả lớp nhận xét.

- HS chép lời đúng vào vở

- 1 HS đọc Y/C - Lớp theo dõi - HS đọc thầm

- HS làm bài cá nhân - Lớp nhận xét

- HS chép lời giải đúng vào vở - HS trả lời

(16)

- Chuẩn bị bài tập đọc tiết sau: “Nhà ảo thuật”.

--- TẬP VIẾT

ÔN CHỮ HOA:

P

I. MỤC TIÊU

-Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P(1 dòng ), Ph, B (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Phan Bội Châu (1dòng) và câu ứng dụng Phá Tam Giang . . . vào Nam (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối điều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

* GDBV môi trường : GD tình yêu quê hương, đất nước qua câu ứng dụng, khai thác trực tiếp nội dung bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ viết hoa P (Ph) ƯDCNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: 5’

1 Hs nhắc lại từ ứng dụng ở bài trước Lãn Ông

Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người - GV nhận xét, tuyên dương HS.

B. Bài mới: 30’

1. GTB: 1'

2. HD viết chữ hoa

- GV Y/C HS đọc bài viết.nêu các chữ viết hoa trong bài: P, PH , B, CH, T, GI ,Đ, H, V, N

- Gv viết mẫu, kết hợp nhắn lại cách viết P (Ph)

- Y/C HS đọc từ ứng dụng .Phan Bội Châu - GV: Phan Bội Châu là một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam

- Y/C HS viết nháp Từ ứng dụng.

- Y/C HS đọc câu ứng dụng.

Phá Tam Giang nối đường ra Bắc Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam

- GV giúp HS hiểu Phá Tam Giang là 1 địa danh ở Thừa Thiên Huế,

- HS tập viết trên nháp : Phá, Bắc

3. Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.

- Viết chữ P :1dòng.

- Viết chữ Ph , B 1dòng.

- Viết tên riêng Phan Bội Châu: 1 dòng - Viết câu thơ 1 lần

- HS viết bài GV chú ý hướng dẫn viết đúng

- 2 HS viết nháp .

- HS theo dõi và nhắc lại qui trình viết các chữ, P (Ph) T, V

- HS chú ý lắng nghe nhắc lại - HS viết vào nháp. chữ P (Ph) T, V

- HS viết nháp. Phan Bội Châu

- HS viết nhápPhá, Bắc

- HS viết vào vở.

(17)

nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.

- GV nhận xét nhanh 5 bài.

- Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- GV nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở những HS chưa viết xong bài về nhà viết tiếp và luyện viết thêm trên vở TV để rèn chữ cho đẹp.

- Lắng nghe

--- Ngày soạn: 13/4/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 17/4/2020

TẬP LÀM VĂN

NÓI, VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC I. MỤC TIÊU

- Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK . - Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu). (BT2).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bài giảng ƯDCNTT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- GV kiểm tra 2 HS

- HS 1 kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống và trả lời câu hỏi . Viện nghiên cứu nhận được quà gì ?

- HS 2 Kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi:

Vì sao ông Của không đem gieo ngay 10 hạt giống ?

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

B. Bài mới: 30’

1. GTB

2. HD bài tập Bài tập 1:

- GV Y/C HS đọc Y/C của bài tập - GV nhắc lại Y/C của bài .

- Cho HS kể tên một số nghề lao động trí óc mà các em biết .

- GV: các em có thể kể về một người thân trong gia đình làm nghề lao động trí óc, hoặc một người hàng xóm hoặc một người mà em biết qua đọc truyện, sách báo ..

- Cho HS kể

- GV nhận xét và khẳng định những em kể đúng.

Bài tập 2

- 2 HS trả lời

- 1 HS đọc Y/C của bài tập 1 - Bác sĩ, kĩ sư ,giáo viên,kiến trúc sư,nhà nghiên cứu .

- HS tập kể về một người mà em biết

- 2 HS kể trước lớp -Lớp nhận xét .

-1 HS đọc Y/C bài tập 2

(18)

- HS đọc Y/C bài tập 2

- GVnhắc lại Y/C của bài tập.

- Cho HS viết bài . - Cho HS trình bày bài - GV nhận xét

C. Củng cố dặn dò:5’

- GV nhận xét tiết học.Biểu dương những HS học tốt.

- Chuẩn bị bài sau.

-HS viết bài vào vở hoặc bài tập.

- 3HS trình bày trước lớp bài viết của mình .

- Lớp nhận xét .

