• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31 Ngày soạn: 19/04/2019

Ngày giảng:Thứ hai ngày 22 tháng 04năm 2019 Tiết 1: Chào cờ

--- Tiết 2: Thể dục

GV BỘ MÔN DẠY

--- Tiết 3: Toán

Tiết 151: PHÉP TRỪ I – MỤC TIÊU;

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Củng cố các kiến thức về phép trừ các số tự nhiên, phân số, số thập phân.

b. Kỹ năng : Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2 ; Bài 3.

c. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- GV nhận xét, đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: Trực tiếp 1’

2.2, Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ.

10’

- GV viết lên bảng công thức của phép cộng

a - b = c

? Em hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó?

? Hãy nêu các tính chất của phép trừ mà em đã được học?

- 2 hs lên chữa bài tập 2(VBT/89) - 4 hs chữa miệng bài tập 4 (VBT/

90)

- HS nhận xét

- 1 Hs đọc phép tính.

+ a - b = c là phép trừ, trong đó a là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu của phép trừ,

a - b cũng là hiệu của phép trừ.

+ HS tiếp nối nhau nêu, hs khác

Nghe

Theo dõi

(2)

? Hãy nêu rõ quy tắc và viết công thức của các tính chất của phép trừ?

- Gv nhận xét câu trả lời của hs, sau đó yêu cầu hs mở SGK và đọc phần bài học về phép trừ.

2.3, Hướng dẫn hs luyện tập (SGK) 20’

* Bài tập 1: Tính rồi thử lại (theo mẫu)

- Gọi hs đọc đề bài.

? Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của 1 phép trừ có đúng hay không chúng ta làm như thế nào?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét bài làm của hs, yêu cầu hs nêu cách kiểm tra kết quả của phép trừ.

* Bài tập 2: Tìm X

- Gọi hs đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu em làm gì?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét bài làm của hs.

bổ sung:

+ Một số trừ đi chính nó.

+ Một số trừ đi 0.

+ Một số trừ đi chính nó: bất kì số nào trừ đi chính nó cũng bằng 0: a – a = 0

+ Một số trừ đi 0: bất kì số nào trừ do 0 cũng bằng chính số đó: a – 0

= a.

- 1 Hs đọc bài trước lớp.

+ Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của 1 phép trừ có đúng hay không chúng ta lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ, nếu có kết quả là SBT thì phép tính đúng.

- 2 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.

- 2 hs đổi vở kiểm tra và nhận xét - 3 hs nhận xét, chữa bài.

- 2 hs lần lượt giải thích cách làm.

a, 8923 – 4157 = 4766 Thử lại: 4766 + 4157 = 8923 27069 – 9537 = 17532

Thử lại: 17532 + 9537 = 27069 b, 158 - 152 = 156

Thử lại:

15 6 +

15 2 =

15 8

c, 7,284 – 5,596 = 1,688

Thử lại : 1,688 + 5,596 = 7,284 - 1 hs đọc đề bài và trả lời: tìm X.

- 2 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét bài của bạn.

- 2 hs nhận xét, chữa bài.

x + 5,84 = 9,16

x = 9,16 – 5,84 x = 3,32

Nghe Và nhắc lại câu trả lời

Đọc bài toán

Nghe

(3)

? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?

? Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào?

* Bài tập 3:

- Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng

- Gọi HS đọc bài

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng

3, Củng cố dặn dò 4’

? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?

? Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào?

- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS

x – 0,35 = 2,25

x = 2,25 + 0,35 x = 2,6

+ Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

+ Ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- 1 hs đọc đề bài toán trước lớp.

- Hs cả lớp làm bài vào vbt,2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra

Bài giải Diện tích trồng hoa là:

540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)

Diện tích đất trồng lúa và trồng hoa là:

540,8 + 155,3 = 696,1 (ha) Đáp số: 696,1 ha + Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

+ Ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Nghe

Nhắc lại câu trả lời

--- Tiết 4: Tập đọc

Tiết 61: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN I – MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

b. Kĩ năng: Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng (trả lời được các câu hỏi trong Sách giáo khoa).

c. Thái độ: Yêu thích môn học.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ.

(4)

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi hs đọc bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

? Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

? Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ?

- GV nhận xét, đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu bài : Trực tiếp 1’

2.2, Luyện đọc và tìm hiểu bài 30’

a, Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn - Gọi 3 HS nối tiếp đọc bài.

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - GV cho HS giải nghĩa từ khó.

? Thế nào là bồn chồn?

? Hớt hải nghĩa là gì?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài

- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1.

? Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?

? Nội dung chính đoạn 1?

- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời.

- Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.

- Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam. / Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài. / Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài...

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài.

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm - 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó

+ Bồn chồn là băn khoăn lo lắng + Hớt hải là hoảng hốt

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- Lắng nghe tìm cách đọc đúng - HS đọc thầm .

+ Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là đi rải truyền đơn.

+ Công việc đầu tiên

Theo dõi

Đọc 1 đoạn trong bài

Nghe

Theo dõi

(5)

- Gọi HS đọc đoạn 2

? Tâm trạng của chị út như thế nào khi lần đầu tiên nhận cộng việc này?

? Những chi tiết nào cho em biết điều đó?

? Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

? Nội dung chính đoạn 2?

? Vì sao chị út muốn được thoát li?

? Nêu nội dung chính đoạn 3?

? Hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV chốt lại và ghi bảng: Bài văn nói lên nguyện vọng và lòng nhiệt thành của 1 phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

c, Đọc diễn cảm

- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc toàn bài và nêu giọng đọc từng đoạn.

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 1 từ + Gv đọc mẫu.

? Nêu các từ ngữ cần nhấn giọng, chỗ ngắt nghỉ?

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét đánh giá.

3, Củng cố dặn dò 4’

? Hãy nêu những hiểu biết của em về bà Nguyễn Thị Định?

- Gv nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS

- 1 HS đọc, lớp theo dõi.

+ Chị hồi hộp, bồn chồn.

+ Chị thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm, đêm ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần.

Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng .

+ Chị Út mưu trí, dũng cảm hoàn thành nhiệm vụ.

+ Vì chị rất yêu nước, ham hoạt động, chị muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

+ Lòng yêu nước của chị Út - HS phát biểu, hs khác bổ sung.

