• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày 12 tháng 02 năm 2022

CHỦ ĐỀ LỚP CHIM

I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong chủ đề Chủ đề : Lớp chim

II. Xây dựng nội dung bài học Tiết 41 Chim bồ câu Tiết 42

Tiết 43+44

Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim

Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim Thời lượng: 4 tiết

III. Xác định mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

-Trình bày được đặc điểm đời sống và giải thích được sự sinh sản của chim bồ câu là tiến bộ hơn thằn lằn bóng đuôi dài.

- Giải thích được cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu với kiểu bay lượn của chim hải âu.

- Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống; từ đó thấy được sự đa dạng của chim.

- Nêu được đặc điểm chung và vai trò của chim.

- Giúp HS củng cố và mở rộng bài học về các môi trường sống và tập tính của chim và thú.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát tranh, video, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng phân tích - Quan sát liên hệ.

- Kĩ năng so sánh, phân tích khái quát để rút ra đặc điểm chung của lớp chim.

- Xem băng hình về tập tính của chim để thấy được sự đa dạng của lớp Chim.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học: Tự nghiên cứu thông tin SGK để tìm hiểu về chim bồ câu - Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề cần đưa ra khi tìm hiểu về cấu tạo ngoài của chim bồ câu, sự đa dạng của lớp chim

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác với bạn bè trong nhóm để tìm hiểu về hoạt động sống và cấu tạo của chim bồ câu

- Năng lực sử dụng CNTT: Tìm kiếm, khai thác kiến thức về chim bồ câu trên internet

4. Định hướng phát triển phẩm chất

- Trung thực; Có trách nhiệm; Chăm chỉ; Nhân ái., …yêu nghiên cứu khoa học.

5. Nội dung tích hợp

* Giáo dục KNS:

+ Tìm kiếm và xử lí thông tin

+ Tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

+ Hợp tác lắng nghe tích cực.

+ Đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành.

*Giáo dục BĐKH

(2)

- Chim cung cấp thực phẩm, giúp phát tán cây rừngvà bắt sâu hại...  Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ các loài chim có ích.

* Giáo dục đạo đức

+ Biết tôn trọng mối quan hê giữa sinh vật với môi trường.

+ Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ các loài chim có ích.

+ Có trách nhiệm trong bảo tồn các loài động vật thuộc lớp chim có nguy cơ tuyệt chủng.

* GD HS KT: rèn kĩ năng giao tiếp.

IV. Thiết kế tiến trình dạy và học 1. Chuẩn bị của GV- HS

1.1 Chuẩn bị của GV - Máy tính, máy chiếu - Bảng phụ

1.2. Chuẩn bị của HS - Xem trước bài mới 2. Phương pháp- KTDH

- Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm.

- Trình bày 1 phút, động não, KWL 3. Tổ chức các hoạt động học

Hoạt động của GV- HS Nội dung

Hoạt động : Khởi động

- Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Thời gian: 5 phút

- Cách thức tiến hành: Trực quan – vấn đáp, nêu – giải quyết vấn đề - Dự kiến sản phẩm của HS: HS trả lời các câu hỏi

- Dự kiến đánh giá năng lực HS:

Mức 3: Học sinh trả lời nhanh và dự đoán chính xác các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

Mức 2: Học sinh trả lời được các câu hỏi GV đưa ra nhưng còn chậm hoặc chưa chính xác.

Mức 1: Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

B1:GV cho HS xem video về một số đại diện của lớp chim B2:GV đặt câu hỏi:

Yêu cầu HS hoàn thành bảng KWL, ghi những điều em đã biết(K), em muốn biết(W) về lớp Chim

K W L

HS hoàn thành

GV: Yêu cầu HS trình bày

(3)

B3:GV dẫn dắt vào bài mới

Hoạt động : Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Chim bồ câu

- Mục tiêu:

-Trình bày được đặc điểm đời sống và giải thích được sự sinh sản của chim bồ câu là tiến bộ hơn thằn lằn bóng đuôi dài.

- Giải thích được cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu với kiểu bay lượn của chim hải âu.

- Thời gian: 40 phút

- Cách thức tiến hành: Nêu, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp-tìm tòi.

- Dự kiến sản phẩm của HS: HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi, phiếu học tập - Dự kiến đánh giá năng lực HS: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Mức 3: Học sinh trả lời nhanh và dự đoán chính xác các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

Mức 2: Học sinh trả lời được các câu hỏi GV đưa ra nhưng còn chậm hoặc chưa chính xác.

Mức 1: Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

Hoạt động học: Tìm hiểu về đời sống của chim bồ câu GV yêu cầu đọc thông tin sgk trả lời:

?Cho biết tổ tiên của chim bồ câu

? Nêu đặc điểm đời sống của chim bồ câu?

- HS đọc thông tin trong sgk tr135 -> trả lời

? Hãy cho biết tính hằng nhiệt của chim có ưu thế gì hơn so với tính biến nhiệt

? Theo em sinh sản của chim tiến hóa hơn bò sát ở điểm nào

HS:Trả lời, nhận xét, bổ sung - GV giúp HS chuẩn KT

I. Đời sống - Đời sống:

Sống trên cây, bay giỏi Tập tính làm tổ

Là động vật hằng nhiệt - - Sinh sản:

Thụ tinh trong

Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi Có hiện tượng ấp trứng,

nuôi con bằng sữa diều Hoạt động học: Tìm hiểu về cấu tạo ngoài và di

chuyển của chim bồ câu

- GV yêu cầu HS quan sát hình 41.1 và 41.2, đọc thông tin mục 1 trong sgk tr 136

?Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

- HS quan sát kĩ hình kết hợp với thông tin trong SGK, nêu được các đặc điểm:

+ Thân, cổ, mỏ. + Chi + Lông - Gọi HS trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài trên tranh

- GV:Tiếp tục cho HS thảo luận nhóm hoàn thành PHT 2: bảng 1 (SGK tr135).

-HS: Các nhóm thảo luận -> tìm các đặc điểm cấu tạo

II. Cấu tạo ngoài và di chuyển

1. Cấu tạo ngoài:

Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay:

- Thân hình thoi phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.

- Hàm không răng có mỏ sừng bao bọc.

- Chi trước biến thành cánh. Chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có

(4)

thích nghi với sự bay ->điền vào bảng 1

Đại diện nhóm lên điền vào bảng -> các nhóm khác bổ sung.Theo dõi sửa sai.

- GV đưa đáp án chuẩn.

? Chim di chuyển bằng cách nào

? Chim có những kiểu bay nào. Lấy VD về những loài chim có những kiểu bay đó

- HS trình bày

- GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 41.3, 41.4 sgk nhận biết kiểu bay lượn và bay vỗ cánh -> hoàn thành bảng 2.

- HS thu nhận thông tin qua hình " nắm được các động tác bay lượn, bay vỗ cánh thảo luận hoàn thành bảng 2.

Nêu được:

+ Bay vỗ cánh: 1, 5 + Bay lượn: 2, 3, 4

- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

vuôt, 3 ngón trước và 1 ngón sau.

2. Di chuyển:

Chim có hai kiểu bay:

- Bay lượn.

- Bay vỗ cánh.

PHT 2( đáp án)

Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi

- Thân hình thoi Giảm sức cản của không khí khi bay

Chi trước biến thành cánh Quạt gió (động lực của sự bay), cản kk khi đậu

Chi sau : 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt

Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh

Lông ống : có các sợi lông làm thành phiến mỏng

Làm cho cánh chim khi dang tạo nên 1 diện rộng

Lông tơ : có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp

Giữ nhiệt, làm cho cơ thể nhẹ Mỏ : mỏ sừng bao lấy hàm không có

răng

Làm đầu chim nhẹ

Cổ : dài, khớp đầu với thân Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi. rỉa lông

Hoạt động 2: Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim - Mục tiêu:

- Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống;

từ đó thấy được sự đa dạng của chim.

- Nêu được đặc điểm chung và vai trò của chim.

- Thời gian: 45 phút

- Cách thức tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp-tìm tòi - Dự kiến sản phẩm của HS: HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.

- Dự kiến đánh giá năng lực HS: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Mức 3: Học sinh trả lời nhanh và dự đoán chính xác các câu hỏi mà giáo viên

(5)

đưa ra.

Mức 2: Học sinh trả lời được các câu hỏi GV đưa ra nhưng còn chậm hoặc chưa chính xác.

Mức 1: Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

Hoạt động học: Tìm hiểu về các nhóm chim

- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, 2, 3sgk, quan sát hình 44.1, 44.2, 44.3 điền vào phiếu học tập ở vở BT - HS thu nhận thông tin, thảo luận nhóm -> hoàn thành phiếu học tập ở vở BT

Nhóm chim

Đại diện MT sống Đặc điểm cấu tạo Chạy

Bơi Bay

? Nêu những đặc điểm cấu tạo của đà điểu thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên, sa mạc nóng

? Đặc điểm cấu tạo chim cánh cụt thích nghi với đời sống bơi lội

- Dựa vào thông tin sgk, HS nêu được:

+ Đà điểu: chân cao , to khỏe.

