• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUỖI CUNG ỨNG THỊT LỢN TẠI THÀNH PHỐ VINH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUỖI CUNG ỨNG THỊT LỢN TẠI THÀNH PHỐ VINH"

Copied!
89
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---*---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUỖI CUNG ỨNG THỊT LỢN TẠI THÀNH PHỐ VINH

TÔ THỊ HUYỀN

Huế, tháng 05 năm 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

---*---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUỖI CUNG ỨNG THỊT LỢN TẠI THÀNH PHỐ VINH

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Tô Thị Huyền PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hòa Lớp: K47 Marketing

Niên khóa: 2013 - 2017

Huế, tháng 05 năm 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

L Ờ I C ẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sựcốgắng, nỗlực của bản thân, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Minh Hòa, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm báo cáo tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh , Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong những năm em học tập tại trường.Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.

Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ UBND tỉnh Nghệ An, các cán bộ thú y của trạm thú thành phố Vinh, các hộ gia đình ở thành phố Vinh,…đã nhiệt tình giúp em trong quá trình thực tập và cung cấp những thông tin cần thiết.

Cảm ơn những người trong gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên nội dung đề tài không thể tránh những thiếu sót, kính mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

MỤC LỤC ... ii

DANH MỤC TỪVIẾT TẮT ...v

DANH MỤC SƠ ĐỒ...vi

DANH MỤC BẢNG ... vii

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2

3.1 Đối tượng nghiên cứu ...2

3.2 Phạm vi nghiên cứu ...2

4. Phương pháp thu thập thông tin ...3

4. 1 Thu thập thông tin thứcấp...3

4.3 Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu ...3

5. Kết cấu của đềtài...4

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...5

1.1 Cơ sởlý luận...5

1.1.1 Chuỗi cungứng ...5

1.1.2 Quản trị chuỗi cungứng ...7

1.1.3 Chuỗi giá trị...8

1.1.4 Mối quan hệgiữa chuỗi cungứng và chuỗi giá trị...10

1.1.5 Cấu trúc chuỗi cungứng và chuỗi cungứng tổng quát ...11

1.2 Cơ sởthực tiễn...14

1.2.1 Khái quát thực trạng ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam ...14

1.2.2 Thực trạng ngành chăn nuôi lợn tại NghệAn ...15

1.2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp ....16

1.2.3.1 Nghiên cứu vềchuỗi giá trị...16

1.2.3.2 Nghiên cứu vềchuỗi cungứng...16

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG THỊT LỢN Ở THÀNH PHỐ VINH ...18

2.1.Tình hình cơ bản của thành phốVinh ...18

2.1.1. Điều kiện tựnhiên ...18

2.1.1.1 Vị trí địa lý...18

2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng. ...18

2.1.1.3 Khí hậu ...18

2.1.2 Điều kiện Kinh tế- Xã hội ...19

2.1.2.1 Kinh tế...19

2.1.2.2 Xã hội ...19

2.1.2.2.1 Tình hình dân số và lao động của thành phốVinh ...19

2.1.2.2.2 Giáo dục đào tạo ...19

2.1.2.2.3 Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ...20

2.2 Tình hình chăn nuôi lợnởtỉnh NghệAn vàthành phốVinh...20

2.2.1 Tình hình chăn nuôi lợnởNghệAn...20

2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợnởthành phốvinh...24

2.3 Tình hình chung vềthị trường tiêu thụlợn thịt và thịt lợnởthành phốVinh ...26

2.4 Cấu trúc chuỗi cung thịt lợn tại thành phố Vinh...27

2.4.1 Cấu trúc chuỗi cungứng từnguồn lợn thịt chăn nuôi nội thành phốVinh ...29

2.4.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng từ nguồn lợn thịt ở các huyện của tỉnh Nghệ An vào thành phốVinh ...30

2.4.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng từ nguồn lợn thịt và thịt lợn ngoài tỉnh Nghệ An vào thành phốVinh ...31

2.5 Mối quan hệquan lại giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi thịt lợnở thành phố Vinh... 31

2.5.1 Mối quan hệqua lại giữa hộ chăn nuôi và hộgiết mổ...32

2.5.2 Mối quan hệqua lại giữa hộ chăn nuôi với những người cung ứng thịt lợn ngoài thành phố...33

2.5.3 Mối quan hệqua lại giữa hộ chăn nuôi và hộbán lẻ...33

2.6 Chi phí và thu nhập của các tác nhân tham gia vào chuỗi thịt lợnởthành phốVinh ... 33

2.6.1 Hộ chăn nuôi lợn thịt ...34

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.6.1 Hộgiết mổ...35

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG THỊT LỢN Ở THÀNH PHỐ VINH ...46

3.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chuỗi cung thịt lợn ở thành phốVinh ...46

3.1.1Điểm mạnh ...46

3.1.2 Điểm yếu...46

3.1.3 Cơ hội ...47

3.1.4 Thách thức ...48

3.2 Giải pháp...49

3.2.1 Giải pháp vềkênh thông tin...49

3.2.2 Giải pháp thúc đẩy mối quan hệ, liên kết ...50

3.2.3 Giải pháp vềgiống và thức ăn...52

3.3.4 Giải pháp nâng cao giá trịcho hộ chăn nuôi...52

3.3.5 Giải pháp về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh ...53

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...55

A. KẾT LUẬN ...55

B. KIẾN NGHỊ...56

1.Đối với nhà nước ...56

2.Đối với các cơ quan ban ngành, chínhquyền địa phương...56

3.Đối với trạm thú y thành phố...57

4.Đối với các tác nhân tham gia vào chuỗi cungứng thịt lợn tại thành phốVinh ...57

4.1 Đối với hộnông dân ...57

4.2 Đối với các lò mổ...58

4.3 Đối với các hộbán lẻthịt lợn ...58

TÀI LIỆU THAM KHẢO...59

PHỤ LỤC ...61

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TP: Thành phố

NA: NghệAn

UBND: Ủy Ban Nhân Dân

THPT: Trung học phổthông

THCS: Trung học cơ sở

KH: Kếhoạch

TTLT: Thông tư liên tịch

LN: Lợi nhuận

LNB: Lợi nhuận biên

LNBQ: Lợi nhuận bình quân

CP: Chi phí

BQ: Bình quân

TB: Trung bình

CPGT: Chi phí giá thành

VN: Việt Nam

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ1. Mô hình chuỗi cungứng điển hình ...6

Sơ đồ2. Chuỗi giá trịchung...8

Sơ đồ3. Chuỗi cungứng cơ bản ...12

Sơ đồ4. Chuỗi cungứng tổng quát ...12

Sơ dồ5. Chuỗi cungứng mởrộng ...13

Sơ đồ 6. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 và 2015...22

Sơ đồ7. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2014-2015 của tỉnh NghệAn ...22

Sơ đồ8. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 2010-2015 tại thành phốVinh ...26

Sơ dồ9. Chuỗi cung thịt lợn tại thành phốVinh...27

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Top 10 tỉnh/thành phố có đàn lợn đứng đầu cả nước...21