- Hs nhắc lại

- 3 hs nối nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi.

+ Theo dõi GV đọc mẫu

+ “ Út có dám dải truyền đơn không?/...không biết giấy gì” .//

+ 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc theo cặp.

- 3 đến 5 hs thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, nhóm đọc hay nhất.

- Hs nêu

Đọc laị nội dung chính của bài

Nghe

(6)

--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Thể dục Gv bộ môn dạy

--- Tiết 2: Lịch sử địa phương

QUẢNG NINH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP(1945 – 1954) 1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức: Học sinh cần nắm và trình bày được:

- Giúp học sinh thấy được những khó khăn và sự lớn mạnh của nhân dân các dân tộc Quảng Ninh ta về mọi mặt trong quá trình kháng chiến.

- Cho học sinh thấy được sự kết hợp giữa các giai đoạn trong cuộc kháng chiến của nhân dân các dân tộc Quảng Ninh kết hợp với các chiến trường trong cả nước. Đặc biệt là các chiến trường chính đã kết thúc cuộc kháng chiến thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Quảng Ninh nói riêng.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá nhận định các sự kiện lịch sử.

c. Thái độ:

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

2. Đồ dùng:

1. Giáo viên:

2. Học sinh:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh 1.Kiểm tra bài cũ: (3phút)

- Em hãy trình bày diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ?

Gọi hs nhận xét

Gv nhận xét – tuyên dương 2* Giới thiệu bài mới: (1phút) Song song với cuộc kháng chiến của

- Từ 13/3 → 7/5/1954 chia làm 3 đợt + Đợt 1: Tiến công phân khu bắc gồm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo...

+ Đợt 2: Tiêu diệt căn cứ phía đông Mường Thanh, cuộc chiến diễn ra quyết liệt....

+ Đợt 3: Tiêu diệt các căn cứ còn lại của phân khu trung tâm và phân khu nam, đánh vào sở chỉ huy (7/5/1954)...

- 17 h30’ ngày 7/5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Hs nghe

Lắng nghe

-Lắng

(7)

toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược thì nhân dân các dân tộc Quảng Ninh cũng đoàn kết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc để giành lại độc lập cho dân tộc nói chung và nhân dân các dân tộc ở Quảng Ninh nói riêng. Cuộc kháng chiến đó diễn ra như thế nào?

Hôm nay chúng ta học bài:

Hoạt động 1: (15 phút): Tìm hiểu cuộc Đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến( từ tháng 9 – 1945 đến tháng 12 – 1946)

* GV : yêu cầu học sinh đọc SGK mục 1.?: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thình hình Quảng Ninh ta như thế nào?

GV : Một số địa bàn trong tỉnh lúc đó chính quyền chưa về tay nhân dân như : Đầm Hà, Ba Chẽ, Móng Cái...Từ tháng 9 đến tháng 11 – 1945, Một bộ phận quân Trung Hoa Dân Quốctiến vào Hòn Gai, Quange Yên, Đông Triều...Làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật ; Theo sau là tổ chức phản cách mạng

“ Việt Cách” khoảng 600 tên do Vũ Kim Thành cầm đầu nhằm thực hiện âm mưu cướp chính quyền cách mạng .

?: Trước tình hình đó quân và dân Quảng Ninh đã có chủ trương gì ?

GV : Quán triệt chủ trương sách lược của Đảng và Chính phủ, quân và dân Quảng Ninh vừa mềm dẻo, khéo léo đối phó với quân Trung

- Ngoài khó khăn chung, Quảng Ninh còn gặp nhiều khó khăn riêng như : một số nơi trên địa bàn tỉnh chính quyền chưa thuộc về nhân dân, còn bị quân Trung Hoa Dân Quốc và tay say chiếm đóng từ trước, lưc lượng thổ phỉ hoành hành..

Hs lắng nghe

-Là phải bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng

nghe

-Lắng nghe

-Lắng nghe

Lắng nghe Nhắc lại câu trả lời

(8)

Hoa Dân Quốc ; vừa kiên quyết ngăn chặn âm mưu và hành động chống phá cách mạng của bọn phản cách mạng

?: Quân và dân Quảng Ninh đã làm gì để bảo vệ chính quyền cách mạng ?

GV : Ngay sau khi thành lập, chính quyền cách mạng các cấp đã vân động nhân dân tham gia SX, đẩy lùi nạn đói, tham gia phong trào bình dân học vụ thanh toán nạn mù chữ.

Giữa năm 1946, nhân dân các dân tộc ở Quảng Yên, Hải Ninh, Đặc khu HònGai tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã và tỉnh;

Ubhanhf chính các cấp thay thế UBND lâm thời.

- Tháng 8 – 1946, chính quyền dân chủ nhân dân huyện Ba Che, Móng Cái được thành lập. => Toàn bộ chính quyền hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh thuộc về tay nhân dân ta.

GV : yêu cầu học sinh đọc SGK mục 2.

?: Sau hiệp định sơ bộ được kí tình hình Quảng Ninh như thế nào?

Ngày 15 – 4 – 1946, Pháp cho kéo hơn 100 lính Pháp từ miền Nam ra chiếm đóng Hòn Gai, Cẩm

Phả..Vừa tới nơi chúng đã gây ra nhiều tội ác đối với nhân dân ta, điển hình vụ tàn sát tại Lán Bè (Hòn Gai) ngày 7 – 7 – 1946 làm 90 người chết, hang trăm người bị thương

-Cho một trung đội ra Tiên Yên kết hợp với nhân dân địa phương thành lập đội du kích, dẹp tan lực lượng phỉ ; kết hợp với dân quân, du kích các huyện Đình Lập, Bình Liêu quét sạch phỉ ở huyện Đầm Hà ; thành lập chính quyền ở các huyện - Tham gia Bầu cử Quốc hội ; Xây dựng chính quyền trong toàn tỉnh ( Quảng Yên và Hải Ninh

Pháp kéo ra chiếm đong Hòn Gai , Cẩm Phả..., tàn sát nhân dân ta dã man

Lắng Nghe

Nghe và nhắc lại câu trả lời

(9)

?: Trước sự khiêu khích của thực dân Pháp như vậy Quân và dân Quảng Ninh tích cực chuẩn bị kháng chiến như thế nào?.

