• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 34

Ngày soạn: 05/5/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 08 tháng 5 năm 2017 Tập đọc

BÁC ĐƯA THƯ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

2. Kĩ năng: Rèn cho HS đọc trơn và trả lời câu hỏi trong bài Bác đưa thư thành thạo

3.Thái độ: Giáo dục HS biết cần phải yêu mến bác đưa thư.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bộ chữ của GV và học sinh.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Gọi học sinh đọc đoạn 2 bài tập đọc

“Nói dối hại thân” và trả lời các câu hỏi:

Khi sói đến thật, chú kêu cứu, có ai đến giúp chú không? Sự việc kết thúc ra sao?

- Nhận xét – đánh giá.

2. Bài mới (35 phút) a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

+ Đọc mẫu bài văn (giọng đọc vui).

+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

+ Cho học sinh đọc các từ ngữ:

mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.

+ Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.

+ Luyện đọc câu:

- Gọi học sinh đọc trơn câu nối tiếp, học sinh ngồi đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại cho đến hết bài.

2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi:

Không ai đến giúp chú bé cả. Bầy cừu của chú bị sói ăn thịt hết.

Lắng nghe.

Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.

Học sinh lần lượt đọc các câu nối tiếp theo yêu cầu của giáo viên.

Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.

Luyện đọc diễn cảm các câu: 1, 4, 5 và câu 8.

Đọc nối tiếp 2 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.

(2)

Luyện đọc kĩ các câu: 1, 4, 5 và câu 8.

+ Luyện đọc đoạn và bài: (theo 2 đoạn)

+ Cho học sinh đọc đoạn nối tiếp nhau.

+ Đọc cả bài.

c. Ôn các vần inh, uynh.

- Tìm tiếng trong bài có vần inh?

- Tìm tiếng ngoài bài có vần inh, uynh?

- Gọi HS đọc lại bài, giáo viên nhận xét.

Tiết 2

3. Tìm hiểu bài và luyện nói (35 phút)

a. Tìm hiểu bài

- Gọi học sinh đọc đoạn 1 và trả lời.

1. Nhận được thư của bố, Minh muốn làm gì?

2. Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại, Minh muốn làm gì?

- Nhận xét – tuyên dương b. Luyện nói:

Đề tài: Nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư.

- Giáo viên tổ chức cho từng nhóm 2 học sinh đóng vai bác đưa thư và vai Minh.

- Tuyên dương nhóm hoạt động tốt.

- Giáo dục HS biết quan tâm chăm sóc đến người khác.

3. Củng cố - dặn dò (5 phút) - Nhắc lại nội dung bài.

- Nhận xét chung giờ học

- Về nhà đọc lại bài, xem bài mới.

2 em, lớp đồng thanh.

Minh.

Học sinh đọc từ trong SGK “tủ kính, chạy hỳnh huỵch”

Inh: xinh xinh, hình ảnh, cái kính, Uynh: phụ huynh, khuỳnh tay, … 2 em đọc lại bài

- 2 HS đọc đoạn 1- lớp đọc thầm

 Chạy vào nhà khoe với mẹ ngay.

 Chạy vào nhà rót nước mát lạnh mời bác uống.

Học sinh quan sát tranh SGK và luyện nói theo nhóm nhỏ 2 em,

1 học sinh đọc lại bài.

_________________________________________________

Toán:

(3)

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100; Biết viết số liền trước, liền sau của một số, thực hiện phép cộng, trừ các số có hai chữ số.

2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các phép cộng, trừ, tìm số liền trước, liền sau các số đến 100

3.Thái độ:Giáo dục các em tính tích cực trong học toán

II. CHUẨN BỊ

Bảng phụ viết bài tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Tính 42 +54 = 78 -23= 56 - 24 = Nhận xét – đánh giá.

2. Bài mới (32 phút)

Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: Viết số

Mười bảy …… Sáu mươi ……..

Chín mươi chín …… Năm mươi lăm …..

Gọi học sinh đọc lại các số vừa được viết Bài 2 : Số?