Bảng 2. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2010-2014 của tỉnh NghệAn ...22

Bảng 3. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng phân theo huyện/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh ...23

Bảng 4. Kết quảkinh doanh của hộ chăn nuôi lợn thịt ...35

Bảng 5. Kết quảkinh doanh của hộgiết mổ ởVinh ...36

Bảng 6. Kết quảkinh doanh của hộbán lẻ ởVinh...38

Bảng 7.Chi phí, lợi nhuận, lợi nhuận biên của các thành viên trong chuỗi cung ứng thịt ởthị trường Vinh khi hộgiết mổlấy nguồn lợn từnội TP.Vinh ...40

Bảng 8. Chi phí, lợi nhuận, lợi nhuận biên của các thành viên trong chuỗi cung ứng thịtở thị trường Vinh khi hộgiết mổlấy nguồn lợn từcác huyện vào TP.Vinh ...41

Bảng 9. Chi phí, lợi nhuận, lợi nhuận biên của các thành viên trong chuỗi cung ứng thịtở thị trường Vinh khi hộgiết mổlấy nguồn lợn từcác tỉnh vào TP.Vinh ...43

Bảng 10. Chi phí, lợi nhuận, lợi nhuận biên của các thành viên trong chuỗi cung ứng thịtở thị trường Vinh...44

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp truyền thống.

Nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nước ta với hai ngành sản xuất chính là: trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình suy thoái chung của nền kinh tếtoàn cầu đãảnh hưởng đến hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Năm 2007, lạm phát tăng cao làm cho giá cảcủa các loại hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ tăng vọt, gây khó khăn rất lớn cho sản xuất nông nghiệp bởi chi phí đầu vào quá cao. Trong khi đó, giá của các mặt hàng nông sản, trong đó có sản phẩm thịt heo lại không tăng kịp đà tăng của các yếu tố đầu vào làm cho người chăn nuôi càng thêm thiệt thòi. Vấn đề này đặt ra cho nền nông nghiệp nước ta nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng những thách thức to lớn.

NghệAn là tỉnh có tiềm năng, điều kiện để phát triển chăn nuôi. Theo thông kê năm 2014, tổng đàn lợnở Nghệ An đứng thứ3 toàn quốc. Cùng với sựphát triển của nền kinh tế, thu nhập đầu người đang ngày càng tăng lên, nhu cầu của người tiêu dùng đã và đang có những thay đổi. Nhưng việc chăn nuôi của người dân còn gặp nhiều vấn đề như:giá thức ăn gia súc tăng, dịch bệnh thường xuyên tái phát, làm tăng chi phí sản xuất (phòng chống dịch) và khiến nhiều người chăn nuôi không dám mạnh dạn đầu tư.

Ngoài ra, tình trạng nuôi manh mún, nhỏlẻ, tựphát của các hộkinh doanh cá thể như hiện nay không chỉ gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh mà còn gây khó khăn trong việc tiêu thụ và chếbiến, đẩy giá thành lên cao do có quá nhiều khâu trung gian trong quy trình sản xuất từ lúc chăn nuôi đến tiêu thụ. Bên cạnh đó, thời gian gần đây nước ta nhập khẩu các loại thịt gia súc, gia cầm tăng nhanh do giá nhập khẩu rẻ hơn giá trong nước, làm cho việc tiêu thụthịt heo trong nước gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Vinh là địa bàn tiêu thụ lớn lượng thịt heo của tỉnh Nghệ An, việc chăn nuôi heo và tiêu thụ thịt heo không đáp ứng được nhu cầu của người dân trong thành phốvì vậy tìm được chuỗi cungứng thịt heođanglà một vấn đềquan trọng. Để phát triển và giữvững vị trí, vai trò trung tâm của vùng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có chăn nuôi và tiêu thụthịt heo thì thành phốcần phải triển khai kịp thời và hiệu qủa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

các chiến lược sản xuất và tiêu thụ, cung ứng hoàn chỉnh. Sản xuất, chăn nuôi không đáp ứng được nhu cầu tiêu thị thì phải có chuỗi cung hoạt động tốt. Chuỗi cung hoạt động tốt thì sẽtiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí cho cả người người sản xuất và các trung gian thương mại, góp phần phát triển cho ngành chăn nuôi.Chính vì lý do nêu trên, tôi chọn đềtài“chuỗi cungng tht ln thành ph Vinh, tnh NghAn"

nhằm đưa ra một sốbiện pháp giúp thành phốVinh xây dựng chuỗi cung ứng thịt heo hoàn chỉnh hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào phân tích chuỗi cung thịt lợn ở thành phố Vinh, tỉnh NghệAn nhằm đưa ra giải pháp giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập, cụthể:

 Xác định cấu trúc chuỗi cungứng thịt lợnởthành phốVinh.

 Phân tích mối liên hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các nhân tố tham gia trong chuỗi cung thịt lợn.

 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức từ đó đềxuất những giải pháp hoàn thiện chuỗi cungứng thịt lợnở thành phốVinh, tỉnh NghệAn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung xác định các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng thịt lợn tại địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An bao gồm: người chăn nuôi lợn thịt, hộ giết mổ, hộ bán lẻ thịt lợn. Ngoài ra, cần xác định các nguồn gốc thịt lợn khác cung ứng vào thành phốVinh.

3.2 Phm vi nghiên cu

Nội dung: Nghiên cứu các đặc điểm, thành phần chủyếu của chuỗi cung ứng thịt lợn. Phân tích mối quan hệ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi cungứng từ đó đưa ra các giải pháp đểhoàn thiện chuỗi cung.

Thời gian: nghiên cứu sẽ sử dụng các số liệu thống kê liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụthịt lợn tại thành phố Vinh trong 3 năm từ năm 2014-2016 và được thực hiện từ ngày 2/1/2017 đến ngày 29/4/2017.

Không gian: nghiên cứu tập trungởthành phốVinh, tỉnh NghệAn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

4. Phương pháp thu thập thông tin 4. 1 Thu thập thông tin thứcấp

- Dữ liệu từ Trạm Thú Y Thành Phố Vinh: Báo cáo kiểm dịch động vật 2014- 2016, thống kê giết mổ lợn ở thành phố Vinh, tổng quản lý giết mổ lợn, số hộ bán buôn lợn thịt, sốhộgiết mổlợn.

- Dữliệu từchi cục thống kê NghệAn: niên giám thông kê.

- Sốliệu vềsốhộ chăn nuôi, quy mô sản xuất để làm cơ sởchọn mẫu.

- Các tài liệu liên quan đến chuỗi cungứng từ năm 2014-2016.

4. 2 Thu thp sliệu sơ cấp

+ Phương pháp quan sát và mô tả để hiểu rõ chuỗi cung ứng thịt lợn ở địa bàn thành phốVinh.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu các cán bộ ở trạm thú y thành phố và các cán bộ thú y xã/phương để biết được tình hình chăn nuôi, tình hình tiêu thụvà các nguồn thịt lợn khác tiêu thụtrong thành phố.