GV : Trước sự khiêu khích của Pháp, một mặt ta tổ chức mít tinh, biểu tình phản đối hành động dã man của địch, đòi cải thiện đời sống của công nhân; một mặt ta khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng làng chiến đấu ngăn chặn quân Pháp tấn công mở rộng vùng chiếm đóng: Điển hình các nơi như:

Đại đội Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo ở Quảng Yên, Đội quyết tử của thị xã Hòn Gai, các trung đội Tam Hợp, Quang Hanh ở Cẩm Phả, Đội du kích của huyện Đình Lập (nay thuộc Lạng Sơn), Tiên Yên...

* Hoạt động 2: ( 20 phút): Tìm hiểu quân và dân các dân tộc Quảng Ninh trực tiếp kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)

- Cuối năm 1946, thực dân Pháp tập trung quân ở các thị xã, khu mỏ khống chế các đường giao thông thủy, bộ của ta. Sáng 20 – 12 – 1946 chúng đưa tối hậu thư đòi UB hành chính Đặc Khu Hòn Gai đầu hàng;

đến 11 giờ cùng ngày chúng cho quân đánh chiếm các công sử của ta GV : yêu cầu học sinh đọc SGK mục 1.

?: Nêu những đóng góp của quân và các dân tộc Quảng Ninh trong giai đoạn kháng chiến 1946 – 1950?

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, quân và các dân tộc Quảng

Ta xây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị chiến đấu

Lắng nghe

Lắng nghe

Ta đánh địch giam chân chúng ở thị xã Hòn Gai, Cẩm Phả cho các cơ quan quân dân – chính Đảng rút ra ngoài an toàn.

- Đánh địch trên đường Đồng Đăng – Yên Lập – Việt Hưng.

- Kết hợp với chiến trường Việt Bắc mở các chiến dịch

Lắng nghe

Nghe

Nghe

(10)

Ninh đã tổ chức đánh địch như: Hòn Gai, Cẩm Phả, nhà máy sàng Cửa Ông, cơ khí Cẩm Phả, lực lượng tự vệ đã chiến đấu dũng cảm như đêm 24 – 12 diễn ra tại Hà Lầm tiêu diệt gần 30 tên..

- Cuối tháng 2 – 1947, Pháp tăng cường mở rọng xâm lược Uông Bí, Đông Triều ( Quảng Yên)

- 3 – 1947, Thành Lập liên tỉnh ủy Quảng Hồng trực tiếp lãnh đạo kháng chiến...( SGK lịch sử tỉnh Quảng Ninh – 22 – 23)

?: Nêu những trận đánh lớn của nhân dân các dân tộc Quảng Ninh trong giai đoạn 1950 – 1954?

Hs Trả lời Nghe

3. Củng cố bài học: ( 4 phút):

? Nêu những đóng góp to lớn của quân và dân Quảng Ninh trong kháng chiến chống thực dân Pháp?

? Nêu những trận đánh lớn của quân và dân Quảng Ninh trong kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn tỉnh?

--- Tiết 3: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Ngày soạn: 20/04/2019

Ngày giảng:Thứ ba ngày 23 tháng 04 năm 2019 Tiết 1: Toán Tiết 152 : LUYỆN TẬP I – MỤC TIÊU :

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Củng cố về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên, phân số, số thập phân.

b. Kỹ năng : Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2.

c. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(11)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Gv nhận xét đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: Trực tiếp 1’

2.2, Hướng dẫn học sinh luyện tập SGK (160) 30’

* Bài tập 1: Tính

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

? Em có nhận xét gì về các biểu thức trong bài tập 1?

- Yêu cầu hs làm bài

- Gọi hs nhận xét bài của bạn trên bảng.

- Gv nhận xét, chốt lại.

? Trong biểu thức chỉ có phép cộng và trừ ta thực hiện như thế nào?

* Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

? Dựa vào đâu để tính bằng cách thuận tiện nhất?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài theo cặp.

- Yêu cầu 2 cặp hs làm bài trên bảng phụ.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng nhóm.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

2 hs lên chữa bài tập 2 (VBT/91) - 1 hs lên chữa bài tập 4 (VBT/91) - HS nhận xét

- 1 hs đọc trước lớp.

+ Có biểu thức có 2 phép tính.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- 2 hs nhận xét, chữa bài.

12 8 84 56 84

7 49 12

1 84 49 12

1 7 2 12

7

b, 594,72 + 406,38 - 329,47

= 1001,1 - 329,47 = 679,63 + Hs: Ta thực hiện từ trái sang phải.

- 1 học sinh đọc trước lớp.

+ Dựa vào tính chất của phép cộng và phép trừ để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.

- 2 hs ngồi cạnh nhau cùng trao đổi và làm bài.

- 2 cặp hs làm bài xong, dán bài lên bảng trình bày kết quả.

- 2 Học sinh nhận xét, chữa bài.

2 1 1 4) 1 4 (3 11)

4 11 (7 4 1 11

4 4 3 11

7

99 30 99 42 99 ) 72 99 14 99 (28 99 72 99 14 99 28 99

72

c/ 69,78+35,97+30,22

=(69,78+30,22)+35,97

=100+35,97=135,97 d/83,45-30,98-42,47

Theo dõi

Theo dõi

Nghe Nhắc lại câu trả lời

Theo dõi

(12)

- Gv yêu cầu hs giải thích cách làm của mình.

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu hs tóm tắt bài toán.

- GV yêu cầu hs làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các hs còn lúng túng.

+ Tìm phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng.

+ Tìm phân số chỉ số tiền lương để dành được.

+ Tìm tỉ số phần trăm tiền lương để dành được của mỗi tháng.

+ Tìm số tiền để dành được mỗi tháng.

- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng phụ.

- Gv nhận xét, đánh giá.

3, Củng cố dặn dò 4’

? Để thực hiện tính thuận tiện giá trị của biểu thức có phép cộng và phép trừ ta làm thế nào?

- GV nhận xét tiết học . - Dặn dò HS.

