• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:

………

Giảng:………

Tiết 66

LẶNG LẼ SA PA

(Trích) - Nguyễn Thành Long - I . Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp học sinh có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.

- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động hấp dẫn trong truyện.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học

+ Nắm bắt được diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

+ Phân tích được các nhân vật trong tác phẩm tự sự.

+ Cảm nhận được một số giá trị nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị.

3. Thái độ

- Có thái độ trân trọng đối với những người cống hiến thầm lặng cho đất nước.

- Giáo dục tinh thần lao động, sự cống hiến với đất nước 4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phân tích và cảm thụ một tác phẩm văn học hiện đại.

- Năng lực nhận xét, đánh giá.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục lòng yêu nước, tự hào về quê hương, đất nước ; giáo dục tinh thần lao động ; lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng

II. Chuẩn bị của thầy và trò

- Thầy: sgk, đọc tư liệụ, soạn bài, máy chiếu - Trò : soạn bài theo hướng dẫn, tóm tắt văn bản.

III. Phương pháp, kỹ thuật

- Đàm thoại, thuyết trình, thảo luận, phân tích, dạy học theo định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- Chia nhóm, tóm tắt tài liệu, đặt câu hỏi, trình bày một phút.

IV. Tiến trình hoạt động 1. Tổ chức : 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

? Tóm tắt ngắn gọn văn bản Làng  của nhà văn Kim Lân?

? Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản?

3. Bài mới

Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ, bình thường đang làm việc miệt mài cho đất nước ở Sa Pa - nơi nghỉ mát kì thú nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng, cao đẹp, qua một chuyến đi, ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết một truyện ngắn đặc sắc, dào dạt chất thơ.

(2)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 7’

- Mục tiêu: hs biết được những nét cơ bản về nhà văn Nguyễn Thành Long và hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp

- KT trình bày một phút - Chiếu chân dung.

? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Thành Long?

- Đại diện nhóm 1 lên trình bày

- Gv và hs cùng nhau nhận xét về phần chuẩn bị nội dung, tác phong, cách giới thiệu, kết thúc…

- Gv bổ sung, chốt

+ Quê Duy Xuyên - Quảng Nam, ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và bút ký.

+ Bút danh: Nguyễn Thành Long, Phan Minh Thảo, Lưu Quỳnh.

? Hãy kể tên những tác phẩm của nhà văn?

- Bát cơm cụ Hồ (tập bút ký, 1952) - Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956) - Hướng điền (tập truyện ngắn, 1957)

- Chuyện nhà chuyện xưởng (tập truyện ngắn, 1962) - Trong gió bão (truyện, 1963)

- Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972) - Nửa đêm về sáng (tập truyện ngắn 1978) - Lý Sơn, mùa tỏi (tập truyện ngắn, 1981)

? Lặng lẽ Sa pa được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

- Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi Lào Cai mùa hè 1970, rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972

………..

………..

Hoạt động 2: 28’

- Mục tiêu:

+ Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm

+ Nắm được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động hấp dẫn trong truyện

- Hình thức tổ chức: dạy học định hướng hành động

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả

- Nguyễn Thành Long (1925 - 1991). Quê ở Quảng Nam.

- Là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí.

- Phong cách: nhẹ nhàng, kín đáo mà rất sâu sắc và thấm đẫm chất thơ.

2. Tác phẩm

- Viết năm 1970, sau chuyến thực tế ở Lào Cai của tác giả.

II. Đọc, hiểu văn bản

(3)

- PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, quy nạp - KT động não, đặt câu hỏi

- Gv hướng dẫn hs cách đọc

- Khi đọc các em chú ý đọc với giọng trong sáng nhẹ nhàng thể hiện chất trữ tình của tác phẩm, chú ý thể hiện giọng của nhân vật trong tác phẩm.

? Văn bản thuộc thể loại gì?

- Truyện ngắn

? Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?

- Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

? Truyện có những nhân vật nào?

- Ông họa sĩ, bác lái xe, cô kỹ sư trẻ, anh thanh niên…

? Truyện kể về sự việc gì?

- Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ già, cô kỹ sư và anh thanh niên

? Truyện được kể ở ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này?

- Ngôi thứ 3 -> tác dụng của chuyện chân thật, khách quan.

? Nêu bố cục của văn bản?

- Phần 1: Từ đầu đến “anh ta kia”: Bác lái xe giới thiệu về anh thanh niên.

- Phần 2: Tiếp đến…Không có vật gì như thế”: Diễn biến cuộc gặp gỡ.

- Phần 3: còn lại: Cuộc chia tay cảm động giữa anh thanh niên và đoàn khách

? Tóm tắt lại toàn bộ nội dung vb?

- Hs tóm tắt, gv nhận xét và chiếu phàn tóm tắt lên màn hình cho hs quan sát

Trong chuyến xe lên Lào Cai, ông họa sĩ, cô kĩ sư được bác lái xe giới thiệu về anh thanh niên – “Cô đơn nhất thế gian”...

Cuộc gặp gỡ khá bất ngờ và thú vị đó đã diễn ra trong căn nhà nhỏ. Chàng trai đã kể về công việc của mình ở đỉnh cao 2600 m này. Ông họa sĩ già vừa nghe vừa chăm chú vẽ anh, còn cô kĩ sư trẻ đang đọc cuốn sách trên bàn nhưng thực ra là lắng nghe anh nói. Người họa sĩ và cô gái lại ra xe đi tiếp, có quà của chàng trai tặng (trứng và hoa), nhưng món quà lớn nhất lại chính là sự cảm phục và tin yêu mà chàng trai đã dấy lên trong lòng họ về công việc thầm lặng của anh.

