• Không có kết quả nào được tìm thấy

Van 10

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Van 10"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1)Tết không chỉ là “ở nhà”, mà còn là “về nhà”. Người ta về lại ngôi nhà ở quê xa, thăm cha thăm mẹ thăm cánh đồng đã lâu mình không thấy trải dài trong mắt. Người ta ghé nhà ông bà, thắp nén hương cho người thân đã mất, ôm lấy và ủi an người thân còn đó, cho họ biết dù mình bôn ba nơi nào vẫn còn có họ trong lòng. Người ta về thăm gia đình cô, chú, dì, cháu ... Về hết những ngôi nhà có dòng máu ruột rà đang chảy ấm thân. Thời gian ở nhà ngày Tết còn trở về trong ký ức tôi với nồi thịt kho của mẹ, món ăn này đủ sức gợi nhớ cả một trời Xuân. Chưa hết, là tự tay dọn dẹp căn phòng với những gì đã cũ. Tự tay mình quét sơn tường, sơn cửa. Một chút chăm sóc tỉa tót cho chậu mai quanh năm chờ đợi một thời khắc bừng dậy huy hoàng... Chỉ cần là “ở nhà”, lúc nào cũng có rất nhiều thứ để làm trong ngày Tết.

(2)Tôi có những người bạn xa quê, họ đến một miền đất xa xôi ở bên kia nửa vòng trái đất.

Những ngày Tết ở nước ngoài họ vẫn đón mừng đúng theo phong tục của người Việt, nhưng sâu thẳm trong tim họ vẫn muốn được hưởng không khí đó ở Việt Nam. “Nhà” không chỉ có nghĩa là gia đình, mà còn có nghĩa là quê hương...

(3)Đến cuối cùng,“ở nhà” ngày Tết không xác định bằng việc bạn sẽ ở yên trong ngôi nhà của mình, mà xác định bằng việc bạn nghĩ về ai trong trái tim. Có thể rất nhiều người sẽ không may mắn được hạnh phúc đón Xuân bên gia đình, có thể nhiều người còn ở tít nơi nào xa xôi trên trái đất, có thể rất nhiều người không còn người thân để quay về nữa ... Nhưng chỉ cần bạn thấy nôn nao trong lòng, thấy muốn được yêu thương, hồi tưởng, trở về.

Đó! Đó chính là “ở nhà”, đó chính là mùa Xuân...

(Trích Ở nhà ngày Tết, theo Mỉm cười cho qua, NXB Trẻ, 2015, tr. 169-171) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2. Theo tác giả, “ở nhà ngày Tết” là thế nào?

Câu 3.Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng ở đoạn (1). ? Câu 4. Với anh/chị, ngày Tết cổ truyền của dân tộc có gì đáng nhớ?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm)

Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu ra ở phần Đọc hiểu: “Nhà” không chỉ có nghĩa là gia đình, mà còn có nghĩa là quê hương.

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43, Ngữ văn 10, Tập 1, NXB Giáo dục, 2006, tr. 118)

--- Hết --- SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2019 – 2020

MÔN: Ngữ văn - Lớp 10

Thời gian làm bài: 120 phút(không kể thời gian phát đề)

(2)

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3.0

1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5

2 Theo tác giả, “ở nhà ngày tết” là:

+ Về quê hương thăm những người thân yêu, ruột thịt

+ Trở về trong ký ức nhân vật tôi với nồi thịt kho của mẹ, là tự tay dọn dẹp căn phòng, tỉa tót cho chậu mai.

+ Với những người xa quê hương, “ở nhà ngày Tết” là đón mừng ngày Tết theo đúng phong tục của quê hương với niềm nhớ nhung da diết.

+ “Ở nhà ngày Tết” là khoảnh khắc thấy nôn nao trong lòng, thấy muốn được yêu thương, hồi tưởng, trở về với người mà mình nghĩ đến trong trái tim.

- Điểm 0.5: HS trả lời được từ 2 ý trong đáp án trở lên - Điểm 0.25: HS trả lời được 1 trong các ý có ở đáp án - Điểm 0: Câu trả lời chưa đúng hoặc không có đáp án.

0.5

3 - Điệp cấu trúc ngữ pháp: Người ta về ...

tự tay ...

- Tác dụng:

+ thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó với những người thân yêu, gia đình, làng xóm quê hương của người Việt khi Tết đến xuân về.

+ thể hiện sự trân trọng, tự hào của tác giả với ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

1.0

4 Học sinh bày tỏ ấn tượng đáng nhớ nhất của bản thân về ngày Tết.

Ví dụ một số phong tục đáng nhớ ngày tết: Xông đất; đi chúc Tết người thân;

lì xì…

1.0

II LÀM VĂN 7.0

1 Vết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Nhà” không chỉ có nghĩa là gia đình, mà còn có nghĩa là quê hương.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - 0.25 SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: Ngữ văn – Lớp 10 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

(3)

hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vai trò của gia đình, quê hương

0.25

c. Triển khai vấn để nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vai trò của gia đình, quê hương. Có thể theo hướng sau:

- Nhà không chỉ có nghĩa là gia đình: Nhà trước hết là không gian sống, không gian sinh hoạt và làm việc của các thành viên trong gia đình, là nơi kết nối tình yêu thương giữa những người thân yêu, ruột thịt.

- Nhà còn có nghĩa là quê hương: Nhà còn được hiểu theo nghĩa rộng, là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, gắn liền với những kỉ niệm về một thời thơ ấu của mỗi người, là chốn đi về của mỗi đứa con xa quê.

=> Quan niệm của tác giả: Khẳng định vai trò, giá trị quan trọng của gia đình, quê hương đối với mỗi con người. Từ đó khuyên con người hướng về nguồn cội.

- Khẳng định đây là quan niệm đúng đắn, bởi vì:

+ Gia đình và quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, là cội nguồn, là bến đỗ bình yên của mỗi người.

+ Gia đình và quê hương còn nuôi dưỡng những giá trị tinh thần thiêng liêng từ đó hình thành nên cốt cách văn hóa, đạo đức cho mỗi con người.

+ Gia đình và quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ, bao bọc, chở che cho chúng ta trên đường đời.

- Phê phán những người mới đi xa đã lãng quên quê hương, không cống hiến, bồi đắp cho gia đình, quê hương hoặc quay lưng lại với gia đình, quê hương nghèo khó, lam lũ.

- Bài học cho bản thân.

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0.25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25

2 Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè. 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5

(4)

Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

3.5

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập và bài thơ Cảnh ngày hè.

- Nguyễn Trãi là một nhà anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa tư tưởng lớn, đồng thời cũng là một nhà thơ lớn ở thế kỉ XV.

- Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn lại. Với tác phẩm này, Nguyễn Trãi là một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.

- Cảnh ngày hè là bài số 43 trong mục Bảo kính cảnh giới. Bài thơ tả cảnh mùa hè, qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn Nguyên Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với dân, với nước.

0.5

* Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi - Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời:

+ Bức tranh thiên nhiên mùa hè được miêu tả thật đẹp, sinh động và đầy sức sống qua những hình ảnh, màu sắc, của cây hòe, hoa thạch lựu; mùi hương hoa sen ...

+ Bức tranh cuộc sống ngày hè được gợi ra qua âm thanh lao xao của phiên chợ cá, tiếng ve kêu dắng dỏi và hình ảnh làng ngư phủ, lầu tịch dương.

Những âm thanh và hình ảnh ấy cho ta hình dung về một cuộc sống đông vui, rộn rã, thanh bình.

-> Thi nhân đã đón nhận cảnh sắc ngày hè bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng tinh tế. Qua đó cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và sự giao cảm mạnh mẽ của nhà thơ đối với cảnh vật.

- Tấm lòng ưu ái với dân, với nước:

+ Ước mơ có được cây đàn của vua Ngu Thuấn để gẩy khúc nhạc Nam phong ca ngợi cảnh thái bình.

+ Khát vọng cháy bỏng mãnh liệt của Nguyễn Trãi là muôn dân khắp mọi nơi giàu có, no đủ, hạnh phúc.

-> Đây cũng chính là lí tưởng, hoài bão mà cả đời Nguyễn Trãi theo đuổi. Nó thể hiện tư tưởng thân dân mang giá trị nhân văn sâu sắc của người anh hùng vì nước, vì dân.

2.5

* Nghệ thuật:

- Sáng tạo thể thơ Nôm thất ngôn xen lục ngôn với những phá cách về luật thơ.

0.5

(5)

- Ngôn ngữ thơ gần gũi, bình dị gần với ngôn ngữ đời sống.

- Bút pháp miêu tả ước lệ kết hợp với tả thực.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0.25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

TỔNG ĐIỂM 10.0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Kể lại được từng đoạn

[r]

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý đào tạo sau đại học của nhà trường về thực trạng chất lượng luận văn cao học và bác sĩ nội

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương

- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen..

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có

- Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Kể lại được từng đoạn

Báo động cho lính bảo vệ triều đình khi có biến cố Câu 15: Thời Trần, ai là người chế tạo ra súng thần cơ.. Trần