=83,45-(30,98+42,47 ) = 83,45-73,45=10

- HS nối tiếp nhau giải thích, mỗi hs chỉ giải thích 1 trường hợp.

- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm trong SGK.

- 1 hs tóm tắt bài toán trước lớp.

- 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng thánh là:

20 17 4 1 5

3 (số tiền lương)

a, Tỉ số tiền lương gia đình đó để dành là:

1 - 1720 10015 15%

b, Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là:

400000015:100= 600000 (đồng) Đáp số: a,15%;

b,600000 đồng - 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

- 2 hs nối tiếp nhau nêu.

- Ta vận dụng tính chất giao hoán tính chất kết hợp của phép cộng và tính chất phân phối của phép cộng và phép trừ

Nghe

Đọc đề bài

Nghe

Nghe

--- Tiết 2: Luyện từ và câu

Tiết 61: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ I – MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quí của phụ nữ Việt nam.

(13)

b. Kỹ năng : Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một câu với một trong ba câu tục ngữ ở BT2.

c. Thái độ : Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng. Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản

(Không làm bài tập 3 theo chương trình giảm tải) II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ - Từ điển hs

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi HS lên bảng đặt câu có sử dụng dấu phẩy?

? Nêu tác dụng của dấu phẩy?

- Gv nhận xét, kết luận bài giải đúng.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: trực tiếp 1’

2.2, Hướng dẫn hs luyện tập 30’

* Bài tập 1: SGK(129):

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu hs làm bài theo cặp.

- Gọi hs phát biểu.

- Yêu cầu hs giải thích vì sao em lại đồng ý như vậy. Gợi ý hs có thể lấy ví dụ trực tiếp trong cuộc sống mình chứng kiến để giải thích.

- Nếu hs giải thích chưa rõ thì GV có thể giải thích nghĩa của từ để các em hiểu rõ.

- 3 hs lên bảng

+ Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.Dấu phẩy ngăn cách các vế trong câu ghép

- HS nhận xét

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời từng câu hỏi của bài.

- Hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.

- Hs nối tiếp nhau giải thích.

a, Anh hùng: có tài năng khí phách làm nên những việc phi thường

+ Bất khuất: không chịu khuất phục trước kẻ thù

+ Trung hậu: chân thành và tốt bụng với mọi người

+ Đảm đang: biết gánh vác lo toan mọi việc

b, Những từ chỉ phẩm chất của

Theo dõi

Nghe

Nghe

(14)

- Gọi hs đặt câu để hiểu rõ thêm về nghĩa của các từ đó.

- GV nhận xét chốt lại.

* Bài tập 2: SGK(129):

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs tự làm bài theo nhóm 4.

- Gọi nhóm làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài, yêu cầu hs cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng - Yêu cầu hs đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài.

- Yêu cầu HS năng khiếu đặt câu với mỗi câu thành ngữ vừa nêu

* Bài tập 3: SGK(129): giảm tải

phụ nữ Việt Nam: chăm chỉ, cẩn cù, nhân hậu, khoan dung độ lượng, dịh dàng, biết quan tâm đến mọi người...

- Hs nối tiếp nhau đặt câu.

Ví dụ:+ Mẹ em rất đảm đang.

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi, 1 nhóm hs viết vào giấy khổ to.

- Nhóm hs làm bài trên giấy báo cáo kết quả làm việc, hs cả lớp nhận xét, bổ sung.

a, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn

+ Nghĩa: người mẹ bao giừo cũng nhường những gì tốt nhất cho con + Phẩm chất: lòng thương con đức hi sinh, nhường nhịn của mẹ

b, Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi

+ Nghĩa: khi nhà khó khăn phải trông cậy vào vợ hiền. Đất nước có giặc phải nhờ cậy vị tướng giỏi + Phẩm chất: phụ nữ giỏi giang đảm đang là người giữ gìn hạnh phúc gia đình

c, Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh + Nghĩa: khi đất nước có giặc thì phụ nữ cũng tham gia đánh giặc + Phẩm chất: phụ nữ dũng cảm anh hùng

- 3 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

VD HS có thể đặt :

+ Mẹ nào cũng chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con. Bác Nga là một người như thế, suốt ngày tần tảo vất vả chăm sóc con cái.

+ Cô Lan rất đảm đang, chồng cô là bộ đội đóng quân ở Trường Sa.

Đọc yêu cầu

Nghe

Nghe

Nghe

(15)

3, Củng cố, dặn dò 4’

- GV hệ thống nội dung bài.

? Hãy nêu những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

- GV nhận xét tiết học

Hôm trước nghe đài báo sắp có bão, cô tự chặt cành của những cây to quanh nhà. Bà em nhìn thấy vậy liền nói: Đúng là nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.

+ Nói đến nữ anh hùng Út Tịch, mọi người nhớ ngay đến câu tục ngữ: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

Phẩm chất: lòng thương con đức hi sinh, nhường nhịn của mẹ, phụ nữ giỏi giang đảm đang, phụ nữ dũng cảm....

--- Tiết 3: Khoa học

Tiết 61: ÔN TẬP : THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I - MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Ôn tập về : Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Môt số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con. Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.

b. Kỹ năng : Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng; nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.

c. Thái độ : Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống. Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu học tập cá nhân.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh 1, Kiểm tra bài cũ: 5’

+ GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 60.

- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

+ Nói những điều em biết về hổ.

+ Nói những điều em biết về hươu.

Theo dõi

(16)

+ Nhận xét, đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: Trực tiếp 1’

2.2, Hướng dẫn các hoạt động 30’

- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu trong khoảng 15 phút.

- GV viết các biểu điểm lên bảng.

- GV gọi HS chữa bài,

- GV thu bài, kiểm tra việc chữa bài, của HS.

- Nhận xét bài làm của HS.

+ Tại sao khi hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?

- Nhận phiếu bài tập làm bài - 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài và dựa vào biểu điểm trên bảng chấm bài cho bạn.

Nhận phiếu bài tập

Phiếu học tập

Ôn tập: thực vật và động vật Họ và tên:……….

Lớp:………..