Số liền trước Số đã

biết 21 42 39 55 60 98

Số liền sau

- Nhận xét - chữa bài

Bài 3: a, Khoanh vào số lớn nhất 49 32 61 24

b, Khoanh vào số bé nhất 78 44 59 30 -Yêu cầu các em nêu cách làm - Cùng các em nhận xét chữa bài Bài 4: Đặt tính rồi tính

75 – 11 31 + 5 87 – 82

Gọi học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính

Cho các em làm bài vào vở Chấm bài, nhận xét

3 em lên bảng làm Cả lớp làm bảng con Nhắc tựa.

nêu yêu cầu của bài Làm vở bài tập

Lớp đọc lại các số vừa viết : 17, 99, 60, 55,….

Nêu yêu cầu

Nối tiếp lên bảng điền , lớp theo dõi nhận xét sửa sai.

Nêu yêu cầu

1 em lên bảng làm, lớp làm VBT a.49 32 61 24

b, 78 44 59 30 2 em nêu yêu cầu

75 31 87 11 5 82 64 36 05 Làm bài vào vở

+

(4)

Bài 5: Mỹ hái được 24 quả cam, Hà hái được 12 quả cam. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu quả cam ?

Theo dõi HS làm và giúp đỡ HS còn chậm - Chấm bài , nhận xét sửa sai

4. Củng cố, dặn dò (3 phút) - Nhắc lại nội dung bài

Nhận xét tiết học, tuyên dương.

Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.

2em nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính

2 em đọc bài toán

HS tóm tắt bài toán rồi giải vào vở.

Bài giải:

Cả hai bạn hái được số quả cam là:

24 + 12 = 36 (quả cam) Đáp số: 36 quả cam Nhắc tên bài.

Thực hành ở nhà.

__________________________________________________

Đạo đức

THAM QUAN GIẾNG LÀNG YÊN DƯỠNG

I.MỤC TIÊU

1. Hs đi thăm quan trực tiếp di tích lịch sử Giếng làng Yên Dưỡng.

2. Cho HS thấy được tội ác của thực dân Pháp trong chiến tranh đối với dân tộc Việt Nam.

3. Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước.

II.CHUẨN BỊ :

- Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về giếng làng Yên Dưỡng

III.CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra (4 phút)

- Kể tên những cây trồng vật nuôi mà em biết?

Nêu ích lợi của nó?

- Nêu cách chăm sóc và bảo vệ cây trồng ,vật nuôi?

- NX đánh giá 2. Bài mới a. GTB (1 phút)

b. Thăm quan (32 phút)

* Giáo viên cho HS đi theo hàng đến tham quan Giếng làng Yên Dưỡng.

* Giảng: Yên Dưỡng là 1 làng quê được hình thành từ lâu đời, theo sử sách ghi lại trước kia thuộc xã Ngọc Lâm làng có đồi, ruộng, đầm có thể nói thiên nhiên đã ưu đãi cho làng một một vị trí thiên thời địa lợi, nhâm hoà. Các dòng họ có có công khai sinh lập địa được lưu truyền :

- 2 HS trả lời - NX đánh giá

- HS xếp hàng đi tham quan - HS nghe, theo dõi

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm báo cáo - NX đánh giá bổ sung

(5)

Họ Lê, Phạm, Nguyễn, Đỗ , Bùi, Tô, Hà…

- Cũng giống bao làng quê cổ kính khác…có giếng làng, đài tưởng niệm 127 người vô tội…

22/4/1943 năm kỉ sửu….

- Qua các thời kì sau cách mạng thành công, đặc biệt cuộc sống đổi mới, được sự lãnh đạo của Đảng đến nay ngày 22/4 hàng năm là ngày giỗ trận của làng.

- HD thảo luận. Báo cáo

- Làng Yên Dưỡng trước kia có tên là xã nào?

- Làng Yên Dưỡng có những di tích gì?

- Lí do giặc pháp giết hại?

- Trong điều kiện đó có mấy người còn sống?

- Ngày giỗ trận hàng năm của làng Yên Dưỡng là ngày nào?

KL: Giới thiệu cho Hs về tinh thần, tình cảm, lòng yêu nước của dân tộc ta.

-Xã Ngọc Lâm

- Giếng làng, đài tưởng niệm 127 người…giết hại

- Làng cách mạng

- 3 người (1 người đi Trung Quốc, 1 người đi Miền nam. 1 người là ông Thường - Ngày 22/4 hàng năm

- HS nghe

3. Củng cố – dặn dò (3 phút)

- Con có suy nghĩ gì qua bài học này?

