• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22 Ngày soạn: 11/2/2022

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 14 tháng 2 năm 2022 Toán

BÀI 72: EM VUI HỌC TOÁN (GỘP 1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biểu diễn phép nhân, phép chia bằng nhiều cách, qua đó hiểu ý nghĩa phép nhân, phép chia. Củng cố kĩ năng nhận dạng khối trụ, khối cầu gắn với các hoạt động lắp ghép, tạo hình. Tìm hiểu một số loại lịch, đồng hồ trong thực tế, tự làm được thời gian biểu.

- Thông qua các hoạt động trải nghiệm biểu diễn phép nhân, phép chia bàng nhiều cách, lặp phép hình sáng tạo, Thông qua các hoạt động trải nghiệm: tìm hiểu các loại đồng hồ, các loại lịch trong cuộc sống hằng ngày: tự lập thời gian biểu, Thông qua các hoạt động thuyết trình về các sản phẩm và ý tưởng của nhóm HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT. KHBD, SGK, SGV, Các vỏ hộp, vỏ lon, lõi giấy có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương khối trụ (HS chuẩn bị trước ở nhà và mang đến lớp). Một số loại lịch, đồng hồ thật hoặc tranh ảnh về các loại lịch, các đồng hồ trong cuộc sống. Bút màu, giấy vẽ, băng dính hai mặt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG:( 5p)

* Cách thức tiến hành:

- Hát 1 bài

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. LUYỆN TẬP 15p

* Cách thức tiến hành:

Hoạt động 1. Biểu diễn phép nhân, phép chia bằng nhiều cách

- HS thực hiện theo nhóm: Biểu diễn phép nhân, phép chia bằng nhiều cách

- Các nhóm trưng bày sản phẩm và thuyết trình ý tưởng

- HS các nhóm tự bình chọn nhóm nào có nhiều cách biểu diễn thú vị nhất.

Hs tham gia hát

- HS biểu diễn phép chia bằng nhiều cách:

+ Xếp các nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau.

+ Vẽ hình nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau.

+ Dùng lời nói để biểu diễn phép tính.

(2)

Hoạt động 2. Lắp ghép, tạo hình sáng tạo - HS thực hiện theo nhóm: Cùng nhau thảo luận chọn ý tưởng lắp ghép hình sáng tạo.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm và thuyết trình ý tưởng

- HS các nhóm tự bình chọn nhóm nào có nhiều cách biểu diễn thú vị nhất.

3. VẬN DỤNG 15p

* Cách thức tiến hành:

Hoạt động 3. Sử dụng các vỏ hộp và vật liệu tái chế để lắp ghép tạo hình sáng tạo - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm:

+ Thảo luận thống nhất ý tưởng sử dụng các vỏ hộp và vật liệu tái chế để xây dụng một số mô hình theo ý tưởng của nhóm.

+ Trưng bày các sản phẩm của nhóm, cử đại diện trình bày ý tưởng.

- GV khuyến khích HS sáng tạo theo cách của các em.

Hoạt động 4a. Tìm hiểu các loại đồng hồ, các loại lịch trong cuộc sống hằng ngày GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm:

- Trước bài học, HS được giao nhiệm vụ tìm hiểu các loại đồng hồ, các loại lịch trong cuộc sống hằng ngày.

- Chia sẻ trong nhóm các thông tin đã tìm hiểu được. Sắp xếp các thông tin và thuyết trình trước lớp về các loại đồng hồ, các loại lịch trong cuộc sống hằng ngày mà nhóm tìm hiểu được.

Hoạt động 4b. Học sinh tự lập thời gian biểu của mình trong một tuần, trang trí theo ý thích rồi chia sẻ ý tưởng với các bạn

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Giáo viên tiểu kết: Qua bài học này cô thấy các bạn rất hứng thú và tích cực thảo luận nhóm.

- Em hãy nói cảm xúc của em qua bài học hôm nay.

- Em thích nhất hoạt động nào?

- Hoạt động nào em còn lung túng và cần sự trợ giúp?

+ Dùng kí hiệu để biểu diễn phép tính

- HS sử dụng các đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu để tạo hình

- HS sử dụng các vỏ hộp và vật liệu tái chế để xây dựng một số mô hình theo tưởng của em

- HS trưng bày sản phẩm trước lớp

- HS kể với bạn một số loại đồng hồ, lịch mà em biết.

Ví dụ:

+ Đồng hồ: Đồng hồ báo thức, đồng hồ quả lắc, đồng hồ cát, đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường,…

+ Lịch: lịch treo tường, lịch để bàn, lịch theo tháng, lịch theo ngày, lịch ngày âm, lịch ngày dương…

- HS tự lập thời gian biểu của em trong một tuần và chia sẻ tưởng với bạn học

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

(3)

- Giáo viên nhận xét – Đánh giá – chốt nội dung bài học.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

_______________________________________

Tiếng việt Tập đọc

BÀI 16: TẠM BIỆT CÁNH CAM (TIẾT 3+4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, không có lời thoại; biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu; nhận biết được hình dạng, điệu bộ, hành động của nhân vật; thái độ, tình cảm giữa các nhân vật; các sự việc chính trong câu chuyện.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Phát triển vốn từ về các loài vật nhỏ bé; biết nói lời động viên an ủi.

- Biết yêu quý con vật nhỏ bé xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - ƯDCNTT, SGK, SGV, Ảnh chụp, tranh vẽ các loài động vật và những cuốn sách hay về thế giới động vật.

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đâu 5p Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong phần Khởi động sgk trang 64 và trả lời câu hỏi:

+ Em nhìn thấy những hình ảnh nào trong bức tranh?

+ Em hãy dự đoán xem cánh cám đang ở trong hoàn cảnh như thế nào?

- GV dẫn dắt vấn đề: Quan sát bức tranh, chúng ta đều dự đoán về việc điều gì đó đã xảy ra với canh cam rồi.

Tại sao đôi mắt của cánh cam lại sợ hãi và buồn bã đến như vậy? Tại sao cánh cam lại ở trong cái lọ đó? Chúng ta hãy cùng đi giải đáp để tìm ra câu trả lời trong bài học ngày hôm nay - Bài 16:

Tạm biêt cánh cam.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

+ Trong tranh, có hình ảnh cô bé đang ở trong khu vườn, cô bé tìm thấy một chú cánh cam.

+ Theo em dự đoán, cánh cam đang rất lo lắng và sợ hãi. Cánh cam có thể bị bắt hoặc đã bị nhốt vào một chiếc lọ.

