• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/09/2020 Tiết: 3,4,5,6,7

TÊN CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Số tiết: 5 tiết

I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học (Bước 1)

* Tên chủ đề: Động vật nguyên sinh

- Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá vấn đề cụ thể sau:

- HS thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là: Trùng roi và trùng đế giày qua kính hiển vi.

- HS phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh.

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.

- HS nhận biết được sự phân hoá chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày, đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào.

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh.

- HS chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng này gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét.

HS nêu được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.

- HS chỉ ra được vài trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên sinh gây ra.

II. Xây dựng nội dung bài học: (Bước 2)

+ Tiết 3 Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh + Tiết 4 Trùng roi

+ Tiết 5 Trùng biến hình và trùng giày + Tiết 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét

+ Tiết 7 Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.

Thời lượng dự kiến chủ đề: 05 tiết

I II. Xác định mục tiêu bài học (Bước 3) 1.Kiến thức :

- HS thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là: Trùng roi và trùng đế giày qua kính hiển vi.

- HS phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này

(2)

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh.

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh.

- HS chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng này gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét.

- HS nêu được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.

- HS chỉ ra được vài trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên sinh gây ra.

2. Kỹ năng

- Củng cố kỹ năng quan sát và sử dụng kính hiển vi.

- Quan sát tìm kiếm và xử lý thông tin.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

- Thao tác, bước tiến hành thí nghiệm.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân - Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực

- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích được vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và nêu được các biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét. Biết cách ăn uống hợp vệ sinh để phòng tránh bệnh kiệt lị.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tiêu bản động vật nguyên sinh, tranh hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài của động vật nguyên sinh.

- Kĩ năng hợp tác, chia sẻ thông tin trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu về cấu tạo, cách gây bệnh và bệnh do trùng kiết lị và trùng sốt rét gây ra..

- Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong quá trình hỏi chuyên gia.

- Kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh các bệnh do trùng kiết lị và trùng sốt rét gây nên.

3.Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

- Giáo dục ý thức phòng tránh các bệnh nguy hiểm do trùng sốt rét và trùng kiết lị gây ra.

- GDĐĐ: Biết tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường.

- BĐKH: Giáo dục học sinh ý thức phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi và ấu trùng của muỗi.

4. Năng lực cần hướng tới.

- Năng lực chung

Năng lực Nội dung

(3)

1.NL tự học Mục tiêu của chủ đề là

- HS thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là: Trùng roi và trùng giày qua kính hiển vi.

- HS phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này - HS nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh.

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh.

- HS chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng này gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét.

HS nêu được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.

- HS chỉ ra được vài trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên sinh gây ra.

2.NL giải quyết

vấn đề. -Xác định tình huống học tập

+Ngoài trùng roi, trùng giày quan sát được trên kính hiển vi, còn loại trùng nào cũng thuộc ĐVNS.

+ Những loại thuộc ngành ĐVNS đó chúng mang lại lợi ích gì, và gây ra những tác hại nguy hiểm nào?

3.N tư duy sáng

tạo Đặt ra câu hỏi:

Tại sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?

Trong việc phòng bệnh sốt rét, người ta muốn hạn chế sự sinh trưởng của bọ gậy (lăng quăng hoặc cung quăng) bằng cách nào?

4.NL quản lý Quản lý bản thân: Nhận thức được vai trò thực tiễn của ngành đvns.

- Quản lý nhóm: Phân công công việc phù hợp với năng lực và điều kiện cá nhân từng người để tiến hành thí nghiệm và hoạt động nhóm 5.NL giao tiếp - Tuyên truyền các biện pháp bảo vệ sức khoẻ.

6.NL hợp tác - Cùng nhau trao đổi thảo luận nhóm tìm ra các đặc điểm chung và vai của động vật nguyên sinh, các biện pháp bảo vệ sức khoẻ.

7. NL sử dụng

CNTT và

truyền thông

- Khai thác tư liệu qua mạng Internet, sách, báo về các loài ĐVNS phân bố khắp nơi: nước mặn, nước ngọt, trong đất ẩm, trong cơ thể nhiều nhóm động vật và con người.