- NX đánh giá chung giờ học

- Về tìm hiểu thêm lịch sử địa phương qua ông, bà, bố, mẹ. Chuẩn bị bài sau.

Thủ công

ÔN TẬP CHƯƠNG CẮT, DÁN GIẤY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố được kiến thức, kĩ năng cắt ,dán các hình đã học.

Cắt,dán được ít nhất hai hình trong các hình đã học. Sản phẩm cân đối.

Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng

 Với HS khéo tay:

- Cắt, dán được ít nhất 3 hình trong các hình đã học. Có thể cắt, dán được hình mới. Sản phẩm cân đối. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. trình bày sản phẩm đẹp, sáng tạo

2. Kĩ năng: Biết trình bày sản phẩm cân đối,đường cắt thẳng,đẹp.

3. Thái độ: Yêu thích cắt dán hình

II. CHUẨN BỊ

- GV : Một số mẫu cắt,dán đã học.

(6)

- HS : Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán, bút màu, giấy trắng làm nền.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ (4 phút)

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,

- Nhận xét chung 2. Bài mới (32 phút)

Hoạt động 1 : Nêu quy trình cắt,dán giấy.

Mục tiêu : Học sinh nêu đúng quy trình các bước cắt,dán giấy.

- Quan sát hình mẫu và nhận xét.

- Thực hành trên giấy màu kẻ ô.

- Đếm ô kẻ hình theo mẫu.

- Dùng kéo cắt rời sản phẩm.

- Dán sản phẩm vào vở.

Hoạt động 2 : Học sinh thực hành.

- Kể tên các hình đã được học để cắt, dán giấy?

- Cho HS thực hành cắt dán hình mình thích

- Yêu cầu thực hiện đúng quy trình.

- GV theo dõi nhắc nhở

Hoạt động 3: Đánh giá – Nhận xét - Hoàn thành : Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đường cắt thẳng, dán hình phẳng, đẹp

- Chưa hoàn thành: Thực hiện quy trình không đúng,đường cắt không phẳng, dán hình không phẳng, có nếp nhăn.

3. Củng cố - dặn dò (3 phút)

Tuyên dương, khích lệ những em có bài làm sáng tạo.

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập, sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS

Để đồ dùng trên bàn để giáo viên kiểm tra.

Quan sát các hình mẫu và nêu quy trình cắt, dán giấy

Nêu các hình đã học: hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, cắt dán hàng rào đơn giản , cắt dán ngôi nhà

Học sinh thực hành.

Quan sát các hình cắt đúng, đẹp dán phẳng , cân đối.

Thực hành kiến thức Tiếng việt

(7)

ÔN TẬP TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1. Củng cố cách đọc trơn bài

2. Rèn kĩ năng đọc trơn bài: Món quà đặc biệt 3. HS có ý thức tự giác trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

- VBT, tranh ảnh trong bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài: (1 phút)

2. Làm bài TH tiếng Việt tiết 1 tuần 34 (34 phút) Bài 1: Nêu yêu cầu

- GV đọc mẫu HD cách đọc.

- Bài tập đọc có mấy câu?

- Đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 câu( đọc 2lần) - Gv nghe, Nxét uốn nắn HS đọc sai.

- GV Nxét - uốn nắn.

- Đọc cả bài,

Bài 2: Đánh dấu v vào ô trống trước câu trả lời đúng.

=> Kquả: a) Hộp rỗng, không có gì bên trong b) Hộp không có gì bên trong hở cháu?

c) Hộp quà đầy ắp những nụ hôn của cháu.

Bài 3: Nêu yêu cầu. Tìm và viết lại + 1 tiếng trong bài có vần inh:

+ 2 tiếng ngoài bài có vần uynh:

- HD học sinh -> Kquả: Linh

3. Củng cố, dặn dò:(4 phút) - Gv nêu tóm tắt ND giờ học - Nhận xét giờ học

- Về đọc lại bài và trả lời câu hỏi

Đọc bài: Món quà đặc biệt - Học sinh nhẩm đọc bài . - HS đọc, Nxét

- 6 HS đọc, - Lớp nhận xét

- HS đọcY/C và ND bài tập 2.