(4)

2. Hình thành kiến thức 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Bài đọc kể một câu chuyện về chú cánh cam đi lạc, được Bống chăm sóc. Khi đọc văn bản, em hãy chú ý đến các nhân vật và sự việc chính trong câu chuyện.

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV hướng dẫn HS:

+ Đọc nhấn mạnh vào những từ ngữ miêu tả hành động, cử chỉ, hình dáng của nhân vật: tập tễnh, xanh biếc, óng ánh, khệ nệ, tròn lẳn.

+ Luyện đọc những câu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ. (VD:

Hằng ngày, em đều bỏ vào chiếc lọ/

một chút nước/ và những ngọn cô xanh non...).

- GV mời 1HS đọc chú giải phần Từ ngữ sgk trang 64 để hiểu nghĩa những từ khó.

- GV mời 3 HS đọc văn bản:

+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “của Bống”.

+ HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “xanh non”.

+ HS 3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, góp ý cho nhau.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc toàn bài.

- GV đọc toàn bài một lần nữa.

3. Thực hành, luyện tập 20p

* Trả lời câu hỏi Cách tiến hành:

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 1:

Câu 1: Bống làm gì khi thấy canh cam bị thương?

+ GV hướng dẫn HS luyện tập cá nhân.

Tìm trong văn bản chi tiết nói về việc

- HS lắng nghe, giới thiệu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

- HS luyện đọc câu dài.

- HS đọc chú giải phần Từ ngữ khó:

+ Tập tễnh: dáng đi không cân, bên cao bên thấp.

+ Óng ánh: phản chiếu ánh sáng lấp lánh, trôn đẹp mắt.

+ Khệ nệ: dáng đi chậm chạp như phải mang vác nặng.

- HS chú ý lắng nghe bạn đọc, đọc thầm theo.

- HS đọc bài.

- HS luyện đọc.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Khi thấy cánh cam bị thương, Bống thương quá, đặt cánh cam vào chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ.

(5)

làm của Bống khi thấy cánh cam bị thương.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

+ GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

 Qua việc làm của Bống, em thấy Bống là người thế nào?

 Em đã bao giờ nhìn thấy một con vật đang cần được giúp đỡ chưa? Em có suy nghĩ gì? Em đã làm gì? Em nên làm gì trong hoàn cảnh đó?

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 2:

Câu 2: Bống chăm sóc cánh cam thế nào, câu văn nào cho em biết điều đó?

+ GV hướng dẫn HS luyện tập cá nhân.

Tìm trong đoạn 2 của văn bản để có câu trả lời.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

+ GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

 Em đã bao giờ chăm sóc một con vật chưa?

 Em cảm thấy thế nào khi chăm sóc con vật đó?

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 3:

Câu 3: Vì sao Bống thả cánh cam đi?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 4:

Câu 4: Nếu là Bống em có thả cánh cam đi không? Vì sao?

+ GV hướng dẫn HS luyện tập cá nhân.

+ GV yêu cầu 3-4 HS trình bày kết quả trước lớp.

+ GV hướng dẫn HS ý thức bảo vệ và tôn trọng sự sống của các loài động vật xung quanh bằng cách đặt các câu hỏi như: Các loài động vật nên được sống

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: “Bống chăm sóc cánh cam rất cẩn thận. Hàng ngày, em đều bỏ vào chiếc lọ một chút nước và những ngọn có non xanh”.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Bống thả cánh cam đi vì Bống thương cánh cam không có bạn bè và gia đình, Bống nghĩ bãi cỏ mới là nơi sống phù hợp với cánh cam.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Em sẽ không thả cánh cam đi vì em muốn được chơi với cánh cam./ Em sẽ không thả cánh cam đi vì sợ chú sẽ lại bị thương./ Em không thả cánh cam đi vì em rất buồn và nhớ cánh cam...

(6)

trong môi trường phù hợp với chúng.

Chỉ có ở trong môi trường phù hợp, chúng mới thoải mái và khoẻ mạnh.

* Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản đọc 15p

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ văn bản Tạm biết cánh cam.

- GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 1:

Câu 1: Những từ ngữ nào dưới đây được dùng trong bài để miêu tả cánh cam?

+ GV mời 1 HS đứng dậy đọc đoạn văn miêu tả cánh cam. Các HS khác theo dõi, phát hiện từ ngữ miêu tả cánh cam và ghi lại.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 2:

Câu 2: Thay bạn Bống, em hãy nói lời động viên, an ủi cánh cam khi bị thương?

+ GV hướng dẫn HS những cách thức khác nhau để nói lời động viên, an ủi:

 Sử dụng câu hỏi: Bạn có đau không?

 Sử dụng mẫu câu tôi biết để thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu: Tớ biết là cậu đang đau.

 Sử dung câu dự đoán về những điều tốt đẹp sẽ xảy ra: Cậu sẽ

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Từ ngữ được dùng trong bài để miêu tả cánh cam: xanh biếc, óng ánh, tròn lẳn, khệ nệ.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Thay bạn Bống, em hãy nói lời động viên, an ủi cánh cam khi bị thương: Cánh cam có đau không, đừng buồn nhé, tớ sẽ chăm sóc cho bạn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

(7)

khoẻ lại thôi mà!

+ GV yêu cầu 2-3 HS đại diện trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 3:

Câu 3: Nếu thấy bạn đang buồn, em sẽ nói gì?

+ GV làm mẫu, HS đóng vai một bạn HS đang buồn.

GV lại gần, hỏi:

- Hoa ơi, sao cậu lại buôn thế?

- Tớ làm mất cái bút mẹ mới mua cho.

GV: - Đừng buồn, cậu thử tìm lại xem, biết đâu lại tìm được.

+ GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, cùng đóng vai để nói lời động viên, an ủi.

 Bày tỏ sự thăm hỏi, quan tâm:

Cậu đang buồn phải không?

 Nói về những điều tốt đẹp có thể đến: Cậu đừng lo, mọi việc sẽ ổn thôi mà.

 Bày tỏ sự sẵn lòng giúp đỡ: Cậu đừng lo, tớ sẽ giúp cậu.

 Đề xuất giải pháp: Cậu thử tìm lại xem.

- GV mời 2-3 HS lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

- HS trả lời: Nếu thấy bạn đang buồn, em sẽ nói:

- Cậu đừng lo, tớ sẽ giúp cậu, mọi chuyện sẽ ổn thôi mà.