? Văn bản có cốt truyện như thế nào?

- Cốt truyện đơn giản: truyện viết về một thị xã nhỏ bé của tỉnh Lào Cai luôn chìm trong sương mù: Sa pa. Đến với nơi ấy là những con ng thật đẹp: một anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn, một cô kĩ sư nông nghiệp mới

1. Đọc, chú thích

2. Bố cục - 3 phần.

(4)

ra trường, một bác lái xe đã già chạy suốt 30 năm trên tuyến đường Sa pa, một ông họa sĩ đi chuyến thực tế cuối cùng trước khi nghỉ hưu....bốn con người khác nhau tình cờ gặp gỡ trò chuyện rồi bỗng trở nên thân thiết như trong một gia đình. Tuy tính cách nghề nghệp khác nhau nhưng tất cả đều có chung một tâm hồn trong sáng, tinh tế, một suy nghĩ lành mạnh sâu sắc và nhất là họ có chung một thái độ sống, lao động, làm việc và cống hiến hết mình cho TQ một cách vô tư, hồn nhiên, âm thầm và lặng lẽ...

? Để nhân vật bộc lộ rõ những vẻ đẹp của mình, tác giả đặt nhân vật vào tình huống nào?

- Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.

? Em có nhận xét gì về cốt truyện và cách xây dựng tình huống truyện của tác giả?

=> Cốt truyện đơn giản, tình huống độc đáo là điều kiện thuận lợi để giới thiệu nhân vật chính.

GV: theo lời tác giả thì tác phẩm là một bức chân dung.

? Theo em đó là bức chân dung của ai, hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?

- Chân dung của anh thanh niên hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư nhưng chủ yếu là qua suy nghĩ của ông họa sĩ.

GV: Vậy dưới cái nhìn và suy nghĩ của ông họa sĩ thì anh thanh niên hiện lên như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu về nhân vật này.

? Hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên nơi Sa pa?

- Hs tìm: đoạn đầu và cuối văn bản

? Em hình dung như thế nào về cảnh thiên nhiên ở đây?

- Cảnh đẹp, nên thơ đượm màu sắc trữ tình

3. Phân tích

3.1. Khung cảnh thiên nhiên nơi Sa pa

Thiên nhiên Sa pa đẹp rực rỡ và đầy thơ mộng

4. Củng cố: 1’

- Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên?

5. HDVN: 3’

- Nắm chắc những đặc điểm cơ bản của nhân vật anh thanh niên.

- Tập tóm tắt lại VB cho mạch lạc.

- Chuẩn bị phần còn lại của văn bản.

- Tiếp tục phân tích nhân vật anh thanh niên về những phẩm chất của anh.

Theo em điều gì giúp anh vượt qua những khó khăn đó?

Ngoài công việc, anh còn biết tìm đến những nguồn vui lành mạnh khác. Đó là gì?

Những chi tiết đó cho êm thấy vẻ đẹp nào ở anh thanh niên?

Khi có đoàn khách lên chơi nhà, thái độ và hành động của anh như thế nào?

Khi biết vợ bác lái xe bị ốm, anh đã làm gì?

Khi trò chuyện với mọi người, lúc gần hết thời gian, anh đã nói gì?

Những thái độ, hành động và lời nói đó lại chứng tỏ phẩm chất gì ở anh thanh niên?

(5)

Khi ông họa sĩ tỏ ý muốn phác họa bức chân dung của mình, anh đã bày tỏ như thế nào?

Tại sao anh lại từ chối và giới thiệu người khác?

Điều đó lại bộc lộ vẻ đẹp nào ở anh thanh niên?

Vẻ đẹp này còn được thể hiện ở chi tiết nào trong truyện?

Qua phần tìm hiểu, em thấy anh thanh niên là người như thế nào?

Nhân vật ông họa sĩ.

Ông họa sĩ có vai trò gì trong truyện?

Em có cảm nhận như thế nào về ông họa sĩ?

Các nhân vật khác a. Nhân vật bác lái xe.

Theo em nhân vật bác lái xe là người như thế nào?

b. Nhân vật cô kĩ sư.

Em có suy nghĩ gì về cô kĩ sư?

c. Các nhân vật phụ khác.

Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về thế hệ trẻ VN trong thời kỳ xây dựng đất nước?

Chủ đề tư tưởng của truyện là gì?

Hãy khái quát những giá trị nghệ thuật của truyện?

Chứng minh câu chuyện mang đậm chất trữ tình?

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

• Nước ta có lực lượng lao động đông đảo.Trong thời gian qua, nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc..

Kết luận : Ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như : làm việc cá nhân với phiếu.?. Ở trường công việc chính

Với những phân tích ở các phần trên, ta có thể thấy rằng tính đến thời điểm hiện tại thì các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã và đang đón

- Những con búp bê: là những đồ chơi của tuổi nhỏ → gợi thế giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội...

- Kể về những việc em đã thực hiện nội quy của trường, lớp...

Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc hiến định nguyên tắc hạn chế quyền có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ: (i) Nó làm rõ tinh thần của luật

Thông qua nghiên cứu và tổng hợp thành quả nghiên cứu của các học giả, tác giả nhận thấy các nội dung liên quan đến ứng dụng câu chuyện chữ Hán vào giảng dạy vẫn chưa được

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH LÀM VIỆC DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức, trong tập