- HS đọc thầm - HS làm bài

Viết x vào trước ý trả lời đúng - Hs đọc lại bài, làm bài.

- HS nêu kết quả

Tự nhiên xã hội

TRỜI NÓNG – TRỜI RÉT I.MỤC TIÊU

1. Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nóng, rét.

2. Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nóng, rét. Kể về mức độ nóng, rét của địa phương nơi em sống.

3. HS có ý thức mặc đúng thời tiết, đảm bảo sức khỏe.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(8)

- Các hình trong SGK, hình vẽ cảnh gió to.

- Trang phục mặc phù hợp thời tiết nóng, lạnh.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.KTBC (4 phút)

- Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết trời lặng gió hay có gió?

- Nhận xét bài cũ.

2. Bài mới: (32 phút) a. Giới thiệu bài

b. Hoạt động 1: Làm việc với SGK.

Mục đích: Học sinh nhận biết các dấu hiệu khi trời nóng, trời rét.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:

- Tranh nào vẽ cảnh trời nóng, tranh nào vẽ cảnh trời rét? Vì sao bạn biết?

- Nêu những gì bạn cảm thấy khi trời nóng, trời rét?

- Tổ chức cho các em làm việc theo cặp quan sát và thảo luận nói cho nhau nghe các ý kiến của mình nội dung các câu hỏi trên.

Bước 2: Gọi đại diện nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh và trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung.

- Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và trả lời:

- Kể tên những đồ dùng cần thiết giúp chúng ta bớt nóng hay bớt rét.

Giáo viên kết luận: Trời nóng thường thấy người bức bối khó chịu, toát mồ hôi, người ta thường mặc áo tay ngắn màu sáng. Để làm cho bớt nóng người ta dùng quạt hay điều hoà nhiệt độ, thường ăn những thứ mát như nước đá, kem …

Trời rét quá làm cho cơ thể run lên, da sởn gai ốc, tay chân cóng (rất khó viết). Những ta mặc quần áo được may bằng vải dày như len ,dạ. Rét quá cần dùng lò sưởi và dùng máy điều hoà nhiệt độ làm tăng nhiệt độ trong phòng, thường ăn thức ăn nóng…

c. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm.

Khi lặng gió cây cối đứng im, khi có gió cây cối lay động.

Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm 2 học sinh.

Tranh 1 và tranh 4 vẽ cảnh trời nóng.

Tranh 2 và tranh 3 vẽ cảnh trời rét.

Học sinh tự nêu theo hiểu biết của các em.

Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi trên, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.

Quạt để bớt nóng, mặc áo ấm để giảm bớt lạnh, …

Học sinh nhắc lại.

(9)

MĐ: Học sinh biết ăn mặc đúng thời tiết Cách tiến hành:

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Các em hãy cùng nhau thảo luận và phân công các bạn đóng vai theo tình huống sau: “Một hôm trời rét, mẹ đi làm rất sớm và dặn Lan khi đi học phải mang áo ấm. Do chủ quan nên Lan không mặc áo ấm. Các em đoán xem chuyện gì xãy ra với Lan? ”

Bước 2: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi và sắm vai tình huống trên.

Tuyên dương nhóm sắm vai tốt.

3. Củng cố dăn dò: (4 phút)

Khắc sâu kiến thức bằng cách tổ chức trò chơi

“Trời nóng – Trời rét”.

Mục đích: Hình thành thói quen ăn mặc phù hợp thời tiết.

Cách tiến hành:

Giáo viên chuẩn bị một số đồ chơi như: mũ, áo ấm, áo mùa hè … và một số đồ dùng khác.

+ Giáo viên hô “Trời nóng” các em cầm đồ dùng thích hợp cho trời nóng giơ lên cao. Hô “Trời rét”

các em cầm đồ dùng phù hợp trời rét giơ lên cao + Kết luận: Ăn mặc đúng thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể, phòng chống một số bệnh như: cảm nắng, cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu …

+ Nhận xét tiết học, tuyên dương

+ Dặn dò: Thực hiện ăn mặc hợp thời tiết

Học sinh phân vai để nêu lại tình huống và sự việc xãy ra với bạn Lan.

Lan bị cảm lạnh và không đi học cùng các bạn được.

