• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

Ngày soạn: 6/ 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 09 tháng 11 năm 2020 TOÁN

TIẾT 46: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố cách về:

1. Kiến thức:

- chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.

- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.

- Giải bài toán liên quan đến "Rút về đơn vị " hoặc " tỉ số "

2 .Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng chuyển đổi chính xác, trình bày bài khoa học.

3. Thái độ :

- Giáo dục HS có ý thức tự giác học bài, làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên: - Bảng phụ 2/ Học sinh: - VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

- GV gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu HS làm bài tập .

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh.

2. Bài mới.(30') a. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng học tập về các phương pháp chuyển các phân số thành số thập phân, đọc, viết số thập phân, so sánh số đo độ dài và giải bài toán liên quan đến “ rút về đơn vị ” hoặc “tìm tỉ số”.

b. Hướng dẫn luyện tập.

Bài 1: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân. (8’)

- GV hướng dẫn HS làm bài - GV nhận xét, củng cố bài.

(Củng cố cách chuyển PSTP  STP).

- 1HS chữa bảng, lớp nhận xét bổ sung.

Bài 1:

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài trư- ớc lớp.

- 1 HS lên bảng là bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

* Kết quả:

a) 10

127 = 12,7 b)

100

65 = 0,65

(2)

Bài 2:

- GV hướng dẫn HS đổi các đơn vị đo trong bảng cho sẵn.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

(C/cố về quan hệ giữa các đ/vị đo độ dài) Bài 3. Y/c HS trao đổi với nhau để thống nhất kết quả.

-Y/c HS nhắc lại mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài và đo diện tích.

-Y/c HS so sánh việc đổi đơn vị đo diện tích với đơn vị đo độ dài.

Bài tập 4:

Tóm tắt:

12 hộp : 180000đồng 36 hộp : … ? đồng - GV hướng dẫn HS làm bài.

- GV củng cố bài

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

(Củng cố cách giải toán = p2 rút về đơn vị và phương pháp tìm tỉ số)

3. Củng cố dặn dò.(5')

- Y/c HS nêu lại cách chuyển số đo độ dài, số đo khối lượng sang số thập phân.

- Cách chuyển phân số thập phân sang số thập phân.

- Dặn HS về ôn bài và tập chuyển đổi cho nhanh và chính xác các đơn vị đo

c)1000

2005= 2,005 d)

1000

8 = 0,008 Bài 2:

- HS xđ yêu cầu- HS tự làm VBT.

- Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.

* Kết quả:

11,02km = 11,020km = 11020m Vậy các số đo độ dài nêu ở phần b , c d đều = 11,02 km .

Bài 3:

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HS lên bảng làm.

* Kết quả: 4m 85cm = 4,85m 72ha = 0,72km2 Bài 4

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm việc cá nhân.

- HS tự làm bài, 1 HS làm trên bảng.

- Lớp đổi chéo vở, chữa bài.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài, chữa bài.

* Bài giải:

C1: Mua một hộp hết số tiền là:

180000 : 12 = 15000(đồng) Mua 36 hộp hết số tiền là:

15000 36 = 540000(đồng) Đáp số: 540000đồng C2: 36 hộp gấp 12 hộp số lần là:

36 : 12 =3(lần)

Mua 36 hộp đồ dùng toán là:

180 000 x 3 =540000(đồng) ĐS: 540000đồng

...

TẬP ĐỌC

TIẾT 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Ôn lại các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam- Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.

(3)

- Biết xác định yêu cầu đọc diễn cảm từng bài thơ (giọng đọc, tốc độ, cách bộc lộ tình cảm); biết đọc diễn cảm

2. Kĩ năng:

- Học thuộc lòng có diễn cảm từng bài thơ.

*GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê.

- Thể hiện sự tự tin thuyết trình kết quả.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc, học thuộc lòng đã học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

1 Kiểm tra bài cũ.(3')

- Y/c HS đọc bài tiếng vọng và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới.(30') a) Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

b) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

(15’)

- Y/c HS lên gắp thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng, sau đó chuẩn bị 1-2 phút, rồi đọc bài.

- GV nhận xét cách đọc kết hợp hỏi nội dung bài đã học.

c) Hướng dẫn làm bài 2.(15’)

+ Em đã được học những chủ điểm nào?

+ Kể tên các bài thơ thuộc 3 chủ điểm - GV phát phiếu học tập to cho từng nhóm 4.

- Y/c nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài.

HS có thể mở vở ghi để tìm ND chính của mỗi bài.

- GV hệ thống lại các bài đã học.

- 3, 4 em đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi.

- HS làm việc cá nhân.

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị

- HS đọc và trả lời câu hỏi của GV - Y/c đọc các bài:

Thư gửi các học sinh.

Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Nghìn năm văn hiến.

Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai. Sắc màu em yêu...

- HS mở mục lục SGK và trả lời.

+ Chủ điểm:

- VN - Tổ quốc em.

- Cánh chim hoà bình.

- Con người với TN

+ Các bài thơ thuộc 3 chủ điểm trên là:

- Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân) - Bài ca về trái đất( Định Hải) - Ê -mi- li, con...( Tố Hữu)

- Tiếng đàn ba - la- lai – ca trên sông Đà (Quang Huy)

- HS tự làm bài theo nhóm, đại diện làm phiếu to để chữa bài.

