• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 2 Ngày soạn:9/9/2016

Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016 Toán

BÀI 3: PHÂN SỐ THẬP PHÂN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

-Biết chuyển một phân số thành số thập phân.

- Biết viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

Ban học tập: -Chia sẻ: Nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

*Tiếp nối:

- Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

*Các bài tập 1;2;3;4;5. thực hiện lần lượt theo các logo sau:

- Đọc kĩ yêu cầu của bài.

- Tính toán chính xác và thực hiện vào vở - Trao đổi bài với bạn.

- Sửa lỗi cho nhau.

Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn đọc nối tiếp bài làm.

- So sánh điểm giống và khác nhau trong mỗi bài

- Ở bài 5 trên tia số từ 0 đến 1 được chia làm mấy phần bằng nhau? Tử số hay mẫu số thể hiện điều đó?

- Sửa lỗi, thống nhất kết quả, báo cáo thầy cô

*GV: Để nhận biết phân số thập phân chúng ta phải chú ý đến mẫu số Và không phải phân số nào cũng chuyển thành phân số thập phân được.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng với người thân thực hiện Hoạt động ứng dụng trang 14 ____________________________________________

Tiếng Việt

Bài 2A:VĂN HIẾN NGHÌN NĂM ( T1)

(2)

I. MỤC TIÊU

Đọc hiểu bài: Nghìn năm văn hiến

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

*Ban văn nghệ:

- Cả lớp chơi trò chơi: Ông đốt

- Luật chơi: Quản trò nói: ong đốt; cả lớp đáp lại: đốt đâu đốt đâu; quản trò đốt tay (Nêu tên một số bộ phận trên cơ thể) đốt người bên cạnh. Nếu bạn nào đốt không đúng chỗ thì nhận thưởng.

+ Mời cô giáo vào tiết học.

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát bức tranh và đọc lời giới thiệu về Khuê Văn Các

- Quan sát tranh trang 22 và đọc thầm lời giới thiệu.

- Trao đổi với bạn lời giới thiệu.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

* Nhóm trưởng:

- 1 bạn đọc lời giới thiệu.

- Từng bạn nói những điều mình biết ở bức tranh.

- Nhận xét, khen ngợi trong nhóm.

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

*GV: Đất nước của chúng ta có một nền văn hiến lâu đời.Bài tập đọc

“Nghìn năm văn hiến” các em học hôm nay sẽ đưa các em đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội.

Địadanh này chính là chiến tích về một nền văn hiến lâuđời của dân tộc ta.

2. Nghe thầy cô đọc bài: Nghe cô đọc bài và phát hiện ra giọng đọc.

3. Ghép mỗi từ với lời giải nghĩa phù hợp.

- Đọc thầm từ và lời giải nghĩa trang 24 - Ghép từ và lời giải nghĩa ra nháp.

- Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa

* Nhóm trưởng:

- Chia sẻ những từ còn chưa hiểu trong bài.

(3)

- Cùng giúp nhau giải nghĩa từ chưa hiểu (nếu có). Nếu cần, gọi thầy cô trợ giúp.

- Nhóm trưởng cho các bạn đặt câu

4. Cùng luyện đọc.

- Đọc thầm nội dung 4.

- Đọc thầm cả bài.

- Xác định từng đoạn trong bài

- Đọc chữ số, đọc câu, đọc nối tiếp đoạn đến hết bài.

- Sửa lỗi cho nhau

* Nhóm trưởng:

- 3 bạn đọc nối tiếp đoạn đến hết bài và sửa lỗi cho nhau.

- Bình chọn bạn đọc tốt

5. Trả lời câu hỏi.

-Đọc thầm câu hỏi.

-Suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

- Chia sẻ câu trả lời với bạn.

Nhóm trưởng:

- Lần lượt chia sẻ câu trả lời.

- Cả nhóm thống nhất kết quả.

- Nhóm trưởng yêu cầu cả nhóm thảo luận nội dung của bài.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo.

*GV: -Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài rất ngạc nhiên khi biết từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỷ, tính từ khoa thi 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.

-Bài văn giúpta hiểu được: Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời. Người Việt Nam có truyền thông coi trọng đạo học. Dân tộc ta rất đáng tự hào vì nền văn hiến nước ta.

- Nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến của nước ta.

- Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là

(4)

Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. 

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Nói với người thân về những điều em biết về Văn Miếu - Quốc Tử Giám ____________________________________________

Tiếng Việt

Bài 2A: VĂN HIẾN NGHÌN NĂM ( T2)

I. MỤC TIÊU

- Mở rộng vốn từ Tổ quốc.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

Ban văn nghệ:

- Cả lớp hát 1 bài

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Nối tiếp.

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập chia sẻ mục tiêu.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và ghi vào vở.

- Đọc thầm 1 lần nội dung 1.

- Làm bài vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

* Nhóm trưởng:

- 2 bạn chia sẻ kết quả.

- Nhận xét, bổ sung thêm.

- Báo cáo thầy cô.

2. Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.

- Đọc thầm 1 lần nội dung 2 - Tìm thêm từ và viết vào vở.

-Trao đổi với bạn.

(5)

* Nhóm trưởng

- Lần lượt nêu những từ tìm được.

- Nhận xét sửa cho bạn.

- Báo cáo thầy cô.

3. Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng quốc( với nghĩa là nước)

* Ban học tập:

- Tổ chức chơi trò chơi.

- Chia lớp thành 5 đội( Mỗi nhóm 1 đội).

- 1 bạn đọc luật chơi trang 25.

- Mỗi đội lên bảng viết.

- Tuyên dương đội thắng cuộc

4. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây và chép vào vở:

- Đọc thầm 1 lần nội dung 4 - Đặt 1 câu vào vở.

-Trao đổi với bạn.

* Nhóm trưởng - Lần lượt đọc câu.

- Nhận xét sửa cho bạn.

- Báo cáo thầy cô.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng người thân tìm từ đồng nghĩa với từ: xinh, đỏ

______________________________________________

Giáo dục lối sống

BÀI 1: EM LỰA CHỌN TRANG PHỤC (Tiết 2)

I.MỤC TIÊU

-HS biết lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, mục đích sử dụng.

-Biết ý nghĩa của việc lựa chọn trang phục phù hợp.

-Biết mặc trang phục đúng quy cách, gọn gàng, lịch sự

II.TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN

Máy tính, máy chiếu cho học sinh xem một số trang phục của một số dân tộc .

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

(6)

* Khởi động

Cả lớp hát bài: Sắp đến tết rồi

A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thực hành lựa chọn trang phục

- Trang phục đi học: quần dài, áo đồng phục, giầy.

- Trang phục đi chơi: quần lửng, áo phông, quần dài, áo com lê.