8. NL sử dụng

ngôn ngữ - Kể tên các loài thuộc ngành ĐVNS.

- Năng lực chuyên biệt

+ Các năng lực khoa học: Thực nghiệm, quan sát.

* Giáo dục bảo vệ môi trường:

-Bệnh sốt rét gây phá hủy hồng cầu rất mạnh, gây bệnh nguy hiểm. Giáo dục HS ý thức phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi…

-Từ giá trị thực tiễn của động vật nguyên sinh giáo dục HS ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng.

(4)

I V. Biên soạn các câu hỏi, bài tập theo mức độ yêu cầu (Bước 4) 1. Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: (Biết)

Câu 1 Hình dạng của trùng giày là:

A. Đối xứng

B. Không đối xứng.

C. Dẹp như chiếc giày

D. Có hình khối như chiếc giày

Câu 2: Trùng roi thường tìm thấy ở đâu?

A. Trong không khí.

B. Trong đất khô.

C. Trong cơ thể người.

D. Trong nước.

Câu 3: Hình thức sinh sản chủ yếu của trùng roi xanh là A. mọc chồi.

B. phân đôi.

C. đẻ con.

D. tạo bào tử.

Câu 4 Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào?

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1 Trùng Roi giống và khác thực vật ở những điểm nào?

Câu 2 Trùng giày di chuyển thế nào?

Câu 3 Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất?

A. Trùng roi. B. Trùng biến hình.

C. Trùng giày. D. Trùng bánh xe.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là đúng?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

B. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.

C. Hình dạng luôn biến đổi.

D. Không có khả năng sinh sản

(5)

Câu 5 Dưới đây là các giai đoạn kí sinh của trùng sốt rét trong hồng cầu người:

(1): Trùng sốt rét sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.

(2): Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu.

(3) : Trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới.

Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lí.

3. Câu hỏi vận dụng

Câu 1 Trình bày đặc điểm chung của ngành Động Vật Nguyên Sinh?

Câu 2 Động vật nguyên sinh có vai trò nào dưới đây?

A. Thức ăn cho các động vật lớn.

B. Chỉ thị độ sạch của môi trường nước.

C. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo vỏ Trái Đất.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

4. Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1 Vẽ cấu tạo Trùng Giày và ghi chú thích?

Câu 2 Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh đc bệnh kiết lị?

A. Mắc màn khi đi ngủ.

B. Diệt bọ gậy.

C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.

D. Ăn uống hợp vệ sinh.

Câu 3 Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét?

A. Ăn uống hợp vệ sinh.

B. Mắc màn khi ngủ.

C. Rửa tay sạch trước khi ăn.

D. Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.

V. Thiết kế tiến trình dạy và học (Bước 5) 1. Chuẩn bị

1.1 GV

- Tranh hình 4.1, 4.2, 4.3 SGK - Hình 5.1, 5.2, 5.3 SGK - Hình 6.1→6.4 SGK

(6)

- Phiếu học tập 1.2 HS

- Chuẩn bị bài mới, chuẩn bị đồ thực hành và mẫu vật đươc giao.

2. Phương pháp - Đàm thoại, trực quan.

- Dạy học nhóm - Vấn đáp, tìm tòi.

- Trình bày 1 phút - Trực quan

3. Tổ chức các hoạt động học A. Hoạt động khởi động (5 phút) a. Mục tiêu hoạt động

- GV đàm thoại: khai thác sự hiểu biết của hs về ngành ĐVNS.

- Tiếp cận vấn đề thực tiễn b. Cách tiến hành HĐ

- Các nhóm trình bày sự tìm hiểu của mình về ngành ĐVNS - Dựa vào tình huống trên dẫn dắt để vào chủ đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS d. Kết luận:

Tiết 1: Bài 3- Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh Tiết 2: Bài 4- Trùng roi

Tiết 3: Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày Tiết 4: Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Tiết 5 : Bài 7 Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ĐVNS e. Đánh giá hoạt động: GV: Nhận xét, khen, góp ý..

B. Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)

Hoạt động 1 Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh

a. Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

b,Phương pháp: - Hoạt động nhóm, vấn đáp tìm tòi, trực quan.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: Quan sát trùng giày. (17’)

(7)

- GV hướng dẫn HS cách quan sát các thao tác :

+ Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm.

+ Nhỏ lên lam kính rải vài sợi bông để cản tốc độ rồi soi

dưới kính hiển vi

+ Điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ + Quan sát H3.1 SGK tr.14 nhận biết trùng giầy.

- GV kiểm tra ngay trên kính của các nhóm

- GV hướng dẫn cách cố định mẫu:

Dùng lamen đậy lên giọt nước lấy giấy thấm bớt nước

- GV yêu cầu lấy 1 mẫu khác. HS quan sát trùng giầy di chuyển.

- GV cho HS làm bài tập SGK tr.15.

Chọn câu trả lời đúng.

- GV thông báo kết quả đúng để HS tự sửa chữa nếu cần

- HS làm việc theo nhóm đã phân công .

- Các nhóm tự ghi nhớ các thao tác của GV

- HS quan sát H3.1 SGK tr.14 nhận biết trùng giầy.

- Lần lượt các thành viên trong nhóm lấy mẫu soi dưới kính hiển vi, nhận biết trùng giầy - Vẽ sơ lược hình dạng trùng giầy .

- HS quan sát được trùng giày di chuyển trên lam kính, tiếp tục theo dõi hướng di chuyển

- HS dựa vào kết quả quan sát rồi hoàn thành bài tập

- Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác bổ sung.

1. Quan sát trùng giày:

- Trùng giày không đối xứng và có hình chiếc giày.

- Di chuyển: vừa tiến vừa xoay.

Hoạt động 2: Quan sát trùng roi. (13’) - GV cho HS quan sát H3.2 - 3

SGK tr.15

- GV yêu cầu cách lấy mẫu và quan sát tơng tự nh quan sát trùng giầy - GV kiểm tra ngay trên kính hiển vi của từng nhóm

- GV lưu ý HS sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau để nhìn rõ mẫu.

- HS tự quan sát hình SGK để nhận biết trùng roi.

- Trong nhóm thay nhau dùng ống hút lấy mẫu để bạn quan sát.

- Các nhóm lên lấy váng xanh ở nớc ao để có trùng roi.

- Các nhóm dựa vào thực tế quan sát và thông tin SGK

II. Quan sát trùng roi

- Cơ thể trùng roi có hình lá dài, đầu tù, đuôi nhọn ở đầu có roi, di chuyển vừa tiến

(8)

Nhóm nào tìm thấy trùng roi thì GV hỏi nguyên nhân và cả lớp góp ý . - GV yêu cầu HS làm bài tập SGK tr.16.

- GV thông báo đáp án đúng.

tr.16 để trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm trả lời

- Nhóm khác nhận xét bổ sung.

vừa xoay nhờ roi xoáy vào nước.

- Cơ thể có màu sắc của hạt diệp lục và sự trong suốt của màng cơ thể.

c. Sản phẩm: Học sinh quan sát được hình ảnh của trùng roi và trùng giày qua kính hiển vi.

d. Kết luận:

- Trùng giày có hình giày, di chuyển vừa xoay.

- Trùng roi: Có hình lá dài, đầu tù, đuôi nhọn ở đầu có roi, di chuyển vừa tiến vừa xoay vào nước. Tròn cơ thể, thấy rõ các hạt diệp lục màu xanh lục và điểm mắt màu đỏ ở gốc roi.

e. Đánh giá hoạt động: Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

Hoạt động 2: Trùng roi

a .Mục tiêu: HS mô tả được cấu tạo trong, ngoài của trùng roi. Hiểucách dinh dưỡng và cách sinh sản của chúng.

- Hiểu được cấu tạo tập đoàn trùng roi và mối quan hệ nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

b.Phương pháp

Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút.

Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng roi xanh(20’) - GV yêu cầu nghiên cứu SGk vận dụng kiến thức bài trước.