Hs nêu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

________________________________________

(8)

chiều:

Tập viết (Tiết 1) CHỮ HOA Y I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa Y cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết được câu ứng dụng Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

- Có năng lực trong viết chữ đẹp. Hiểu được nghĩa câu ứng dụng của bài.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: UDCNTT, KHBD, SGK, SGV, Mẫu chữ hoa Y.

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài.

- GV giới trực tiếp vào bài Những con sao biển (tiết 3).

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Viết chữ hoa Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS:

+ Miêu tả chữ Y: Chữ Y cỡ vừa cao 8 li, cỡ nhỏ cao 4 li. Chữ Y gồm 2 (nét móc 2 đầu và nét khuyết ngược).

+ Cách viết: Nét 1 (đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu, đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), nét 2 (từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút lên đường kẻ 6, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo dài xuống đường kẻ 4 dưới đường kẻ 1, dừng bút ở đường kẻ 2 phía trên).

- GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa Y vào bảng con. Sau đó, HS viết chữ viết hoa Y vào vở Tập viết 2 tập hai.

- GV nhận xét, chữa bài của một số HS.

* Viết ứng dụng Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu ứng dụng:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Hs hát.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát trên bảng lớp GV viết mẫu chữ Y hoa.

- HS thực hành viết chữ Y vào bảng con.

- HS thực hành viết chữ Y vào vở Tập viết 2 tập hai.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

- HS đọc câu ứng dụng Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

- HS quan sát GV viết mẫu ứng dụng.

- HS trả lời:

(9)

- GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng lớp.

- GV yêu cầu HS quan sát câu ứng dụng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng?

Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?

- GV hướng dẫn HS cách viết chữ Y đầu câu; Cách nối chữ Y với chữ ê, đặt dấu chấm cuối câu. Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Mỗi chữ trong câu cách nhau 1 ô li.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.

- GV nhận xét, kiểm tra một số bài viết của HS.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

Câu 1: Câu ứng dụng có 6 tiếng.

Câu 2: Trong câu ứng dụng có chữ Yêu, Tổ phải viết hoa.

- HS chú ý quan sát GV hướng dẫn.

- HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

__________________________________

Tiếng việt Nói và nghe (Tiết 2)

KỂ CHUYỆN: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về những việc làm ảnh hưởng đến môi trường. Biết rao đổi với bạn về những việc làm ảnh hưởng đến môi trường;

những việc làm bảo vệ môi trường; chia sẻ được những việc em dã làm đểngiữ môi trường sạch đẹp.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGK, SGV, ƯDCNTT - HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

Hs quan sát tranh

(10)

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 15p

Hoạt động 1: Nói tên các việc làm trong tranh. Cho biết các việc làm đó ảnh hưởng đến môi trường như thế nào

- GV hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh trong sgk trang 63.

- GV mời 4HS đứng lên phát biểu suy nghĩa của em sau khi quan sát 4 bức tranh.

- GV hướng dẫn HS trao đổi nhóm về ảnh h ưởng của các việc làm trong các bức tranh đối với môi trường xung quanh: Những việc làm đẹp; Những việc làm không đẹp.

- GV mời 1-2HS đứng lên phát biểu ý kiến về ảnh hưởng của các việc làm trong các bức tranh đối với môi trường xung quanh.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Em đã làm gì để góp phần giữ gìn môi trường sạch đẹp

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu câu câu hỏi: Em đã làm gì để góp phần giữ gìn môi trường sạch đẹp?

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, mỗi HS nói về việc mình đã làm để góp phần giữ gìn môi trường xung quanh sạch đẹp. Mỗi nhóm tổng hợp những việc mà các bạn trong nhóm đã làm được.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp những việc làm của nhóm mình.

- Các HS khác nghe và nhận xét. GV tổng hợp các kết quả.

- HS quan sát tranh.

- HS trả lời: Tên các việc làm trong từng tranh:

+ Tranh 1: Người đàn ông đang vớt rác trên mặt hồ.

+ Tranh 2: Hai bạn nhỏ đang phá tổ chim.

+ Tranh 3: Xe rác đổ rác xuống sông ngòi.

+ Tranh 4: Các bạn trẻ đang thu nhặt rác trên bãi biển.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Những việc làm đẹp (vớt rác trên hồ, nhặt rác trên bãi biển); những việc làm không đẹp (phá tổ chim, đổ rác xuống sông ngòi). Việc làm đẹp giúp bảo vệ môi trường, ngược lại, việc làm không đẹp gây tổn hại đến môi trường.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Những việc em đã làm để góp phần giữ gìn môi trường sạch đẹp:

+ Trồng cây: đổ đất lên gốc cây, tưới nước cho cây, lấy những que dài đóng thành một vòng bên ngoài để bảo vệ cây.

(11)

3. Vận dụng 15p

Hoạt động 3: Nói với người thân những việc làm để bảo vệ môi trường mà em và các bạn đã trao đổi ở lớp

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động.

+ Về nhà nói với người thân về những việc làm để bảo vệ môi trường đã trao đổi trên lớp.

+ Đề nghị người thân nói cho em biết thêm về những việc làm để bảo vệ môi trường.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cẩu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS, khuyến kích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài hướng dẫn tổ chức trò chơi hoặc hoạt động tập thể.

+ Quét sân trường, đi đổ rác.

- HS thực hiện hoạt động tại nhà.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị cho buổi học sau.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………….………

______________________________________

Chào cờ - HĐTN SINH HOẠT DƯỚI CỜ

BÀI 22: NHỮNG VẬT DỤNG BẢO VỆ EM I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Sử dụng được một số vật dụng để tự phục vụ, chăm sóc và bảo vệ bản thân.

(12)

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

2. Học sinh: một số vật dụng

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Nghe hướng dẫn cách phòng tránh các dịch bệnh thông thường. (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

-GV mời một học sinh HS lên nhặt từng vật dụng để trên bàn giơ lên trước lớn. Với mỗi đồ vật, HS lại hỏi: Đây là cái gì? Mình sử dụng nó như thế nào cho đúng cách? Nó giúp mình làm gì?

-Các bạn phía dưới xung phong trả lời và lên lấy vật dụng đó để mô tả cách sử dụng phù hợp.

-GV hỏi HS về những vật dụng nào mình đã có trong số các vật dụng kể trên.

Kết luận: Giáo viên tổng kết lại những vật dụng chúng ta thường sử dụng thường ngày để giúp bảo vệ cơ thể.

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS trả lời

- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời

- HS về những vật dụng nào mình đã có trong số các vật dụng kể trên.

- HS lắng nghe

- HS thực hiện yêu cầu.