Học sinh thực hành và trả lời câu hỏi

Lắng nghe nội dung và luật chơi.

Chơi theo hướng dẫn và tổ chức của giáo viên.

Nhắc lại nội dung.

Thực hành ở nhà.

_____________________________________________________________

_______

Ngày soạn: 06/5/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 9 tháng 5 năm 2017 Tập viết

TÔ CHỮ HOA X,Y

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS tô được chữ hoa X,Y .

- Viết đúng các vần inh, uynh, ia, uya và các từ ngữ: bình minh, phụ huynh, tia chớp, đêm khuya kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2 2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng tô chữ hoa và viết chữ thường theo mẫu vở tập viết đúng, thành thạo. HS viết, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng

(10)

quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ và viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận

II. CHUẨN BỊ

 Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC (4 phút)

- GV đọc các từ: khoảng trời, áo khoác - Nhận xét bài cũ.

2. Bài mới (32 phút) - Giới thiệu và ghi bài.

- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết.

- Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ hoa X, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc: inh, uynh, bình minh, phụ huynh.

- Hướng dẫn tô chữ hoa:

- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:

- Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ X.

- Nhận xét học sinh viết bảng con.

- Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:

+ Đọc các vần và từ ngữ cần viết.

+ Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh.

+ Viết bảng con.

* Thực hành :

- Cho HS viết bài vào tập.

- GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết 3. Củng cố - dặn dò (4 phút)

- Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét tuyên dương.

- Viết bài ở nhà , xem bài mới.

lớp viết bảng con các từ: khoảng trời, áo khoác

Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.

Học sinh quan sát chữ hoa X trên bảng phụ và trong vở tập viết.

Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.

Viết bảng con.

Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.

Viết bảng con.

Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.

________________________________________________________

(11)

Chính tả (nghe viết) BÁC ĐƯA THƯ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn: “bác đưa thư…

mồ hôi nhễ nhại” trong khoảng 15 - 20 phút

- Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần inh hoặc uynh, chữ c hoặc k vào chỗ trống. Làm bài tập 2, 3

2. Kĩ năng: Rèn cho HS viết đúng nội dung bài và cách trình bày đoạn Bác đưa thư …mồ hôi nhễ nhại của bài Bác đưa thư.

3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận.

II.CHUẨN BỊ

- Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. KTBC (5 phút)

- Giáo viên đọc từ: Nằm lặng, rừng cây.

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới (32 phút)

a. Hướng dẫn học sinh nghe – viết chính tả - Giáo viên đọc lần thứ nhất đoạn văn sẽ nghe viết. Cho học sinh theo dõi trên bảng phụ.

- Cho Hs viết tiếng, từ khó

- Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.

- Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài,

Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết.

- Giáo viên đọc lại để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.

- Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến.

- Thu bài chấm 1 số em.

b. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

- GV đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.

- Gọi học sinh làm bảng theo hình thức thi đua giữa các nhóm.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

2 học sinh viết trên bảng lớp:

1 học sinh đọc lại

Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai: mừng quýnh, khoe, nhễ nhại..

Học sinh nghe đọc và viết bài chính tả vào vở chính tả.

Học sinh soát lỗi tại vở của mình và đổi vở sữa lỗi cho nhau.

Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.

Điền vần inh hoặc uynh Điền chữ c hoặc k Học sinh làm VBT.

(12)

3. Củng cố - dặn dò (4 phút) - Nhắc lại nội dung bài

- Nhận xét chung giờ

- Yêu cầu học sinh về nhà chép lại đoạn văn cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.

Toán

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tiết 4)

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh củng cố về:

1. Kiến thức: Nhận biết thứ tự của các số từ 0 đến 100 ; Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 (không nhớ); Giải toán có lời văn; Đo độ dài đoạn thẳng. Bài 1,2 (a,c),3 (cột 1,2),4,5.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS thực hiện phép cộng, trừ, đo độ dài, giải toán các số trong phạm vi 100 thành thạo.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác làm bài.

II. CHUẨN BỊ

- Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. KTBC (5 phút)

- Gọi học sinh chữa bài tập số 4 trên bảng lớp

- Nhận xét KTBC của học sinh.

2. Bài mới (32 phút)

Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.

Giáo viên tổ chức cho các em làm VBT rồi chữa bài trên bảng lớp.