--- TOÁN

NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ - LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Nhân số có bón chữ số với số có 1cs

- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một số (có nhớ một lần).

- Yêu thích môn học 2. Luyện tập

- Biết vận dụng phép nhân đểtìm số bị chia.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bài giảng ƯDCNTT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

* Bài nhân số có bốn chữ số với số có 1cs

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- GV đưa hình tròn y/c HS nêu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn đó.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

B. Bài mới: 35’

1. GTB: 1'

2. Hướng dẫn HS cách thực hiện phép nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số: 9'

a) Phép nhân 1034 x 2

- Dựa vào cách nhân số có 3 chữ số hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 1034 x 2 - H: khi thực hiện phép nhân này ta thực hiện tính bắt đầu từ đâu ?

- HS nêu từng bước tÝnh như SGK b) Phép nhân 2125 x 3

- GV hướng dẫn hs thực hiện phép nhân như trong SGK

- NX phép nhân này như thế nào ? 3. Thực hành: 25'

Bài tập 1:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- 2 HS trả lời

- Đặt tính cột dọc

- HS nêu: lấy thừa số thứ 2 lần lượt nhân với từng chữ số của thừa số thứ nhất bắt đầu từ phải sang trái.

- HS nêu lại qui tắc .

(19)

- HS tự làm bài

-Nêu cách tính của các phép tính trên . - GV nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2: (cột a)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Y/C HS nêu cách thực hiện như bài 1 - HS tự làm bài

- Y/C HS tự nhận xét bài của bạn . - GV nhận xét, tuyên dương HS.

Bài tập 3

- GV gọi 1 HS đọc đề bài . - Y/C HS tự tóm tắt và làm bài . - HS tự làm bài

- H: Vì sao để tính số viên gạch cần để xây 4 bức tường em lại thực hiện phép nhân 1015 x4?

- GV chữa bài.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

Bài tập 4: (cột b)

- GV gọi 1 HS đọc đề bài .

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - HS làm miệng

- Gọi HS nhận xét bài của bạn

* Bài Luyện tập

Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống trong bảng

- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện bài tập theo cột 2 và 3

- Cho HS làm bài và sửa bài.

Số bị chia 423 9604

Số chia 3 4

Thương 141 2401

- GV nhận xét.

C. Củng cố dặn dò: 2’

- Gọi HS nêu lại các đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có 4 chữ số

- HS trả lời .

- Cả lớp làm vào vở tập.

- 2 HS đọc bài làm

- HS nhận xét , cả lớp theo dõi . - HS trả lời .

- Lớp làm vào vở tập.

- HS nhận xét , cả lớp theo dõi .

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm vào VBT Giải

Số viên gạch cần để xây 4 bức tường là 1015 x4 =4060 ( viên gạch )

Đáp số : 4060 viên gạch - HS đọc bài làm

- HS đọc đề bài

- HS làm nêu miệng trước lớp - Cả lớp NX .

- Hs đọc y/c

- Hs làm bài vào VBT . - 2 Hs đọc bài

- Nhận xét

--- Ngày soạn: 13/4/2020

Ngày giảng: Thứ bảy ngày 18/4/2020

THỦ CÔNG

Tiết 20. ÔN TẬP CHƯƠNG II: CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN ( tiết 2) I. MỤC TIÊU

(20)

- Kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.

- HS khéo tay: Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Bài giảng ƯDCNTT

- HS: Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - Quan sát, thực hành

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 5'

- Đề : “Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II”

- GV giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kỹ năng, sản phẩm.

2. Các hoạt động a. GTB: 1'

b. Thực hành: 26'

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Y/c HS chụp gửi sản phẩm qua zalo

* Đánh giá:

- Đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức độ:

+ Hoàn thành

+ Chưa hoàn thành Không kẻ, cắt, dán được hai chữ đã học.

3. Củng cố, dặn dò: 4'

- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.

- Dặn dò HS giờ học sau chuẩn bị giấy thủ công, bìa màu, thước kẻ, bút màu, kéo thủ công để học bài “Đan nong mốt”.

- HS nhắc lại các bài đã học trong chương I.

- HS làm bài .

- HS thực hành

--- TẬP ĐỌC

CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC I. MỤC TIÊU:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài.