+Quan sát hình 4.1- 2 SGK . + Hoàn thành phiếu học tập.

- GV đi đến các nhóm và giúp đỡ các nhóm yếu.

- GV kẻ phiếu học tập lên bảng chữa bài.

- GV chữa từng bài tập trong phiếu và đưa ra phiếu chuẩn.

Tên động vật

Đặc điểm Trùng roi xanh

- Cá nhân tự đọc thông tin mục I SGK tr.17,18.

- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập.

- Yêu cầu nêu được:

+ Cấu tạo : Là

I. Trùng roi xanh.

1. Dinh

dưỡng:

- Tự dưỡng và dị dưỡng.

- Hô hấp:

Trao đổi khí qua màng tế

(9)

Cấu tạo Di chuyển

- Là cơ thể động vật đơn bào - Di chuyển bằng roi

Dinh dưỡng

- Tự dưỡng và dị dưỡng.

- Hô hấp: Trao đổi khí qua màng tế bào.

- Bài tiết: Nhờ không bào co bóp.

Sinh sản - Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc.

cơ thể đv đơn bào.

+ Cách di chuyển nhờ có roi.

+ Các hình thức dinh dưỡng + Kiểu sinh sản vô tính chiều dọc cơ thể.

bào.

- Bài tiết:

Nhờ không bào co bóp.

2. Sinh sản:

- Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể.

2: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi xanh(10’) - GV yêu câu HS nghiên cứu SGK quan sát H4.3 SGK tr.18, hoàn thành bài tập SGK tr.19

- GV nêu câu hỏi:

? Tập đoàn vôn vốc dinh dưỡng như thế nào?

? Hình thức sinh sản của tập đoàn vôn vốc.

? Tập đoàn vôn vốc cho ta suy nghĩ gì mối liên quan giữa động vật đơn bào và động vật đa bào?

- GV nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS tự rút ra KL.

- GV gọi HS đọc KL chung.

- Cá nhân tự thu nhận kiến thức. Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập - Yêu cầu lựa chọn: trùng roi, TB , đơn bào, đa bào.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung.

- 1 – 2 HS đọc toàn bộ nội dung bài tập

vừa hoàn

thành.

- HS tự rút ra kết luận.

- HS đọc kết

II. Tập

đoàn trùng roi.

* Kết luận.

- Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào, bước đầu có sự phân hóa chức năng.

* Ghi nhớ SGK.

(10)

luận SGK.

c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập

d. Kết luận: Trùng roi xanh là một cơ thể động vật đơn bào di chuyển nhờ roi, vừa tụ dưỡng, vừa dị dưỡng, hô hâp qua màng tế bào.Bài tiết: Nhờ không bào co bóp.

-- Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào, bước đầu có sự phân hóa chức năng

e. Đánh giá hoạt động: Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

Hoạt động 3: Trùng biến hình và trùng giày

a.Mục tiêu: HS phân biệt được đặc điểm cấu tạo và lối sống của trùng biến hình và trùng giày.

- HS hiểu được cách di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.

b.Phương pháp

Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút

1: Trùng biến hình và trùng giày. (30’) - GV yêu cầu HS nghiên cứu

thông tin SGK trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập.

- GV kẻ phiếu học tập lên bảng để HS chữa bài

- Yêu cầu các nhóm lên ghi câu trả lời vào phiếu trên bảng .

- GV ghi ý kiến bổ sung các nhóm vào bảng.

- GV tìm hiểu số nhóm có câu trả lời đúng và chưa đúng.

- GV cho HS theo dõi phiếu kiến thức chuẩn

- Cá nhân tự đọc các thông tin SGK tr.20,21. quan sát H5.1- 3 SGK tr.20, 21, ghi nhớ kiến thức.

Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.

- Yêu cầu nêu được:

+ Cấu tạo: Cơ thể đơn bào

+ Di chuyển: Nhờ bộ phận của cơ thể, lông bơi, chân giả.

+ Dinh dưỡng: Nhờ không bào co bóp.

+ Sinh Sản: Vô tính, hữu tính.

- Đại diện nhóm lên ghi câu trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.