Trang Phục ở nhà: Áo ba lỗ, quần đùi, dép lê.

-Trao đổi với bạn.

-Chia sẻ trong nhóm -Chia sẻ trước lớp

-GVKL: Người có văn hóa biết lựa chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh. Vì vậy, em cần biết địa điểm và mục đích nơi đến để mặc trang phục cho phù hợp.

2. Tư vấn thời trang

- HS tự giới thiệu về trang phục của bản thân và tư vấn cho bạn cách lựa chọn trang phục.

-Trao đổi với bạn.

-Chia sẻ trong nhóm -Chia sẻ trước lớp 3. Xử lí tình huống

- HS suy nghĩ cách giải quyết tình huống -Trao đổi với bạn.

-Chia sẻ trong nhóm -Chia sẻ trước lớp Kết luận;

- Tình huống 1: Em nên giải thích cho các bạn đây là bộ quần áo dân tộc rất đẹp của Mì. Thái độ bàn tán, chỉ trỏ, cười cợt là không tốt, gây khó chịu cho người

(7)

khác.

- Tình huống 2: Nên mặc quần áo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.

Không nên mặc cảm hay ghen tị hoặc chê bai người khác.

- Tình huống 3: Chúng ta nên chú ý kiểm tra trang phục trước khi đi đâu.

B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- GV giao HDƯD trang 35

________________________________________________

Khoa học

BÀI 1: SỰ SINH SẢN (T3)

I. MỤC TIÊU

- Xác định được con người đều do bố mẹ sinh ra.

- Dựa vào sơ đồ, trình bày được quá trình hình thành bào thai.

- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc sức khỏe cho bào thai và phụ nữ mang thai.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

- Ban học tập:

+ Tổ chức cho các bạn “Hái hoa dân chủ” . Cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”

và truyền qua tau nhau một tín vật. Lời bài hát kết thúc tín vật ở trong tay bạn nào thì bạn đó có quyền lên bốc một câu hỏi và trả lời. Bạn nào không trả lời được câu hỏi sẽ nhận được phần thưởng do trưởng ban học tập đưa ra.( GV chuẩn bị câu hỏi)

*Hoạt động nối tiếp

- Mời cô giáo vào tiết học.

*GV: Qua phần khởi động cô thấy cả lớp mình đã nắm bài khá tốt vậy chúng ta hãy vận dụng kiến thức để hoàn thành bài tập ở tiết 3.

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1.Thực hiện nội dung.

-Quan sát các hình 1, suy nghĩ trả lời câu hỏi, viết vào vở.

- Trao đổi với bạn câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

* Nhóm trưởng:

- Yêu cầu các bạn lần lượt trả lời câu hỏi.

- Các bạn nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu các bạn giới thiệu gia đình mình dựa vào các câu hỏi:

(8)

+ Gia đình bạn có mấy thế hệ chung sống? Đó là những ai?

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

-Đọc thầm nội dung 2(2 lần) và suy nghĩ trả lời nhanh các câu hỏi ra nháp.

- Trao đổi với bạn câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

* Nhóm trưởng:

- Yêu cầu các bạn lần lượt trả lời các câu hỏi.

- Các bạn nhận xét, bổ sung.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

2.Chọn câu trả lời đúng.

- Đọc thầm nội dung 3 (1 lần).

- Chọn câu đúng nhất viết vào vở.

- Trao đổi với bạn câu trả lời.

- Nhận xét, sửa cho bạn.

* Nhóm trưởng:

- Yêu cầu các bạn lần lượt đọc câu mình chọn.

- Các bạn nhận xét, sửa cho bạn.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

*Ban học tập:

- Tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.

+ Cơ thể của chúng ta được hình thành như thế nào?

+ Vì sao người phụ nữ mang thai không nên dùng chất kích thích?

+ Để bào thai được phát triển khỏe mạnh, phụ nữ mang thai cần được chăm sóc như thế nào?

- Yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

- Mời cô giáo chia sẻ nội dung trước lớp.

*GV: Cơ thể của chúng ta được hình thành từ tinh trùng của bố và trứng của mẹ, Sau khi thụ tinh trứng trở thành hợp tử và sống trong dạ con của người mẹ.

Chính vì thế khi mang thai người phụ nữ phải được chăm sóc và bảo vệ.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Hỏi người thân để biết khi mang thai em, mẹ em đã được gia đình chăm sóc như thế nào?

__________________________________________

(9)

Lịch sử

BÀI 1: CHUYỆN VỀ TRƯƠNG ĐỊNH, NGUYỄN TRƯỜNG TỘ.

CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Mô tả sơ lược bối cảnh nước ta ở cuối thế kỉ XIX

- Trình bày quyết tâm Đứng về phía nhân dânchống Pháp của Trương Định.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

* Khởi động Ban học tập:

- cho các bạn hát bài : Hành quân theo bước chân những người anh hùng - Hỏi: Bạn hãy kể tên 3 nhân vật lịch sử mà bạn biết( 5 đến 6 bạn).

-Mời cô giáo vào bài học.

Hoạt động nối tiếp:

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn viết tên đầu bài, đọc mục tiêu vàchia sẻ trong nhóm.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hình thành kiến thức.

1. Khám phá bối cảnh nước ta ở cuối thế kỉ XIX - Đọc thầm 2 lần nội dung 1trả lời câu hỏi:

+ Khi thực dân Pháp xâm lược triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào?

+ Nhân dân ta đã làm gì khi Thực dân Pháp ngày càng lấn tới?

- Viết câu trả lời vào vở phần b - Chia sẻ câu trả lời với bạn

- Lắng nghe, đánh giá,nhận xét bổ sung cho bạn Nhóm trưởng:

- Yêu cầu các bạn báo cáo.

- Đánh giá, nhận xét, bổ sung cho bạn.

- Nhận xét bạn có lời mô tả hay về một nhân vật lịc sử.

- Báo cáo với thầy cô

2. Tìm hiểu về Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định - Đọc thầm 2 lần nội dung 2, lời chú giải.

- Tìm từ khó hiểu và trả lời:

+Khi thực dân Pháp xâm lược ai đã chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp?

+Giữa lúc nghĩa quân Trương Định làm cho thực dân Pháp hoang mang triều đình

(10)

nhà Nguyễn đã làm gì?

+Nêu những băn khoăn lo lắng của Trương Định khi nhận lệnh vua?

- Viết câu trả lời phần b - Trao đổi với bạn Nhóm trưởng:

- Yêu cầu các bạn chia sẻ từ khó hiểu(nếu có) - Trao đổi cùng bạn câu trả lời

- Thống nhất ý kiến.

Hỏi thêm:

+Vì sao Trương Định quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống giặc?

+Vì sao Trương định được suy tôn Bình Tây Đại nguyên soái?