+ Cách chọn mẫu: Để hiểu rõ cụ thểcác tác nhân tham gia chuỗi cung tại thành phốVinh, tôi sửdụng phương pháp quan sát kết hợp với phỏng vấn sâu các cán bộthú y của thành phố Vinh để nắm rõ tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt heo trong thành phố. Phỏng vấn 10 hộ giết mổ đểtìm hiểu các thông tin vềnguồn gốc gốc thịt lợn lấy từ đâu? Bán cho ai? Phỏng vấn 6 người bán lẻ ở3 chợ lớnở vinh và 10 hộ chăn nuôi lợnởcác quy mô khác nhau.

4.3 Phương pháp phân tích và xử lý sốliệu

+ Phương pháp thống kê mô tả: Từnhững sốliệu thứcấp và sơ cấp đãđược xửlý bằng phần mềm excel, sốliệu được tổng hợp để phân tích, so sánh và mô tảnhằm đưa ra những ý kiến vềvấn đềnghiên cứu.

+ Phương pháp so sánh: so sánh để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia chuỗi cungứng.

+ Phương pháp phân tích SWOT: dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, nhằm đưa ra những giải pháp phát hiện được thếmạnh, tận dụng cơ hội, khắc phục điểm yếu và tránh các nguy cơ.

+ Phương pháp phân tích hoạt động chuỗi cungứng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

+ Một số phương pháp khác 5. Kết cấu của đề tài

Đềtài bao gồm 3 phần:

Phần 1:Đặt vấnđề

Phần 2: Nội dung nghiên cứu bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sởkhoa học vềchuỗi cung.

Chương 2: Chuỗi cung thịt lợnởthành phốVinh.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng thịt lợnở thành phố Vinh, tỉnh NghệAn.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Chuỗi cung ứng

Trong thời kì nên kinh tếhội nhập, đểcó thểphát triển bền vững thì vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp cũng như các cá nhân hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu là việc phải quản trị chuỗi cungứng như thế nào? Yếu tốnày có liên quan sống còn đến việc doanh thu của công ty tăng trưởng hay bị tụt dốc? Chi phí hoạt động được giảm bớt hay đang đi lên? Vấn đề này đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải quản lý chuỗi cung ứng như thế nào đểmang lại hiệu quảvà doanh thu cao nhất cho công

Có nhiều khái niệm vềchuỗi cứngứng như:

- Theo Wikipedia, Chuỗi cungứng là một hệthống các tổchức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng. Hoạt động chuỗi cungứng liên quan đến chuyển đổi các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng. Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trịcòn lại có thểtái chế được.

- Chopra Sunil và Pter Meindl (2001), “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng”.

- Ganeshan & Harrison (1995), “Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

- Lee & Billington (1992),“Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hoá nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối”.

- M.Porter (1990) ,“Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới tay khách hàng cuối cùng”

Từ các khái niệm trên có thể thấy hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng chuỗi cungứng là bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan trong việc sản xuất ra sản phẩm cung cấp đến tay khách hàng cuối cùng. Như vậy, ta có thể hiểu chuỗi cung ứng của một mặt hàng như sau: Chuỗi cung ứng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng.

Ta có một mô hình chuỗi cung như sau:

Sơ đồ 1. Mô hình chuỗi cungứng điển hình

(Nguồn: Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Loan, NXB ĐH Kinh tếTP HồChí Minh)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Trong một chuỗi cungứng điển hình, nguyên vật liệu được mua từmột hay nhiều nhà cung cấp; các bộphận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng là đến người bán lẻvà khách hàng. Vì vậy, đểgiảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau của chuỗi cungứng. Chuỗi cungứng cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung gian sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.

1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quảnhà cung ứng, người sản xuất, hệthống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu vềmức độphục vụ. Quản trị chuỗi cung ứng được xem như đường ống hoặc dây dẫn điện nhằm đến với khách hàng của khách hàng hoặc hệthống mạng lưới hậu cần giữa nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng.

Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế về quản lý tiến trình xuyên suốt, tạo ra giá trịcho các tổchức để đáp ứng như cầu thật sựcủa khách hàng cuối cùng.

Sựphát triển và tích hợp nguồn lực của con người và công nghệlà then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công (The Institute for Supply Management, 2000).

Theo hội đồng chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng , quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh phân phối đến khách hàng cuối cùng.

Theo hội đồng quản trị hậu cần một tổchức phi lợi nhuận thì quản trịchuỗi cung ứng là sựphối hợp chiến lược và hệthống các chức năng này trong một công ty cụthể và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của các công ty đơn lẻvà của cảchuỗi cungứng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Qua các khái niệm này, ta thấy có điểm chung đều là sự hợp nhất số lượng lớn các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong trong số các thành viên của chuỗi nhằm cải thiện năng suất lão động, chất lượng và dịch vụkhách hàng nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cho tất cả các tổ chức liên quan đến việc cộng tác này. Nhưng điểm khác của chuỗi cungứng là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệchuỗi nếu quan hệnày không cònđem lại lợi ích cho họ.

1.1.3 Chuỗi giá trị

Theo Micheal Poter (1985), chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động để đưa sản phẩm từmột khái niệm cho đến khi đưa vào sử dụng và cả dịch vụ sau bán hàng. Như vậy, chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động như thiết kế, mẫu mã, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ sau khi bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Những hoạt động này có thể thực hiện trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc được chia sẻ giữa các doanh nghiệp khác nhau.

Trong chuỗi giá trị này, mô hình Poter khoanh thành hai mảng chính cho kinh doanh: hoạt động bổ trợ và hoạt động chính. Về cơ bản, tổng thể có chín loại hoạt động tạo ra giá trịtrong toàn chuỗi.

Sơ đồ2. Chuỗi giá trịchung

(Nguồn: Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Loan, NXB ĐH Kinh tếTP HồChí Minh)

* Nhóm hoạt động chính bao gồm 5 loại hoạt động:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

- Hậu cần đến: gồm việc nhận, lưu trữvà dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn khi, lên lịch trình xe cộvà trả lại sản phẩm cho nhà cũng cấp.

- Sản xuất: Chuyên đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành. Ví dụ như: gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, inấn và quản lý cơ sởvật chất.

- Hậu cần ra ngoài: Là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lữu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua.

- Marketing và bán hàng: Các hoạt động liên quan đến quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệgiữa các thành viên trong kênh và định giá.

- Dịch vụkhách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụnhằm gia tăng giá trịcủa sản phẩm.

Trong các hoạt động trên thì hậu cần đến và hậu cần ra là các thành tốquan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, là yếu tốchính tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho công ty.

* Nhóm hỗtrợchứa các hoạt động tạo ra giá trịbao gồm:

- Thu mua: đó là việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào được sửdụng trong chuỗi giá trịcủa công ty.

- Phát triển công nghệ: đó là các bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sửdụng trong tiến trình hoặc thiết kếsản phẩm.

- Quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trịthù lao cho toàn thểnhân viên.