I. Trùng biến hình và trùng giày

(11)

- GV giải thích 1 số vấn đề cho HS

+ Không bào tiêu hóa ở ĐVNS hình thành khi lấy thức ăn vào cơ thể.

+ Trùng giày mới chỉ có sự phân hóa đơn giản, tạm gọi là rãnh miệng và hầu chứ không giống như ở con cá con gà.

+ Sinh sản hữu tính ở trùng giày là hình thức tăng sức sống cho cơ thể và rất ít khi sinh sản hữu tính.

- GV cho HS tiếp tục trao đổi:

+ Trình bày quá trình tiêu hóa và bắt mồi của trùng biến hình bằng cách thực hiện lệnh ▼trang 20.

-GV gọi HS trả lời và nhận xét.

- HS theo dõi phiếu chuẩn tự sửa chữa

-HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện .

-HS trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.

Phiếu học tập

Trùng biến hình Trùng giày

Cấu tạo Là đọng vật đơn bào, có cấu tạo đơn giản nhất.

Là đv đơn bào nhưng cấu tạo đã phân hoá thành nhiều bộ phận.

Di chuyển.

Nhờ chân giả Nhờ lông bơi

Dinh dưỡng

- Tiêu hoá nội bào

- Bài tiết: chất thừa dồn đến không bào co bóp  thải ra ngoài ở mọi nơi

- Thức ăn miệng  hầu  không bào tiêu hoá

 biến đổi nhờ enzim.

Chất thải được đưa đến không bào co bóp  lỗ thoát ra ngoài

Sinh sản - Vô tính: Bằng cách phân đôi cơ - Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều

(12)

thể ngang.

- Hữu tính bằng cách tiếp hợp c. Sản phẩm

- Hoàn thành được phiếu học tập d. Kết luận

-Nội dung phiếu học tập

e. Đánh giá hoạt động: Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

Hoạt động 4 Trùng kiết lị và trùng sốt rét

a.Mục tiêu: HS hiểu được trong số các loài động vật nguyên sinh có nhiều loại gây bệnh nguy hiểm trong đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.

- HS nhận biết được nơi kí sinh, cách gây hại từ đó rút ra các biện pháp phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét.

b. Phương pháp: hoạt động nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.

1: Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng rốt rét. (20’) - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK

quan sát H6.1→6 SGK tr.23,24.

Hoàn thành phiếu học tập .

- GV lên quan sát lớp và hướng dẫn các nhóm học yếu

- GV kẻ phiếu học tập lên bảng, yêu cầu các nhóm lên ghi kết quả vào bảng.

- GV ghi ý kiến bổ sung của các nhóm lên bảng.

- Cá nhân tự đọc thong tin thu thập kiến thức .

Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập.

Yêu cầu nêu được:

+ Cấu tạo: Cơ thể tiêu giảm bộ phận di chuyển.

+ Dinh dưỡng: Dùng chất dinh dưỡng của vật chủ

+ Trong vòng đời: Phát triển nhanh và phá huỷ cơ quan kí sinh.

- Đại diện các nhóm ghi kiến thức vào từng đặc điểm của phiếu học tập - Nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Các nhóm theo dõi phiếu chuẩn

I. Trùng kiết lị và trùng sốt rét.

(13)

- GV cho HS quan sát kiến thức

chuẩn trên bảng. kiến thức và tự sửa chữa.

Bảng chuẩn kiến thức STT Đại diện

Đặc điểm

Trùng kiết lị Trùng sốt rét

1 Cấu tạo - Có chân giả.

- Không có không bào.

- Không có cơ quan di chuyển - Không có các bào quan 2 Dinh dưỡng -Thực hiện qua màng tế bào.

- Nuốt hồng cầu

- Thực hiện qua màng tế bào.

- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu 3 Phát triển - Trong môi trường  kết bào xác

 vào ruột người  chui khỏi bào xác bám vào thành ruột.

- Trong tuyến nứơc bọt của muỗi

vào máu người chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu.

- GV yêu cầu HS đọc lại nội dung phiếu học tập kết hợp với H6.3 SGK.