1. Chọn các từ trong ngoặc (sinh dục, nhị, sinh sản, nhuỵ) để điền vào chỗ…… trong các câu cho phù hợp.

Hoa là cơ quan………..của những loài thực vật có hoa. Cơ quan……….đực gọi là………cơ quan sinh dục cái gọi là……….

2. Viết chú thích vào hình cho đúng.

3. Đánh dấu x vào cột cho phù hợp:

Tên cây Thụ phấn nhờ gió Thụ phấn nhờ côn trùng

Râm bụt Hướng dương Ngô

4. Chọn các từ, cụm từ trong ngoặc (trứng, thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái) để điền vào….. trong các câu sau:

- Đa số các loài vật chia thành hai giống…………..Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra………..Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra………..

- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự………..hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành………., mang những đặc tính của bố và mẹ.

5. Đánh dấu x vào cột cho phù hợp

Tên động vật Để trứng Đẻ con

Sư tử

Chim cánh cụt Hươu cao cổ Cá vàng

(17)

3, củng cố dặn dò: 4’

- GV hệ thống lại nội dung bài - Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS

--- Tiết 4: Chính tả

Tiết 31: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM I – MỤC TIÊU :

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Nghe-viết đúng bài chính tả.

b. Kỹ năng : Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương (BT2, BT3 a hoặc b).

c. Thái độ : Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bảng phụ viết sẵn tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi hs lên bảng viết tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động.

- GV nhận xét, đánh giá.

2 - Bài mới

2.1, Giới thiệu: Trực tiếp 5’

2.2, Hướng dẫn hs nghe - viết 20’

a, Tìm hiểu nội dung bài viết - Gọi hs đọc đoạn văn.

? Đoạn văn cho em biết điều gì?

b, Hướng dẫn viết từ khó

- GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: ghép liền, bỏ buông, thế kỉ XX, cổ truyền ....

- Gọi học sinh nhận xét bạn viết trên

- 2 hs lên bảng viết, hs dưới lớp viết vào giấy.

- 2 hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

+ Đoạn văn tả về đặc điểm của 2 loại áo dài cổ truyền của phụ nữ VN.

- 3 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp.

- Lớp nhận xét sửa lại cho đúng.

Theo dõi

Nghe Nhắc lại câu trả lời

Theo

(18)

bảng.

- GV nhận xét, sửa sai cho hs.

c, Viết chính tả

- GV đọc cho hs viết bài - GV đọc cho hs soát lỗi.

- yêu cầu học sinh soát lỗi.

d, Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu 1 số hs nộp bài - Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi

- Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs.

2.3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 10’

* Bài tập 2: SGK( 128):

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập 2.

? Bài tập yêu cầu em làm gì?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Treo bảng phụ yêu cầu hs đọc quy tắc chính tả viết hoa tên các huân chương, giải thưởng.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.

* Bài tập 3: SGK( 128):

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Em hãy đọc tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương được in nghiêng trong 2 đoạn văn.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nghe - viết bài.

- Hs nghe - soát lỗi.

- Những hs có tên đem bài lên nộp - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.

- Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa.

- Hs sửa lỗi sai ra lề vở.

- 1 hs đọc thành tiếng.

+ Bài tập yêu cầu điền tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp; viết hoa các tên ấy cho đúng

- 1 hs làm bài vào bảng nhóm, Hs cả lớp viết vào VBT.

- 1 Hs nhận xét.

- 2 hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

- Hs chữa bài (nếu sai).

a, Giải nhất: Huy chương Vàng.

Giải nhì: Huy chương Bạc.

Giải ba: Huy chương Đồng.

b, Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân.

Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú c, Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất:

Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.

- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.

- 1 hs đọc thành tiếng.

- 1 hs đọc.

- 8 hs nối tiếp nhau lên bảng viết lại các tên, mỗi hs chỉ viết 1 tên,

dõi

Lấy sách chép chính tả

Đọc yêu cầu

Nhắc lại câu trả lời

Nghe

(19)

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs nhận xét bạn làm bài trên bảng. GV cùng hs cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng

3, Củng cố dặn dò 4’

? Hãy nêu lại quy tắc viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.

- GV nhận xét tiết học, chữ viết của hs.

- Dặn dò HS:

hs cả lớp làm bài vào VBT.

- HS nhận xét.

a, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niện chương Vì sự nghiệp chăm sóc trẻ em Việt Nam.

b, huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối, Huy chương vàng, Giải nhất về thực nghiệm

- 2 hs nêu: tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

Đọc ghi nhớ

--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Kể chuyện

Tiết 31 : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I – MỤC TIÊU :

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức: Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.

b. Kĩ năng: Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.

c. Thái độ: Yêu thích môn học.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng lớp ghi sẵn đề bài.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi hs lên bảng kể lại câu chuyện em đã nghe, đã đọc về 1 nữ anh hùng hoặc 1 phụ nữ có tài.

- Gv nhận xét đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: Trực tiếp 1’

2.2, Hướng dẫn kể chuyện 30’

a, Tìm hiểu đề bài

- Học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu

Nghe

(20)

- Gọi hs đọc đề bài: Kể một việc làm tốt của bạn em.

- Gv phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: việc làm tốt, bạn em.

- Yêu cầu hs đọc phần gợi ý trong SGK.

- GV hỏi: Em hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe về câu chuyện mình định kể.

b, Kể trong nhóm

- GV chia hs thành nhóm, tổ chức cho hs kể chuyện trong nhóm.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu hs chú ý lắng nghe bạn kể và tự đánh giá từng bạn trong nhóm.

c, Kể trước lớp.

- Tổ chức cho hs kể chuyện trước lớp - GV gợi ý các câu hỏi để hỏi bạn kể:

? Bạn có cảm nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó ?

? Việc làm của bạn ấy có gì đáng khâm phục?

? Tính cách của bạn ấy có gì đáng yêu ?

? Nếu là bạn thì bạn sẽ làm gì khi đó ?

- Gọi hs nhận xét truyện kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.

- Gv tổ chức cho hs bình chọn.

+ Bạn có câu chuyện hay nhất + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.

3, Củng cố dặn dò 4’

? Qua những câu chuyện trên em học tập được điều gì?

- 2 hs đọc đề bài

- Học sinh: Quan sát lắng nghe.