+ Chim cánh cụt: cánh dài, khỏe, lông không thấm nước, chân có màng bơi.

- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.

? Lớp chim đa dạng như thế nào?

- HS thảo luận rút ra nhận xét về sự đa dạng

+ Nhiều loài, cấu tạo cơ thể đa dạng, sống ở nhiều môi trường

- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.

Hoạt động học: Đặc điểm chung của lớp Chim

GV y/c HS thảo luận cặp đôi đặc điểm chung của chim về:

+ Đặc điểm cơ thể + Đặc điểm của chi

+ Đặc điểm sinh sản và nhiệt độ cơ thể.

- HS thảo luận -> rút ra đặc điểm chung

- Đại diện nhóm phát biểu -> các nhóm khác bổ sung.

Hoạt động học: Tìm hiểu vai trò của chim - Y/c HS đọc thông tin  trong sgk-> trả lời

? Nêu ích lợi và tác hại của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người

? Lấy các ví dụ về tác hại và lợi ích của chim đối với con người?

- HS thu thập thông tin nêu được:

+ Lợi ích, Tác hại, Ví dụ cụ thể.

I. Các nhóm chim

- Lớp chim rất đa dạng: số loài nhiều, chia làm 3 nhóm.

+ Chim chạy: chân cao, to, khỏe. Cánh ngắn, yếu.

+ Chim bơi: cánh dài, khỏe. Lông không thấm nước. Chân ngắn có màng bơi.

+ Chim bay: chi trước biến thành cánh phát triển.

- Lối sống và môi trường sống phong phú.

II. Đặc điểm chung - Mình có lông vũ bao phủ

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Mỏ có sừng

- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ

- Là động vật hằng nhiệt

III. Vai trò của chim - Lợi ích:

+ Ăn sâu bọ và động

(6)

- GV lây ví dụ một số loài chim có tác dụng hai mặt (Ở Trung Quốc, tiêu diệt chim sẻ hàng loạt làm cho chim sâu phát triển mạnh gây thiệt hại mùa màng)

*Giáo dục đạo đức+BĐKH

- Liên hệ: Theo em, cần có những biện pháp gì để bảo vệ các loài chim có ích?

- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét

- Gv : Chim cung cấp thực phẩm, giúp phát tán cây rừngvà bắt sâu hại...  Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ các loài chim có ích

vật gặm nhấm.

+ Cung cấp thực phẩm.

+ Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.

+ Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch.

+ Giúp phán tán cây rừng.

- Có hại:

+ Ăn hạt, quả, cá ...

+ Là động vật trung gian truyền bệnh.

Hoạt động 2: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim - Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố và mở rộng bài học về các môi trường sống và tập tính của chim và thú.

- Thời gian: 70 phút

- Cách thức tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp-tìm tòi, thực hành

- Dự kiến sản phẩm của HS: HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.

- Dự kiến đánh giá năng lực HS: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Mức 3: Học sinh thảo luận trả lời nhanh và dự đoán chính xác các nội dung phiếu học tập mà giáo viên đưa ra.

Mức 2: Học sinh thảo luận trả lời được các nội dung phiếu học tập mà GV đưa ra nhưng còn chậm hoặc chưa chính xác.

Mức 1: Học sinh thảo luận trả lời được các nội dung phiếu học tập của giáo viên dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

* Hoạt động học: Tổ chức thực hành

GV y/c mỗi HS hoạt động cá nhân xem băng hình lần lượt: Về đời sống và tập tính của chim và thú

Hoạt động nhóm (mỗi bàn 1 nhóm: cử nhóm trưởng, thư kí) thống nhất ý kiến

* Hoạt động học: Hướng dẫn thực hành Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành:

+ Theo nội dung trong băng hình.

+ Tóm tắt nội dung đã xem.

+ Giữ trật tự, nghiêm túc trong giờ học.

GV hướng dẫn HS quy trình thực hành GV lưu ý hướng dẫn HS tỉ mỉ.

GV yêu cầu các nhóm ghi kết quả quan sát vào bảng nhóm.

(7)

* Hoạt động học: Học sinh tiến hành thực hành

Giáo viên cho HS xem băng hình chim, thú với yêu cầu quan sát:

+ Cách di chuyển + Cách kiếm ăn

+ Các giai đoạn trong quá trình sinh sản.

Học sinh theo dõi băng hình, quan sát đến đâu điền vào phiếu học tập đến đó.

Hoạt động học: Báo cáo kết quả thực hành

- GV yêu cầu HS trình bày các kết quả thực hành trong PHT của nhóm.

- GV thông báo đáp án đúng để các nhóm để các nhóm tự sửa chữa.

- GV đưa ra câu hỏi: Với mỗi băng hình

- Hãy tóm tắt những nội dung chính của băng hình?

- Kể tên những động vật quan sát được?

- Sống ở những môi trường nào?

- Hãy trình bày các loại thức ăn và cách kiếm mồi đặc trưng của từng nhóm chim?

- Sinh sản như thế nào?

- Em còn phát hiện những đặc điểm nào khác nữa ở chim?

- HS dựa vào nội dung của bảng, trao đổi nhóm và hoàn thành câu trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét.

Tên động vật quan sát được

Môi trường

sống

Cách di chuyển

Kiếm ăn

Sinh sản Đặc điểm khác Thức ăn Bắt mồi

Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Hs nắm được nội dung ôn tập

- Thời gian: 10 phút

- Cách thức tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Dự kiến sản phẩm của HS: HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.

- Dự kiến đánh giá năng lực HS: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Mức 3: Học sinh trả lời nhanh và dự đoán chính xác các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

Mức 2: Học sinh trả lời được các câu hỏi GV đưa ra nhưng còn chậm hoặc chưa

(8)

chính xác.

Mức 1: Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

Câu 1:Hãy cho biết những câu nào dưới đây là đúng?

a. Đà điểu có cấu tạo thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và sa mạc khô nóng

b. Vịt trời được xếp vào nhóm chim bơi

c. Chim bồ câu có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay d. Chim cánh cụt có bộ lông dày để giữ nhiệt

e. Chim cú lợn có bộ lông mềm, bay nhẹ nhàng, mắt tinh -> săn mồi về đêm Câu 2: Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (|) thay cho các số 1, 2, … để hoàn chỉnh các câu sau:

Chim bồ câu là động vật ...(1) có cấu tạo ngoài thích nghi với ...(2) thể hiện ở những đặc điểm: thân hình thoi được phủ bằng ...(3) nhẹ xốp, hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc, chi trước biến đổi ...(4) chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước, một ngón sau.

Câu 3: Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài chim?

A. 4000 loài. B. 5700 loài.

C. 6500 loài. D. 9600 loài.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của nhóm chim chạy?

A. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to khỏe; chân có hai hoặc ba ngón.

B. Bộ xương cánh dài và khỏe; lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước.

C. Cánh phát triển; chân có bốn ngón.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ngỗng?

A. Chân to, móng cùn, chân con trống có cựa.

B. Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn.

C. Cánh dài, phủ lông mềm mại.

D. Mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn.

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cắt?

A. Mỏ khỏe, quặp, nhọn, sắc.

B. Cánh dài, khỏe.

(9)

C. Chân to, khỏe, có vuốt cong, sắc.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hoạt động 4 : Vận dụng, Mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian: 5 phút

- Cách thức tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề.

- Dự kiến sản phẩm của HS: HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.

- Dự kiến đánh giá năng lực HS: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Mức 3: Học sinh trả lời nhanh và dự đoán chính xác các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

Mức 2: Học sinh trả lời được các câu hỏi GV đưa ra nhưng còn chậm hoặc chưa chính xác.

Mức 1: Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

- Kể tên những loài chim có ở địa phương em ?

- Biết được vai trò của chim em đưa ra những biện pháp gì để bảo vệ ? 4. Hướng dẫn học ở nhà: 5’

- Đọc bài trả lời lệnh câu hỏi - Đọc mục " Em có biết"

- Nghiên cứu bài mới: Bài: Thỏ V. RÚT KINH NGHIỆM

5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:

5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:

5.3. Hoạt động của học sinh:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vận dụng giải bài toán có lời văn.Giups hs phát triển năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy

Vận dụng giải bài toán có lời văn.Giups hs phát triển năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy

- Phát triển cho HS năng lực năng tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực

Giúp HS phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm

- Thông qua việc luyện tập chung các kiến thức nêu trên, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117 Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80

Giúp HS phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm

Trong một thành phố, hệ thống giao thông bao gồm một tuyến xe điện ngầm và một tuyến xe buýt. +) Trên mỗi tuyến, có những xe buýt và xe điện thường, loại này dừng ở