GV hỏi:

+ Tại sao người ta bị sốt rét da tái xanh?

+ Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu?

+ Muốn phòng tránh bệnh ta phải làm gì?

- GV nhận xét, bổ sung.

-

- HS dựa vào kiến thức ở bảng 1 trả lời yêu cầu nêu được:

+ Do hồng cầu bị phá hủy.

+ Thành ruột bị tổn thương.

+ Giữ vệ sinh ăn uống

2: Tìm hiểu bệnh sốt rét ở nước ta. (10’)

- GV yêu cầu HS đọc SGk kết hợp với những thông tin thu thập được, trả lời câu hỏi:

+Tình trạng bệnh sốt rét ở nước ta hiện nay như thế nào?

+ Cách phòng chống bệnh sốt trong cộng đồng?

- Cá nhân tự đọc thông tin SGK và thông báo tin mục em có biết tr.24 trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời, yêu cầu nêu được:

+ Bệnh sốt rét được đẩy lùi nhưng vẫn còn ở 1 số vùng núi.

+ Diệt muỗi và vệ sinh môi

II. Bệnh sốt rét ở nước ta.

(14)

+ Tại sao người sống ở miền núi hay bị sốt rét?

- GV thông báo chính sách của nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét:

+ Tuyên truyền ngủ có màn

+ Dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn phí.

+ Phát thuốc chữa cho người bệnh.

- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.

trường.

- HS tự rút ra kết luận.

* Kết luận

- Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần được thanh toán.

- Phòng bệnh: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi.

c. Sản phẩm:

- Hoàn thành được phiếu học tập.

d. Kết luận:

- Trùng kiết lị và trùng sốt rét thích nghi cao với lối sống kí sinh.

+ Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột.

+ Trùng sốt rét kí sinh trong máu người và thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anophen.

- Cả hai đều huỷ hoại hồng cầu, gây bệnh nguy hiểm.

- Trùng sốt rét lan truyền qua muỗi Anophen, nên phòng chống bệnh sốt rét khó khă và lâu dài, nhất là ở miền núi.

e. Đánh giá giá hoạt động: Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

*TIẾT 5

Hoạt động 5 Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ĐVNS.

a.Mục tiêu

- Qua các loài động vật nguyên sinh vừa học, nêu được đặc điểm chung của chúng.

- Nhận biết được vai trò thực tiễm của động vật nguyên sinh.

b. Phương pháp

- Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút

1: Đặc điểm chung. (20’)

(15)

- GV yêu cầu HS quan sát H1 số trùng đã học, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1 .

- GV kẻ sẵn bảng 1 để HS chữa bài

- GV cho các nhóm lên ghi kết quả vào bảng

- GV ghi phần bổ sung vào bên cạnh của các nhóm

- GV cho HS quan sát bảng chuẩn kiến thức

- GV yêu cầu tiếp tục trả lời nhóm thực hiện 3 câu hỏi:

+ Động vật nguyên sinh sống tự do có đặc điểm gì?

+ Động vật nguyên sinh sống kí sinh có đặc điểm gì?

+ Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung gì?

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận . - GV cho 1 vài HS nhắc lại kết luận.

- Cá nhân tự nhớ lại kiến thức bài trước và quan sát hình vẽ.

- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành nội dung bảng 1 .

- Đại diện các nhóm ghi kết quả vào bảng, nhóm khác bổ sung

- HS tự sửa chữa nếu thấy cần.

- HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, yêu càu nêu được:

+ Sống tự do: Có bộ phận di chuyển và tự tìm thức ăn.

+ Sống kí sinh: 1 bộ phận tiêu giảm.

+ Đặc điểm cấu tạo, kích thước, sinh sản…

- HS rút ra kết luận

I. Đặc điểm chung.

* Kết luận.

- Động vật nguyên sinh có đặc điểm:

+ Cơ thể chỉ là 1 TB đảm nhận mọi chức năng sống.

+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.

+ Sinh sản vô tính và hữu tính.