- HS hoàn thành VBT.

(4)

Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung Việt Nam

tổ quốc em

Sắc màu em yêu Phạm Đình Ân Em yêu tất cả những màu sắc gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam Cánh chim

hoà bình

Bài ca về trái đất

Định Hải Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh.

Ê-mi-li, con.... Tố Hữu Chú Mo-xi-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.

Con người với thiên nhiên

Tiếng đàn ba- la-lai-ca trên sông Đà

Quang Huy Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.

Trước cổng trời Nguyễn Đình Ánh

Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của

"Cổng trời" ở vùng núi nước ta.

3. Củng cố dặn dò.(2')

- Bài hôm nay ôn tập về những chủ điểm nào? Những bài thơ nào?

* GD kĩ năng sống: Tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê, thể hiện sự tự tin thuyết trình kết quả.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS ôn lại một số bài đã học.

- CBị :Ôn tập tiết 2

-HS tr¶ lêi - HS l¾ng nghe

- HS chuÈn bÞ bµi sau.

...

Ngày soạn: 06 / 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2020 TOÁN

TIẾT 47: KIỂM TRA GIỮA KÌ I ( Đề trường ra)

...

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 06/ 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2020

(5)

TOÁN

TIẾT 47: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp HS biết thực hiện cộng hai số thập phân. Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.

2 .Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng và giải toán liên quan đến phép cộng.

3. Thái độ :

- HS học tập nghiêm túc, tự giác làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên:- SGK, bảng con 2/ Học sinh: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(3’)

- Trả bài kiểm tra và nhận xét.

2. Bài mới.(32’)

*HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

*HĐ2. Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân.

- Y/c HS đọc kĩ bài toán ( VD1), phân tích bài toán và nêu cách giải.

- GV gợi ý để HS tự tìm cách cộng hai số thập phân.

- Sau đó cho HS nhận xét về sự giống và khác nhau của 2 phép cộng.

-Y/c HS nêu cách cộng 2 số thập phân như SGK.

VD 2 : Y/c HS làm nháp và bảng lớp.

- Từ VD trên y/c HS nêu cách thực hiện cộng hai số thập phân.

3. Thực hành.

Bài1. Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu Y/c HS tự làm bài.

- GV và HS củng cố lại cách cộng hai số thập phân.

Bài 2.

-GV và HS cùng chữa bài.

- Củng cố lại cách thực hiện phép cộng (chú ý cách đặt tính)

- HS làm việc cá nhân.

- Đại diện 2 em nêu rõ cách làm.

- HS làm theo hướng dẫn.

- 2 em nêu cách làm.

- HS làm nháp và bảnglớp.

Bài 1.

- HS làm việc cá nhân theo Y/c của bài vào vở, 2 em chữa bảng.

Kết quả

a, 82,5 b, 23,44 c, 324, 99 d, 1, 863 Bài2

- Gọi HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài.

- 3 HS làm bảng lớp Kết quả:

(6)

Bài 3.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Y/C HS nêu tóm tắt

- Y/c HS đọc kĩ đề bài và tự giải.

- GV thu vở , chữa bài.

4. Củng cố dặn dò.(2’)

- Y/c HS nêu lại cách thực hiện cộng hai số thập phân.

- Dặn HS về ôn bài và tập cộng cho chính xác

a, 17, 4 b, 44, 57 c, 93, 018 Bài 3

- HS tóm tắt bài toán rồi làm bài vào vở. Bài giải

Tiến cân nặng là:

32,6 + 4,8 = 37,4 (kg) ĐS: 37,4kg

...

TẬP ĐỌC

TIẾT 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các bài văn miêu tả, biết chọn chi tiết, hình ảnh hay trong bài nhằm trau dồi cảm thụ văn học.

2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng đọc hiểu ở các bài văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm.

3. Thái độ : HS có thái độ tự giác, chủ động ôn tập

* BVMT: GD hs có ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại MT thiên nhiên và tài nguyên đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu học tập cho bài số 2. Ba tờ phiếu to để chơi trò chơi ở bài tập 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của Gv I/ Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài Bài ca về trái đất, Sắc màu em yêu, Trước cổng trời.

- GV nhận xét.

II/ Bài mới

1. Giới thiệu bài:

Nêu mục tiêu tiết học 2. Nội dung:

1. Kiểm tra tập đọc

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc

- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Nhận xét trực tiếp từng HS 2. Viết chính tả

a) Tìm hiểu nội dung bài văn

- Gọi HS đọc bài văn và phần chú giải.

HĐ của HS - 3 hs trả lời

- Nhận xét

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (3hs) về chỗ chuẩn bị; khi có 1 HS kiểm tra xong, thì 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi

(7)

? Tsao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?

? Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng?

? Bài văn cho em biết điều gì?

GDMT: Em cần làm gì để bảo vệ rừng?

b) Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn viết chính tả và luyện viết.

? Trong bài văn, có những chữ nào phải viết hoa?

c) Viết chính tả

d) Soát lỗi , chấm bài III/ Củng cố - dặn dò:

? Khi viết chính tả trong bài văn, chúng ta cần phải viết hoa những chữ nào?