(13)

chủ đề - Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 11/2/2022

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 15 tháng 2 năm 2022 Toán

CHỦ ĐỀ 4: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000.

PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000.

BÀI 73: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 ( 3 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đếm số lượng theo trăm, theo chục và theo đơn vị; nhận biết được số 1000. Đọc viết các số tròn trăm, tròn chục và “linh”.

- Thông qua việc đếm, sử dụng các chữ số để biểu thị số lượng, trao đổi cháu gá với bạn về cách đếm, cách đọc, viết số, cách sử dụng số trong cuộc sống, HS có ca hội được phát triển NL mô hình hoa toán học, NL. giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học. Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2. VBT

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT. KHBD, SGK, SGV. Các bàng 100 khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rời (hoặc thẻ các bỏ que tính và que tính rời,...) để đếm. Các thẻ số từ 100, 200,... 900, 1000 và các thẻ chữ một trăm, hai trăm,… chín trăm, một nghìn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

Cách thức tiến hành: - HS chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng" giữa các nhóm trong lớp - GV viết hoặc đọc một số nhóm nào lấy đúng, đủ số lượng tương ứng nhanh. nhất thì thắng cuộc.

- GV đưa ra các số có chủ đích nhằm tái hiện, khai thác kinh nghiệm đếm theo chục, đếm theo đơn vị của HS, chẳng hạn:

50; 60; 70;...;100;

- HS chơi trò chơi theo nhóm

(14)

94; 95:... 99; 100;

33; 43; 53;....

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 15p Hoạt động 1. Đếm theo trăm

- Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm?

- Gọi 1 học sinh lên bảng viết số 100 xuống

dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100.

- Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi:

Có mấy trăm.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm.

- Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết 200.

- Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400,...

- Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?

- Những số này được gọi là những số tròn trăm.

- Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm?

* Hoạt động 2: Giới thiệu 1000

- Giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn.

- Viết lên bảng: 10 trăm = 1 nghìn.

- Để chỉ số lượng là 1 nghìn, viết là 1000.

- Học sinh đọc và viết số 1000.

- 1 trăm bằng mấy chục?

- 1 nghìn bằng mấy trăm?

3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP 10p Bài tập 1: Viết các số

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu

?. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài

- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả - Gọi HS khác nhận xét

- GV nhận xét chung Bài 2: Số?

- Có 1 trăm.

- 1, 2 học sinh lên bảng viết.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh viết vào bảng con:

200.

- Đọc và viết các số từ 300 đến 900.

- Cùng có 2 chữ số 00 đứng cuối cùng.

- Học sinh nghe.

- Học sinh trả lời

- Cả lớp đọc: 10 trăm bằng 1 nghìn.

-1 trăm bằng 10 chục.

-1 nghìn bằng 10 trăm.

- HS đọc yêu cầu

? viết các số tròn trăm

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con

- HS chia sẻ

Bốn trăm: 400; Năm trăm: 500;

Sáu trăm: 600; Bảy trăm: 700;

Tám trăm: 800; Chín trăm: 900;

Một nghìn: 1000 - HS nhận xét

(15)

- Yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu - Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi - Chia sẻ kết quả

Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng

- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, tổ chức cho 2 đội học sinh thi đua viết số thích hợp vào chỗ chấm. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.

Bài 3: Chị Mai muốn mua 800 ống hút làm bằng tre. Chị Mai cần mấy hộp ống hút?

- Gọi HS đọc đề toán

- Cho HS xem tranh (như sách giáo khoa) - Yêu cầu HS suy nghĩ bài làm

- Cho HS thảo luận cặp đôi theo dự kiến nội dung câu hỏi

?. Bài toán cho biết gì?

?. Bài toán hỏi gì?

?. Vậy muốn biết chị Mai cần lấy bao nhiêu hộp bút, ta làm thế nào?

- Trao đổi, đưa câu trả lời: Chị Mai cần lấy 8 hộp ống hút.

- Chia sẻ trước lớp: cách làm và câu trả lời - GV đánh giá phần chia sẻ của HS

4. VẬN DỤNG 5p

Bài toán: Chị Mai muốn mua 500 ống hút thì chị Mai cần lấy mấy hộp?

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.

- Gọi HS báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, chữa bài.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

? Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong

- HS lắng nghe

- Điền số còn thiếu vào ô - HS làm theo cặp đôi - HS chia sẻ kết quả:

300, 400, 600, 700, 900

- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc đề suy nghĩ bài làm

- Báo cáo kết quả trước lớp - HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS suy nghĩ câu trả lời - HS báo cáo kết quả - HS lắng nghe - HS nêu ý kiến

(16)

cuộc sống hằng ngày?

? Khi phải đếm số theo trăm, em nhắc bạn chú ý điều gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………..

__________________________________________

Tiếng việt Chính tả (Tiết 5)

NGHE VIẾT: TẠM BIỆT CÁNH CAM. PHÂN BIỆT: oanh/oach, s/x, dấu hỏi/ngã

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn ngắn; biết viết hoa chữ cái đầu câu; làm đúng các bài tập chính tả phân biệt oanh/ oach, s/ x hoặc dấu hỏi/dấu ngã.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- Biết giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở biển, đại dương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, ƯDCNTT. SGK, SGV, KHBD.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- GV đọc cho HS viết bảng con 2 từ khó tiết trước.

- Gv tuyên dương.

- Giới thiệu vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới 15p

* Nghe – viết Cách tiến hành:

- GV đọc thành tiếng đoạn văn trong văn bản Tạm biệt cánh cam (từ Cánh cam có đôi cánh xanh biếc đến người bạn nhỏ xíu của Bống).

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: viết hoa chữ cái đầu câu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm;

chữ dễ viết sai chính tả: đi lạc, chiếc lọ,

- HS lắng nghe và viết

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

(17)

nhỏ xíu.

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc từng câu cho HS viết: Cánh cam/ có đôi cánh xanh biếc,/ óng ánh/

dưới ánh nắng mặt trời.// Chú đi lạc/

vào nhà Bống.// Chân chú bị thương,/

bước đi tập tễnh.// Bống thương quá,/

đặt cánh cam/ vào một chiếc lọ nhỏ/

đựng đây cỏ.// Từ ngày đó,/ cánh cam trở thành/ người bạn nhỏ xíu của Bống.//

- GV đọc lại một lần.

- GV kiểm tra và chữa nhanh 1 số bài của HS.

2. Thực hành luyện tập 15p

* Chọn oanh hoặc oach thay cho ô vuông

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi: chọn oanh hoặc oach thay cho ô vuông.