Đối với học sinh giỏi giáo viên cho các em nhận xét từ cột thứ 2 tính từ trên xuống dưới, mỗi số đều bằng số liền trước cộng với 10.

- GV nhận xét – chữa bài

Bài 2, 3: HS nêu yêu cầu của bài:

- Cho học sinh thực hành ở VBT và

Giải:

Sợi dây còn lại có độ dài là:

72 – 30 = 42 (cm) Đáp số : 42 cm Nhắc tựa.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

51 52 53 54 55 56 57 58 59 60

61 62 63 64 65 66 67 68 69 70

71 72 73 74 75 76 77 78 79 80

81 82 83 84 85 86 87 88 89 90

91 92 93 94 95 96 97 98 99 10

0 Học sinh thực hiện và chữa bài trên lớp.

22 + 36 = 58, 96 – 32 = 64, 62 – 30 = 32

(13)

chữa bài trên bảng lớp.

- GV nhận xét – chữa bài Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài:

Cho học đọc đề toán, nêu tóm tắt và giải trên bảng lớp.

- GV nhận xét – chữa bài

Bài 5: HS nêu yêu cầu của bài:

Học sinh thực hiện đo ở SGK và ghi số đo được vào bảng con. Gọi nêu cách đo độ dài.

3. Củng cố, dặn dò (3 phút) - Nhắc lại nội dung bài

- Nhận xét tiết học, tuyên dương.

- Dặn dò: Ôn bài, chuẩn bị tiết sau.

89 – 47 = 42, 44 + 44 = 88, 45 – 5 = 40 Tóm tắt:

Có tất cả : 36 con

Thỏ :12 con

Gà : ? con

Giải:

Số con gà là:

36 – 12 = 24 (con) Đáp số : 24 con gà Học sinh thực hiện đo đoạn thẳng AB và ghi số đo được vào bảng con.

Đoạn thẳng AB dài: 12cm.

Hoạt động ngoài giờ

CHỦ ĐỀ: BÁC HỒ KÍNH YÊU

HOẠT ĐỘNG 1: XEM TRANH ẢNH VỀ BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI

I. MỤC TIÊU

- HS biết được tình cảm yêu quý mà Bác Hồ đã dành cho thiếu nhi và ngược lại.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Các ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị

- Trước 1 tuần , phổ biến kế hoạch hoạt động và yêu cầu HS sưu tầm các tranh ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi. Hướng dẫn HS sưu tầm trên sách, báo, tạp chí, …và nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ.

- Sưu tầm tranh, ảnh, ảnh trong Tư liệu tham khảo - Sưu tầm tranh, ảnh theo hướng dẫn của GV Bước 2: HS xem tranh ảnh

- Mời HS lần lượt giới thiệu các tranh, ảnh đã sưu tầm được về Bác Hồ với thiếu nhi.

- Hỏi cả lớp xem các em biết gì về các bức ảnh đó.

- Giới thiệu thêm một số tranh ảnh mà HS chưa sưu tầm.

- Cả lớp xem tranh và nghe giới thiệu.

(14)

Bước 3: Thảo luận

- Sau khi HS xem tranh, ảnh xong, tổ chức cho các em thảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Qua xem tranh ảnh, em thấy tình cảm Bác Hồ đã dành cho các cháu thiếu hni như thế nào?

+ Còn các cháu thiếu nhi có vui mừng, quấn quýt bên Bác Hồ không?

- Một số em trả lời

- Kết luận: Lúc còn sống, Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu hni. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng yêu quý và biết ơn Bác Hồ.

- Cả lớp hát bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.

GĐ - BD Toán ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh củng cố về:

1. Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 100; biết cộng, trừ các số có hai chữ số; biết đo độ dài đoạn thẳng, giải được bài toán có lời văn.

2. Rèn cho HS thực hiện phép cộng, trừ, đo độ dài, giải toán các số trong phạm vi 100 thành thạo.

3. GDHS có ý thức tự giác làm bài II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. KTBC (5 phút)

Gọi học sinh chữa bài tập số 3/111 trên bảng Nhận xét KTBC của học sinh.

2. Bài mới (32 phút)

Hướng dẫn học sinh luyện tập

Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài rồi thực hành làm vào vở.