- Nhận xét tiết học.

- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe

+ Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng.

+Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.

*Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.

- HS nêu

- HS nêu và viết các từ khó. Ví dụ:

bột nứa, ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch, đỏ lừ, canh cánh....

+ Những chữ đầu câu và tên riêng Đà, Hồng phải viết hoa.

- HS chuẩn bị bài sau ...

KỂ CHUYỆN

Tiết 20: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 3) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn lại các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam- Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.

- Biết xác định yêu cầu đọc diễn cảm từng bài thơ (giọng đọc, tốc độ, cách bộc lộ tình cảm); biết đọc diễn cảm

2/ Kĩ năng:

- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2).

- HS có năng khiếu: nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn.

3/ Thái độ: HS tích cực học bài và yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 2/ Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích của tiết học B. Nội dung

- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ.

(8)

1. Kiểm tra tập đọc - Tiến hành như ở tiết 1 2. Hướng dẫn bài tập Bài 2:

- Trong các bài tập đọc đó học, bài nào là văn miêu tả?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Chọn một bài văn miêu tả mà em thích.

+ Đọc kĩ bài văn đã chọn.

+ Chọn chi tiết mà mình thích.

+ Giải thích lý do vì sao mình thích chi tiết ấy. (Để giải thích lý do thích em viết thành đoạn văn (5 câu) trong đó lu ý đến nội dung câu văn, các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng khi miêu tả, cách dùng từ của tác giả có gì đặc sắc để tạo nên cái đẹp của câu văn, bài văn.

- Gọi HS trình bày phần bài làm của mình.

GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS (Nếu có)

- Nhận xét, khen những HS phát hiện đợc những chi tiết hay trong bài văn và giải thích được lý do.

C. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà.

- 4 HS tiếp nối phát biểu: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Một chuyên gia máy xúc. Kỳ diệu rừng xanh. Đất Cà Mau.

- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.

- HS nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm vào vở bài tập.

Ví dụ: a) Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

- Em thích chi tiết: Trong vòng lắc lư những chùm quả ... chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Vì tác giả quan sát sự vật rất tinh tế. Từ Vàng lịm tả màu sắc của chùm quả xoan, gợi cảm giác ngọt của quả xoan chín mọng. Tác giả dùng hình ảnh so sánh những chùm quả xoan chín mọng như những chuỗi tràng hạt khổng lồ thật chính xác và tinh tế.

- 5 HS trình bày.

- HS lắng nghe.

...

BUỔI CHIỀU CHÍNH TẢ

TIẾT 10: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 4) I/MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:- Lập được bảng từ ngữ ( DT, ĐT,TT, thành ngữ tục ngữ) về chủ điểm đã học

2/ Kĩ năng: - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo y/c của BT2.

3/ Thái độ: HS tích cực làm bài II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1/ Giáo viên: - Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ bảng từ bgữ ở BT1, BT2.

2/ Học sinh: VBT, SGK

III/CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Giới thiệu: 2’

GV nêu MĐ,YC của tiết học

(9)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV ghi đề bài lên bảng

2./Hướng dẫn ôn tập : 33’

Bài tập1:

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT

Bài tập1:

- HS làm việc theo nhóm-Đại diện nhóm lên trìng bày-cả lớp nhận xét

HS lên bảng dán kết quả thảo luận – GV chốt những từ HS tìm đúng : Việt Nam Tổ quốc

em

Cánh chim hoà bình Con người với thiên nhiên

Danh từ

Tổ quốc,đất nước, giang sơn, quốc gia, nước non, quê hương, đồng bào, nông dân, công nhân,

Hoà bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai,niềm vui, tình hữu nghị,niềm mơ ước…

Bầu trời, biển ca, sông ngòi, kênh rạch, mương máng, núi rừng, núi đồi, đồng ruộng, nương rẫy,vườn tược…

Động từ, Tính từ

Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục,vẻ vang, giàu đẹp, cần cù, anh dũng, kiên cường, bất khuất,

Hợp tác, bình yên, thanh bình, thái bình, tự do, hạnh phúc, hân hoan, vui vầy, sum họp,

Đoàn kết, hữu nghị….

Bao la,vời vợi, mênh mông, bát ngát, xanh biếc, cuồn cuộn, hùng vĩ, tươi đẹp, khắc nghiệt, lao động, chinh phục, tô điểm

… Thành

Ngữ, Tục ngữ

Quê cha đất tổ, giang sơn gấm vóc, non xanh nước biếc, yêu nước thương nòi, lá rụng về cội, quê hương bản quán, muôn người như một, chịu thương chịu khó, trâu bảy năm còn nhớ chuồng

Bốn biển một nhà, vui như mở hội, kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật, chung tay góp sức, chia ngọt sẻ bùi, đoàn kết là sức mạnh, nối vòng tay lớn, người với người là bạn

……

Lên thác xuớng ghềnh, góp gió thành bão, muôn hình muôn vẻ, thẳng cánh cò bay, cày sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn, chân cứng đá mềm, mưa thuận gió hoà, bão táp mưa sa, đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa…

Bài tập 2: Thực hiện như bài tập 1 – HS hoạt động theo nhóm – GV chốt kết quả đúng

Bảo vệ Bình yên Đoàn kết Bạn bè Mênh

mông Từ đồng

nghĩa

giũ gìn, gìn giữ

bình an, yên bình, thanh bình

yên ổn,

đoàn kết liên kết liên hiệp…

bạn hữu, bầu bạn, bè bạn

bao la bát ngát mênh mang Từ trái phá hoại bất ổn chia rẽ kẻ thù chật chội

(10)

nghĩa tàn phá

tàn hại phá phách

phá huỷ huỷ hoại huỷ diệt

náo động náo loạn…

phân tán mâu thuẫn xung đột

kẻ địch thù địch

chật hẹp hạn hẹp

3./Củng cố – dặn dò : ( 5’ ) - GV nhận xết tiết học.