-

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.

Từng HS chọn chọn oanh hoặc oach thay cho ô vuông để tìm được tiếng phù hợp, có nghĩa.

- GV mời 1-2 nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Chọn a hoặc b Cách tiến hành:

Bài a

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi: Tìm từ ngữ gọi tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.

- HS chuẩn bị viết bài.

- HS viết bài.

- HS lắng nghe, soát lại bài.

- HS soát lỗi chính tả bài của mình.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Thu hoạch, chim oanh, mới toanh, loanh quanh.

- HS đọc bài.

(18)

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nh óm, quan sát tranh, tìm từ ngữ gọi tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.

+ GV mời 1-2 HS trình bày kết quả.

Bài b

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm Nhát như tho.

Khoe như trâu.

Du như hổ.

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.

+ GV mời 1-2 HS trình bày kết quả.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

+ Tên sự vật bắt đầu bằng s: ốc sê, con sâu.

+ Tên sự vật bắt đầu bằng x: cây xấu hổ, xương rồng.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

+ Nhát như thỏ.

+ Khỏe như trâu.

+ Dữ như hổ.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

……….

____________________________________________

chiều

Luyện tập (Tiết 6)

MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ CÁC LOÀI VẬT NHỎ BÉ. DẤU CHẤM. DẤU CHẤM HỎI.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tìm từ ngữ chỉ loài vật. Luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.

- Phát triển vốn từ chỉ các loài vật nhỏ bé. Rèn kĩ năng hỏi, đáp.

- Bồi dưỡng tình yêu các con vật nhỏ bé. Bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, SGV, KHBD, UDCNTT. Phiếu học tập: Phiếu bài luyện tập về từ và câu.

- HS: Vở BTTV, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Gọi HS nêu 1 số từ chỉ bảo vệ môi trường ở tiết trước.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu vào bài mới.

- HS nêu

(19)

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ loài vật trong đoạn thơ

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Tìm từ ngữ chỉ loài vật trong đoạn sau:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.

Từng HS tìm trong bài vè từ ngữ chỉ loài vật. Cả nhóm thống nhất đáp án.

- GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu.

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm.

Từng HS đọc các từ ngữ ở cột A và B.

Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu thích hợp và có nghĩa. Cả nhóm thống nhất đáp án.

- GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Hỏi đáp theo mẫu. Viết vở câu hỏi, câu trả lời của em và bạn - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Hỏi đáp theo mẫu. Viết vở câu hỏi, câu trả lời của em và bạn

M: - Chuột sống ở đâu ? - Chuột sống trong hang.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Từ ngữ chỉ loài vật trong đoạn thơ: dế, sên, đom đóm.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

+ Ve sầu báo mùa hè tới.

+ Ong làm ra mật ngọt.

+ Chim sâu bắt sâu cho lá.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

(20)

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ: bạn thứ nhất đọc to câu hỏi, bạn thứ hai quan sát kĩ bức tranh và trả lời câu hỏi, bạn thứ nhất lắng nghe và nhận xét câu trả lời của bạn, hai bạn cùng thống nhất câu trả lời đúng.

- GV gọi một số HS trình bày về kết quả thảo luận của nhóm.

- GV yêu cầu HS viết vào vở câu hỏi, câu trả lời, lưu ý HS đặt dấu chấm, dấu chấm hỏi đúng vị trí.

- GV nhẫn xét, đánh giá.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

Hỏi: - Chuột sống ở đâu?

Đáp: - Chuột sống trong hang.

Hỏi: - Ốc sên bò ở đâu?

Đáp: - Ốc sên bò trên lá.

Hỏi: - Nhện chăng tơ ở đâu?

Đáp: - Nhện chăng tơ trên cành cây/

cành lá.

- HS viết bài vào vở bài tập.

Hs nêu IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………....

………

______________________________________

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 21: TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BẢN THÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thiết lập các thói quen hằng ngày để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút để bảo vệ cơ thể mình.

- Giúp HS biết tự bảo vệ sức khoẻ để chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Có loa để phát nhạc cho học sinh tập thể dục.

Trong trường hợp không có loa phát nhạc có thể dùng còi, hoặc giáo viên đếm nhịp.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động:

(21)

- GV bật nhạc và hướng dẫn HS tập các thao tác thể dục giữa giờ. Chọn nhạc vui nhộn.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

*Hoạt động : Thảo luận về những việc em cần làm để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- GV giải nghĩa từ “sức đề kháng”

- YCHS thảo luận nhóm 4 ,tìm hiểu về những việc làm giúp xây dựng “pháo đài”như :

+ Chúng ta nên uống như thế nào?

+ Chúng ta nên ăn thế nào?

+ Chúng ta nên giữ vệ sinh cá nhân thế nào?

+ Chúng ta nên tập thể dục, thể thao thế nào?

+ Chúng ta cần bổ sung vi-ta-min gì?

-GV quan sát , hỗ trợ HS.

- Mời HS trình bày

- Giáo viên tổng kết lại các biện pháp tự chăm sóc sức khoẻ cho chính mình thông qua ăn uống, vệ sinh cá nhân. Đó chính là bức tường để bảo vệ “pháo đài”

cơ thể mình.

- Cho cả lớp đọc đồng thanh các bí kíp:

Uống đủ nước, Cốc dùng riêng!

Ăn rau xanh Tay rửa sạch, Năng luyện tập Lập “ pháo đài”!

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

- HDHS đóng tiểu phẩm “Câu chuyện của anh em vi khuẩn, vi rút”.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS trình bày - HS lắng nghe.

HS đọc đồng thanh

- HS thực hiện.

(22)

+ GV mời một nhóm HS sắm vai vi khuẩn, vi rút và các HS còn lại thực hiện các hoạt động tự bảo vệ sức khoẻ bằng động tác cơ thể như ăn sữa chua, ăn rau xanh, tập thể dục, chạy bộ,…

-GV quan sát, hỗ trợ giúp HS xây dựng kịch bản.

- Mời HS trình bày

-GV kết luận: Một số vi khuẩn, vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho chúng ta. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu các biện pháp để tự bảo vệ sức khoẻ của mình.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy thực hiện các hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ hằng ngày.

- HS trình bày - HS lắng nghe

-HS thực hiện

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………....

………

______________________________________________

Ngày soạn: 12/2/2022

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 16 tháng 2 năm 2022 Toán

BÀI 73: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 ( 3 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đếm số lượng theo trăm, theo chục và theo đơn vị; nhận biết được số 1000. Đọc viết các số

tròn trăm, tròn chục và “linh”.

- Thông qua việc đếm, sử dụng các chữ số để biểu thị số lượng, trao đổi cháu gá với bạn về cách đếm, cách đọc, viết số, cách sử dụng số trong cuộc sống, HS có ca hội được phát triển NL mô hình hoa toán học, NL. giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học. Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

(23)

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2. VBT

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT. KHBD, SGK, SGV. Các bàng 100 khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rời (hoặc thẻ các bỏ que tính và que tính rời,...) để đếm. Các thẻ số từ 100, 200,... 900, 1000 và các thẻ chữ một trăm, hai trăm,… chín trăm, một nghìn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

- Giáo viên kết hợp với ban học tập tổ chức cho học sinh thi đua viết số tròn chục mà mình biết lên bảng.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.

- Giới thiệu bài mới và ghi tên bài lên bảng 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 10p Cách thức tiến hành:

?. Hãy nêu các số tròn chục?

- Gắn lên bảng 1 tấm 1 trăm khối lập phương và hỏi: Có mấy trăm?

- Lấy thêm một thanh 1 chục khối lập phương và yêu cầu HS đếm thêm, suy nghĩ cách viết.

- Đây là một số tròn chục

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4: tìm ra cách đọc và viết của các số: 120, 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.

- Yêu cầu cả lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200

3. LUYỆN TẬP 15p Bài tập 4

Hs tham gia trò chơi

- 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90

- Quan sát và trả lời: 1 trăm - HS quan sát và đếm thêm:

Đọc: một trăm mười Viết: 110

- HS thao tác lần lượt lấy các khối lập phương, đếm, đọc, viết các số

- HS lên bảng: 1 bạn đọc số, 1 bạn viết số. Cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS đọc

(24)

?. Bài tập yêu cầu gì?

- Đưa ra hình biểu diễn để học sinh quan sát.

Sau đó yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm.

- Yêu cầu chia sẻ kết quả

- Yêu cầu HS nhận xét

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

Bài tập 5: Số ?

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi

- Đếm, đọc, nếu số thích hợp cho ô tương ứng mỗi vạch của tia số

- Chia sẻ với bạn cách làm

Bài tập 6: Ch n ch đ t tr ữ ặ ước đáp án đúng:

Số cúc áo có trong hình vẽ bên là:

A. 800 B. 170 C. 80

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi - Thảo luận về số cúc áo có trong hình vẽ.

- Lập luận giải thích các phương án chọn.

4. VẬN DỤNG 5p

?. Số tròn chục là những số như thế nào?

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

?. Khi phải đếm số theo chục, em nhắc bạn chú ý điều gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

?. Chọn số tương ứng với cách đọc.

- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu.

- HS làm bài theo nhóm đôi - HS chia sẻ kết quả: đại diện 2 nhóm lên bảng thực hiện.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS viết vào bảng số còn thiếu trên tia số:

110 – 120 – 130 – 140 – 150 – 160 – 170 – 180 – 190 - 200

- HS thảo luận và chọn đáp án:

B. 170

- Là những số có hàng đơn vị bằng 0

HS trả lời

- HS chú ý lắng nghe

(25)

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

__________________________________

Tiếng việt Tập đọc

BÀI 4: TẠM BIỆT CÁNH CAM (tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, không có lời nhân vật.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: Cần có ý thức bảo vệ và tôn trọng sừ sống của các loài vật trong thế giới tự nhiên.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Phát triển vốn từ về các loài vật nhỏ bé; biết nói lời động viên an ủi.

- Biết yêu quý con vật nhỏ bé xung quanh.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1

* Khởi động

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SHS, và hướng dẫn HS thảo luận dựa vào các gợi ý:

+ Em nhìn thấy những hình ảnh nào trong bức tranh?

+ Tìm xem cánh cam đang đâu?

- GV hướng dẫn cách đưa ra dự đoán về điều đã xảy ra với cảnh cam, dựa trên các bước:

+ Bước 1: GV có thể làm mẫu cách dự đoán, VD: Cô nhìn thấy đôi mắt của cánh cam rất lo lắng, sợ hãi và buồn bã, chú chui tít trong cái lọ nhỏ, có đoán là cánh cam có thể đã bị bắt và nhốt vào chiếc lọ.

+ Bước 2: GV hướng dẫn cách dự đoán: để dự đoán, trước tiên cần quan sát kĩ các chi tiết trong bức tranh như cái lọ, đôi mắt của cánh cam, khuôn mặt của bạn nhỏ,...

- Sau đó có thể đặt ra câu hỏi:

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS nhắc lại tên bài học trước:

Những con sao biển

- 1-2 HS đọc lại một đoạn trong bài

“Những con sao biển” và nêu nội dung của đoạn vừa đọc (hoặc nêu một vài chi tiết thú vị trong bài đọc.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS quan sát tranh minh hoạ trong SHS, và hướng dẫn HS thảo luận dựa vào các gợi ý

+ Em bé và cánh cam + Trong lọ

-HS lắng nghe GV hướng dẫn cách đưa ra dự đoán về điều đã xảy ra với cảnh cam, dựa trên các bước.

(26)

+ Điều gì đã xảy ra với cánh cam?

+ Tại sao mắt của cánh cam lại sợ hãi và buồn bã như vậy?

+ Tại sao chú lại ở trong chiếc lọ?

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 2 – 4 HS và hướng dẫn HS cách chia sẻ ý kiến của mình.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung cho ý kiến của nhóm bạn.

- Lưu ý: HS có thể đưa ra dự đoán sai, không đúng với câu chuyện trong VB cũng như dự đoán của GV.

- GV ghi nhận và khen những HS cả dự đoán sáng tạo, bất ngờ, đặc biệt.

- GV tổng hợp các ý kiến, nhận xét về kết quả thảo luận của các nhóm, qua đó có thể định hướng HS tôn trọng sự sống của các loài động vật trong thế giới tự nhiên.

- GV giới thiệu dẫn dắt vào bài: Bài đọc kể một câu chuyện về chú cánh cam đi lạc, được Bống chăm sóc. Khi đọc VB, em hãy chú ý đến các nhân vật và sự việc chính trong câu chuyện.

+ Điều xảy ra với cánh cam: Cánh cam đi lạc, bị thương. Bạn nhỏ phát hiện ra cánh cam, đựng cánh cam vào chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ.

+ Chú bị thương

+ Bống đặt cánh cam vào lọ

- Mỗi nhóm từ 2 – 4 HS và hướng dẫn HS cách chia sẻ ý kiến của mình.