- Thống nhất ý kiến.

-Báo cáo với cô giáo kết quả thảo luận.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Bài 2: Dựa vào việc tìm hiểu Bình tây Đại nguyên soái Trương Định, dựng một đoạn kịch(theo gợi ý) và trình bày trước lớp

- Đọc thầm 2 lần bài tập - Nêu nội dung đoạn kịch Nhóm trưởng:

- Yêu cầu nêu các vai trong đoạn đối thoại -Trao đổi nội dung đoạn kịch.

- Nhận xét , đánh giá bổ sung cho bạn

- Phân vai đọc lời đối thoại và thể hiện trong nhóm Ban học tập :

- Đưa ra tiêu chí thể hiện đoạn kịch - Các nhóm lần lượt thể hiện

- Bình chọn nhóm thể hiện tốt.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

-Bằng hiểu biết của mình em hãy viết đôi nét về nhân vật lịch sử Trương Định.

-Sưu tầm tư liệu về một số nhân vật lịch sử khác có hành động quyết tâm chống Pháp như Trương Định.

___________________________________________________________

Ngày soạn:27/8/2015

Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2016 Toán

(11)

Bài 4: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

- Củng cố cách thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia phân số.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

Ban học tập:

- Yêu cầu các bạn chia sẻ hoạt động ứng dụng trang 14.

- Hỏi: Muốn chuyển một số phân số thành phân số thập phân ta làm thế nào?

* Hoạt động nối tiếp.

- Mời cô giáo vào tiết học.

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập chia sẻ mục tiêu trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Thực hiện các nội dung

- Đọc thầm 2 lần nội dung a,b

- Nêu cách thực hiện phép cộng phép trừ hai phân số - Viết ví dụ vào vở nháp

- Chia sẻ kết quả với bạn.

- Nhận xét, đánh giá, bổ sung, sửa cho nhau.

* Nhóm trưởng:

- Các bạn lần lượt chia sẻ ví dụ.

- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi.

- Chia sẻ: Muốn cộng hoặc trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào?

Muốn cộng hoặc trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào?

- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi.

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

2. Thực hiện các nội dung:

- Đọc thầm 2 lần nội dung a,b

- Nêu cách thực hiện phép nhân,phép chia hai phân số

(12)

- Viết ví dụ vào vở nháp

- Chia sẻ kết quả với bạn.

- Nhận xét, đánh giá, bổ sung, sửa cho nhau.

* Nhóm trưởng:

- Các bạn lần lượt chia sẻ ví dụ.

- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi.

- Chia sẻ: Muốn nhân ( chia) hai phân số ta làm thế nào?

- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi.

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

3. Thực hiện các nội dung:

- Đọc nội dung 3.

- Làm bài vào vở - Chia sẻ với bạn.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

*Nhóm trưởng:

- Yêu cầu 2 bạn nêu kết quả bài làm - Nhận xét bổ sung cho bạn.

Hỏi: Bạn có nhân xét gì 2 phép tính cuối ở mỗi phần a,b và nêu cách thực hiện.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả với thầy cô giáo Ban học tập:

- Yêu cầu các bạn chia sẻ:

- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào?

- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?

- Muốn nhân ( chia) hai phân số ta làm thế nào?

- Khi thực hiện các phép tính 3,4 của mỗi phần a,b có những cách viết nào?

- Mời cô giáo chia sẻ.

*GV: Trong các phép tính với phân số chúng ta cần chú ý các phép tính với số tự nhiên. Trong trường hợp đó chúng ta cần quy đồng hai phân số vì số tự nhiên

luôn có mẫu số là 1.

4.Thực hiện các nội dung

(13)

- Đọc thầm 2 lần nội dung mẫu - Giải thích cách làm

- Làm bài vào vở

- Chia sẻ kết quả với bạn, giải thích cách làm cho bạn.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

* Nhóm trưởng:

- Yêu cầu 3 bạn nêu kết quả bài làm và giải thích cách làm.

- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi trong nhóm - Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

5. Thực hiện các nội dung:

- Đọc thầm 2 lần nội dung 5, quan sát hình và tìm cách giải

- Làm bài vào vở

- Chia sẻ với bạn về cách giải bài toán - Nhận xét, sửa cho nhau.

* Nhóm trưởng:

- Yêu cầu các bạn lần lượt nêu kết quả bài làm và giải thích cách làm.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

- Báo cáo với thầy cô.

* Ban học tập:

- Yêu cầu các bạn

- Chia sẻ cách giải khác bài toán ở phần a.

- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.

- Nhận xét đánh giá, bổ sung cho bạn.

- Mời giáo viên chia sẻ.

*GV: Đối với bài toán có lời văn thì khi thực hiện các phép tính với phân số các em chỉ cần ghi kết quả cuối cùng bỏ qua phần thực hiện phép tính.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

(14)

- Làm HĐ ƯD trang 18

_______________________________________

Tiếng Việt

BÀI 2A:VĂN HIẾN NGHÌN NĂM ( T3)

I. MỤC TIÊU

- Nghe - viết đúng bài Lương Ngọc Quyến, nắm được cấu tạo và viết đúng phần vần của tiếng.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

*Ban văn nghệ:

- Cả lới chơi trò chơi: “Sóng xô”

- Luật chơi:

+ Quản trò: “sóng xô, sóng xô”

+ Cả lớp:xô đâu, xô đâu

+ Quản trò: Xô sang trái,sang phải, đằng trước, đằng sau.

+ Nếu bạn sai nhận thưởng.

+ Mời cô giáo vào tiết học.

*GV: Một người anh hùng của dân tộc quê gốc của ông là người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội ngày nay. Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình khoa cử khá giả, là con thứ của chí sĩ Lương Văn Can là ai cả lớp có biết không?

Bài học ngày hôm nay sẽ tìm hiểu về người anh hùng đó chúng ta cùng theo dõi nhé.

*Nối tiếp:

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp:

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

5. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở.

- Quan sát ảnh và đọc thầm bài 1 lần.

- Xác định những tên riêng cần viết hoa.

- Viết bài theo lời đọc của thầy cô.

- Trao đổi bài với bạn để sửa lỗi

* Nhóm trưởng:

- Đọc bài 1 lần cả nhóm soát lỗi

(15)

- Nhận xét, khen bạn viết chữ đẹp, đúng chính tả.

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

6. Ghi vào vở phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau:

- Đọc thầm 1 lần nội dung 6.

- Viết phần vần của các tiếng in đậm vào vở.

- Trao đổi bài với bạn.

- Sửa lỗi cho nhau

* Nhóm trưởng:

- Nêu những vần vừa viết.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

- Báo cáo thầy cô.

7. Ghi vần của từng tiếng được in đậm ở trên vào mô hình cấu tạo vần.

- Đọc thầm câu hỏi.