- Yêu cầu những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.

- Chuẩn bị tiết sau : Ôn tập giữa học kỳ tiết 5

...

THỰC HÀNH TOÁN

LUYỆN TẬP CỘNG CÁC SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu Biết:

1/ Kiến thức: - Cộng hai số thập phân.

- Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.

2/ Kĩ năng: Rèn tính toán nhanh 3/ Thái độ: HS tích cực làm bài II. Đồ dùng dạy học

- Vở thực hành

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài Trực tiếp.

2. Luyện tập

Bài 1: Đặt tính rồi tính - Đọc yêu cầu bài + Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV quan sát, giúp đỡ HS chưa hoàn thành.

- GV nhận xét.

Bài 2: Tính

- Đọc yêu cầu bài + Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV quan sát, giúp đỡ HS chưa hoàn thành.

- GV nhận xét.

Bài 3:

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS nêu.

- Lớp làm vở, 2 HS làm bảng phụ.

- Chữa bài.

a. 68,2 + 24,5 b. 24,72 + 8, 85 c. 65,8 + 123, 29 d. 0,234 + 0, 859 - Treo bảng, chữa bài.

- 1 HS đọc.

- 1 HS làm bảng, lớp làm vở a. 6,38 + 25,46 + 9,36

b. 30,09 + 43,92 + 8,26 c. 0,86 + 0,09 + 0,9 - Treo bảng, chữa bài.

(11)

- Cái bàn dài 1,5m. Cái bảng dài hơn cái bàn 2,4m. Hỏi cái bảng dài bao nhiêu mét?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà.

- 1HS đọc bài toán

- HS làm bài và trình bày bài.

Bài giải Cái bàn dài là:

1,5 + 2,4 = 3,9 (m) Đáp số: 3,9m - Treo bảng, chữa bài.

- HS lắng nghe.

...

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 06 / 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2020 TOÁN

TIẾT 49: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Kiến thức:

+ Củng cố cộng hai số thập phân.

+ Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân

+ Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học; tìm số trung bình cộng.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng và giải toán liên quan.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ GV: bảng nhóm, SGK.

2/ HS: Vở, sgk.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ. (3’)

- Muốn cộng hai số thập phân ta làm ntnào?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới.

HĐ1. Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1: Tính rồi so sánh. (7’)

- GV kẻ sẵn như SGK lên bảng.và giới thiệu từng cột sau đó yêu cầu HS tính giá trị của a + b và b+a sau đó so sánh - GV và HS củng cố lại cách cộng hai số thập phân và rút ra tính chất giao hoán.

Bài 2. Tính rồi thử lại bằng tính chất giao hoán. (9’)

- HS nêu.

- Lớp nhận xét.

Bài 1

- HS làm việc cá nhân.

- Đại diện 2 em làm bảng

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS làm nháp và bảng lớp.

- HS làm việc cá nhân theo Y/c của bài vào vở, 1 em chữa bảng.

- Lớp nhận xét chốt kết quả đúng.

Bài 2

(12)

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài - GV và HS cùng chữa bài.

- Củng cố lại cách thực hiện phép cộng (chú ý cách đặt tính và cách thử lại.)

Bài 3. (8’) Y/c HS đọc kĩ đề bài và tự giải.

+ Hãy nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài.

- GV thu vở chấm chữa bài.

- Củng cố lại cách tính chu vi HCN.

Bài 4. Y/c HS đọc đề phân tích đề và làm bài. (9’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Nêu cách tìm số trung bình cộng.

- GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài.

- GV và HS cùng chữa bài, củng cố lại cách tính trung bình cộng.

III. Củng cố dặn dò.(4’)

- Nêu cách thực hiện cộng 2 số thập phân.

- Dặn HS về ôn bài và làm bài tập.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ làm bài.

- 3HS lên bảng lớp làm VBT.

- Lớp n/xét chốt lại kết quả đúng

* Kết quả:

a. 13,26 b. 70,05 c. 0,16 Bài 3

- HS đọc yêu cầu.

-HS tóm tắt bài toán rồi làm bài vào vở.1 em làm phiếu to để chữa bài.

* Lời giải:

Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhất là: 16,34 + 8,32 = 24,66 (m) Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó

là: (24,66 + 16,34) x 2 = 82 (m) Đáp số: 82 m

Bài 4

- HS đọc yêu cầu.HS làm bài - 1HS lên bảng - lớp làm VBT - Lớp n/xét chốt lại kết quả đúng.