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho ý kiến của nhóm bạn.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

*HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC BÀI “TẠM BIỆT CÁNH CAM”

- GV đọc mẫu toàn VB.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc: Chú ý nhấn mạnh vào những từ khoá chứa đựng những từ ngữ miêu tả hành động, cử chỉ, hình dáng của nhân vật như tập tễnh, xanh biếc, óng ánh, khệ nệ, tròn lẳn.

+ Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ

-HS lắng nghe chú ý nhấn mạnh vào những từ khoá chứa đựng những từ ngữ miêu tả hành động, cử chỉ, hình dáng của nhân vật như tập tễnh, xanh biếc, óng ánh, khệ nệ, tròn lẳn.

-HS lắng nghe

(27)

- GV cho HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ.

Hằng ngày,/ em đều bỏ vào chiếc lọ/ một chút nước/ và những ngọn cỏ xanh non.

- GV cho HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB. Nếu HS k giải thích được thì GV giải thích

- GV cho HS chia VB thành các đoạn : + Đoạn 1: từ đầu đến của Bống

+ Đoạn 2: tiếp theo đến xanh non;

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- GV cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm.

*Luyện đọc theo nhóm:

- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như nhỏ xíu, xanh biếc, khệ nệ, tròn lẳn,...

- GV cho HS đọc đoạn trong nhóm.

- GV cho HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS tiến bộ.

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu

- HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ

- HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB

- HS chia VB thành các đoạn

- HS đọc nối tiếp từng đoạn -3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm

- HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như nhỏ xíu, xanh biếc, khệ nệ, tròn lẳn,...

- HS đọc đoạn trong nhóm

- HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

-HS lắng nghe TIẾT 2

*HOẠT ĐỘNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1. Bống làm gì khi thấy cánh cam bị thương?

- GV cho HS đọc câu hỏi

- GV nêu câu hỏi, HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời.

- GV có thể hỏi thêm: Dựa vào đâu em trả lời như vậy? Qua việc làm của Bống, em thấy Bống là người như thế nào?

- GV cho HS liên hệ, mở rộng vấn đề: Em đã bao giờ nhìn thấy một con vật đang cần được giúp đỡ chưa? (một con cún con bị đi lạc, một con chuồn chuồn bị gãy cánh,...); Em có

- HS đọc câu hỏi

- HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời:

Khi thấy cánh cam bị thương, Bống thương quá, đặt cánh cam vào chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ.

+ Người tốt, biết giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn.

- HS liên hệ, mở rộng vấn đề

(28)

suy nghĩ gì; Em đã làm gì?; Em nên làm gì trong hoàn cảnh đó?; Nếu gặp một con vật nhỏ bé cần được giúp đỡ, em sẽ làm gì?;...

Câu 2. Bống chăm sóc cánh cam như thế nào? Câu văn nào cho em biết điều đó?

- GV nêu câu hỏi, HS đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi.

GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV có thể đặt thêm một số câu hỏi để mở rộng, VD: Vì sao Bống lại phải đặt nước và cỏ vào chiếc lọ; Em đã bao giờ chăm sóc một con vật hay chưa?; Em chăm sóc nó bằng cách nào?; Em cảm thấy thế nào khi chăm sóc con vật đó?;...

Câu 3. Vì sao Bống thả cánh cam đi?

- GV cho HS tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi để thống nhất đáp án với cả nhóm.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và thống nhất đáp án.

- GV tôn trọng ý kiến riêng của các em. Có thể có rất nhiều cách trả lời khác nhau, VD:

Vì Bống thương cánh cam không có bạn bè và gia đình./ Vi Bống nghĩ bãi cỏ mới là nơi sống phù hợp với cánh cam./...

Câu 4. Nếu là Bống, em có thả cánh cam đi không? Vì sao?

-GV nêu câu hỏi, HS trả lời câu hỏi.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

Lưu ý: GV nên dự kiến trước những câu trả lời có thể có của HS như: Em sẽ không thả cánh cam đi vì em muốn được chơi với cánh cam./ Em sẽ không thả cảnh cam đi vì sợ chú sẽ lại bị thương./ Em không thả cánh cam đi vì em rất buồn và nhớ cánh cam...

- GV giáo dục cho HS ý thức bảo vệ và tôn trọng sự sống của các loài động vật xung quanh bằng cách đặt các câu hỏi như: Cánh cam thường sống ở đâu?; Liệu chiếc lọ có phải là môi trường sống phù hợp với cánh cam không?; Liệu cánh cam có thể sống khoẻ mạnh trong chiếc lọ nhỏ đó không;

+ GV hỏi: Theo em, đâu là môi trường sống

- HS đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi:

Bống chăm sóc cánh cam rất cẩn thận. Hàng ngày, em đều bỏ vào chiếc lọ một chút nước và những ngọn có non xanh.

- HS thống nhất câu trả lời.

-HS lắng nghe, trả lời

- HS tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi để thống nhất đáp án với cả nhóm.

- Đại diện các nhóm trả lời và thống nhất đáp án: Bống thả cánh cam đi vì Bống cảm thấy cánh cam vẫn có vẻ ngơ ngác không vui, chắc chú nhớ nhà và bạn bè. Bống mang cánh cam ra thả ở bãi cỏ sau nhà.

- Nếu là Bống, em cũng thả cánh cam đi. Vì em hi vọng cánh cam có thể tìm thấy đường và bay về nhà của mình.

- HS thống nhất câu trả lời

(29)

phù hợp nhất với cánh cam?

- GV định hướng HS: Các loài động vật nên được sống trong môi trường phù hợp với chúng. Chỉ có ở trong môi trường phù hợp, chúng mới thoải mái và khoẻ mạnh.

*Luyện đọc lại:

- GV đọc lại toàn VB trước lớp.

- Một HS đọc lại toàn VB. Cả lớp đọc thầm theo.

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Câu 1. Những từ nào dưới đây được dùng trong bài để miêu tả cánh cam

- GV cho HS đọc to câu hỏi.

- GV cho HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh cam, một HS theo dõi và phát hiện những từ miêu tả cánh cam trong đoạn và ghi lại.

- GV gọi đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV và HS thống nhất đáp án.

Câu 2. Thay bạn Bống, em hãy nói lời động viên, an ủi cánh cam khi bị thương.

- GV làm mẫu, nói một câu thể hiện sự động viên, an ủi cánh cam bị thương,

- GV ghi nhận những cách trả lời khác nhau của HS.

- GV hướng dẫn HS những cách thức khác nhau để nói lời an ủi, động viên như: Sử dụng câu hỏi (Bạn có đau không?), sử dụng mẫu cầu tôi biết để thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu (Tớ biết là cậu đang đau.), dự đoán về những điều tốt đẹp sẽ xảy ra (Cậu sẽ khoẻ lại thôi mà!),...

Câu 3. Nếu thấy bạn đang buồn, em sẽ nói gì?

- GV làm mẫu, HS đóng vai một bạn HS

-HS lắng nghe

-HS trả lời -HS lắng nghe

- HS đọc to câu hỏi

- HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh cam, một HS theo dõi và phát hiện những từ miêu tả cánh cam trong đoạn và ghi lại.

-Đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi: Từ ngữ được dùng để miêu tả cánh cam: xanh biếc, óng anh, tròn lẳn, khệ nệ.

(30)

đang buồn.

- GV lại gần, hỏi: Hoa gì, sao cậu lại buồn thế:

HS: - Tớ làm mất cái bút mẹ mới mua cho.

GV: - Đừng buồn, cậu thử tìm lại xem, biết đâu lại tìm được.

- GV cho HS thảo luận nhóm đội, cùng đóng vai để nói lời động viên, an ủi.

- GV cho 1 – 2 nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV hướng dẫn cách nói lời động viên, an ủi cho HS nghe: Khi thấy người khác đang buồn hoặc đang gặp khó khăn, em có thể nói lời động viên, an ủi. Lời động viên, an ủi giúp người nghe cảm thấy vui hơn, nhờ đó có thể vượt qua khó khăn. Có nhiều cách để nói lời động viên, an ủi,

- GV cho HS nói lời an ủi - GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

*Củng cố:

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Dặn dò

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

-HS lắng nghe GV làm mẫu: Cảnh cam ơi, cậu đừng lo lắng quá, cậu sẽ nhanh khoẻ lại thôi mà.

-HS trả lời khác: Cánh cam đừng buồn nhé, tớ sẽ chăm sóc cho bạn.

Cánh cam có đau không?,...

-HS lắng nghe hướng dẫn những cách thức khác nhau để nói lời an ủi, động viên như: Sử dụng câu hỏi (Bạn có đau không?), sử dụng mẫu cầu tôi biết để thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu (Tớ biết là cậu đang đau.), dự đoán về những điều tốt đẹp sẽ xảy ra (Cậu sẽ khoẻ lại thôi mà!),...

- HS đóng vai một bạn HS đang buồn.

-HS theo dõi

- HS thảo luận nhóm đội, cùng đóng vai để nói lời động viên, an ủi.

-1 – 2 nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách nói lời động viên, an ủi.

HS nói lời an ủi:

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

Ngày soạn: 14/2/2022

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 17 tháng 2 năm 2022 Toán

BÀI 73: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 ( 3 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đếm số lượng theo trăm, theo chục và theo đơn vị; nhận biết được số 1000. Đọc viết các số tròn trăm, tròn chục và “linh”.

(31)

- Thông qua việc đếm, sử dụng các chữ số để biểu thị số lượng, trao đổi cháu gá với bạn về cách đếm, cách đọc, viết số, cách sử dụng số trong cuộc sống, HS có ca hội được phát triển NL mô hình hoa toán học, NL. giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học. Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2. VBT

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT. KHBD, SGK, SGV. Các bàng 100 khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rời (hoặc thẻ các bỏ que tính và que tính rời,...) để đếm. Các thẻ số từ 100, 200,... 900, 1000 và các thẻ chữ một trăm, hai trăm,… chín trăm, một nghìn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV kết hợp với Ban học tập tổ chức trò chơi TBHT điều hành trò chơi Đố bạn:

+ Nội dung chơi: TBHT viết lên bảng các số tròn chục từ 110 đến 200

- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.

- GV kết nối với nội dung bài mới và ghi tên bài lên bảng.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 10p

* Cách tiến hành:

* Đếm theo đơn vị

- Gắn lên bảng 1 tấm 1 trăm khối lập phương và hỏi: Có mấy trăm?

- Lấy thêm một 1 khối lập phương và giới thiệu: Trong toán học, người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết 101.

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4: tìm ra cách đọc và viết của các số: 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.

- Yêu cầu cả lớp đọc các số từ 101 đến 110 3. LUYỆN TẬP 15p

Cách thức tiến hành:

- Học sinh chủ động tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

- Quan sát và trả lời: 1 trăm - HS quan sát và lắng nghe - HS viết và đọc số 101

- HS thao tác lần lượt lấy các khối lập phương, đếm, đọc, viết các số - HS lên bảng: 1 bạn đọc số, 1 bạn viết số. Cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS đọc

- HS chọn cách đọc tương ứng với

(32)

Bài tập 7: Chọn cách đọc ứng với số:

- GV yêu cầu HS chọn cách đọc tương ứng với số

- GV có thể tổ chức thành trò chơi để HS hứng thú nắm vững cách đọc viết số

- Tuỳ trình độ HS, GV có thể bổ sung hoặc thay thế những số khác để HS được luyện tập về đọc, viết số nhiều hơn.

Bài tập 8: Số ?

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi - Đếm, đọc, nêu số thích hợp cho ô tương ứng mỗi vạch của tia số

- Chia sẻ với bạn cách làm.

Bài tập 9: Trò chơi “Lấy cho đủ số lượng”

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4 hoặc nhóm bàn.

- Trò chơi “Lấy cho đủ số lượng": HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính,... theo yêu cầu của bạn.

Chẳng hạn: Lấy ra đủ 130 khối lập phương:

lấy 104 khối lập phương.

4. VẬN DỤNG 5p

- GV đưa ra một số hình ảnh về số lượng lớn để HS quan sát, chẳng hạn sân vận động hội trường lớn, số người tham gia đồng diễn - HS tìm và chỉ cho bạn xem trang sách 100, 107, 120 trong SGK Tiếng Việt 2

* Củng cố dặn dò về nhà.

- Bài học hôm nay, em đã học tiêm đượ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.. - Có khả năng

+ Phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.. - Có khả năng

+ Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật

- Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh2. -

- Thông qua việc sử dụng số 10 để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn các ví dụ về số 10 trong thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình

-Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của

- HS phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự

- Thông qua việc đếm, sử dụng các chữ số để biểu thị số lượng, trao đổi cháu gá với bạn về cách đếm, cách đọc, viết số, cách sử dụng số trong cuộc sống, HS có ca hội