- Kẻ bảng, làm vào vở.

- Trao đổi bài, kiểm tra.

* Nhóm trưởng:

- Nêu các âm trong phần vần.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Tìm đọc những câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta.

_____________________________________________

Giáo dục lối sống

BÀI 2: QUẢN LÍ THỜI GIAN (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Biết được giá trị của thời gian.

2.Xác định được những việc gây lãng phí thời gian trong cuộc sống.

3. Xác định mức độ quan trọng, cấp bách của việc làm đối chiếu với mục tiêu đặt ra.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

(16)

Ban văn nghệ: -Chia sẻ: Nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

*GV: Chúng ta thường biết đến thời gian như là một đơn vị đo bình thường mà rất ít người để tâm đến sự trôi đi của thời gian. Vậy hiểu, quản lí thời gian như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu bài ngày hôm nay.

*Tiếp nối:

- Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Giá trị của thời gian

- Đọc thầm và trả lời câu hỏi

+Theo em, Minh sẽ thay đổi như thế nào sau cuộc thi chạy ở trường?

+Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?

- Trao đổi với bạn câu trả lời Nhóm trưởng yêu cầu:

- Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

*GV: - Sau cuộc thi chạy ở trường Minh đã thay đổi trong suy nghĩ của mình. Minh hiểu rằng: “trong cuộc sống, con người chỉ cần một phút cũng có thể làm nên chuyện quan trọng”

2.Tìm những việc làm gây lãng phí thời gian - Đọc thầm từ và tìm câu có nội dung đúng - Trao đổi với bạn câu trả lời

Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo 3. Xác định việc làm quan trọng, cấp bách.

- Đọc thầm và trả lời câu hỏi

+ Những việc nào là quan trọng và cấp bách mà Huy cần tập trung thời gian giải quyết để thực hiện được mục tiêu dặt ra?

+ Những việc nào tuy quan trọng nhưng không phải là cấp bách?

+ Những việc nào không quan trọng, gây lãng phí thời gian - Trao đổi với bạn câu trả lời

(17)

Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

*GV: Qua câu chuyện “Một phút” chúng ta rút ra được bài học quý báu là:

trong cuộc sống chúng ta cần phải sống tiết kiệm và điều làm nên tất cả các tiết kiệm đó chính là thời gian. Nếu chúng ta biết quý trọng thời gian thì chúng ta sẽ sống và học tập một cách khoa học.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng với người thân sưu nói về giá trị của thời gian.

_________________________________________________

Ngày soạn:11/9/2016

Ngày giảng: Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2016 Tiếng Việt

Bài 2B: SẮC MÀU VIỆT NAM ( T1)

I. MỤC TIÊU

-Đọc hiểu bài: Sắc màu em yêu.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

*Ban văn nghệ:

- Tổ chức trò chơi: Đứng, ngồi, nằm, ngủ - Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:

+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.

+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.

+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.

+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

Cách chơi:

- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.

- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).

- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.

Phạm luật:

- Những trường hợp sau phải chịu phạt:

+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.

+ Không nhìn vào quản trò.

+ Làm chậm, làm không rõ động tác.

+ Mời cô giáo vào tiết học.

(18)

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trò chơi: Thi tìm nhanh tên bảy sắc cầu vồng.

- Quan sát tranh trang 28, viết tên 7 màu trong bảy sắc cầu vồng ra nháp.

* Nhóm trưởng:

- Tổ chức chơi tìm nhanh tên bảy sắc cầu vồng.

- Mỗi bạn nêu tên một màu trong bảy sắc cầu vồng, bạn nào viết nhanh, đủ thì thắng cuộc.

- Tuyên bố người thắng cuộc.

- Khen ngợi, tuyên dương, báo cáo thầy cô.

2. Nghe thầy cô đọc bài: Nghe cô đọc bài và phát hiện ra giọng đọc.

3. Cùng luyện đọc.

- Đọc thầm nội dung 3 - Đọc thầm cả bài.

- Đọc 2 khổ thơ tiếp nối đến hết bài.

- Sửa lỗi cho nhau * Nhóm trưởng:

- Mỗi bạn đọc nối tiếp đoạn đến hết bài và sửa lỗi cho nhau.

- Bình chọn bạn đọc tốt

4. Thảo luận, trả lời câu hỏi.

-Đọc thầm câu hỏi.

-Suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

- Chia sẻ câu trả lời với bạn.

* Nhóm trưởng:

- Lần lượt chia sẻ câu trả lời.

- Cả nhóm thống nhất kết quả.

- Nhóm trưởng yêu cầu cả nhóm thảo luận nội dung của bài.

- Nhận xét, bổ sung.

(19)

- Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo.

*GV: Bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu đó vì các sắc màu đó đều gắn với những cảnh, những con người bạn yêu quý. Bạn yêu quê hương đất nước mình.

Nội dung: Bài thơ thể hiện tinh cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người vật xung quanh. Qua đó thể hiện tình yêu của bạn đối với quê hương, đất nước.

5. Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.

- Đọc thầm khổ thơ mình thích.

- Đọc thuộc cho bạn nghe.

- Sửa lỗi cho bạn.

* Nhóm trưởng:

- Lần lượt đọc khổ thơ mình đã thuộc.

- Khen bạn thuộc bài, đọc tốt.

- Báo cáo thầy cô.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Đọc cho người thân nghe khổ thơ em thuộc lòng.

____________________________________________________

Tiếng Việt

BÀI 2B: SẮC MÀU VIỆT NAM ( T2)

I. MỤC TIÊU

- Viết được đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

Ban văn nghệ:

-Tổ chức trò chơi: Bà Ba đi chợ

- Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng (Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật, …)

(20)

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Nối tiếp.

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập chia sẻ mục tiêu.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều) trong vườn cây

( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)

- Đọc thầm 2 lần nội dung 1.

- Viết đoạn văn ra nháp . - Đọc đoạn văn cho bạn nghe.

- Sửa lỗi cho bạn.

* Nhóm trưởng:

-Lần lượt đọc đoạn văn.

- Nhận xét, bổ sung thêm.

- Báo cáo thầy cô.

*GV: Chữa bài theo thực tế học sinh viết - Viết vào vở.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Đọc cho người thân nghe đoạn văn em viết ở lớp.

_____________________________________________

Toán BÀI 5: HỖN SỐ

I. MỤC TIÊU

Em biết:

- Đọc viết hỗn số.

- Biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

Ban văn nghệ: Tổ chức trò chơi “ Cá lớn, cá bé”

Cách chơi:

1. Tất cả đứng thành vòng tròn

2. Luật chơi: khi nói Cá lớn thì dang tay ra, khi nói Cá bé thì khép tay lại.

3. Người điều hành nói cá lớn, cá bé nhưng không làm theo quy luật,

(21)

người nào làm sai thì sẽ bị phạt

* Hoạt động nối tiếp.