* Lời giải:

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:

(314,78 + 525,22) : 14 = 60 (m) Đáp số: 60 (m)

- HS nêu cách cộng hai số thập phân.

- HS lắng nghe.

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I ( Tiết 5 ) I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: - Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng

- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.

2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch.

3/ Thái độ: HS tích cực làm bài II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên: - Phiếu tên bài tập đọc và HTL - Một số trang phục để HS diễn vở kịch Lòng dân 2/ Học sinh: VBT, SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC:

(13)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/Kiểm tra bài cũ : 5’

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2/Bài mới : 30’

-Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ tập đóng vai để diễn một cảnh của vở kịch Lòng dân

a. Kiểm tra tập đọc và HTL : 10’

Thực hiện như tiết 1 - GV nhận xét

b. Hướng dẫn HS làm bài tập 2 Cho hS đọc yêu cầu bài tập 2

GV giao việc : Nêu tên các nhân vật có trong đoạn trích vở kịch Lòng dân.

- Nêu tính cách của từng nhân vật.

Chọn một cảnh trong đoạn trích và nhóm phân vai để tập diễn

Cho HS làm bài

- GV nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên hay nhất 3/Củng cố - Dăn dò: 5’

- Gv nhận xét tiết học, kích lệ nhóm HS diễn kịch giỏi.

- Chuẩn bị : Ôn tập tiếp theo.

- HS đọc và trả lời câu hỏi Bài tập 2

- HS đọc yêu cầu bài tập.

HS làm bài theo yêu cầu của GV

Dì Năm: Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ

An : Thông minh, nhanh trí, biết làm kẻ địch không nghi ngờ

Chú cán bộ : Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân

Lính : Hống hách

Cai : Xảo quyệt, vòi vĩnh HS diễn một đoạn kịch - Lớp nhận xét

...

BUỔI CHIỀU LỊCH SỬ

Tiết 10: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: - Nêu lại một vài nét về cuộc mít tinh ngày 2-9- 1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập:

+ Ngày 2- 9- 1945 nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên chính phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc.

2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng ghi nhớ : Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

3/ Thái độ: HS ham tìm hiểu về lịch sử và yêu quý Bác Hồ và đất nước

(14)

* Giảm tải: Không yêu cầu tường thuật, chỉ nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Giáo viên: - Bài giảng điện tử 2/ Học sinh: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ

+ Em kể lại cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19 - 8 - 1945?

+ Thắng lợi của cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào với dân tộc ta?

- GV nhận xét HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- GV cho HS quan sát các hình minh hoạ về ngày 2 - 9 - 1945 và yêu cầu HS nêu tên sự kiện lịch sử được minh hoạ.

- Trong giờ học này chúng ta cùng tim hiểu về sự kiện lịch sử trọng đại này của dân tộc trong bài Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

2. Các hoạt động

a. Hoạt động 1: Quang cảnh Hà Nội ngày 2 - 9 - 1945

- Y/c đọc SGK và dùng tranh minh hoạ miêu tả quang cảnh của Hà Nội vào 2 - 9 - 1945.

- GV tổ chức cho HS thi tả quang cảnh của Hà Nội vào 2 - 9 - 1945.

- Tuyên dương HS được bình chọn.

- Chốt ý chính về quang cảnh ngày 2/9/1945

b. Hoạt động 2: Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập.

- Buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc ta diễn ra như thế nào?

- Tổ chức cho HS nêu một số nét của buổi lễ tuyên bố độc lập trước lớp.

- Khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dừng lại để làm gì?

- Theo em, việc Bác dừng lại để hỏi nhân

- 2 HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Đó là ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

- HS làm việc nhóm bàn.

- 2 HS lên bảng thi tả.

- Lớp bình chọn bạn tả hay, hấp dẫn nhất.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm 4.

- Mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày.

- Bác dừng lại để hỏi : "Tôi nói đồng bào có nghe rõ không ?"

- Bác rất gần gũi, giản dị và vô cùng

(15)

dân "Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?"

cho thấy tình cảm của người đối với nhân dân như thế nào?

- KL những nét chính về diễn biến. Mở rộng tên của các thành viên trong chính phủ lâm thời.

c. Hoạt động 3: Một số nội dung cơ bản tuyên ngôn độc lập

- Hãy trao đổi với bạn bên cạnh và cho biết nội dung chính của đoạn trích bản tuyên ngôn độc lập.

- Kết luận nội dung bản TNĐL.

d. Hoạt động 4: ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 - 1945

- Sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 - 1945 đã khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở Việt Nam? Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào ? Những việc đó tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc ta? Thể hiện điều gì về truyền thống của người Việt Nam?

- Nhận xét kết quả thảo luận của HS và kết luận.

C. Củng cố, dặn dò

- Ngày 2 - 9 - 1945 là ngày kỉ niệm gì của dân tộc ta ? Hàng năm, gia đình và địa phương em đã làm gì để kỷ niệm ngày này?

- Hãy phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ trong ngày 2 - 9 -1945.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà.

kính trọng nhân dân. Vì lo lắng nhân dân không nghe rõ được nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập, một văn bản có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử đất nước nên Bác trìu mến hỏi : "Tôi nói... rõ không?"

- HS lắng nghe.