-Cơ sởhạtầng công ty

Theo cẩm nang ValueLinks, phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá tri: Một chuỗi giá trị là một hoạt động kinh doanh(hay chức năng) có quan hệ với nhau, từviệc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng (GTZ Eschbom, 2007).

Trong một chuỗi giá trị, một kênh trong chuỗi gồm một loạt các doanh nghiệp(

nhà vận hành) thực hiện các chức năng này, có nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

nhà buôn bán, nhà phân phối một sản phẩm cụthể nào đó. Các doanh nghiệp được kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch kinh doanh trong đó sản phẩm được chuyển tay từ nhà sản xuất sơ chế đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạt các đường dẫn trong chuỗi.

Theo Đào ThếAnh(2008) chuỗi giá trịcó thểhiểu:

Chuỗi giá trịlà một chuỗi các hoạt động từcung cấp các dịch vụ đầu vào cho một sản phẩm cụ thể cho đến sản xuất. Thu hoạch, chế biến, phân phối và tiêu thụ cuối cùng đối với một sản phẩm cụthể và được hình thành theo nhu cầu của thị trường.

Chuỗi giá trị cũng là sự sắp xếp có tổchức, hợp tác và điều phối giữa người sản xuất, nhà chếbiến, các thương gia và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm.

Chuỗi giá trị là mô hình thểchếkinh tế trong đó kết hợp việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp cùng với cách thức tổchức các tác nhân liên quan tối ưu hóa giá trị.

Chuỗi giá trị là một dạng đặc biệt nghành hàng hay chuỗi cungứng và chú ýđến sựphân phối lợi nhuận hợp lý giữa các tác nhân tham gia.

Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc trải rộng trong phạm vi quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu( Global value chain).

Theo cách nhìn này, các doanh nghiệp từnhiều quốc gia trên thế giới sẽ đóng vai trò như những mắt xích quan trọng và có thểchi phối sựphát triển của chuỗi giá trị chính là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực cạnh tranh, cũng như vai trò và phạm viảnh hưởng của quốc gia trong chuỗi giá trịtoàn cầu.

1.1.4 Mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị

Khi nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, họ xem chúng như là quy trình sản xuất, khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing họ gọi chúng là kênh phân phối, khi họ nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọi chúng là chuỗi giá trị; khi họ nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, họgọi là chuỗi nhu cầu nhưng khi tập trung và sựdịch chuyển nguyên vật liệu thì ta gọi là chuỗi cungứng. Ta có thể phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng như sau: Ở cấp độ tổchức, chuỗi giá trị rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cảcác hoạt động bổtrợ. Mặt khác, chuỗi cung ứng bao gồm các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

hoạt động thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển, chuyển hóa các đầu vào sản phẩm, phân phối các sản phẩm tới khách hàng đều tồn tại trong chuỗi đầu vào sản phẩm, phân phối các sản phẩm tới khách hàng đều tồn tại trong chuỗi giá trị. Hay chuỗi cung ứng chính là đại diện cho hoạt động chính của chuỗi giá trị nên chuỗi cungứng như là tập con của chuỗi giá trị.

Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế( hay các phần hợp thành tác nhân) quy tụtrực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độcủa người tiêu thụ”.

Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là “ tập hợp những tác nhân(hay nhũng phần tận hợp tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất tiếp đó là gia công, chếbiến và tiêu thụ ởmột thị trường hoàn hảo của sản phẩm nông nghiệp”. Như vậy nói đến ngành hàng ta hình dung đó là một chuỗi, một quá trình khép kín, có điểm sau và điểm kết thúc, gồm nhiều yếu tố động, có quan hệ với móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tốnày có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận hành của một ngành hàng đã tạo ra sự dich chuyển các luồng vật chất trong ngành hàng đó.

Phân tích chuỗi giá trị hỗ trợ phân tích ngành hàng. Đưa ra các yếu tốmới tăng cường khả năng phân tích ngành hàng. Phân tích ngành hàng là tìm xu hướng và đặc điểm của thị trường, xem xét mối quan hệ các bên tham gia, xác định cơ hội và thách thức và đặc biệt vẽ được bản đồmối liên hệgiữa các bên tham gia. Phân tích chuỗi giá trị xem xét cấu trúc phân bổ các bên tham gia, so sánh năng cạnh tranh, quan hệgiữa các bên tham gia và nhằm quản trị thị trường.

1.1.5 Cấu trúc chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng tổng quát

Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Sơ đồ 3. Chuỗi cungứng cơ bản

(nguồn: micheal hugos, 2003) Chuỗi cung tổng quát được xem như một hệ thống xuyên suốt dòng sản phẩm/nguyên liệu, dịch vụ, thông tin, tài chính từ nhà cũng cấp của nhà cung cấp xuyên qua các tổ chức/công ty trung gian nhắm đếm với khách hàng của khách hàng hoặc một hệthông mạng lưới hậu cần giữa các nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng.

Sơ đồ4. Chuỗi cungứng tổng quát (Nguồn : Nguyễn Công Bình, 2008)

Như vậy, chúng ta có thểnhận thấy chuỗi cungứng như là tập hợp con của chuỗi giá trị. Các hoạt động chính của chuỗi giúa trị là những điều ám chỉ đến chuỗi cung ứng. Chuỗi giá trị rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Chuỗi cung ứng mở rộng còn có thêm 3 đối tượng tham gia truyền thông đó là: nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng; khách hàng của khách hàng hay khách hàng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng. Đây là công ty cũng cấp về hậu cần, tài chính, tiếp thịvà công nghệthông tin.

Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà phân phối:là những cá nhân, côn ty mua lượng lớn sản phẩm từnhà sản xuất và bán ra các sản phẩm đó. Họ chịu trách nhiêm phân phối sản phẩm đến tay khách hàng khi họ muốn và đến nơi họ cần. Đây chính là thành viên gần gũi với khách hàng, nắm bắt, theo dõi nhu cầu của khách hàng. Không chỉ thực hiện các chiến dịch khuyến mại, các nhà phân phối còn

Nhà cung cấp Công ty Khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Khách hàng

thực hiện các chức năng như quản lý vận hành các kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng, dịch vụkhách hàng.

Nhà bán lẻ: thực hiện các chức năng dựtrữsản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu khách hàng rất chi tiết. Do nỗlực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật vềgiá cả, sự lựa chọn và sựtiện dụng của sản phẩm.

Khách Hàng: khách hàng hay người tiêu dùng là bất kì cá nhân, tổchức nào mua và sửdụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thểmua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác hoặc sửdụng nó.