- Mời cô giáo vào tiết học.

*GV: Phép cộng phân số với một số tự nhiên thực chất còn một cách viết và cách đọc khác với những bài các em đã học. Vậy các phép tính đó đọc và tính như thế nào thì chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Viết phân số chỉ phần đẫ tô màu của mỗi hình vẽ sau - Quan sát các hình nội dung 1

- Viết phân số ra nháp.

- Đọc thầm các phân số trên.

- Chia sẻ kết quả với bạn.

- Nhận xét, đánh giá, bổ sung, sửa cho nhau.

* Nhóm trưởng:

- Các bạn lần lượt chia sẻ.

- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi.

- Viết các phân số của các hình với phần chưa tô màu ra nháp.

- So sánh phân số chỉ phần đã tô màu với phân số chỉ phần chưa tô màu.

- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi.

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

2. Thực hiện các nội dung:

- Đọc thầm 2 lần và quan sát các hình trong nội dung 2.

- Nêu cách viết hỗn số, cách đọc hỗn số.

- Chia sẻ với bạn các nội dung em vừa đọc - Nhân xét, đánh giá, sửa cho nhau.

* Nhóm trưởng:

- Lần lượt nêu cách đọc và viết hỗn số.

- Thống nhất cách đọc và viết hỗn số.

- Mỗi bạn viết một hỗn số rồi đọc.

(22)

- Báo cáo với thầy cô.

3. Viết rồi đọc hỗn số thích hợp với mỗi hình vẽ sau.

- Quan sát hình và viết, đọc hỗn số.

- Chia sẻ với bạn.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

*Nhóm trưởng:

- Lần lượt đọc hỗn số vừa viết.

- Nêu phần nguyên và phần phân số.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

1. Dựa vào hình vẽ để viết rồi đọc hỗn số thích hợp (theo mẫu) - Quan sát hình vẽ, viết hỗn số vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả - Nhận xét, sửa lỗi cho nhau

* Nhóm trưởng:

- Nối tiếp đọc kết quả

- Nêu phần nguyên và phần phân số của mỗi hỗn sô.

- Nhận xét, sửa cho bạn.

- Báo cáo thầy cô.

2. Viết hỗn số thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số.

- Quan sát tia số, vẽ tia số vào vở, viết hỗn số thích hợp vào chỗ chấm.

- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả - Nhận xét, sửa lỗi cho nhau

* Nhóm trưởng:

- Nối tiếp đọc kết quả

- Nêu phần nguyên và phần phân số của mỗi hỗn số.

(23)

- Nhận xét, sửa cho bạn.

- Báo cáo thầy cô.

*GV: Hỗn số thực chất là một cách viết gọn của các phân số tối giản mà có tử số lớn hơn mấu số chính vì vậy sau bài học hôm nay các em cần chú ý cách viết của những phân số này.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Nội dung trang 22

______________________________________________________

Khoa học

BÀI 2: NAM VÀ NỮ ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

Đọc sách HDH trang 9

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

- Ban học tập yêu cầu 6 bạn đại diện 6 nhóm chia sẻ phần Hoạt động ứng dụng bài 1

- Mời cô giáo vào tiết học.

*GV: Ở bài trước các em đã được tìm hiểu sự sinh sản vậy bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ thể của những đứa trẻ đó.

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp + Mời bạn nêu mục tiêu của tiết học.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Liên hệ thực tế

- Đọc thầm và trả lời câu hỏi trang 9.

- Hãy nghĩ về tình cảm của mình dành cho các thành viên trong gia đình.

-Trao đổi với bạn về các thành viên trong gia đình.

-Bạn dành tình cảm cho ai nhiều nhất? Vì sao?

- Từng bạn kể về gia đình mình

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nói một câu thể hiện tình cảm với gia đình.

- Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

2. Sắp xếp các thẻ chữ cho phù hợp

- Đọc thầm và tìm từ thích hợp điền vào cột theo mẫu

(24)

- Ghi nhanh kết quả ra vở nháp - Trao đổi kết quả với bạn.

- Đọc nối tiếp kết quả

- Thư kí ghi nhanh vào bảng nhóm - Thống nhất, gắn bảng lớp.

3. Đọc và trả lời

- Đọc 2 lần nội dung trang 11.

-Trả lời nhanh các câu hỏi ra nháp - Đọc nối tiếp ý a, trả lời ý b.

- Sửa lỗi cho nhau

- Các bạn đọc nối tiếp câu trả lời.

- Khen ngợi bạn lấy ví dụ cụ thể và nhanh - Thống nhất báo cáo với thầy cô

*GV:Qua bài học hôm nây chúng ta đều nhận ra rằng vai trò của nam và nữ là hoàn toàn như giống nhau. Những bạn nam và nữ đều có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ một cách xuất sắc nếu chúng ta cố gắng.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Trao đổi với người thân về vai trò của nam và nữ trong gia đình _________________________________________________

Ngày soạn:12/9/2016

Ngày giảng: Thứ năm ngày15 tháng 9 năm 2016 Toán

BÀI 6: HỖN SỐ( TIẾP THEO) ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Em biết cách chuyển một hỗn số thành phân số.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

* Khởi động : tổ chức chơi trò chơi “ Bắt cá”.

- TBHT nêu luật chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn, chọn 6 bạn, chia 3 cặp đứng đối diện cầm tay nhau giơ cao lên: Cả lớp đi theo vòng tròn và hát bài “ Cá vàng bơi”.

Khi quản trò hô “ Bắt cá” các cặp chụp tay xuống, bạn nào bị bắt thì sẽ nhận được 1 phần thưởng trả lời câu hỏi:

(25)

-Bạn nêu cách đọc – viết hỗn số.

-Hãy viết 1 hỗn số và chỉ ra phần nguyên và phần phân số của hỗn số đó.

-Phần phân số của hỗn số có đặc điểm gì? Lấy 1 ví dụ.

-TBHT: nhận xét.

-Mời cô giáo tiếp tục tiết học.

-HS ghi tên bài – đọc mục tiêu bài.

-TBHT: yêu cầu 1 bạn đọc mục tiêu trước lớp.

A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1.Chơi trò chơi “ Ghép thẻ”.

- Đọc yêu cầu nội dung 1, quan sát hình vẽ và các thẻ ghi hỗn số.

- Dùng tay chỉ và ghép các thẻ hình với các thẻ hỗn số tương ứng.

- Đọc và chỉ cho bạn các cặp thẻ hình và thẻ ghi hỗn số tương ứng.

- Nói cho nhau nghe cách ghép thẻ.