- HS trao đổi cặp để tìm hiểu nội dung chính của bản tuyên ngôn độc lập.

- Một vài HS nêu ý kiến trước lớp.

Cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

- HS thảo luận nhóm bàn để trả lời

- 2 nhóm cử đại diện trình bày ý kiến.

- Cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến trước lớp.

- Một số HS trình bày.

- HS lắng nghe.

...

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I ( Tiết 6) I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghiã để thay thế theo y/c BT1, 2 2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa 3/ Thái độ: HS tích cực làm bài

(16)

* Giảm tải: Không làm bài 3 II./ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bút dạ và một số tờ phiếu kẻ bảng nội dung bài tập 1 - Một vài tờ phiếu viết nội dung BT2

- Bảng phụ kẻ bảng phân loại – BT4 III./CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1/Kiểm tra bài cũ : 5’

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2./Bài mới : 30’

2.1Giới thiệu bài :GV nêu MĐ, YC của tiết học

2.2./Hướng dẫn giải bài tập:

HĐ1:BT1

Cả lớp và GV góp ý

HS làm việc độc lập –HS làm bài trên phiếu dán kết quả trên bảng lớp . Từ dùng

không chính xác

Lí do (giải thích miệng Thay bằng từ đồng nghĩa

bê(chén nước) bảo(ông)

Chén nước nhẹ không cần bê Cháu bảo ông thiếu lễ độ

bưng mời vò(đầu) Vò là chà đi xác lại, làm cho rối,

nhàu nát hoặc làm cho sạch:

không thể hiện đúng hành động của ông vuốt tay nhẹ nhàng lên tóc cháu.

xoa

thực hành (xong bài tập)

Thực hành là việc chỉ chung áp dụng lý thuyết vào thực tế:không hợp với việc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể như bài tập

làm

HĐ2:BT2 GV dán phiếu 2 HS lên bảng làm

Sau đó GV cho HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ

BT3 : ( Giảm tải)

HĐ4:BT4 GV cho HS đặt câu đúng với những nghĩa đã cho của từ đánh.

5./Củng cố – dặn dò : (3’) -GV nhận xét tiết học

-GV dặn HS chuẩn bị giáy bút cho tiết kiểm tra đọc hiểu giữa học kỳ I

HS làm việc độc lập

Giải: no; chết; bại; đậu; đẹp

HS làm việc độc lập-HS nối tiếp nhau đọc.

Bài 4

a)Bố em không bao giờ đánh con.

Đánh bạn là không tốt.

b)Lan đánh đàn rất hay.

Hùng đánh trống rất cừ.

c)Mẹ đánh xoong,nồi sạch bong.

Em thường đánh ấm chén giúp mẹ.

...

(17)

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 06/ 11/ 2020

Ngày giảng : Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2020 Toán

Tiết 50: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Tính tổng nhiều số thập phân.

- Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1/ Giáo viên: - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng số của bài 2.

2/ Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết trước.

- GV nhận xét và tuyên dương.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

2. Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân

a. Ví dụ:

- GV nêu bài toán ví dụ: Có ba thùng đựng dầu, thùng thứ nhất có 27,5l, thùng thứ hai có 36,75l, thùng thứ ba có 14,5l. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu?

- Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả 3 thùng?

- Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 +14,5?

- Gọi HS cộng đúng lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp theo dõi.

- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- HS theo dõi nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nghe và tóm tắt, phân tích bài toán ví dụ.

- Tính tổng 27,5 + 36,75 +14,5 - HS trao đổi với nhau và cùng tính.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- HS vừa lên bảng nêu, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến để thống nhất.

+ Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.

(18)

- GV nhận xét và nêu lại ví dụ : Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai STP.

- GV yêu cầu HS cả lớp cùng đặt tính và thực hiện lại phép tính trên.

b. Bài toán

- GV nêu bài toán: Người ta uốn sợi dây thành hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 8,7dm; 6,23dm;

10dm. Tính chu vi của hình tam giác đó.

- Em hãy nêu cách tính chu vi hình tam giác?

- Yêu cầu HS giải bài toán trên.

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp.

- Nêu cách tính: 8,7 + 6,25 + 10 ? - GV nhận xét.

3. Luyện tập

Bài 1: HS có năng khiếu làm cả bài - Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân.

+ Cộng như cộng với số tự nhiên.

+ Viết dấu phẩy vào cột thẳng cột với dấu phẩy của các số hạng.

- HS lắng nghe.

- HS đặt tính và thực hiện ngoài nháp.

- HS nghe và tự phân tích bài toán.

- Muốn tính chu vi của hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải Chu vi của hình tam giác là:

8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm)

Đáp số : 24,95dm - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a, 5,27 + 14,35 9,25 28,87

b, 6,4 +18,36 52 76,76

c , 20,08 + 32,91 7,15 60,14

d, 0,75 + 0,08 0,8 1,63 - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng

- Khi viết dấu phẩy ở kết quả chúng ta phải chú ý điều gì?

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp.

- Giá trị của biểu thức (a + b) + c như thế nào với giá trị của biểu thức a + (b

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- Dấu phẩy ở kết quả phải thẳng hàng với các số hạng.

- HS đọc thầm đề bài trong SGK.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm.

- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.

(19)

+ c) khi ta thay các chữ bằng cùng một bội số?

- GV viết lên bảng : (a + b) + c = a + (b + c)

- Em gặp biểu thức trên khi học tính chất nào của phép cộng các số tự nhiên ?

- Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên?

- Theo em, phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không, vì sao?

Bài 3:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

a) 12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89 = 14 + 5,89

= 19,89

c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 = (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2) = 10 + 10

= 20

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng giải thích cách làm bài của mình.

C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS theo dõi.

- Khi học tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên ta cũng có : (a + b) + c = a + (b + c)

- 1 HS phát biểu.

- HS trao đổi và nêu.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 4 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.

b) 38,6 + 2,09 + 7,91 = 38,6 + (2,09 + 7,91) = 38,6 + 10

= 48,6

d) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,05 = (7,34 + 2,66) + (0,45 + 0,05) = 10 + 0,5

= 10,5

- HS nhận xét bài đúng/sai. Nếu sai sửa lại cho đúng.

- HS nêu như giải thích ở trên.

- HS lắng nghe.

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 10: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1( TIẾT 7) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS đọc kĩ bài, làm được bài tập đọc hiểu.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc thầm, hiểu ndung cho học sinh giúp các em có sự tư duy tốt.

3. Thái độ : Tích cực tự giác trong giờ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên: - Bảng phụ.

2/ Học sinh: - VBT..

(20)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

A/ Kiểm tra bài cũ: 5’

+ Đọc đoạn văn tả cảnh đã viết lại giờ trước?

- GV nhận xét

B/ Dạy bài mới: 30’

Hđ1. Giới thiệu bài: Trực tiếp Hđ2 Hướng dẫn học sinh ôn tập.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.

- GV giúp HS hiểu nghĩa từ.

Mầm non - đọc thầm SGK/98.

- GV nêu lại yêu cầu:

+ Đọc thầm bài rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ, suy nghĩ kĩ cộng với các kiến thức về từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đã học để làm bài.

- GV thu bài của HS chấm , nhận xét, chữa bài cho HS.

- GV trả bài để HS sửa bài.

C. Củng cố- dặn dò: 5’

- GV hệ thống lại các kiến thức vừa ôn.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn tập. Chuẩn bị bài sau.

- 2 HS đọc bài.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Lớp đọc thầm.

- HS suy nghĩ, tự làm bài vào vở.

* Đáp án:

Câu 1: ý d. mùa đông

Câu 2: ý a. Dùng những động từ chỉ hoạt động.

Câu 3: ý a. Nhờ những âm thanh…

Câu 4: ý b. Rừng thưa thớt…

Câu 5: ý c. Miêu tả sự uyển chuyển Câu 6: ý c. Trên cành cây …

Câu 7: ý a. Rất vội vã Câu 8: ý b. Tính từ

Câu 9: ý c. nho nhỏ, lim dim…

Câu 10: ý a. lặng im

- HS xem lại bài, rút kinh nghiệm.

...

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 20: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 8 ) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Củng cố về cách viết bài văn tả cảnh.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết bài văn tả cảnh ngôi trường.

3. Thái độ: Yêu cảnh đẹp trường lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(21)

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh 1. Bài mới :

a. GT bài: 1p

b. Tìm hiểu nd: 30p GV chép đề lên bảng:

- Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong những năm qua? .

- Đề bài yêu cầu gì ?

- GV gạch chân từ quan trọng.

- Cho 1 vài hs nêu chi tiết mình chọn tả?

- Nhắc nhở HS khi làm bài cần chú ý:

+ Bố cục, diễn đạt. Và chú ý sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.

- Cho HS làm bài.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV thu bài.

- GV nxét tiết. Nhắc HS cbị bài sau.

- Cho HS chép đề và làm bài.

- HS đọc đề.

- HS nêu

- Hs viết bài.

...

BUỔI CHIỀU THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP VỀ VỐN TỪ THIÊN NHIÊN. TỪ NHIỀU NGHĨA I. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: - Củng cố cho HS về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

2/Kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài tốt.

3/Thái độ: - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Giáo viên: - Bảng phụ 2/ Học sinh: Vở thực hành III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định: 1P 2.Kiểm tra: 5P

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới: 1P

a.Giới thiệu – Ghi đầu bài.

b. Tìm hiểu nội dung : 30P - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- HS nêu.

- HS đọc kỹ đề bài

- HS lên lần lượt chữa từng bài - HS làm các bài tập.

(22)

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập1: Chọn từ thích hợp: dải lụa, thảm lúa, kì vĩ, thấp thoáng, trắng xoá, trùng điệp điền vào chỗ chấm :

Từ đèo ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên…. ; phía tây là dãy Trường Sơn….., phía đông nhìn ra biển cả, Ở giữa là một vùng đồng bằng bát ngát biếc xanh màu diệp lục. Sông Gianh, sông Nhật Lệ, những con sông như …vắt ngang giữa…vàng rồi đổ ra biển cả. Biển thì suốt ngày tung bọt ….kì cọ cho hàng trăm mỏm đá nhấp nhô…dưới rừng dương.

Bài tập 2 :

H : Đặt các câu với các từ ở bài 1 ? + Kì vĩ

+ Trùng điệp + Dải lụa + Thảm lúa + Trắng xoá.