Sơ dồ5. Chuỗi cungứng mở rộng

(nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008)

Nhà cung cấp dịch vụtrong các lĩnh vực:

- Hậu cần - Tài chính

- Nghiên cứu thị trường - Thiết kếsản phẩm Nhà cung

cấp cuối cùng

Nhà cung cấp

Công ty Khách hàng

cuối cùng

Nhà cung cấp dịch vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

- Công nghệthông tin

Nhà cung cấp dịch vụ: đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻvà khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụcó những chuyên môn và kỹ năng đặc biết ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cungứng. Chính vì thế, họ có thểthực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn với mức giá tốt.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát thực trạng ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam

Theo thông kê (2016), tổng đàn lợn cả nước có 29,1 triệu con; bằng 104,8% so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi lợn phát triển nhanh, giá thịt lợn hơi trên thị trường duy trì ở mức ổn định, người chăn nuôi có lãi nhất là những hộ chăn nuôi qui mô gia trại và trang trại. Theo kết quả chăn nuôi, đàn lợn cả nước có 29,1 triệu con tăng 4,8%

so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, việc chăn nuôi ở nước ta diễn ra dưới quy mô nhỏ lẻ cộng với việc bất cập trong khâu giống, phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến thức ăn, thiếu thông tin thị trường và chính sách đầu tư kỹthuật chăn nuôi... là rào cản rất lớn để ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam phát triển bền vững. Hiện nay, vi rút tai xanh vẫn tồn tại trong môi trường chăn nuôi kết hợp với những diễn biến phức tạp của thời tiếtảnh hưởng xấu đến đàn lợn dễ làm phát sinh dịch bệnh.

Hiện giá lợn xuống rất thấp, có nơi dưới 30.000 đồng/kg, chưa có dấu hiệu hồi phục, gây thua thiệt cho người chăn nuôi, nhất là những hộ chăn nuôi lợn thịt phải mua con giống giá cao và phụ thuộc thức ăn chăn nuôibên ngoài. Nếu tình hình này kéo dài, các hộ chăn nuôi như thếnày sẽkhó có thểtồn tại được.

Từ quy mô chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, cộng với việc bất cập trong khâu giống, kỹ thuật chăn nuôi chưa theo chu trình khép kín, tập trung từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, nhất là còn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu đầu vào chế biến thức ăn gia súc của thế giới đã đẩy giá thành chăn nuôi lợn ở nước ta cao hơn so với các nước khác, dẫn đến tính cạnh tranh thịt lợn còn thấp. Vì thế, dù Việt Nam là một nước “có tên tuổi”

trong ngành chăn nuôi khi đứng thứ 4 thế giới về số lượng thịt lợn nhưng ngành chăn nuôi chỉ có nhập khẩu thịt là chính, còn xuất khẩu lại không nhiều.

Để ngành chăn nuôi lợn phát triển ổn định, có chiều sâu, theo các chuyên gia, trước mắt phải tái cấu trúc lại quy hoạch vùng chăn nuôi lợn tập trung theo hướng an

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

toàn sinh học, khép kín từsản xuất, chếbiến đến tiêu thụ. Cùng với đó, cần quy hoạch lại vùng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi để không phụ thuộc vào nguyên liệu của thế giới. Đồng thời áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng để hạgiá thành sản phẩm... Giải quyết được những vấn đề này, chăn nuôi lợnởViệt Nam mới hy vọng cạnh tranh được với các nước trên thếgiới.

1.2.2 Thực trạng ngành chăn nuôi lợn tại Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có tiềm năng, điều kiện để phát triển chăn nuôi. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương và đặc biệt nỗ lực của người dân nên ngành chăn nuôi của Nghệ An đã thuđược nhiều thành công đáng kể. Cùng với ngành trồng trọt, chăn nuôi trở thành cột trụ mang lại giá trị sản xuất trong phát triển nông nghiệp tỉnh nhà.

Hiện nay, Nghệ An là tỉnh có tổng đàn lợn đứng thứ 5 toàn quốc, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng cao, thu nhập ngành chăn nuôi hiện chiếm 41,5%

tổng giá trịsản xuất nông nghiệp. Sản lượng thịt gia súc năm sau luôn tăng hơn so với năm trước, tổng sản lượng thịt lợn tăng 1,06%.(chi cục thông kê NghệAn, 2016)

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều hãng thức ăn chăn nuôi có sản phẩm bán trên thị trường, việc kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng không diễn ra thường xuyên, đặc biệt các đại lý thức ăn chăn nuôi vùng sâu, vùng xa nên sẽ khó khăn trong giám sát chất lượng.

Quản lý giết mổ và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đang gặp nhiều khó khăn bất cập. Mặc dù có những điểm sáng về giết mổ gia súc tập trung tại Đô Lương, Nam Đàn, Diễn Châu, Yên Thành…nhưng nhìn chung tình trạng giết mổ gia súc trên địa bàn toàn tỉnh vẫn không kiểm soát được, chủ yếu người dân vẫn giết mổ tại nhà, lò mổ tập trung chưa phát huy hiệu quả. Cũng do không có các khu giết mổ tập trung nên công tác kiểm tra vệ sinh thú y còn nhiều hạn chế. Việc kiểm tra vệ sinh thú y hầu hết chỉ diễn ra tại các chợ, tụ điểm mua bán sản phẩm động vật, việc kiểm tra được động vật trước khi giết mổ hầu như không xảy ra.

Để ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh và phát triển bền vững trong thời gian tới cần phải có định hướng và giải pháp thực hiện quyết liệt của lãnh đạo các cấp, các ngành chuyên môn, các địa phương. Để khuyến khích chăn nuôi phát triển, Uỷ ban

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

nhân dân Tỉnh cần tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi như đã tiến hành trong thời gian qua, nhưng cần rà soát lại theo hướng tập trung vào những sản phẩm, khâu độtphá mũi nhọn trong chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi để phát huy hiệu quả.

Bên cạnh duy trì và phát triển tổng đàn cần tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm thịt. Giám sát phương thức chăn nuôi của người dân, kiểm tra tồn dư chất kháng sinh, chất cấm có trong thịt để từ đó xây dựng các biện pháp sản xuất thịt lợn đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

1.2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp

1.2.3.1 Nghiên cu vchui giá tr

1/ Đề tài “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông cửu long” năm 2011 của tác giả Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Sơn, Trường Đại Học Cần Thơ.

Nghiên cứu đã đi sâu phân tích chuỗi giá trị lúa gạo nội địa và chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu, phân tích kinh tế chuỗi nhấn mạnh phân phối lợi ích, chi phí, giá trị gia tăng cũng như tổng lợi nhuận của mỗi tác nhân và toàn chuỗi, phân tích hậu cần, rủi ro và chính sách hỗ trợ có liên quan, phân tích SWOT liên quan đến mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ cũng như xác định các vấn đềvềchất lượng sản phẩm của chuỗi.

2/ “Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê của huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum” năm 2014,nghiên cứu về chuỗi giá trị cà phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất của chuổi giá trị và hài hoà lợi ích-chi phí cũng như tạo thêm giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cho cà phê tỉnh Kon Tum.

3/ Tác giảNguyễn ThịBình (2010).“Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã phân tích mối quan hệ nhiều chiều giữa các tác nhân trong nghành hàng thịt lợn và đềxuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi.