2: Tìm hiểu vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh. (10’) - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK

và quan sát H7.1-2 SGK tr.27. hoàn

thành bảng 2. - Cá nhân đọc thông tin trong SGK tr.26,27 ghi nhớ kiến thức.

II. Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.

(16)

- GV kẻ sẵn bảng 2 để HS chữa bài - GV yêu cầu chữa bài .

- GV khuyến khích các nhóm kể đại diện khác SGK

- GV thông báo thêm 1 vài loài khác gây bệnh ở người và động vật

- GV cho HS quan sát bảng kiến thức chuẩn.

- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành bảng 2.

- Yêu cầu nêu được:…

- Đại diện nhóm lên ghi đáp án vào bảng2.

- Nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS theo dõi tự sửa.

Vai trò thực tiễn Tên các động vật

Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt giáp xác nhỏ.

Trùng giày, trùng roi, trùng biến hình.

Gây bệnh ở động vật. Trùng tàm gai, cầu trùng (gây bệnh ở thỏ) Gây bệnh ở người. - Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng bệnh ngủ.

Có ý nghĩa về địa chất. Trùng lỗ.

c. Sản phẩm

- Hoàn thành được bảng 1 và bảng 2 SGK trang 26,28.

d. Kết luận

- Đặc điểm chung: Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 TB nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

- Vai trò: là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước, chỉ thị về độ sạch của môi trường nước. Một số gây ra bệnh nguy hiểm cho con người và động vật.

e. Đánh giá giá hoạt động: Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

C. Hoạt động luyện tập: (5p) a. Mục tiêu hoạt động

- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài

- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ sinh học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.

(17)

- Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi.

b. Phương thức tổ chức HĐ

Ở hoạt động này GV cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi

- Hs trả lòi các câu hỏi phần biết, hiểu còn lại.

c. Sản phẩm:

- Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi d. Kết luận: ghi nhớ cuối bài trong sgk e. Đánh giá hoạt động:

- Thông qua quan sát, thu nhận, xem xét sản phẩm của cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

D. Hoạt động Vận dụng và tìm tòi mở rộng (5p) a. Mục tiêu hoạt động

-HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.

b. Phương thức tổ chức hoạt động:

- Giải quyết các bài tập Vận dụng còn lại trong phần trên - Giải quyết các vấn đề thắc mắc do hs đưa ra

c. Sản phẩn HĐ: Bài viết/báo cáo, sản phẩm hoặc bài trình bày powerpoint của HS; Tranh vẽ của học sinh.

d. Kết luân: Gv chốt nội dung cả chủ đề đã học

- Cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi, trùng giày và trùng biến hình, trùng sốt rét và trùng kiết lị.

- Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ĐVNS.

e. Đánh giá hoạt động:

- Hs tự nhận xét chéo sự tích cực, hiệu quả hoạt động của các nhóm.

- Gv nhận xét. Khen và góp ý....

VI. RÚT KINH NGHIỆM:

(18)

...

.

...

..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Câu hỏi: Trong phần mềm Mouse Skills, để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện đủ 10 thao tác thì cần nhấn phím:.. Nhấn

Khi mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện trong mạch điện tăng lên vượt quá định mức, aptomat tác động tự động cắt mạch điện, bảo vệ mạch điện, thiết bị và đồ

-Trong vòng đời của côn trùng trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát tiển r khác nhau có cấu tạo hình thái khác nhau.Sự thay đổi hình thái cấu tạo của côn trùng

His cows produce a little milk.?. How much rice

- Read the text for details about places Lan went to with her foreign friends and activities they took part in.... - By the end of the lesson, Ss will be able to know more about

a.Mục tiêu: HS hiểu được trong số các loài động vật nguyên sinh có nhiều loại gây bệnh nguy hiểm trong đó có trùng kiết lị và trùng sốt réte. - HS nhận biết được nơi

Trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng bệnh ngủ là các loài nguyên sinh vật sống kí sinh gây bệnh.. Không có khả năng sinh sản

Chân giả của trùng kiết lị ngắn hơn trùng biến hình do (Thông hiểu) A4. trùng kiết lị sống kí sinh nên chân giả