+ Thấp thoáng.

Bài tập 3 : (HSNK)

H : Đặt 4 câu với nghĩa chuyển của từ ăn ?

4.Củng cố dặn dò: 3p

- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.

Bài tập1:

Thứ tự cần điền là : + Kì vĩ

+ Trùng điệp + Dải lụa + Thảm lúa + Trắng xoá + Thấp thoáng.

Bài tập 2:

Gợi ý :

- Vịnh Hạ Long là một cảnh quan kì vĩ của nước ta.

- Dãy Trường Sơn trùng điệp một màu xanh bạt ngàn.

- Các bạn múa rất dẻo với hai dải lụa trên tay.

- Xa xa, thảm lúa chín vàng đang lượn sóng theo chiều gió.

- Đàn cò bay trắng xoá cả một góc trời ở vùng Năm Căn.

- Mấy đám mây sau ngọn núi phía xa.

Bài tập3:

Gợi ý :

- Cô ấy rất ăn ảnh.

- Tuấn chơi cờ rất hay ăn gian.

- Bạn ấy cảm thấy rất ăn năn.

- Bà ấy luôn ăn hiếp người khác.

- Họ muốn ăn đời, ở kiếp với nhau.

- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau

...

SINH HOẠT + KNS SINH HOẠT TUẦN 10( 20') I. MỤC TIÊU

- Giúp HS nhận thấy ưu , khuyết điểm của mình trong tuần học.

- HS có thái độ nghiêm túc thực hiện nề nếp của lớp và trường đề ra.

- Đề ra phương hướng tuần tới.

II. NỘI DUNG SINH HOẠT.

(23)

1. Lớp trưởng nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần học.

2. Giáo viên nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét

* Ưu điểm : ………

………

……….

……….

+ Nhược điểm:………

………

* Tuyên dương: ………

* Nhắc nhở : ………

3. Phương hướng hoạt động.

- Chuyên cần đi học đều đúng giờ.

- Tiếp tục giữ nề nếp trong và ngoài giờ học. Thi đua dạy tốt học tập tốt. Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp

- Rèn đọc, viết và kĩ năng tính.

- Rèn kĩ năng sống, sử dụng tiết kiệm điện nước, thực hiện tốt an toàn giao thông bảo vệ cơ sở vật chất, giữ môi trường xanh sạch đẹp.

- Thực hiện thường xuyên tiếng trống sạch trường. Duy trì tốt lao động ...

KĨ NĂNG SỐNG

BÀI 4: ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2) I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: - Biết được cách ứng xử văn minh nơi công cộng.

2/ Kĩ năng: - Tạo lập được thói quen ứng xử văn minh nơi công cộng.

3/ Thái độ: Ứng xử văn minh nơi công cộng.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Sách Thực năng sống- lớp 5. NXB Giáo dục VN III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động dạy

1. Khởi động: Cả lớp Hát

2. Dạy bài mới

-GTB : Bài 4: Ứng xử nơi công cộng HĐ3: Bài học

- Yc HS quan sát SGK, đọc chú thích của

- Đọc đầu bài – ghi vở.

(24)

từng phần.

1. Những việc cần làm để thể hiện xự ứng xử văn minh nơi công cộng: Nhóm.

*GV hướng dẫn cách làm:

- Gọi HS quan sát, đọc nội dung (Sách thực hành KNS ) , thảo luận trong nhóm

*YC thảo luận theo nhóm:

- Nhận xét và chốt ý kiến thích hợp nhất.

-GV kết luận

2. Những điều cần tránh: Nhóm đôi - HS thảo luận

- Gọi HS nêu những điều cần tránh - Nhận xét-bổ sung.

-KL: Cần ứng xử văn minh nơi công cộng.

HĐ4: Đánh giá, nhận xét

- GV hướng dẫn HS tô mầu vào phần 1: Em tự đánh giá: Cá nhân

- GV nhận xét.

- Quan sát và đọc.

-HS nghe

- HS thảo luận, lần lượt nêu ý kiến.

- Đại diện nhóm trả lời; nhận xét, bổ sung.

- Đại diện nhóm đọc bài học - HS thảo luận, lần lượt nêu ý kiến.

- Đại diện nhóm trả lời; nhận xét, bổ sung

- HS tô màu, trình bày ý kiến, NX.

3. Củng cố- dặn dò:

- Nêu bài học

- Thực hiện việc ứng xử văn minh nơi công cộng.

- Mang sách về yêu cầu phụ huynh ghi nhận xét ở cuối bài.

- 2 HS nhắc lại.

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta chúng ta cùng luyện về phép trừ hai số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số

Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta chúng ta cùng luyện về phép trừ hai số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số

-Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.. -Cộng như cộng các số

• Bước 1: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.. • Bước 2: Cộng như cộng các số

• Bước 1: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.. • Bước 2: Cộng như cộng các số

[r]

+ Nếu số dương lớn hơn hoặc bằng số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm. + Nếu số dương nhỏ hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi

Cộng hai số nguyên trái dấu ta bỏ dấu “–“ trước mỗi số, trong hai số nguyên dương vừa nhận được ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn.. Đặt dấu của số lớn hơn trước