1.2.3.2 Nghiên cứu vềchuỗi cung ứng

1/ Dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam” được Liên minh Châu Âu (EU) hỗ trợ thông qua chương trình EU SWITCH-ASIA từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2017 với mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh của ngành cá tra Việt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Nam trên thị trường thếgiới, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và thúc đẩy sản xuất có trách nhiệm tại Việt Nam.

2/ Dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng và bao tiêu sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế” Vì mục tiêu phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững, hiện đại, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, ngày 30/12/2016 tại Hà Nội , Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) và Phòng Thương mại Công nghệ Israel tại Đông Nam Á cùng Tập đoàn IVA Israel ký kết hợp tác toàn diện, xây dựng và phát triển các Dự án nông nghiệp sạch áp dụng công nghệ Israel, xây dựng chuỗi cung ứng và bao tiêu sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

3/ Đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ an” năm 2012 của tác giả Trần Văn Long, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã đề cập đến các vấn đề đầu vào, đầu ra, rủi ro trong sản xuất và sự liên kết giữa các tác nhân tham gia trong sản xuất và tiêu thụ thịt lợn tại huyện Anh Sơn. Đồng thời đưa ra các giải pháp để tạo sựliên kết, thống nhất và chặt chẽgiữa các nhà cungứng từ đầu vào sản xuất cho tới nhà phân phối sản phẩm tới khách hàng cuối cùng.

4/ Báo cáo đề tài khoa học và công nghệcấp bộ“Nghiên cứu chuỗi cung thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của TS.Nguyễn Thị Minh Hòa, trường Đại Học Kinh Tế- Đại Học Huế đã nghiên cứu chi tiết về chuỗi cung thịt lợn trên địa bàn NA giúp cho những nhà hoạch định của NA có những đinh hướng đúng đắn trong phát triển chăn nuôi lợn và giúp người chăn nuôi lợn tạo công ăn việc làm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thịtrường, qua đó nâng cao thu nhập.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG THỊT LỢN Ở THÀNH PHỐ VINH

2.1.Tình hình cơ bản của thành phố Vinh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50" đến 18°43’38" vĩ độ Bắc, từ 105°56’30" đến 105°49’50" kinh độ Đông.

Vinh là thành phố nằm bên bờsông Lam, phía Bắcgiáp huyện Nghi Lộc, phía Namvà Đông Nam giáp huyệnNghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cáchthủ đôHà Nội295 km về phía Nam, cáchThành phố Hồ Chí Minh1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn(Lào) 400 km về phía Tây.

2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng.

Vinh có diện tích đất tự nhiên là 104,96 km². Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sasông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lamthơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoángđạt.

2.1.1.3 Khí hậu

Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác.

Nhiệt độ trung bình 24 °C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4°C. Độ ẩm trung bình 85-90%. Số giờ nắngtrung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.

Có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam- gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đông Bắc-mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

2.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội 2.1.2.1 Kinh tế

Năm 2015, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành trên địa bản thành phốVinh là 584.037 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,6%, cao hơn so với cùng kì năm 2014(7,6%). Tổng thu ngân sách đạt 1.562,4 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt hơn 16,000 tỷ đồng, tăng 10,85 so với cũng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng đath hơn 17,000 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 11987 tỷ đồng, đạt 100,4% kế hoạch, tăng 18,1% so với cũng kỳ.

Thu nhập bình quân đầu người ở thành phốVinh không ngừng tăng. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu ngườiở Vinh là 38,1 triệu đồng, đến năm 2015 đã tăng lên 76 triệu đồng/người/năm.(chi cục thống kê NA, 2016)

2.1.2.2 Xã hội

2.1.2.2.1 Tình hình dân số và lao động của thành phốVinh

Tổng quy mô dân sốtại thời điểm năm 2015 là 315.421 người. Với tổng diện tích đất là 105,07 km2 thì mật độdân sốbình quân toàn tỉnh là 3002 người/km2.Thành phố Vinh có dân số 315.421 người, chiếm 10,26 % dân số trong tỉnh, trong đó lực lượng lao động chiếm hơn 50 % dân số. Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 45%. Với nguồn lao động trẻ, dồi dào, có tay nghềchuyên môn kỹthuật, có tính sáng tạo, kỷluật lao động, tác phong và văn minh công nghiệp… tạo nên lợi thếthu hút các nhà đầu tư vào thành phốVinh.

Xét về góc độ giới tính, dân số trung bình của thành phố vinh chênh lệch không nhiều, chỉ khoảng 2,42%. Cơ cấu dân sốthành thị và nông thôn thì chênh lệch khá lớn, dân sốthành thị chiếm 68,72%, dân sốnông thôn chỉchiếm 31,28%.(nguồn: niên giám thống kê NA, 2016)

2.1.2.2.2 Giáo dục đào tạo

Giáo dục và đào tạo của tỉnh được xây dựng và củng cốvà có những chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp và cải thiện. Quy mô giáo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

dục tiếp tục phát triển, dần dần đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh. Toàn thành phốhiện có 51 trường mần non với 16.439 học sinh, 66 trường trung học phổ thông với 50.660 học sinh, tỷlệhọc sinh tốt nghiệp đạt 99,36 % và số học sinh tham gia học lớp mù chữlà 549 học sinh.(niên giám thống kê NA, 2016)

Thực hiện Đề án phát triển Thành phố Vinh trở thành trung tâm giáo dục – đào tạo vùng Bắc Trung bộ, quy mô mạng lưới trường lớp các bậc học ngày càng phát triển rộng khắp. Hiện trên địa bàn thành phố có 6 trường đại học, 7 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp nghềvới tổng quy mô đào tạo trên 92.000 sinh viên.

Công tác phổ cập trẻ 5 tuổi bậc mầm non, phổ cập trong độ tuổi bậc tiểu học được thực hiện tốt; phổ cập vững chắc bậc THCS ở 25 phường, xã. Tỷlệhọc sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đạt 99%. Học sinh đỗ các trường đại học, cao đẳng đạt khá cao, thành phố có số học sinh giỏi các cấp dẫn đầu toàn tỉnh trong nhiều năm, 100%

giáo viên đạt chuẩn. Trong 5 năm qua, thành phố đã tạo việc làm cho 21.740 người/KH 17.000 người; tỷlệ lao động qua đào tạo năm 2015 dự ước 60%.

2.1.2.2.3 Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trong thành phố ngày càng được nâng cao. Trên địa bàn thành phố hiện có nhiều bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, cùng nhiều trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, trạm y tế, các bệnh viện ngành trên địa bàn: bệnh viện giao thông, bệnh viện quân đội. Năm 2015, toàntỉnh có 331 cơ sởy tế trong đó có 18 bệnh viện, 17 phòng khámđa khoa khu vực, 25 tram y tếxã, phường và 271 cơ sởy tếkhác.

Tổng số giường bệnh phục vụ người dân đạt 4.404 giường bệnh. Toàn thành phốcó 889 bác sỹ, 4.032 cán bộ ngành y, 1.023 cán bộ ngành dược.(niên giám thống kê NA, 2016)

2.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở tỉnh Nghệ An vàthành phốVinh 2.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh thuần nông đa phần dân số sống bằng nghề nông nghiệp.

Sản phẩm nông nghiệp trước đây chủ yếu là trồng trọt thì trong những năm gần đây ngành nông nghiệp của tỉnh đã phát triển theo hướng chăn nuôi. Trong lĩnh vực chăn nuôi thì ngành chăn nuôi lợn của tỉnh đã có những bước phát triển vượt bậc. Số đầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

lợn năm 2016 là 865.369 con, đứng thứ 5 cả nước sau Hà Nội (1.589.941 con), Thái Bình (1.048.093 con), Bắc Giang (1.305.942 con) và Thanh Hóa (945.304 con).Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng cao. Sản lượng thịt gia súc năm sau luôn tăng hơn so với năm trước. Hiện toàn tỉnh có 54 trang trại nuôi heo đạt tiêu chí theo Thông tư 27/2011/TT-BNN.

Bảng 1. Top 10 tỉnh/thành phố có đàn lợn đứng đầu cả nước Tổng số(con) Sốcon lợn thịt xuất

chuồng (con)

Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng (tấn)

Cả nước 29.075.314 51.115.510 3.664.556,9

Hà Nội 1.589.941 3.489.121 270.984

Bắc Giang 1.305.942 2.323.847 152.512

Thái Bình 1.048.093 1.891.554 165.649,2

Thanh Hóa 945.304 1.988.426 134.594

NghệAn 895.369 1.609.394 128.399

Phú Thọ 867.033 1.456.666 93212,6

Đắk Lắk 810.222 1.426.708 72.761,2

BìnhĐịnh 787.069 1.434.770 93.444,7

Nam Định 783.940 1.515.665 125.210

Thái Nguyên 655.227 1.126.824 64.961.5

(nguồn: tổng cục thống kê chăn nuôi Việt Nam, 2016) Trong năm năm, từ 2010 đến 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh có sự thay đổi khi xem xét cơ cấu giá trị sản phẩm nông nghiệp được phân chia theo ngành kinh tế:

cơ cấu ngành chăn nuôi tăng 10,6% từ 38,29% (năm 2010) lên 48,89%(năm 2015) , trồng trọt giảm 10,54% từ 58,3% (năm 2010) xuống 47,76% (năm 2015) và dịch vụ tăng0,74% từ 3,4% (năm 2010) lên 4,15% (năm 2015). (niên giám thông kê NA, 2016).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Sơ đồ 6. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 và 2015

(nguồn: niên giám thống kê NA, 2016) Bảng 2. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2010-2014 của tỉnh Nghệ An

Số lượng(con) 2010 2012 2013 2014 2015

Thịt lợn hơi xuất chuồng

130.193 136.646 135.397 132.353 129.753

(nguồn: niên giám thống kê NA, 2016)

Sơ đồ7. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2014-2015 của tỉnh NghệAn (nguồn: niên giám thông kê NA, 2016)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Qua biểu đồ ta thấy tình hình chăn nuôi ở nghệ an đang có sự thay đổi, năm 2010-2012 có xu hướng tăng từ 130.193 con đến 136.646 con. Nhưng đến năm 2015 thì có xu hướng giảm xuống còn 129.753 con.

Nguyên nhân tình hình chăn nuôi ở Nghệ An giảmmột phần do ảnh hưởng của dịch bệnh tai xanh ở lợn. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của nên kinh tếnói chung, ảnh hưởng của lạm phát và giá cảvật tư hàng hóa leo thang nên đầu tư vào chăn nuôi của người dân có phần giảm sút.

Nhìn chung, tính đến năm 2015 số lượng thịt heo hơi xuất chuồng của các huyện trong tỉnh đều tăng, chỉ riêng thành phố Vinh giảm gần một nửa so với năm 2010. Số liệu được thông kê trong bảng 3.

Bảng 3. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng phân theo huyện/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh

§¬n vÞ tÝnh: TÊn

2010 2012 2013 2014 2015

TỔNG SỐ 130 193 136 646 135 397 132 353 129 753

Thành phốVinh 4 659 4 834 3 867 2 837 2 709

Thịxã Cửa Lò 549 328 316 302 322

Thịxã Thái Hoà 1 305 1 595 1 558 1 563 1 718

Huyện QuếPhong 1 253 1 616 1 708 1 828 1 916

Huyện Qùy Châu 1 251 1 474 1 461 1 464 1 580

Huyện Kỳ Sơn 1 287 1 344 1 356 1 550 1 674

Huyện Tương Dương 1 223 1 364 1 518 1 606 1 694

Huyện Nghĩa Đàn 4 010 4 078 4 058 4 206 4 360

Huyện QuỳHợp 4 085 4 149 4 402 4 404 4 413

Huyện Quỳnh Lưu 18 853 19 572 16 165 14 593 14 759

Huyện Con Cuông 1 762 2 024 1 984 2 013 2 207

Huyện Tân Kỳ 4 145 5 486 5 653 5 354 5 618

Huyện Anh Sơn 5 319 5 910 6 185 6 450 6 618

Huyện Diễn Châu 20 268 21 004 21 121 19 633 12 961

Huyện Yên Thành 20 364 20 442 19 717 19 092 19 908

Huyện Đô Lương 11 990 11 169 12 124 13 616 13 950

Huyện Thanh Chương 10 025 11 461 12 497 13 095 14 097

Huyện Nghi Lộc 6 472 6 798 6 749 4 812 4 779

Huyện Nam Đàn 6 397 7 006 6 976 7 189 7 465

Huyện Hưng Nguyên 4 976 4 992 4 972 4 678 4 781

Thịxã Hoàng Mai - - 1 010 2 068 2 224

(nguồn: niên giám thống kê NA, 2016)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở thành phố vinh

Thành phố Vinh là một trung tâm văn hóa-chính trị của tỉnh Nghệ An. Những năm gần đây TP Vinh hướng tới phát triển kinh tếnông nghiệp hàng hóa với nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quảcao. Thành phố Vinh đang dần hướng tới đô thịhóa nên gần đâydiện tích đất nông nghiệp ở thành phố Vinh đang bị thu hẹp, toàn thành phố hiện chỉcòn 4.000 ha(2016). Trong việc chăn nuôi thì việc chănnuôi lợn ngày càng ít, có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng vì không cóđất để chăn nuôi, chỉcó một sốtrang trại, gia trại và chăn nuôi nhỏlẻ.

Năm 2016, toàn thành phố 46 trang trại, gia trại chăn nuôi giá súc, gia cầm.

Trong đó có 13 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, 4 trại nuôi bò và 29 trại nuôi gia súc.

Hiện tại có khoảng 100 hộ chăn nuôi lợn. Trong những năm gần đây, việc chăn nuôi lợn ở Vinh càng ngày càng giảm chỉ có các xã ngoại thành như: Hưng Nguyên có xã Hưng Chính, Nghi Lộc có Nghi Kim, NghiLiên, Nghi Đức...có trang trại để chăn nuôi và hiệnở thành phố Vinh có 8 phường trắng gia súc. Giá cảthịt heo trên thị trường rẻ, giá cả thức ăn cho lợn cao, việc chăn nuôi thua lỗ nên người dân ở đây cũng ít chăn nuôi hơn.(nguồn: thống kê của chi cục chăn nuôi và thú y thành phốVinh 2016).

Giống là đầu vào rất quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt, nó quyết định đến sự thành công của chăn nuôi. Giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái, khả năng chăn nuôi sẽ cho khả năng chống chịu dịch bệnh tốt, điều kiện ngoại cảnh và sức sản xuất cao, nâng cao được chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường. Qua quá trìnhđiều tra giống lợn chủ yếu sửdụng đó là lợn lai và lợn nội, các giống lợn ngoại còn khá ít. Nguồn giống cung cấp giống của các hộ là từcác lái buôn (tại chợ) và dân ở vùng khác. Các lái buôn thường lấy giống từ các huyện, tỉnh lân cận chở xuống các chợ địa phương bán cho người dân. Giống từ các đối tượng này thường không rõ nguồn gốc và không được kiểm dịch. Kết quảcho thấy có 45% số hộ muaở chợ, 18%

muaở cơ sởchọn giống và còn lại là muaởcác nông dân khác và tự đểgiống. Nguyên nhân các hộ có sự lựa chọn khác nhau về nơi cung cấp con giống đều xuất phát từ sự thuận tiện trong đi lại và mối quen biết lâu dài. Công tác chọn giống của người dân chủyếu dựa trên cảm tính từquan sát bềngoài của lợn, như những con nhìn mắt sáng, nhanh nhẹn, lông thưa và thân hình cânđối,....

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Điều kiện khí hậuở thành phốVinh(nhiệt độ, độ ẩm) ảnh hưởng không thuận lợi đến quá trình sinh trưởng, tốc độphát triển của các giống lợn ngoại cao sản trong phần lớn thời gian của năm, nhất là vào thời kỳhoạt động của gió Lào khô nóng. Do hầu hết các giống lợn ngoại có tỷlệnạc cao đang được nuôi hiện nay đều có xuất xứtừvùng ôn đới hoặc hàn đới, nên khả năng chống chịu với môi trường nóng ẩm kém.

- Vềhiện trạng, cơ sở chăn nuôi: quy mô trung bình chăn nuôi lợnở Vinh chưa lợn. Theo thống kê từ các gia trại , trang trại hiện tại trên địa bàn thành phố có 23 đầu lợn nái, 201 đầu lợn thịt và 64 đầu lợn con (thống kê của chi cục chăn nuôi và thú y thành phốVinh, 2016).Số lượng và tỷlệ cơ sở/hộ đạt tiêu chí trang trại theo Thông tư liên tịch số 69/2000-TTLT còn khiêm tốn so với tiềm năng và nguyện vọng của đa số các chủ cơ sở/hộ chăn nuôi lợn hiện nay.

- Về phương thức sử dụng thức ăn: các hộ chăn nuôi ở thành phố chủ yếu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, ngoài ra còn sửdụng các loại thức ăn tận dụng và các nguồn phụphẩm trồng trọt, chếbiến nông sản tại địa bàn tròn chăn nuôi lợn thịt.

- Về loại hình chuồng trại: rất đa dạng (chuồng kín, chuồng hở, chuồng 2 mái, chuồng 4 mái, chuồng 1 dãy, chuồng 2 dãy và các thiết bị phụ trợ). Nhưng hiên tại ở Vinh, các hộ chăn nuôi thường sử dụng chuồng nuôi là loại hình chuồng 2 mái. Tỷlệ chuồng tạm, cơi nới còn phổbiến trong sản xuất.

- Về công tác vệ sinh thú y: các hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình chăn nuôi và vệ sinh do chi cục thú y quy định. Về công tác tiêm phòng được thực hiện theo đúng định kỳ. Nhưng hiện tại ở các xã/phường, các hộ thường tự mua vac- xin vềtiêm cho lợn dưới sự hướng dẫn và giám sát của các cán bộ thú y. Một sốkhác thì các cán bộthú y sẽtrực tiếp đến các hộ chăn nuôi để kiểm tra sức khỏe cho đàn lợn và tiêm vac-xin theo quy định.Nhờ sựtiến bộ trong công tác vệsinh thú y, kết quả là đã giảm thiểu được tổn thất do dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộnhiều thiếu sót cần được khắc phục kịp thời để đảm bảo phát triển bền vững.

- Vềhoạt động giết mổ, lưu thông thịt lợn trên thị trường: đây là khâu yếu nhất trong chuỗi các hoạt động ngành hàng trong chăn nuôi hiện nay và đang tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh cho vật nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Nguồn nguyên liệu đưa vào giết mổchủyếu đều được thu mua tại chỗ, dưới hình thức

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

tự thu gom. Hiện nay, tại thành phố Vinh có 4 lò và 9 cơ sở nhỏ được thành phố cho phép giết mổ vì thành phố không thể tập trung giết mổ một chỗ. Các lò mổ đang vướng quy hoạch đô thị nên chưa xây dựng được theo đúng quy trình mà chỉ tận dụng các lò mổcũ, sữa chữa lại đểgiết mổ.

Sơ đồ 8.Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 2010-2015 tại thành phốVinh

(nguồn: niên giám thống kê NA, 2016) Qua biểu đồ ta thấy sản lượng lợn hơi xuất chuồng tại thành phố Vinh giảm dần qua các năm: từ 4.659 con ( năm 2010) còn 2.709 con (năm 2015). Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp nên người dân không có đất để chăn nuôi. Mặt khác, do giá cảthức ăn chăn nuôi tăng cao nên người dân ngại chăn nuôi.

2.3 Tình hình chung về thị trường tiêu thụ lợn thịt và thịt lợn ở thành phố Vinh Nhìn chung, số lượng thịt lợn chăn nuôi ởthành phố vinh không đủcungứng cho nhu cầu của người dân trong thành phố. Thành phố Vinh có 21 chợ (2 chợ to, 16 chợ vừa và 3 chợ sép) và 50 điểm bán lẻnhỏ. Các chợ lớn ở Vinh như Chợ Vinh, Chợ Ga Vinh, Chợ Quán Lau...Hệ thống các siêu thị lớn như: Intimex, Maximax, Vạn Xuân, CK Palaza, Big C Vinh...theo thống kê của chi cục thú y Vinh năm 2016 thì mỗi ngày toàn thành phố tiêu thụ 38.730 kg thịt lợn. Trong đó, sản lượng thịt lợn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

nhập từ nơi khác về là 21.500kg. Một lượng lớn lợn thịt giết mổ và tiêu thụ tại thành phố Vinh được mua từ những huyện chăn nuôi lợn phát triển như Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lưu...ngoài ra còn một số tỉnh như: Hà Tĩnh, Thánh Hóa, Bắc Giang....Thị trường thành phốVinh là một thị trường đầu ra tiềm năng cho ngành chăn nuôi lợn thịtở NghệAn.

2.4 Cấu trúc chuỗi cung thịt lợn tại thành phố Vinh

T

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan