• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG THỊT LỢN Ở THÀNH PHỐ VINH

2.6 Chi phí và thu nh ập của các tác nhân tham gia vào chuỗi thịt lợn ở thành phố Vinh

2.6.1 Hộ giết mổ

Trong chuỗi cung ứng thịt lợn, hộ giết mổ mua bằng giá lợn hơi nhưng hầu hết bán bằng giá thịt xô (móc hàm) trên 1 kg. Từ kết quả phỏng vấn sâu 10 hộ giết mổ cùng với việc quan sát và đo lường thực tế5 con lợn thịt, sau khi nghiên cứu đã tính ra tỷ lệ chuyển đổi trung bình từ giá thịt xô sang giá lợn hơi là 84,2% (xem phụ lục để biết thêm chi tiết).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 5. Kết quả kinh doanh của hộ giết mổ ở Vinh

Chỉ tiêu Hộ giết mổ ở

Vinh (đồng)

Nguồn lợn nội TP.Vinh

Nguồn lợn từ các huyện

Nguồn lợn từ các tỉnh

1. Giá móc hàm/kg 47.500 47.500 47.500 47.500

2. Giá bán qui đổi/kg 39.995 39.995 39.995 39.995

3.Tổng chi phí/kg 37.382,8 35.558 36.775,5 37.972,5

3.1 Giá mua/kg 35.500 34.000 35.000 36.000

3.2.Chi phí phát sinh /kg 1.882,8 1.558 1.775,5 1.972,5

4. Lợi nhuận (LN) 4.1 LNBQ/kg

2.612,2 4.437 3.219,5 2.022,5

4.2 LNBQ/con

265.138,3 450.355,6 326.779,3 205.283,8 4.3 LNBQ/hộ/năm 410.434.088,4 697.150.314 505.854.356,4 317.779.322,4

(nguồn: sốliệu xử lý điều tra, xem chi tiếtởphụlục) (chú thích: kết quảkinh doanh của hộgiết mổ Vinh được tính TB sau khi phỏng

vấn sâu 10 hộgiết mổthu mua lợn từ3 nguồn, chi tiết ởphụlục)

Tại thành phốVinh, giá bán thịt lợn xô tại thời điểm điều tra là 47.500 đồng/kg. Giá này được quy đổi thành 39.995đồng/kg lợn hơi. Phương pháp quy đổi là lấy giá bán thịt lợn xô x tỷlệchuyển đổi (47.500 x 0,842 = 39.995). Tổng chi phí trung bình của 1kg lợn hơi được hộgiết mổmua về cơ sởgiết mổlà 37.382,8đồng /kg, trong đó bao gồm chi phí mua vào là 35.500 đồng/kg và chi phí phát sinh trong quá trình giết mổvà bán thịt lợn là 1.882,8đồng/kg (chi phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, xăng xe, điện thoại giao dịch...).

Như vậy lợi nhuận bình quân/kg lợn hơi của hộ giết mổ là 2.612,2 đồng/kg, lợi nhuận bình quân/con 265.138,3 đồng/kg. Khối lượng giết mổ trung bình của các hộgiết mổ ở thành phố Vinh là 4,3 con/ngày. Lợi nhuận bình quân hàng năm của các hộ giết mổ là 410.434.088,4đồng.

Nhìn vào bảng 5 ta thấy, kết quảkinh doanh của hộ chăn nuôi khi nhập nguồn lợn nội thành phố thu được lợi nhuận cao nhất trong ba nguồn lợn (nội thành phố, các huyện và tỉnh ngoài thành phố). Giá mua lợn thịt thu mua trong nội thành phố là 34.000 đồng, thấp hơn so với các huyện là 35.000 đồng và các tỉnh là 36.000 đồng. Giảsử, chi phí giết mổcủa các hộgiết mổthu mua lợn thịt từ3 nguồn tương tự như nhau và chỉkhác nhau về

Trường Đại học Kinh tế Huế

chi phí vận chuyển. Khi thu mua lợn thịt từcác huyện là 40.000-50.000 đồng một con, từ các tỉnh là 60.000-70.000 đồng một con, còn chi chi phí vận chuyển khi thu mua trong nội thành phố chỉ từ 20.000 đến 30.000 đồng một con. Ta lấy chi phí trung bình khi vận chuyển trong thành phố là 25.000 đồng/con, các huyện là 45.000 đồng/con và tỉnh là 65.000 đồng/con. Ta tính được chi phí của hộgiết mổkhi thu mua lợn trong nội thành phố là 1.558 đồng, thấp hơn so với thu mua ở các huyện là 1.775,5 đồng, các tỉnh ngoài thành phố là 1.972,5 đồng.Lợi nhuận hộgiết mổ thu được trong một năm khi thu mua lợn trong nội thành phố là 697.150.314 đồng, lợi nhuận thu được khi thu mua lợnởcác huyện như Diễn Châu, Đô Lương...là505.854.356,4đồng và lợi nhuận thu được khi thu mua lợn từcác tỉnh ngoài thành phố như Hà Tĩnh, Thanh Hóa...là317.779.322,4đồng.

Vì sao lợn lợi nhuận thu được từnguồn lợn nội thành phố cao hơn nhưng các hộgiết mổvẫn phải thu mua lợn thịt từcác nguồn bên ngoài? Nguyên nhân chính là do thành phố Vinh không có đất để chăn nuôi nên nguồn lợn chăn nuôi được trong thành phốkhông thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt lợn lớn trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng như tiếp tục công việc kinh doanh của mình, các hộgiết mổphải thu mua lợn từcác nguồn khác. Dù giá lợn nhập từcác huyện, tỉnh bên ngoài cao hơn nhưng giá bán ra thị trường của các hộ không tăng thêm và khi thu mua lợn từcác nguồn khác thì các hộgiết mổphải chịu các chi phí vận chuyển cao hơn nên các đó cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận thấp hơn khi thu mua lợn thịt trong nội thành phố.

2.6.2 Hộ bán lẻ thịt lợn

Các hộ bán lẻ hoạt động đều đặn tại chợ trung tâm của thành phố và một số người thì bán thêmởcác chợthuộc xã/phường lân cận. Mỗi khu chợ có khoảng 10 đến 20 quầy bán thịt lợn, ngoài ra còn nhiều các quầy thịt tại các chợ cóc trong các thôn, xóm. Bình quân mỗi xã/phường trong thành phố cũng có trên 10 hộ hoạt động bán lẻ thịt lợn. Người bán lẻ là người cuối cùng trong chuỗi giá trị thịt lợn thực hiện việc đưa sản phẩm thịt lợn đến tay người tiêu dùng. Mặc dù công việc của họtuy tốn nhiều thời gian và không ít rủi ro (do sản phẩm thịt lợn là sản phẩm tươi sống tiêu thụ trong ngày), nhưng bù lại nhìn chung thu nhập tương đối cao.

Người bán lẻ không cần phải có nhiều vốn cũng có thể hoạt động được, từ mối quen biết hoặc uy tín làm ăn, người bán lẻ có thể mua chịu, hoặc chỉ thanh toán một

Trường Đại học Kinh tế Huế

phần tiền thịt lợn móc hàm cho người giết mổbán buôn, số còn lại sẽ thanh toán nốt vào cuối ngày. Nên hầu như không có hộbán lẻnào phải vay vốn đểkinh doanh bán lẻ thịt lợn. Đây là một thuận lợi lớn cho người bán lẻ. Hộbán lẻcó cũng gặp một số khó khăn như bị người mua nợ đọng tiền hàng, ế hàng… Nhiều hộ đã có tủ để bảo quản thịt (tủ lạnh, tủ đá) cũng làm cho sức ép phải bán hết hàng trong ngày của hộ bán lẻ giảm đi, do đó không cần bán gán, bán ép thậm chí bán chịu thịt cho khách. Nên lượng tiền hàng thuộc nợ khó đòi phát sinh thường ít.

Hộ bán lẻ thường mua thịt lợn từ các hộ giết mổ hoặc người bán buôn thịt lợn theo giá thịt xô, rồi tự xẻ và chia ra các loại thịt khác nhau, bán với các mức giá khác nhau.

Bảng 6. Kết quả kinh doanh của hộ bán lẻ ở Vinh

Chỉ tiêu Bán lẻ Vinh (đồng)

1. Giá bán quy đổi/kg

47.830 2. Tổng chi phí/kg

40.381 2.1.Giá mua/kg

39.995 2.2.Chi phí phát sinh/kg

386 3. Lợi nhuận

3.1.LNBQ/kg

7.449 3.2.LNBQ/con

756.073,5 3.3.LNBQ/hộ/tháng

22.682.205 3.4. LNBQ/hộ/năm

272.186.460 (nguồn: sốliệu xử lý điều tra, xem chi tiếtởphụlục) Tổng chi phí được tính cụthể như sau:

+ Giá mua: lấy từgiá bán trung bình quyđổi trên 1 kg lợn hơi của các hộgiết mổ tại thành phốVinh.