- Đưa 3 băng giấy ghi nội dung từng phần gọi HS lên bảng làm

- GV quan sát giúp đỡ HS

- Gọi học sinh đọc lại các số vừa được viết.

- Nhận xét – bổ sung Bài 2: Đặt tính rồi tính

- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài:

- Giáo viên quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét – chữa bài

Khi đặt tính theo cột dọc con cần chú ý điều

- 3 HS lên bảng làm, lớp làm nháp

- HS đọc yêu cầu bài tập - 3 HS làm bảng

- Lớp làm vào Vở thực hành - Đọc lại các dãy số vừa viết.

a, 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74 b, 99,98,97,96,95,94,93, 92,91,90 c, 10,20,30,40,50,60,70,80,90 - Nhận xét – chữa bài

Học sinh đọc yêu cầu 4 HS lên bảng làm

Lớp làm vào vở thực hành Nhận xét chữa bài

- Viết các số phải thẳng hàng,

(15)

gì?

Bài 3: Điền dấu >, <, =

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài:

Giáo viên thiết kế trên hai bảng phụ. Tổ chức cho hai nhóm thi đua tiếp sức, mỗi nhóm 6 em, mỗi em chỉ điền một dấu thích hợp.

Bài 4:

- Cho học sinh đọc đề toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết đoạn dây còn lại bao nhiên cm ta làm tính gì?

- Cho HS làm bài

- GV quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét – chữa bài

Nêu các bước trình bày giải bài toán có lời văn?

Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài:

Cho học sinh đo độ dài từng đoạn thẳng rồi viết số đo vào chỗ chấm.

3. Củng cố, dặn dò (3 phút) Nhắc lại nội dung bài

Nhận xét tiết học, tuyên dương.

Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.

thẳng cột.

- Nêu yêu cầu

Học sinh thực hiện trên bảng từ.

Các học sinh khác cổ vũ động viên các bạn.

24 < 42 79 < 100 56 = 50 +6 96 > 94 40 = 40 83 < 80 + 5 - 3 HS đọc bài toán

- Đọan dây dài 96 cm, cắt đi 12 cm

Đoạn day còn lại dài…?

Tính trừ

1 HS làm bảng, lớp làm vở - Chữa bài

Giải:

Đoạn dây còn lại dài là:

96 - 12 = 84 (cm)

Đáp số : 84cm 3 HS nêu

Học sinh đo đoạn thẳng AB trong vở rồi ghi số đo vào dưới đoạn thẳng:

Đoạn thẳng AB dài: 9cm

Thực hành ở nhà.

Ngày soạn: 7/5/2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 12 tháng 5 năm 2017 Tập đọc

LÀM ANH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng. Bước đầu biết nghỉ hơi cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Anh chị phải yêu thương em, nhường nhịn em

(16)

- Trả lời được câu hỏi 1 (SGK)

2. Kĩ năng: Rèn cho HS đọc trơn và trả lời câu hỏi trong bài thành thạo . 3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu thương anh chị và biết nhường nhịn em nhỏ.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bộ chữ của GV và học sinh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC (5 phút)

- Gọi 2 học sinh đọc bài: “Bác đưa thư” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.

- GV nhận xét chung.

2. Bài mới (32 phút)

 GV giới thiệu bài

Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

+ Đọc mẫu bài thơ (giọng đọc dịu dàng, âu yếm). Tóm tắt nội dung bài.

+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

Cho học sinh đọc từ khó đọc: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng.

Luyện đọc câu:

Gọi em đầu bàn đọc 2 dòng thơ (dòng thơ thứ nhất và dòng thơ thứ hai) Các em sau tự đứng dậy đọc hai dòng thơ nối tiếp.

+ Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:

Đọc nối tiếp từng khổ thơ Thi đọc cả bài thơ.

Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.

Đọc đồng thanh cả bài.

Ôn vần ia, uya:

1. Tìm tiếng trong bài có vần ia?

2. Tìm tiếng ngoài bài có vần ia, uya?

- Nhận xét – tuyên dương

Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.

Tiết 2

3. Tìm hiểu bài và luyện nói (35 phút) a. Tìm hiểu bài

Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

1. Làm anh phải làm gì?

+ khi em bé khóc ?

Học sinh nêu tên bài trước.

2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

Lắng nghe.

Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

4 em đọc cá nhân

Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ bắt đầu em ngồi đầu bàn dãy bàn bên phải.

4 học sinh đọc theo 4 khổ thơ, mỗi em đọc mỗi khổ thơ.

2 học sinh thi đọc cả bài thơ.

Lớp đồng thanh.

Chia

Ia: tia chớp, tia sangs, tỉa ngô, … Uya: đêm khuya, khuya khoắt, 2 em đọc lại bài thơ.

- HS đọc bài thơ Anh phải dỗ dành.

(17)

+ khi em bé ngã ?

+ khi mẹ cho quà bánh ? + khi có đồ chơi đẹp ?

2. Muốn làm anh phải có tình cảm gì với em bé?

*Liên hệ: Các em đã nhường nhịn em nhỏ của mình như thế nào ?

b. Luyện nói: Kể về anh (chị em) của em.

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh kể cho nhau nghe về anh chị em của mình (theo nhóm 3 học sinh)

- Nhận xét luyện nói và uốn nắn, sửa sai.

4. Củng cố - dặn dò (5 phút) - Nhắc lại nội dung bài

- Nhận xét chung giờ học

- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.

Anh phải nâng dịu dàng.

Anh chia quà cho em phần hơn.

Anh phải nhường nhịn em.

Phải yêu thương em bé.

Nối tiếp kể

Học sinh quan sát tranh và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

SINH HOẠT LỚP

I. MỤC TIÊU

Học sinh biết được những ưu , khuyết điểm của mình trong tuần qua để từ đó có hướng sữa chữa hoặc khắc phục.

Đề ra được phương hướng, kế hoạch cho tuần tới.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Đánh giá hoạt động của thời gian qua.

+ Nề nếp: Hầu hết các em thực hiện nghiêm túc, có chất lượng các hoạt động của lớp, hiện tượng nghỉ học không có giấy xin phép đã không còn nữa. Các em đã có ý thức giữ vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân tốt,...

+ Học tập: Hầu hết học sinh có ý thức học tập tốt, ngồi trong lớp chú ý nghe cô giảng bài, về nhà chăm học bài và luyện viết nên trong học tập có rất nhiều tiến bộ. Tiêu biểu như các em: Hà Trang, Lê Khánh Linh, Phương Hà, Mai Anh, Ngọc Anh, Ngọc Diệp, Hằng Nga…

+ Các em hưởng ứng tích cực phong trào thi đua đề ra.

+ Hạn chế: Một số ít em chưa có ý thức trong học tập, ngồi trong lớp hay nói chuyện và làm việc riêng, không chú ý nghe cô giảng bài, đó là các em: Hùng, Gấm, My,

2. Phương hướng hoạt động của thời gian tới:

- Ổn định và duy trì tốt các nề nếp học tập.

- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục thiếu sót của tuần qua

(18)

- Tiếp tục duy trì nề nếp hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp,duy trì công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ...

- Thi đua học tập tốt dành nhiều bông hoa điểm tốt chào mừng ngày 19/5.

Tích cực ôn tập để nắm chắc kiến thức chuẩn bị chu đáo cho KTĐK CKII phấn đấu đạt kết quả cao, không còn HS không hoàn thành.

- Đi học đúng giờ, mặc áo quần dép...đúng trang phục - Học và làm bài tập đầy đủ, vệ sinh lớp học sạch sẽ - Chăm sóc cây xanh.

- Không ăn quà vặt trong trường học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

 Use the phonics cards with sun, star, and snake, read the words out loud and have students repeat3.  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Use the phonics cards with tree, tent, and tiger, read the words out loud and have students repeat..  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Ask the students to write the letter Tt in the box in their book and tick the correct pictures that begin with the t sound. Answer keys: tiger, tent,

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 5 hình của bài trang 66 và 67 và trả lời các câu hỏi sau:.. - Hình nào làm cho bạn biết trời đang

- Tranh 1: Yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi: Tranh 1 vẽ cảnh gì1. + Câu hỏi dưới tranh

Những con vật như anh gọng vó, ả cua kềnh,… được tác giả nhân hóa và miêu tả vô cùng sinh động, gợi cảm.. Nghe- viết Một chuyến đi (từ đầu đến