- 4 Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng

- Hs tiếp nối nhau giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.

Ví dụ:

+ Tôi xin kể câu chuyện về bạn Minh – bạn trai dũng cảm đuổi bắt tên cướp xe dập của mình.

+ Tôi xin kể về bạn Nam – một tấm gương sáng về học tập. Gia đình bạn rất khó khăn nhưng bạn vẫn chăm chỉ học tập và đạt danh hiệu học sinh giỏi.

- Mỗi bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau, trao đổi về ý nghĩa câu truyện.

- Các nhóm nêu câu hỏi nhờ GV giải đáp khi có khó khăn.

- 5 đến 7 HS thi kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi lại bạn về ý nghĩa câu chuyện tạo không khí sôi nổi hào hứng.

- HS nhận xét - Hs bình chọn

- HS nêu theo suy nghĩ của mình:

Ví dụ: Học tập được những tấm

Nghe Quan sát Nghe

Lắng nghe và theo dõi Nghe

Nghe

Trả lời

(21)

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò.

gương sáng về vượt khó trong học tập.

+ Học được tinh thần dũng cảm.

theo ý hiểu của mình

--- Tiết 2: Đạo đức

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Khoa học

Tiết 62: MÔI TRƯỜNG I - MỤC TIÊU :Giúp HS:

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Có kiến thức về khái niệm về môi trường.

b. Kỹ năng : Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi học sinh sống.

c. Thái độ : Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống. Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản

* GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

* Giáo dục biển đảo:

-Biết vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.

- Tác động của con người đến môi trường.

- Có ý thức tiết kiệm các nguồn tài nguyên.

- Nhận biết các vấn đề về môi trường II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình minh hoạ trang 128, 129, SGK III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh Kiểm tra bài cũ: 5’

+ GV yêu cầu HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung của bài 61.

+ Nhận xét, đánh giá

+Thế nào là sự thụ tinh ở thực vật?

+Thế nào là sự thụ tinh ở động vật?

+Hãy kể tên những cây thụ phấn nhờ gió và thụ phấn nhờ côn trùng mà em biết.

+Hãy kể tên những con vật đẻ trứng và những con vật đẻ con mà em biết.

Theo dõi

(22)

2, Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 1’

2.2, Hướng dẫn các hoạt động 30’

Hoạt động 1: Môi trường là gì?

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm + Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.

+ Yêu cầu HS đọc các thông tin ở mục thực hành và làm bài tập trang 128 SGK.

+ Gợi ý HS: Sau khi đã tìm được thông tin phù hợp với hình hãy trình bày xem môi trường trong hình gồm những thành phần nào.

+ GV đi giúp đỡ từng nhóm.

- Gọi HS đọc các thông tin trong mục thực hành.

- Gọi HS chữa bài tập.

- Gọi HS trình bày về những thành phần của từng môi trường bằng hình trên bảng.

+ Môi trường rừng gồm những thành phần nào?

+ Môi trường nước gồm những thành phần nào?

+ Môi trường làng quê gồm những thành phần nào?

+ Môi trường đô thị gồm những thành phần nào?

- Nhận xét, khen ngợi HS trình bày đúng, lưu loát.

+ HS các nhóm đọc thông tin, làm bài tập theo yêu cầu của GV.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 1 HS chữa bài tập, HS khác nhận xét Hình 1. C

Hình 3. a Hình 2. d Hình 4. b

- 4 HS tiếp nối nhau lên bảng chỉ vào từng hình minh hoạ để trình bày.

+ Môi trường rừng gồm những thành phần: thực vật, động vật sống trên cạn và dưới nước, không khí, ánh sáng, đất…

+ Môi trường nước gồm thực vật, động vật sống ở dưới nước như cá, cua, ốc, rong rêu, tảo… nước, không khí, ánh sáng, đất…

+ Môi trường làng quê gồm con người, động vật, thực vật, làng xóm, ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một số phương tiện giao thông, nước, không khí, ánh sáng, đất…

+ Môi trường đô thị gồm con người, thực vật, động vật, nhà cửa, phố xá, nhà máy, các phương tiện giao thông, nước, không khí, ánh

Tham gia thảo luận nhóm

lắng nghe

Theo dõi

(23)

? Môi trường là gì?

Hoạt động 2: Một số thành phần của môi trường địa phương

- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi.

+ Bạn đang sống ở đâu?

+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.

- GV đi giúp đỡ từng cặp HS . - Gọi HS phát biểu.

- Nhận xét chung về thành phần của môi trường địa phương.

3, Củng cố dặn dò: 4’

? Môi trường là gì?

- Môi trường quanh ta thật đẹp. Để giữ cho môi trường luôn đẹp và ngày càng đẹp hơn mỗi chúng ta cần làm gì?

- Giáo viên nhận xét giờ học .

sáng, đất…

+ Môi trường là tất cả những gì trên Trái Đất này: biển cả, sông ngòi, ao hồ, đất đai, sinh vật, khí quyển, ánh sáng, nhiệt độ…

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời từng câu hỏi của G

- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.

VD:

+ Tôi đang sống ở làng quê.

+ Thành phần môi trường tôi đang sống: con người, động vật, thực vật, làng xóm, ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một số phương tiện giao thông, nước, không khí, ánh sáng, đất…

+ Môi trường là tất cả những gì trên Trái Đất này: biển cả, sông ngòi, ao hồ, đất đai, sinh vật, khí quyển, ánh sáng, nhiệt độ…

-Mỗi chúng ta hãy có ý thức giữu vệ sinh môi trường không vứt rác bừa bãi, tích cực dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, tuyên truyền đến mội người cùng thực hiện, trồng cây xanh bảo vệ rừng, không vứt rác xuống sông...

Lắng nghe Và trả lời theo ý hiểu của mình

Lắng nghe

--- Ngày soạn: 21/04/2019

Ngày giảng:Thứ tư ngày 24 tháng 04 năm 2019 Tiết 1: Mĩ thuật

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 2: Kĩ thuật

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Tập đọc

(24)

Tiết 62: BẦM ƠI I – MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.

b. Kĩ năng: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong Sách giáo khoa; học thuộc lòng bài thơ).

c. Thái độ: Yêu thích môn học.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi 3 hs lên đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài Công việc đầu tiên.

- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ?

- Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ?

- Vì sao Út muốn được thoát li ?

- GV nhận xét đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu:Trực tiếp 1’

2.2, Luyện đọc và tìm hiểu bài 30’

a, Luyện đọc - Gọi hs toàn bài.

- GV chia đoạn: 4 đoạn.

+ Đ1: Từ đầu ... nhớ thầm.

+ Đ2: tiếp ... thương bầm bấy nhiêu + Đ3: tiếp .... đời bầm sáu mươi.

+ Đ4: còn lại

- Gọi 4 HS nối tiếp đọc bài

- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

+ Rải truyền đơn.

+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần.

Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

+ Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng.

- Hs nhận xét.

- 1 Hs đọc.

- 4 Hs nối tiếp nhau đọc bài

Theo dõi

Lắng nghe

Đọc 1

(25)

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - GV cho HS giải nghĩa từ khó.

? Thế nào là tiền tuyến?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp.

- GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu, nêu giọng đọc toàn bài.

b, Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1.

? Anh chiến sĩ đanh nhớ về ai?

? Nêu nội dung chính đoạn 1?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2

? Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

? Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng?

? Nêu nội dung chính đoạn 2?

- Gọi HS đọc đoạn 3

? Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để mẹ yên lòng?

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm - 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó

+ Tiền tuyến là Tuyến trước, khu vực trực tiếp tác chiến với địch - 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- Lắng nghe tìm cách đọc đúng

- Học sinh đọc.

+ Anh chiến sĩ đang nhớ tới mẹ +Tâm trạng nhớ mẹ của anh chiến sĩ.

- HS đọc thầm

+ Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.

+ Những hình ảnh so sánh thể hiên tình cảm của mẹ đối với con:

+ Tình cảm của mẹ với con:

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

Tình cảm của con với mẹ:

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !

+ Tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng: mẹ thương con, con thương mẹ.

- 1 HS đọc lớp theo dõi

+ Anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh :

Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

đoạn trong bài Đọc phần chú giải

Nhắc lại câu trả lời đơn giản

(26)

? Nêu nội dung chính đoạn 3?

- Yêu cầu hS đọc thầm đoạn 4

? Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?

? Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì anh?

? Nêu nội dung chính đoạn 4

? Bài thơ cho em biết điều gì?

- GV chốt lại và ghi lên bảng: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.

c, Đọc diễn cảm

- Gọi hs đọc bài theo đoạn và nêu giọng đọc từng đoạn

- GV treo bảng phụ có nội dung luyện đoc : đoạn 1 và 2 của bài.

+ GV đọc mẫu đoạn văn.

? Nêu cách ngắt nghỉ, từ ngữ cần nhấn giọng?

+ Gọi HS đọc thể hiện.

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- GV tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ.

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.

- GV nhận xét, đánh gia HS.

3, Củng cố dặn dò 4’

? Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét tiết học.

Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

+ Lời nhắn nhủ của anh chiến sĩ đối với mẹ.

- HS đọc thầm

+ Là người phụ nữ chịu thương chịu khó, hiền hậu đầy tình yêu con.

+ Anh là 1 người con hiếu thảo, một chiến sĩ yêu nước, anh thương mẹ, yêu đất nước.

+ Lời hứa của anh chiến sĩ - Hs nêu, hs nhận xét, bổ sung.

- Hs nối tiếp nhau nhắc lại.

- 4 hs nối tiếp nhau đọc, cả lớp theo dõi.

+ Hs theo dõi GV đọc mẫu + Ai về thăm mẹ quê ta/

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm./

Bầm ơi có rét không bầm?/

Heo heo gió núi,/ lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run/

Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non.//

- 1,2 HS đọc

+ 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm.

- 3 đến 5 hs tham gia thi đọc diễn cảm.

- HS học thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của GV

- 3, 5 HS thi đọc

- Lớp nhận xét bình chọn

Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt

Đọc lại nội dung chính Nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

Nghe

(27)

- Dặn dò HS Nam.

--- Tiết 4: Toán

Tiết 153: PHÉP NHÂN I – MỤC TIÊU :

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Củng cố các kiến thức về phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân.

b. Kỹ năng : Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và ứng dụng để tính nhẩm, giải bài toán. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 (cột 1) ; Bài 2 ; Bài 3 ; Bài 4.

c. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- GV nhận xét, đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 1’

2.2, Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép nhân.

10’

- GV viết lên bảng công thức của phép cộng

a b = c

? Em hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó?

? Hãy nêu các tính chất của phép nhân mà em đã được học?

? Hãy nêu rõ quy tắc và viết công thức của các tính chất của phép nhân?

- 2 hs lên chữa bài tập 2(VBT/92) - 1 hs chữa bài tập 4 (VBT/93) - HS nhận xét

- 1 Hs đọc phép tính.

+ a b = c là phép nhân, trong đó a và b là thừa số, c là tích của phép nhân, a x b cũng là tích của phép cộng.

+ Hs tiếp nối nhau nêu, hs khác bổ sung: Tính chất giao hoán, kết hợp, nhân một tổng với một số, phép nhân có thừa số là bằng 1, phép nhân có thừa số bằng 0.

+ Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các thừ số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Theo dõi

Đọc phép tính

(28)

- Gv nhận xét câu trả lời của hs, chốt lại

2.3, Hướng dẫn hs luyện tập SGK 20’

* Bài tập 1: Tính - Gọi hs đọc đề bài.

- Yêu cầu hs tự làm bài. GV yêu cầu hs đặt tính với trường hợp a, c.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét bài làm của hs, yêu cầu hs nêu cách nhân 2 STN, phân số với STN, PS với PS, STP với STP

* Bài tập 2: Tính nhẩm

- Gọi hs đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu em làm gì?

- Yêu cầu hs nêu cách nhân 1 số với 10, 100, 1000, .... ; nhân 1 số với 0,1;

0,01; 0,001.

a x b = b x a

+ Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích 2 hai số với số thứ ba ta có thể lấy số thứ nhất nhân với tích của số thứ hai và số thứ ba

(axb)xc – ax(bxc)

+Nhân một tổng với một số:Khi nhân một tổng với một số ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó.

(a+b)xc = axc + bxc

+ Phép nhân có thừa số bằng 1:Bắt kì số nào nhân với 1 hay số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó

1xa = ax1 = a

+Phép nhân có thừa số bằng 0: Bất kì số nào nhân với 0 hau 0 nhân với số nào cũng bằng 0

0xa = ax0 = 0

- HSđọc đề bài trước lớp.

- 2 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.

- 2 hs đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn.

- 4 hs nhận xét, chữa bài.

a) 4802 x 324 = 1 555 848 6120 x 205 = 1 254 600

b) 84

20 12

5 7

;4 17 2 8 17

4 x x

c) 35,4 x 6,8 = 240,72 21,76 x 2,05 = 44,608 - 4 hs lần lượt nêu.

- 1 hs đọc đề bài và trả lời: Bài tập yêu cầu tính nhẩm.

- 2 hs nối tiếp nhau nêu.

+ Khi nhân 1 số với 10, 100, 1000, .... ta chỉ việc dịch dấu phẩy sang

Theo dõi

Đọc yêu cầu

Nghe

Nghe

(29)

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét bài làm của hs.

- Yêu cầu hs giải thích cách làm của mình.

* Bài tập 3: Tính bằng cách thuận tiện

- Gọi hs đọc đề bài.

? Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu hs tự làm bài. Gv đi hướng dẫn hs CHT bằng cách gợi ý hs vận dụng linh hoạt các tính chất của phép nhân để thực hiện.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo - Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Yêu cầu hs giải thích cách vận dụng của mình.

* Bài tập 4:

- Gọi hs đọc đề bài.

? Bài toán thuộc dạng toán nào?

- Yêu cầu hs tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các hs lúng túng.

+ Sau mỗi giờ cả ôtô và xe máy đi được quãng đường là bao nhiêu?

+ Thời gian ôtô và xe máy đi để gặp nhau là bao nhiêu giờ?

+ Hãy tính độ dài quãng đường AB.

phải 1,2 3..chữ số ; Khi nhân 1 số với 0,1; 0,01; 0,001... ta chỉ việc dấu phẩy sang trái 1,2,3 ... chữ số.

- 3 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.

- 2 hs đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn.

- 3 hs nhận xét, chữa bài.

- Mỗi hs giải thích 1 phần.

a, 3,25 x 10 = 32,5; 3,25 x 0,1 = 0,325

b, 417,56 x 100 = 41756 417,56 x 0,01 = 4,1756

- HS đọc đề bài trước lớp.

+ Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.

- 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- 2 hs ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra.

- 4 hs nhận xét, chữa bài.

- 4 hs nối tiếp nhau giải thích.

a/2,5 x 7,8 x =7,8 x 2,5 x 4 =7,8 x10

= 78 ( Tính chất giao hoán ) b/ 8,3 x 7,9 +7,9 x 1,7 =

(8,3 +1,7) x 7,9 = 10 x 7,9 = 79 ( Nhân một tổng với một số ; nhân nhẩm với 10 )

- 1 hs đọc đề bài.

- Dạng toán chuyển động ngược chiều

- 1 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Quãng đường cả ôtô và xe máy đi trong 1 giờ là:

48,5 + 33,5 = 82 (km)

Thời gian để ôtô và xe máy đi để

Đọc đề bài

(30)

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo - Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét, chữa bài 3, Củng cố dặn dò 4’

? Hãy nêu cách nhân 2 STN, phân số với STN, PS với PS, STP với STP.

? Yêu cầu hs nêu cách nhân 1 số với 10, 100, 1000, .... ; nhân 1 số với 0,1;

0,01; 0,001.

- GV nhận xét tiết học- Dặn dò HS:

gặp nhau là 1 giờ 30 phút hay 1,5 giờ.

Độ dài quãng đường AB là:

821,5 = 123 (km) Đáp số: 123km - 2 hs đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn.

- HS nhận xét, chữa bài.

+ Khi nhân 1 số với 10, 100, 1000, .... ta chỉ việc dịch dấu phẩy sang phải 1,2 3..chữ số ; Khi nhân 1 số với 0,1; 0,01; 0,001... ta chỉ việc dấu phẩy sang trái 1,2,3 ... chữ số.

Đọc lại quy tắc

--- Ngày soạn: 22/04/2019

Ngày giảng:Thứ năm ngày 25 tháng 04 năm 2019 Tiết 1: Toán Tiết 154: LUYỆN TẬP I – MỤC TIÊU :

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Củng cố về phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân.

b. Kỹ năng : Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán. Thực hiện tốt các bài tập:

Bài 1 ; Bài 2 ; Bài 3.

c. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh 1 - Kiểm tra bài cũ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vận dụng kiến thức để giải toán và tìm thành phần chưa biết của phép tính.. - Ôn lại cách thực hiện các phép tính cộng, trừ các số

Vận dụng kiến thức để giải toán và tìm thành phần chưa biết của phép tính.. - Ôn lại cách thực hiện các phép tính cộng, trừ các số

Đối với bài tính một cách hợp lí của biểu thức là tổng của các phân số, ta thường áp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp để nhóm các phân số có cùng mẫu số

Quy tắc trừ hai phân số có cùng mẫu (cả tử và mẫu đều dương) ta lấy tử số của phân số thứ nhất trừ đi tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.. Tìm số phần

Số tiền lỗ được biểu thị bằng số nguyên âm. Số tiền lãi được biểu thị bằng số nguyên dương. Số tiền thu được của mỗi người trong tháng = Lợi nhuận trong tháng đó : tổng

Số liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết trên Quốc lộ 1A: Quãng đường Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn dài khoảng: 16km; Quãng đường Lạng Sơn – Bắc Ninh dài..

a) Quan sát bảng trên ta thấy ở cột ga Gia Lâm hàng quãng đường ghi là 5 km, cột ga Hải Dương hàng quãng đường ghi là 57 km, cột ga Hải Phòng hàng quãng đường ghi là

Cộng hai số nguyên trái dấu ta bỏ dấu “–“ trước mỗi số, trong hai số nguyên dương vừa nhận được ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn.. Đặt dấu của số lớn hơn trước