+ Chi phí phát sinh: bao gồm chi phí điện nước, chi phí thuê (thầu) địa điểm bán, thuếmôn bài, chi phí vận chuyển đến địa điểm bán, chi phí giao dịch...

Tổng chi phí bình quân trên 1kg lợn hơi của các hộ bán lẻ ở thành phố Vinh là 40.381đồng, trong đó giá mua 1kg lợn hơi từ các hộgiết mổVinh là 39.995 đồng và 386

Trường Đại học Kinh tế Huế

đồng là chi phí phát sinh trong quá trình mua và bán thịt lợn trên địa bàn thành phốVinh.

Lợi nhuận bình quân trên 1 kg lợn hơi của các hộbán lẻlà 7.449đồng. Các hộbán lẻbán thịt lợn một năm bình quân 360 ngày. Qui mô kinh doanh của các hộbán lẻthịt lợn tại thị trường thành phốVinh là từ 0,5 con đến 2 con lợn móc hàm (hộbán lẻnhiều có thểtới 3 con/ngày), và qui mô mua bán bình quân là 1con/ngày. Như vậy, lợi nhuận bình quân của hộbán lẻtrong một năm là272.186.460đồng.

2.7 Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng thịt lợn tại thành phố Vinh

Để xem xét vị thế tài chính của một tác nhân tham gia vào chuỗi thịt lợn so với các tác nhân tham gia khác trong chuỗi, đề tài nghiên cứu tình hình phân bổ chi phí, doanh thu, lợi nhuận và lợi nhuận biên giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi cung thịt lợn. Chi phí, lợi nhuận và lợi nhuận biên trong những bảng tiếp theo được tính như sau:

Chi phí: chi phí gia tăng trong quá trình sản xuất/kinh doanh

Lợi nhuận (thu nhập) được tính bằng cách trừtổng chi phí từdoanh thu.

Lợi nhuận = doanh thu–chi phí

Lợi nhuận trên một sản phẩm (thu nhập trên một sản phẩm) được tính bằng cách chia thu nhập của nhà sản xuất/kinh doanh cho tổng sốsản phẩm.

Lợi nhuận biên: Là chênh lệch giữa giá bán và giá mua (chỉtiêu này phản ánh lợi nhuận tối đa mà người kinh doanh nhận được).

Lợi nhuận biên = Giá bán - Giá mua Hộgiết mổ:

- Tổng chi phí = giá mua + chi phí phát sinh - Lợi nhuận = giá bán–tổng chi phí

- Lợi nhuận biên = giá bán–giá mua Hộ chăn nuôi:

- Tổng chi phí = chi phí giống + chi phí thức ăn + chi phí thú y + chi phí điện nước

- CPGT = chi phí thức ăn + chi phí thú y + chi phí điện nước - Lợi nhuận biên = giá bán–chi phí giống

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hộbán lẻ:

- Tổng chi phí = giá mua + chi phí phát sinh - Lợi nhuận = giá bán–tổng chi phí

- Lợi nhuận biên = giá bán–giá mua

2.7.1 Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng thịt lợn tại thành phố Vinh khi hộ giết mổ lấy nguồn lợn từ nội TP.Vinh

Bảng 7 cho thấy, lợi nhuận biên của toàn chuỗi đối với 1kg lợn hơi là 37.885đồng. Trong đó, chi phí gia tăng là 23.437 đồng, chiếm 61,9% và lợi nhuận là 14.448 đồng, chiếm 38,1%. Trong tổng lợi nhuận biên cho 1 kg lợn hơi thì lợi nhuận biên của hộ chăn nuôi chiếm tỉ lệ cao nhất 63,5% nhưng vì chi phí gia tăng của hộ chăn nuôi quá cao trong tổng chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi nên lợi nhuận của hộ chỉ đạt 17,7%. Chi phí gia tăng của hộ chăn nuôi chủ yếu là chi phí cho thức ăn (các chi phí như phòng bệnh, chi phí khấu hao chuồng trại không đáng kể). Hộbán lẻlà hộ có lợi nhuận biên cao thứ2 trong chuỗi, chiếm 20,7% trong tổng lợi nhuận biên trên 1 kg lợn hơi. Vì chi phí gia tăng của hộ bán lẻ chiếm rất ít 1,6% nên lợi nhuận của hộ bán lẻkhá cao 51,6%. Tác nhân có lợi nhuận biên cao thứ3 trong chuỗi là hộgiết mổ (15,8%), chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi của hộgiết mổchỉ chiếm 6,7% trong tổng chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi nên lợi nhuận hộgiết mổ đạt 30,7%.

Bảng 7.Chi phí, lợi nhuận, lợi nhuận biên của các thành viên trong chuỗi cung ứng thịt ở thị trường Vinh khi hộ giết mổ lấy nguồn lợn từ nội TP.Vinh

Tác nhân

Chi phí - CP (đồng) Đơn giá (đồng)

Lợi nhuận – LN (đồng)

Lợi nhuận biên LNB (đồng)

Tổng CP/kg

CPGT/

kg % CP LN/kg % LN LNB/kg % LNB

1. Hộ chăn nuôi 31.438 21.493 91,7 34.000 2.562 17,7 24.055 63,5

2. Hộ giết mổ 35.558 1.558 6,7 39.995 4.437 30,7 5.995 15,8

3. Bán lẻ 40.381 386 1,6 47.830 7.449 51,6 7.835 20.7

Tổng cộng 23.437 100,0 14.448 100,0 37.885 100,0

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.7.2 Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng thịt lợn tại thành phố Vinh khi hộ giết mổ lấy nguồn lợn từ các huyện vào TP.Vinh

Xét vềvị thếtài chính của các tác nhân tham gia trong chuỗi cungứng thịt lợn tại thành phốVinh khi hộgiết mổlấy nguồn lợn từcác huyện vào TP.Vinh ta sửdụng kết quả chăn nuôi của hộ giết mổ lấy nguồn lợn từ các huyện, hộ chăn nuôi ở các huyện, nhưng do không có điều kiện nghiên cứu và tính các loại chi phí của hộ chăn nuôi ở các huyện nên sẽ đưa giảthuyết là lợn thịt ngoài thành phốVinh cũng có những khoản chi phí tương tự như lợn thịt chăn nuôi tại thành phốVinh.

Bảng 8. Chi phí, lợi nhuận, lợi nhuận biên của các thành viên trong chuỗi cung ứng thịt ở thị trường Vinh khi hộ giết mổ lấy nguồn lợn từ các huyện vào

TP.Vinh

Tác nhân

Chi phí - CP (đồng) Đơn giá (đồng)

Lợi nhuận – LN (đồng)

Lợi nhuận biên LNB (đồng)

Tổng CP/kg

CPGT/

kg % CP LN/kg % LN LNB/kg % LNB

1. Hộ chăn nuôi 31.438 21.493 90,9 35.000 3.562 25 25.055 66,1 2. Hộ giết mổ 36.775,5 1.775,5 7,5 39.995 3.219,5 22,6 4.995 13,2

3. Bán lẻ 40.381 386 1,6 47.830 7.449 52,3 7.835 20,7

Tổng cộng 23.654,5 100,0 14.230,5 100,0 37.885 100,0

Bảng 8 cho thấy, lợi nhuận biên của toàn chuỗi đối với 1kg lợn hơi là 37.885 đồng. Trong đó, chi phí gia tăng là 23.654,5 đồng, chiếm 62,4% và lợi nhuận là 14.230,5đồng, chiếm 37,6%. Trong tổng lợi nhuận biên cho 1 kg lợn hơi thì lợi nhuận biên của hộ chăn nuôi chiếm tỉ lệ cao nhất 66,1% nhưng vì chi phí gia tăng của hộ chăn nuôi quá cao trong tổng chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi nên lợi nhuận của hộ chỉ đạt 25%. Chi phí gia tăng của hộ chăn nuôi chủ yếu là chi phí cho thức ăn (các chi phí như phòng bệnh, chi phí khấu hao chuồng trại không đáng kể). Hộbán lẻ là hộcó lợi nhuận biên cao thứ2 trong chuỗi, chiếm 20,7% trong tổng lợi nhuận biên trên 1 kg lợn hơi. Vì chi phí gia tăng của hộ bán lẻ chiếm rất ít 1,6% nên lợi nhuận của hộ giết mổ khá cao 52,3%. Tác nhân có lợi nhuận biên cao thứ 3 trong chuỗi là hộ giết mổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13,2%), chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi của hộgiết mổchỉ chiếm 7,5% trong tổng chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi nên lợi nhuận hộgiết mổ đạt 22,6%.

2.7.3 Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng thịt lợn tại thành phố Vinh khi hộ giết mổ lấy nguồn lợn từ các tỉnh vào TP.Vinh

Cũng tương tự như nguồn lợn từ các huyện khi xét vị thế tài chính của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng thịt lợn tại thành phố Vinh khi hộ giết mổ lấy nguồn lợn từcác tỉnh vào TP.Vinh, đềtài nghiên cứu cũng sẽđưa giảthuyết là lợn thịt của các tỉnh ngoài thành phốVinh cũng có những khoản chi phí tương tự như lợn thịt chăn nuôi tại thành phốVinhđểxét vịthếcủa các tác nhân trong chuỗi cung.

Bảng 9 cho thấy, lợi nhuận biên của toàn chuỗi đối với 1kg lợn hơi là 37.885 đồng. Trong đó, chi phí gia tăng là23.851,5đồng, chiếm 63% và lợi nhuận là 14.033,5 đồng, chiếm 37%. Trong tổng lợi nhuận biên cho 1 kg lợn hơi thì lợi nhuận biên của hộ chăn nuôi chiếm tỉ lệ cao nhất 68,8% nhưng vì chi phí gia tăng của hộ chăn nuôi quá cao trong tổng chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi nên lợi nhuận của hộ chỉ đạt 32,5%. Chi phí gia tăng của hộ chăn nuôi chủ yếu là chi phí cho thức ăn (các chi phí như phòng bệnh, chi phí khấu hao chuồng trại không đáng kể). Hộbán lẻlà hộcó lợi nhuận biên cao thứ2 trong chuỗi, chiếm 20,7% trong tổng lợi nhuận biên trên 1 kg lợn hơi. Vì chi phí gia tăng của hộbán lẻchiếm rất ít 1,6% nên lợi nhuận của hộ giết mổ khá cao 53,1%. Tác nhân có lợi nhuận biên cao thứ 3 trong chuỗi là hộ giết mổ (10,5%), chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi của hộ giết mổchỉ chiếm 8,3%(chủ yếu là các chi phí vận chuyển, kiểm dịch, kiểm soát giết mổvà chi phí lò mổ) trong tổng chi phí gia tăng trên1 kg lợn hơi nên lợi nhuận hộgiết mổ đạt 14,4%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 9. Chi phí, lợi nhuận, lợi nhuận biên của các thành viên trong chuỗi cung ứng thịt ở thị trường Vinh khi hộ giết mổ lấy nguồn lợn từ các tỉnh vào TP.Vinh

Tác nhân

Chi phí - CP (đồng) Đơn giá (đồng)

Lợi nhuận – LN (đồng)

Lợi nhuận biên LNB (đồng)

Tổng CP/kg

CPGT/

kg % CP LN/kg % LN LNB/kg % LNB

1. Hộ chăn nuôi 31.438 21.493 90,1 36.000 4.562 32,5 26.055 68,8 2. Hộ giết mổ 37.972,5 1.972,5 8,3 39.995 2.022,5 14,4 3.995 10,5

3. Bán lẻ 40.381 386 1,6 47.830 7.449 53,1 7.835 20,7

Tổng cộng 23.851,5 100,0 14.033,5 100,0 37.885 100,0

2.7.4 Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng thịt lợn tại thành phố Vinh từ cả 3 nguồn

Bảng 10 cho thấy, lợi nhuận biên của toàn chuỗi đối với 1kg lợn hơi là 37.885 đồng. Trong đó, chi phí gia tăng là 23.761,8 đồng, chiếm 62,7% và lợi nhuận là 14.123,2đồng, chiếm 37,3%. Trong tổng lợi nhuận biên cho 1 kg lợn hơi thì lợi nhuận biên của hộ chăn nuôi chiếm tỉ lệ cao nhất 67,5% nhưng vì chi phí gia tăng của hộ chăn nuôi quá cao trong tổng chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi nên lợi nhuận của hộ chỉ đạt 28,8%. Chi phí gia tăng của hộ chăn nuôi chủ yếu là chi phí cho thức ăn (các chi phí như phòng bệnh, chi phí khấu hao chuồng trại không đáng kể). Hộbán lẻlà hộ có lợi nhuận biên cao thứ2 trong chuỗi, chiếm 20,6% trong tổng lợi nhuận biên trên 1 kg lợn hơi. Vì chi phí gia tăng của hộ bán lẻ chiếm rất ít 1,7% nên lợi nhuận của hộ giết mổkhá cao 52,7%. Tác nhân có lợi nhuận biên cao thứ3 trong chuỗi là hộgiết mổ (11,9%), chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi của hộgiết mổchỉ chiếm 7,9% trong tổng chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi nên lợi nhuận hộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

giết mổ đạt 18,5%.

Bảng 10. Chi phí, lợi nhuận, lợi nhuận biên của các thành viên trong chuỗi cung ứng thịt ở thị trường Vinh

Tác nhân

Chi phí - CP (đồng) Đơn giá (đồng)

Lợi nhuận – LN (đồng)

Lợi nhuận biên LNB (đồng)

Tổng CP/kg

CPGT/

kg % CP LN/kg % LN LNB/kg % LNB

1. Hộ chăn nuôi 31.438 21.493 90,4 35.500 4.062 28,8 25.555 67,5 2. Hộ giết mổ 37.382,8 1.882,8 7,9 39.995 2.612,2 18,5 4.495 11,9

3. Bán lẻ 40.381 386 1,7 47.830 7.449 52,7 7.835 20,6

Tổng cộng 23.761,8 100,0 14.123,2 100,0 37.885 100,0

Nếu xét vềkhía cạnh lợi nhuận thu được trên 1 kg lợn hơi thì tác nhân thu được lợi nhuận nhiều nhất là hộbán lẻ, sau đó là hộ chăn nuôi. Tuy nhiên, từ khía cạnh chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi, hộ chăn nuôi vẫn là tác nhân bỏ nhiều chi phí nhất (90,4%) trong tổng chi phí gia tăng 23.761,4 đồng, tiếp theo đó là hộ giết mổ có tỷlệ chi phí gia tăng chiếm 7,9%. Chi phí gia tăng trên 1 kg lợn hơi của hộbán lẻchỉchiếm 1,7% trong tổng chi phí gia tăng.

Như vậy, xem xét trên 3 vị thế (chi phí gia tăng, lợi nhuận và lợi nhuận biên) thì hộ chăn nuôi giữvị trí cao nhất trong toàn chuỗi. Tuy nhiên, nếu xét trong mối tương quan giữa chi phí gia tăng và lợi nhuận thu được thì hộ chăn nuôi lại là tác nhân chịu thiệt thòi nhất trong chuỗi. Hộ chăn nuôi bỏ ra 90,4% trong tổng chi phí gia tăng (23.761,4đồng) nhưng họchỉ thu được 28,8% trong tổng lợi nhuận thu được trên 1 kg lợn hơi (14.123,2đồng).

Tóm lại, sau khi xem xét vị thế tài chính của các tác nhân tham gia vào chuỗi cungứng thịt lợnở thị trường thành phốVinh, chúng ta có thể nhận xét rằng hộ chăn nuôi là tác nhân giữvị thế tài chính cao nhất trên cảba khía cạnh chi phí gia tăng, lợi nhuận và lợi nhuận biên nhưng họ là tác nhân hưởng lợi ít nhất trong chuỗi. Bảng 10 cho thấy, tỷ lệ lợi nhuận mà hộ chăn nuôi thu được khi tham gia vào chuỗi là 28,8%

trên tổng lợi nhuận thu được từ1 kg lợn hơi.Cho dù lợn thịt được cungứng cho thành

Trường Đại học Kinh tế Huế

phốVinh từnguồn nội thành phố, các huyện hay tỉnh ngoài thành phốthì hộ chăn nuôi là vẫn tác nhân có lợi nhuận bình quân thấp nhất. Sởdĩ như vậy là do qui mô chăn nuôi của các hộ chăn nuôi ởthành phốVinh nhỏ, thời gian của một chu kỳsản xuất dài hơn rất nhiều so với các tác nhân khác trong chuỗi (bình quân là 3 tháng) cộng với chi phí thức ăn cho chăn nuôi lợn cao nên hiệu quả chăn nuôi của các hộ chăn nuôi không cao.

Trong cả3 bảng vị thếtài chính của chuỗi cungứng thịt lợnở thành phốVinh từ3 nguồn thì tác nhân hưởng lợi nhiều nhất đó chính là hộ bán lẻ, nhưng nếu hộ giết mổ đảm nhận luôn cảchức năng bán lẻthịt lợn đến tận tay người tiêu dùng thì hộgiết mổ sẽcó vịthếtài chính cao nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế