• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG THỊT LỢN Ở THÀNH

3.2 Giải pháp

- Thông tin vềgiá: giá sản phẩm bán ra thị trường đểhộ chăn nuôi biết được giá thức ăn chăn nuôi gia súc để các hộ chăn nuôi có thể tính toán được các chi phí gia tăng và từ đó có thểmởrộng hoặc thu hẹp quy mô chăn nuôi.

- Thông tin vềthời tiết, khí hậu và các loại dịch bệnh thường xuyên xảy ra đểhộ chăn nuôi có phương pháp phòng chống, tránh gây thiệt hại không đáng xảy ra.

- Thông tin về người tiêu dùng: vềsởthích, thị hiếu tiêu dùng thực phẩm, về đòi hỏi yêu cầu của người tiêu dùng để các thành phần trong kênh có phương pháp cung cấp những dòng sản phẩm phù hợp.

Để thông tin thị trường được chuyền tải tới các tác nhân trong chuỗi cung và được các hộ chăn nuôi nắm bắt và xửlý kịp thời, đưa ra những quyết định đúng đắn thì các cơ quan ban ngành liên quan và các thành phần điều khiển trong chuỗi cung thịt lợn phải đẩy mạnh công tác dựbáo thị trường, truyền tin một cách rộng rãi.

Để đẩy mạnh công các dự báo thị trường, chuyền tải thông tin một cách nhanh nhanh nhất thì cần phải phải có nhóm trung gian truyền tải thông tin. Các trung gian này có thể là hợp tác xã, hay các hiệp hội chăn nuôi ở thôn xóm. Họ sẽ là nơi giới thiệu nguồn cung đầu vào như giống, thức ăn và nơi bắt mối qua các trung gian bán buôn, thu gom vềgiá cảmua bán trên thị trường.

Ởtrong chuỗi cung thịt lợnởthành phố Vinh, nông dân là người chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi họ là những người nắm bắt thông tin yếu nhất cả về những nhu cầu thị trường và những kiến thức về chăn nuôi kỹthuật. Để chăn nuôi một cách hiệu quảthì cần phải đưa khoa học, kỹthuật vào trong để sản xuất. Thế nên cần khuyến khích hộ chăn nuôi thường xuyên tham gia vào các lớp tập huấn kỹthuật chăn nuôi.

3.2.2 Giải pháp thúc đẩy mối quan hệ, liên kết

Tiêu thụ lợn thịt là yếu tố quyết định đến hiệu quả của người chăn nuôi, là mục tiêu cơ bản quyết định đến sựphát triển chăn nuôi lợn thịt. Vì vậy tiêu thụlợn thịt và giá bán lợn thịt được những người chăn nuôi quan tâm và là nỗi lo thường xuyên của người chăn nuôi. Kết quả cho thấy hầu hết người chăn nuôi không biết chắc chắn về giá sản phẩm của mình bán ra. Giá đầu ra trong chăn nuôi không ổn định, rất khó xác định trước kết quả thu được từhoạt động chăn nuôi. Vì vậy người chăn nuôi và các tác nhân phải có mối liên kết chặt chẽvới nhau.... đểtạo được sựthuận lợi trong quá trình

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiêu thụ. Muốn làm được điều đó cần có các hợp đồng ràng buộc, thỏa thuận hợp lý và tạo được sự tin tưởng, trách nhiệm lẫn nhau. Như vậy mới đảm bảo được lợi ích kinh tếcho các bên tham gia.

Nhu cầu của người tiêu dùng Vinh sẽ ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Để tăng khối lượng lợn thịt tiêu thụtrên thị trường thì:

Hộ chăn nuôi cần mạnh dạn trong việc đầu tư mở rộng qui mô chăn nuôi, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh trong quá trình chăn nuôi, chủ động cập nhật thông tin vềthị trường đầu vào, đầu ra và kết với với các hộ giết mổ/nhà chế biến để gia tăng lợi nhuận từhoạt động chăn nuôi lợn thịt. Để tăng cơ hội tiếp cận với thị trường, các hộ chăn nuôi nên thành lập hiệp hội chăn nuôi lợn hay hợp tác xã chăn nuôi lợn.

Hộgiết mổ là nơi chuyển đổi trạng thái sản phẩm từ lợn hơi sang thịt lợn, là đầu mối cung ứng thịt lợn ra thị trường. Vì vậy ngoài xây dựng mối quan hệ với hộ chăn nuôi, hộgiết mổcần phải có mối quan hệtốt với các hộbán lẻ để đảm bảo khối lượng giết mổ hàng ngày cũng như để đảm bảo tiêu thụ hết lượng thịt giết mổ hàng ngày.