- Hiểu ND tờ quảng cáo; bước đầu biết một số đặt điểm về nội dung, hình thức trình bày mục đích của một tờ quảng cáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh, bài giảng ƯDCNTT.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật đọc tích cực

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

(21)

- Gv gọi HS đọc đoạn 1,2 bài Nhà ảo thuật - Trả lời câu hỏi 1SGK

- GV nhận xét bài cũ.

B. Dạy bài mới (30’) 1. GTB: Trực tiếp 1' 2. Luyện đọc: 12'

a.Gv đọc diễm cảm toàn bài.

- Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, vui. Ngắt, nghỉ hơi dài sau mỗi nội dung thông tin.

- Gv cho Hs xem tranh minh họa.

b.Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.

- Gv chiếu lên : 1 – 6 ; 50% ; 10% ; 5180360.

- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp.

- Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.

- Giúp hs giải nghĩa các từ: 19 giờ, 15 giờ.

- Gv yêu cầu 1HS đọc cả bài.

- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.

3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 10')

- Gv yêu cầu Hs đọc thầm bản quảng cáo. Trả lời câu hỏi:

+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì?

+ Em thích những nội dung nào trong quãng cáo? Nói rõ vì sao?

- Gv mời 1 Hs đọc lại bảng quảng cáo, Câu hỏi:

+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặt biệt?

- Gv nhận xét, chốt lại:

+ Thông báo những tin cần thiết nhất, được người xem quan tâm: tiết mục, điều kện của rạp, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé.

+ Thông báo ngắn gọn, rõ ràng.

+ Những từ quang trọng được in đậm.

+ Có tranh minh họa cho tờ quảng cáo thêm đẹp.

+ Em thường thấy quảng cáo ở những đâu?

- Gv nhận xét, chốt lại: Chúng ta thấy những tờ quảng cáo ở nhiều nơi như: giăng hoặc treo trên đường phố, sân vận động, vui chơi, giải trí, nhà sách, siêu thị, công ti …

4. Luyện đọc lại. ( 8') - Gv mời 1 Hs đọc cả bài.

- Gv yêu cầu 4 Hs đọc đoạn quảng cáo.

- Gv yêu cầu 2 Hs đọc cả bài.

- 2 HS đọc

- Học sinh lắng nghe.

- Hs quan sát tranh.

- Hs luyện đọc các từ .

- Hs đọc từng đoạn trước lớp.

- Hs giải nghĩa từ.

- 1 HS đọc cả bài.

- Hs đọc thầm đoạn 1.

- Lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.

- Hs phát biểu cá nhân và giải thích.

- Hs đọc thầm bản quảng cáo.

- Hs trả lời câu hỏi.

- Hs phát biểu cá nhân.

- Hs đọc cả bài.

- 4 Hs đọc bản quảng cáo.

- Hai Hs đọc cả bài.

(22)

- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.

C. Củng cố – dặn dò: (4’)

- Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi.

- Chuẩn bị bài: Đối đáp với vua

- Hs cả lớp nhận xét.

--- TOÁN

NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp) LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp)

- Giúp HS biết cách nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số(có nhớ 2 lần không liên tiếp).

- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.

2. Luyện tập

- Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bài giảng ƯDCNTT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp)

A- Kiểm tra bài cũ: (3') 1235 x 4 = 2094 x 2 = - GV nhận xét và tuyên dương.

B- Bài mới:

1-GV giới thiệu bài.(1') 2- Giới thiệu phép nhân(8') - Gọi HS đọc phép nhân SGK.

- Gọi HS đặt tính và tính.

- Gọi HS nêu kết quả, GV ghi:

1427 x 3 = ? 1427 x 3 4281

GV viết theo hàng ngang:

1427 x 3 = 4281

+ Lần 1: nhân ở hàng đơn vị có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 2.

+ Lần 2: nhân ở hàng chục rồi cộng thêm(phần nhớ)

+Lần 3: Nhân ở hàng trăm có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 4.

+ Lần 4: Nhân ở hàng nghìn rồi cộng thêm phần nhớ.

3- Thực hành:(26') Bài tập 1: Tính

- 2 HS làm nháp và đọc bài.

- HS khác nhận xét - 1 HS đọc.

- HS làm nháp.

- 1 HS nêu cách thực hiện + Đặt tính theo cột dọc + Tính từ phải sang trái HS khác nhận xét.

- Một số HS nhắc lại

- 1 HS đọc yêu cầu

(23)

- Gọi HS chữa trên bảng.

- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng

Bài tập 2: Đặt tính rồi tính

? Nêu cách đặt tính?

GV y/c HS làm bài

GV nhận xét chốt kết quả đúng

Bài tập 3: Giải toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Muốn biết ba xe chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ta làm như thế nào?

- GV nhận xét và chữa

* Luyện tập Bài 2.

- Gọi HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Y/c HS làm bài

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- tính từ trái sang phải - HS làm VBT

2318 1092 1317 1409 x 2 x 3 x 4 x 5 4636 3576 5268 7045 - 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.

- HS làm VBT

- 2 HS nêu cách nhân.

1107 2314 1106 1218 x 6 x 3 x 7 x 5 6642 6932 7742 6090 - 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.

- HS làm bài vào VBT - 1 HS đọc bài làm Bài giải

Ba xe chở được số ki-lô-gam gạo là:

1425 x 2 = 2850(kg) Đáp số: 2850 kg - HS đọc bài toán

- Có 2 bể nước, mỗi bể có 2450l nước. Người ta đã dùng hết 3500l nước

- Cả hai bể còn bao nhiêu lít nước - HS làm VBT

- 1 HS đọc bài làm Bài giải

Hai bể có số lít nước là:

2450 x 2 = 4900 ( l nước) Hai bể còn lại số lít nước là:

4900 - 3500 = 1400 ( l nước ) Đáp số: 1400 l nước - Tìm x

- x là số bị chia chưa biết trong phép chia

- Ta lấy thương nhân với số chia.

- HS làm VBT

(24)

- x là gì trong các phép tính của bài ? - Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào

?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

4. Củng cố, dặn dò:2’

- Hệ thống nội dung bài học - Nhận xét giờ học

x : 3 = 1527 x : 4 = 1823 x = 1527 x 3 x = 1823 x 4 x = 4581 x = 7292 - HS lắng nghe.

--- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 40. THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS:

- Kể tên một số cây cối, biết được sự phong phú, đa dạng của cây.

- Vẽ, tô màu một số cây.

- HS có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh II.CHUẨN BỊ.

- Tranh ( ƯDCNTT)

III. CÁC KĨ THUẬT- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Kĩ thuật đọc tích cực

- PP trực quan

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Nước thải đổ ra sông có hợp lí không? Vì sao?

- Nêu những tác hại của nước thải đối với đời sống con người?

- Nêu các biện pháp xử lí nước thải phù hợp?

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới: 32’

a) Giới thiệu bài: Trực tiếp 2' b) Các hoạt động:

Hoạt động 1:( 10') Quan sát cây cối

Mục tiêu: Kể tên một số cây cối, biết được sự phong phú, đa dạng của cây.

Tiến hành:

- Hướng dẫn cho HS quan sát cây trong VBT và hoàn thành bài tập 1 theo y/c

Tên cây Đăc điểm hình dạng, kích thước

- Tổ chức cho HS trình bày.

Kết luận: Cây cối có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.

Hoạt động 2 : ( 10') Các bộ phận của cây.

- HS trả lời

- Nhận xét

- HS quan sát, làm miệng

- HS nêu

(25)

Mục tiêu: HS biết được cây thường gồm các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, quả

Tiến hành:

- Quan sát tranh SGK, nêu những điểm giống và khác nhau của cây có trong hình.

Cây có những bộ phận nào?

Kết luận: Mỗi cây thường gồm các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, quả.

- Yêu cầu HS nói tên các bộ phận của cây trong mỗi tranh.

Hoạt động 3 : ( 10') Vẽ tranh cây.

Mục tiêu: HS vẽ, tô màu cây mà mình thích.

Tiến hành:

-Tổ chức cho HS vẽ tranh vào VBT.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- HS hoàn thành bài tập 2 - Lá, thân, hoa,...

- Vài HS nhắc lại.

- HS vẽ và trình bày sản phẩm và nêu rõ lí do vì sao mình thích.

4. Củng cố, dặn dò:3’

- Vài HS đọc lại kiến thức cần biết của bài.

- Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 2: Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác ( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…)?. Luyện từ và câu.. b) Khi

Vẽ đoạn thẳng có độ

a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N?. b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của

[r]

[r]

Muốn cộng số đo thời gian ta làm như thế nào?. Muốn trừ số đo thời gian ta làm như

Chia hình vuoâng thaønh hai phaàn baèng

-Xây dựng cốt truyện tương đối hợp lí, một số bài làm biết sử dụng lời kể tự nhiên, diễn đạt tương đối trôi chảy, biết sử dụng dấu câu để phân biệt lời