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Yêu cầu các bạn báo cáo kết quả ghép được.

- Nói cho nhau nghe cách ghép thẻ.

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

1. Thực hiện nội dung.

- Quan sát hình vẽ.

- Viết hỗn số chỉ phần đã tô màu của hình vẽ.

- Tính: 2 43 = 2+ 43 = … vào vở nháp.

- Nêu nhận xét về cách viết hỗn số thành một phân số.

- Đọc thầm nội dung phần b – trang 24( 2 lần).

- Chia sẻ với bạn cách tính: 2 43 = 2+ 43 = …

- Giải thích cho bạn nghe về cách viết hỗn số thành một phân số.

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Yêu cầu các bạn chia sẻ cách tính: 2 43 = 2+ 43 = …

? Nêu cách viết hỗn số thành 1 phân số. Lấy ví dụ?

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

2. Chuyển các hỗn số sau thành phân số và giải thích cho bạn nghe cách làm của em.

- Đọc thầm yêu cầu nội dung 3( 2 lần).

(26)

- Thực hiện làm vào vở nháp.

- Đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

- Giải thích cho bạn nghe cách làm của mình.

- Yêu cầu các bạn nêu kết quả bài.

- Giải thích cách làm của mình.

- Nhận xét, bổ sung, thống nhất.

- Báo cáo cô giáo.

B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Chuyến các hỗn số sau thành phân số.

- Đọc thầm yêu cầu và quan sát các hỗn số.

- Làm bài vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

- Nhận xét, sửa bài cho nhau.

- Yêu cầu 2 bạn đọc kết quả bài của mình.

-Nhận xét, sửa cho nhau, thống nhất kết quả.

-TBHT cho các bạn chia sẻ.

-Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.

-Các bạn thực hiện chuyển hỗn số sau thành phân số. Ai làm nhanh sẽ được tuyên dương: 543 .

+ Mời cô giáo chia sẻ với lớp.

*GV: Khi so sánh hỗn số ngoài cách đưa về so sánh hai phân số tương ứng ta có thể dùng cách so sánh hai phần nguyên và hai phân só của chúng. Có rất nhiều cách so sánh tuy nhiên các em nên chọn cách so sánh hợp lí cho từng hỗn số.

C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Thực hiện các nội dung của phần – HDUD – trang 26.

_________________________________________________

Tiếng Việt

BÀI 2B: SẮC MÀU VIỆT NAM ( T3)

I. MỤC TIÊU

- Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

*Ban văn nghệ:

(27)

- Tổ chức trò chơi: Nhanh tay giữ lấy.

Cho vòng tròn điểm số 1, 2 hoặc từ 1 đến hết, đánh dấu từng cặp số. Khi quản trò hô to “chẵn” thì tất cả những người mang số 2, 4, 6 … quay quanh người bên cạnh số lẻ và giữ chặt.

Riêng các bạn mang số lẻ tìm cách chạy vào chính giữa vòng tròn thì thoát.

Nếu bị bắt thì người bắt được có thể yêu cầu người bị bắt đứng im trong 30 giây hoặc hình phạt khác.

*Nối tiếp:

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp:

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

1. Kể một câu chuyện em đã nghe đã đọc về một anh hùng hoặc danh nhân nước ta

- Đọc thầm 2 lần nội dung 6.

- Câu chuyện anh hùng, danh nhân ở đâu?

- Nhớ lại câu chuyện về anh hùng, danh nhân và kể theo trình tự hướng dẫnphần c.

- Kể cho bạn nghe.

* Nhóm trưởng:

- Lần lượt kể câu chuyện về anh hùng, danh nhân.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

- Báo cáo thầy cô.

2. Trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Đọc thầm câu hỏi.

- Suy nghĩ và viết câu trả lời vào vở nháp - Trao đổi ý nghĩa với bạn.

* Nhóm trưởng:

- Lần lượt nêu phần ý nghĩ của câu chuyện.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

(28)

Kể cho người thân nghe câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta.

____________________________________________________

Địa lí

BÀI 1: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA ( Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Trình bày được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.

- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

* Khởi động : tổ chức chơi trò chơi “ Bắt cá”.

- TBHT nêu luật chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn, chọn 6 bạn, chia 3 cặp đứng đối diện cầm tay nhau giơ cao lên: Cả lớp đi theo vòng tròn và hát bài “ Cá vàng bơi”.

Khi quản trò hô “ Bắt cá” các cặp chụp tay xuống, bạn nào bị bắt thì sẽ nhận được 1 phần thưởng trả lời câu hỏi:

- Cho biết biển bao bọc phía nào của nước ta? Tên biển là gì?

-Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?

-Biển cho ta những tài nguyên gì?

-Nhận xét – khen thưởng.

-TBHT mời cô giáo vào tiết học.

-HS ghi tên bài – đọc mục tiêu – chia sẻ mục tiêu.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

4. Tìm hiểu đặc điểm của vùng biển nước ta.

- Đọc thầm thông tin trong bảng ( 2 lần).

- Trả lời câu hỏi phần b – nội dung 4 – trang 90.

- Chia sẻ câu trả lời với bạn.

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm.

-Để thuận lợi cho việc làm muối và đánh bắt hải sản thì vung biển cần có đặc điểm gì?

-Nhận xét, thống nhất.

-Báo cáo cô giáo.

*GV: Việt Nam có đường bờ biển dài, với hơn 3250km. Vùng lãnh hải của

Việt Nam trải rộng trên 226.000 km2, với 4.000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo, vùng vịnh, đầm phá và nhiều ngư trường với trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn.

Đây là một bộ phận của biển Đông, nằm ở vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương .Biển nước ta nằm ở một vị trí rất thuận lợi về mặt ĐDSH vì đây là một trong các

(29)

trung tâm phát tán của sinh vật biển.

5. Khám phá vai trò của biển.

- Quan sát các hình trang 90 – 91 đọc thầm chú giải.

- Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất mà em biết.

- Đọc thông tin và viết những thông tin là mới đối với em vào vở nháp.

- Chia sẻ, trao đổi cùng bạn về vai trò của biển.

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Chia sẻ với bạn những thông tin là mới của mình khi đọc thông tin.

- Giải thích cho nhau nghe( nếu biết).

- Yêu cầu các bạn lần lượt nêu vai trò của biển đối với đời sống – sản xuất.

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Yêu cầu các bạn nêu những thông tin là mới khi đọc thông tin.

- Giải thích cho nhau nghe ( nếu biết).

- Báo cáo cô giáo.

6. Đọc và ghi nhớ nội dung bài.

- Đọc thầm 3 – 5 lần đoạn văn.

- Ghi vào vở đoạn văn em vừa đọc.

- Đọc cho nhau nghe.

- Yêu cầu các bạn trong nhóm lần lượt đọc ghi nhớ.

- Báo cáo cô giáo.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

2. Quan sát bảng số liệu và trả lời.

- Đọc thầm và quan sát bảng số liệu ( 3 lần).

- Đọc các tên nước có diện tích lớn hơn và nhỏ hơn diện tích nước ta.

- Đọc tên các nước có diện tích lớn hơn và nhỏ hơn diện tích nước ta cho bạn nghe.

- Nhận xét, thống nhất.

- Yêu cầu đọc tên các nước có diện tích lớn hơn và nhỏ hơn diện tích nước ta.

-Cả nhóm thống nhất.

-Cho các bạn chia sẻ nội dung sau:

- Bạn đọc tên nước và diện tích nước lớn nhất trong các nước ở Đông Nam Á?

- Bạn đọc tên nước và diện tích nước nhỏ nhất trong các nước ở Đông Nam Á?

(30)

- Nước Việt Nam có diện tích đứng thứ mấy trong số các nước ở Đông Nam Á?

3. Chơi trò chơi “ Chỉ nhanh, chỉ đúng”.

- TBHT nêu cách chơi: Mỗi nhóm cử 2 bạn, chia 2 đội chơi xếp 2 hàng dọc trước bảng, lần lượt từng cặp HS ( mỗi đội có 1 em) bước lên, nghe yêu cầu của tớ để thực hiện. Đội nào có nhiều bạn chỉ đúng và nhanh sẽ thắng cuộc.

- Các yêu cầu để các bạn thực hiện.

+ Hãy chỉ phần đất liền nước ta.

+ Hãy chỉ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Hãy chỉ bãi biển Nha Trang.

+ Hãy chỉ phần đất liền nơi đẹp nhất của nước ta.

+ Hãy chỉ phần đất liền giáp với biển của nước ta.

-Cả lớp nhận xét – khen nhóm thắng cuộc.

-TBHT: mời cô giáo chia sẻ nội dung bài học.

*GV: Nước biển Việt Nam là một nguồn tài nguyên lớn có thể khai thác, sử dụng.

Theo phân tích, mỗi km3nước biển có 37,5 triệu tấn vật chất thể rắn, trong đó 30 triệu tấn Clrua natri, 4,5 triệu tấn Mage, nhiều nguyên tố Kali, Uranium .. nếu biết tinh chiết nên, giá trị của chúng có thể đạt 1 tỷ USD. Mặt khác, nước biển Việt Nam không chỉ có muối mặn mà còn chứa đựng tiềm năng lớn về năng lượng gió, sóng và thủy triều biển.

Ven bờ biển Việt Nam có nhiều vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế giới như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ … là đại điểm lý tưởng cho việc phát triển ngành du lịch biển và du lịch sinh thái.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Thực hiện nội dung 2 của phần hoạt động ứng dụng – Sách trang 94.

_______________________________________________

Lịch sử

BÀI 1: CHUYỆN VỀ TRƯƠNG ĐỊNH, NGUYỄN TRƯỜNG TỘ. CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ( Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Những đề nghị canh tân đát nước của nguyễn trường Tộ và kết quả của đề nghị đó.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

* Khởi động

- Trưởng ban văn nghệ cho các bạnchơi trò chơi : Chim cá thú Trưởng ban học tập cùng các bạn chia sẻ hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào bài học.

- Viết tên đầu bài vào vở.

- Đọc mục tiêu

- Chia sẻ mục tiêu trước lớp

(31)

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hình thành kiến thức.

3.Khám phá những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.

- Đọc thầm 2 lần nội dung 3 và chú giải.

- Tìm thêm từ chưa hiểu nghĩa có ở thông tin - Viết câu trả lời vào vở phần b.

- Trao đổi với bạn

- Lắng nghe, đánh giá,nhận xét bổ sung cho bạn - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn báo cáo.

- Đánh giá, nhận xét, bổ sung cho bạn.

- Báo cáo với thầy cô

2. Tìm hiểu về Tôn Thất Thuyết và cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế

- Đọc kĩ 2 lần nội dung 4, lời chú giải.

- Tìm thêm từ khó hiểu

- Hỏi thầy cô nếu chưa hiểu đoạn hội thoại - Trả lời câu hỏi trang 8

- Phân công đọc đoạn hội thoại 2lần - Trao đổi từ chưa hiểu và trả lời câu hỏi.

- Chia sẻ từ khó hiểu(nếu có) - Trao đổi cùng bạn câu trả lời - Nhóm trưởng thống nhất ý kiến.

- Trưởng ban học tập cùng các bạn chia sẻ:

Trước những đề nghị canh tân đất nước vua quan triều Nguyễn có thái độ như thế nào?

Do đâu ông có nhiều đề nghị canh tân đất nước?

Bạn hãy mô tả sơ lược về kế quả cuộc phản công ở kinh thành Huế.

- Viết một câu ca ngợi Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Thuyết.

* GV: Nguyễn Trường Tộ và Phan Thất Thuyết là những người anh hùng của dân tộc.

Mặc dù con đường giải phóng dân tộc của các ông chưa thành công nhưng đó cũng là một động lực lớn cho các phong trào giải phóng sau này.

C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

(32)

Nói cho người thân nghe những điều em biết về Nguyễn Trường Tộ và tôn Thất Thuyết.

________________________________________________

Giáo dục lối sống

BÀI 2: QUẢN LÍ THỜI GIAN (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Biết xác định các bước để quản lí rốt thời gian của bản thân.

2.Hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của KN quản lí thời gian.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

Ban văn nghệ: -Chia sẻ: Nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

*Tiếp nối:

- Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

4. Kĩ năng quản lí thời gian

- Đọc thầm và trả lời câu hỏi - Trao đổi với bạn câu trả lời Nhóm trưởng yêu cầu:

- Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

5.Tầm quan trọng của kĩ năng quản lí thời gian - Đọc thầm từ và trả lời câu hỏi:

Điều gì sẽ xẩy ra nếu:

+ Người lái xe cứu hỏa đến đám cháy bị chậm trễ?

+ Bác sĩ không kịp đến cấp cứu cho bệnh nhân kịp thời?

+ HS đến phòng thi bị muộn giờ?

- Trao đổi với bạn câu trả lời

Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo

*GV: Thời gian là tài sản rất quý, vì thời gian đã qua đi thì không thể quay lại được. Kĩ năng quản lí thời gian giúp chúng ta sống và học tập, làm việc một cách khoa học, có hiệu quả, tránh được căng thẳng do áp lực công việc,

(33)

góp phần rất quan trọng vào sự thành công của bản thân.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng với người thân sưu nói về cách quản lí thời gian và tầm quan trọng của kĩ năng quản lí thời gian.

_____________________________________________________________________________

Ngày soạn:13/9/2016

Ngày giảng: Thứ sáu ngày16 tháng 9 năm 2016 Tiếng Việt

BÀI 2C: NHỮNG CON SỐ NÓI GÌ ( T1)

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết lập báo cáo thống kê.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

*Ban văn nghệ:

- Tổ chức trò chơi: Nhanh chân lẹ tay.

- Cách chơi: chơi toàn thể hoặc cử ra đại diện mỗi nhóm.

Quản trò hô: Trại ta (hoặc Lớp ta, Hội ta) đang cần. Tất cả người chơi cùng đồng thanh: “Cần gì, cần gì”? Quản trò trả lời: Cần (Một cái gì đó bất kì nhưng có khả năng thực hiện

Ví dụ cần 05 cái kẹp tóc Hay cần 03 đôi giầy đen hoặc 01 sơi tóc dài 01 mét…

Người chơi thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, ai nhanh là thắng cuộc.

Để trò chơi thêm phong phú, quản trò có thể yêu cầu:

- Cần một bài vọng cổ

*Nối tiếp:

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp:

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

1. Nhận xét về báo cáo thống kê.

- Đọc thầm 2 lần nội dung 1.

- Trả lời nhanh các câu hỏi ra nháp.

- Trao đổi câu trả lời với bạn.

(34)

* Nhóm trưởng:

- Lần lượt trả lời các câu hỏi.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

- Báo cáo thầy cô.

2. Thống kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau:

- Đọc thầm 2 lần nội dung.

- Lập bảng thống kê vào vở ( Cột tổ thay bằng nhóm) - Điền nhanh những thông tin.

- Trao đổi với bạn.

* Nhóm trưởng:

- 3 bạn lần lượt trình bày bảng thống kê.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

- Báo cáo thầy cô.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Nói cho người thân nghe bảng thống kê số học sinh trong lớp.

__________________________________________________

Tiếng Việt

BÀI 2C: NHỮNG CON SỐ NÓI GÌ ( T2)

I. MỤC TIÊU

Tìm được các từ đồng nghĩa, sử dụng được từ đồng nghĩa để viết đoạn văn.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

*Ban văn nghệ: Tổ chức trò chơi: Tất cả vì thượng đế.

Cách chơi:

1) Chia đội và yêu cầu các đội bầu đội trưởng. Các đội đứng thành hàng trước vạch phân cách. Thượng đế đứng cách các đội chừng 3 – 5 m

2) Giải thích cho các đội biết khi thượng đế yêu cầu một vật gì thì các đội mau chóng tìm vật đó đưa cho đội trưởng để trao cho thượng đế. Thượng đế chỉ nhận đồ vật từ đội trưởng nào mang lên nhanh nhất.

3) Thượng đế nhận được nhiều đồ cống nạp của đội nào nhất thì đội đó thắng cuộc.

- Mời cô giáo vào tiết học.

(35)

* Hoạt động nối tiếp.

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp:

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

3. Tìm hiểu và ghi vào vở những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau.

- Đọc thầm 2 lần nội dung 2.

- Tìm những từ đồng nghĩa, ghi vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

*Nhóm trưởng:

- Lần lượt đọc kết quả

- Nhận xét, khen ngợi trong nhóm.

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

4. Xếp nhanh các từ đã cho vào ba nhóm từ đồng nghĩa.

- Đọc thầm 1 lần nội dung 4.

- Xếp các nhóm từ ra nháp.

- Trao đổi kết quả cho nhau.

- Sửa lỗi cho nhau

* Nhóm trưởng - Chia sẻ kết quả.

- Nhận xét, sửa cho bạn.

- Báo cáo thầy cô.

5. Viết một đoạn văn tả cảnh( khoảng 5 câu ) trong đó có dùng một số từ đã nêu ở hoạt động 4.

- Viết đoạn văn vào vở.

- Đọc đoạn văn cho bạn nghe.

- Nhận xét, sửa cho bạn.

* Nhóm trưởng

(36)

- Lần lượt đọc đoạn văn trong nhóm.

- Nêu những từ đồng nghĩa có trong đoạn văn - Nhận xét, bổ sung, báo cáo thầy cô.

*GV: Từ đồng nghĩa giúp chúng ta không lặp từ khi viết văn, vì vậy trong các bài văn chúng ta cần linh hoạt sử dụng từ.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

-Nội dung trang 37

_________________________________________________

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 2 I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT 1.Ổn định tổ chức

2.Nhận xét chung trong tuần.

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

...

...

- Mặc đồng phục:...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

...

*Học tập:

...

...

...

...

- Giải toán trên mạng:...

...

-Toán Tiếng Anh trên mạng:...

...

(37)

-Tiếng Anh trên mạng: ...

...

*Các hoạt động khác:

- Lao động: ...

...

- Thực hiện ATGT: ...

...

- Văn nghệ:...

...

...

3. Bình bầu HS tiêu biểu xuất sắc trong

tuần. ...

...

4. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp, HS trong lớp thực hiện nhiệm vụ theo đúng sự phân công.

- Tham gia thi Toán, Tiếng Anh, Toán Tiếng Anh qua mạng, cần lập nhiều tài khoản để luyện.

- Thực hiện tốt an toàn trong trường học, thực hiện VSATTP. Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh sốt xuất huyết, zika. Thực hiện tốt ATGT. Không sử dụng pháo, đốt thả đèn trời, không chơi trò chơi bạo lực...

- Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

5. Chương trình văn nghệ.

di tích quốc gia đặc biệt Thường Tín Hà Nội Hà Nội, t Lương Văn Can

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ câu trả lời theo các câu hỏi - Nhận xét, bổ sung.. - Thống nhất ý kiến, báo cáo cô

Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn đọc chia sẻ câu trả lời trong nhóm - Cả nhóm thống nhất nội dung, báo cáo cô giáo. * Ban học tập chia sẻ trước lớp

Nhóm trưởng yêu cầu: Chia sẻ nối tiếp với bạn về câu trả lời của mình - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm.. - Đọc nối tiếp phần ghi nhớ - Nội

Nhóm trưởng yêu cầu: Các bạn đọc chia sẻ câu trả lời trong nhóm - Tìm nội dung bài4. - Cả nhóm thống nhất nội dung, báo cáo

Nhóm trưởng yêu cầu: Các bạn đọc chia sẻ câu trả lời trong nhóm - Tìm nội dung bài.. - Cả nhóm thống nhất nội dung, báo cáo

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ câu trả lời theo các câu hỏi - Nhận xét, bổ sung.. - Thống nhất ý kiến, báo cáo cô

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ câu trả lời theo các câu hỏi - Nhận xét, bổ sung1. - Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ câu trả lời theo các câu hỏi - Nhận xét, bổ sung1. - Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo 2.Hãy chọn ý đúng