Cần phối hợp với cán bộthú y kiểm dịch hàng hóa một cách tốt nhất đểthịt lợn không những chỉ bán ở chợ mà còn được phân phối ở các siêu thị, các của hàng thực phẩm giúp người tiêu dùng an tâm khi tiêu dùng sản phẩm.

Người bán lẻ thịt lợn nên có những hợp đồng thoả thuận về khối lượng mua từ các hộ giết mổ hằng ngày để ổn định khối lượng bán. Bên cạnh đó, mối người bán lẻ thịt lợn nên xây dựng cho mình một số khách hàng thường xuyên như nhà hàng, khách sạn, trường học, công ty…đểcó thể đảm bảo chủ động về đầu ra.

Hợp tác trong chăn nuôi lợn, nhất là các nhóm cùng sở thích, là rất cần thiết trong cơ chếthị trường vì nó tạo ra sức mạnh cho những người trực tiếp sản xuất. Đối với ngành chăn nuôi lợn, vấn đề hợp tác, liên kết là một xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Các hoạt động liên kết trong chuỗi có thểlà: Mua chung thức ăn gia súc, tiêm phòng thú y, tiêu thụsản phẩm và thông tin thị trường. Liên kết trong chăn nuôi không những tạo ra thị trường cung cấp hàng hoá với số lượng lớn để đáp ứng những khách hàng lớn mà còn chống được rủi ro, hỗtrợ, tương trợ nhau vềgiống, vốn và kỹthuật.

Ở thành phố Vinh vấn đề này còn rất manh mún, có một vài nơi làm thí điểm nhưng

Trường Đại học Kinh tế Huế

chưa được nhân rộng và thành công như mong đợi. Nếu làm tốt chức năng dịch vụ đầu vào, đầu ra trong chăn nuôi đó là một hướng đi phù hợp với những vùng có tiềm năng chăn nuôi lớn. Thực hiện được điều này sẽgóp phần giảm được chi phí đầu vào, có thể ký kết những hợp đồng tiêu thụvới khối lượng lớn.

3.2.3 Giải pháp về giống và thức ăn

Để nâng cao năng suất thịt, chăn nuôi có hiệu quảchúng ta phải làm tốt công tác chọn lọc và cung cấp giống. Trạm khuyến nông huyện kết hợp với trạm thú y thành phốmở các lớp tập huấn vềcông tác chọn và tạo giống, phù hợp vói điều kiện kinh tế, hướng dẫn chăn nuôi. Bên cạnh đó cần hình thành các trại giống tập trung để cung cấp con giống chất lượng tại chỗcho các nông hộcó nhu cầu. Khuyến khích, xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại trong hộnông dân bằng các chính sách hỗ trợ vềkỹ thuật, vốn,.... Ngoài ra, cần cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin mới vềthị trường con giống cho các hộ chăn nuôi qua các phương tiện thông tin phù hợp.

Qua thực tế điều tra cho thấy các hộ chăn nuôi lợn thịt chủ yếu để tận dụng nguồn thức ăn có sẵn, chưa mạnh dạn đầu tư về thức ăn công nghiệp trong quá trình chăn nuôi mà chủ yếu cho ăn thức ăn ít, liều lượng không đảm bảo. Theo các hộnuôi giá thức ăn công nghiệp quá cao trong khi giá lợn hơi lại thấp nên họ không dám bỏ tiền mua nhiều thức ăn công nghiệp. Hi vọng trong thời gian tới các công ty cần mở rộng thị trường hơn nữa, có đại lýủy quyền trên hầu hết các xã trong huyện đểgiá bán không quá cao do phải qua nhiều khâu trung gian phân phối trước khi đến với người chăn nuôi lợn. Trong tổng chi phí thì chi phí thức ăn là lớn nhất do vậy để đạt được hiệu quảkinh tếcần cân đối lại nguồn thức ăn cho phù hợp. Tìm thêm các nguồn thức ăn mới phù hợp với chăn nuôi lợn thịt để lợn nuôi không ngừng tăng trọng nhanh và chất lượng đảm bảo giúp nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Cần có các lớp tập huấn kĩ thuật chăn nuôi lợn cho bà con nông dân đểhọbiết cơ cấu từng loại thức ăn để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn.

3.3.4 Giải pháp nâng cao giá trị cho hộ chăn nuôi

Chuỗi cung thịt lợn ở Vinh đã tạo ra nhiều giá trị thu nhập, việc làm cho nhiều người. Trong đó giá trị thu nhập tập chủ yếu chỉ tập trung nhiều vào các hộbán buôn, giết mổvà bán lẻcòn việc làm tập trung chủyếuở hộ chăn nuôi. Vì thếcần có những

Trường Đại học Kinh tế Huế

chính sách hợp lý để làm tăng giá trị thu nhập cho hộ chăn nuôi. Vòng quay luân chuyển vốn của hộ chăn nuôi dài nên lợi nhuận trung bình thấp. Để tăng lợi nhuận, thu nhập cho các hộ thì buộc các hộ phải chăn nuôi thu lãi dựa vào quy mô. Tăng quy mô sản xuất chăn nuôi lên cao. Như vậy hộ nông dân cần đòi hỏi một nguồn vốn lớn để đầu tư vào chuồng trại và các chi phí khác, cần áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để sản phẩm đạt năng suất và chất lượng. Các cơ quan ban ngành cần tạo điều kiện ưu tiên hỗ trợ lãi suất cho các hộ chăn nuôi khi vay vốn để đầu tư vào mô hình chăn nuôi sản xuất. Để tăng mức lợi nhuận thì hộ chăn nuôi phải giảm thiểu chi phí gia tăng, bằng cách thường xuyên tìm nguồn thức ăn giá rẻ để hạ chi phí giá thành. Trong tương lai, các hộ chăn nuôi nên thành lập hay tham gia hợp tác xã hoặc hội chăn nuôi để cải thiện chất lượng lợn thịt, tăng khả năng tiếp cận thị trường, qua đó nâng cao thu nhập.

3.3.5 Giải pháp về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh

Bên cạnh lợi ích vềkinh tếthì các hộ chăn nuôi cần phải quan tâm đến vấn đềvề môi trường. Hàng ngày lợn thải ra một lượng chất thải lớn nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Đối với môi trường chăn nuôi lợn, nên tạo cho lợn một môi trường sống thích hợp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ giúp lợn chóng lớn, tăng hiệu quả kinh tế, tránh lây lan, truyền nhiễm do khâu chăm sóc, hạn chế thấp nhất các rủi ro bệnh tật có thể xảy ra.Quy hoạch và xây dựng các khu vực chăn nuôi lợn tập trung và cách xa nguồn nước, khu vực dân cư. Hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho người chăn nuôi để họ xây dựng hầm Bioga, sử dụng công nghệ đệm lót sinh học, mô hình chuồng nuôi khép kín. Đồng thời, khuyến khích người dân sản xuất theo mô hình VAC nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực và tổchức tập huấn cho người chăn nuôi cách xử lý phân đúng cách để hạn chếô nhiễm môi trường.

Hiện nay, bệnh dịch xảy ra ở nhiều nơi nên đây cũng là mối lo của những người chăn nuôi lợn. Vì thếcần đẩy mạnh công tác tiêm phòng bệnh ở mỗi thôn xóm, ở xã.

Tăng cường các cán bộ thú y cơ sở, tăng cường hoạt động tiêm phòng, chống dịch để mỗi hộ chăn nuôi yên tâm sản xuất. Tại địa phương, nhiều hộ chăn nuôi lợn thịt đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

phải bỏnghề chăn nuôi do bịthua lỗquá nhiều khi có dịch bệnh xảy ra. Các cán bộthú phải thường xuyên thông tin vềdịch bênh cho các hộ chăn nuôi có cách phòng chống.

Các cơ sở giết mổ cũ, tận dụng, không theo đúng quy trình nên không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thịt xẻ ra không được bảo quản đúng quy cách có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bán ra. Vì thếhộgiết mổcần chú trọng hơn tới vệ sinh trong quá trình giết mổ, phối hợp cán bộ thú y trong công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ để tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Để sản phẩm của các hộ giết mổ có thểcạnh tranh được với các loại thực phẩm khác, để thịt lợn cònđược bày bán tại siêu thịthì các hộgiết mổcần phải tuân thủcác quy trình giết mổ để tạo được mối hàng lâu dài với các cơ sởthu mua lớn vàổn định.

Ngoài ra, các tác nhân khác trong chuỗi cung thịt lợn cũng cần chú ý tới công tác vệ sinh trong quá trình vận chuyển, chế biến, kinh doanh cũng như vệ sinh các công cụ, thiết bịphục vụcho hoạt động kinh doanh để cho cảquá trình từ chăn nuôi đến tiêu dùng được đảm bảm vệ sinh, người tiêu dùng an tâm khi mua và sửdụng thịt lợn.

Trường Đại học Kinh tế Huế