• Không có kết quả nào được tìm thấy

ÔN TẬP SINH HỌC 11

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ÔN TẬP SINH HỌC 11"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

ÔN TẬP SINH HỌC 11

--- Câu 1. Mô phân sinh là:

A. loại mô có khả năng phân chia thành các mô trong cơ thể B. nhóm tế bào sơ khai trong cơ quan sinh dục C. nhóm tế bào ở đỉnh thân và đỉnh rễ

D. nhóm tế bào chưa phân hoá duy trì được khả năng nguyên phân Câu 2. Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

A. Ở chồi đỉnh. B. Ở đỉnh rễ. C. Ở thân. D. Ở chồi nách Câu 3. Sinh trưởng sơ cấp của cây là:

A. sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.

B. sự sinh trưởng theo chiều dài của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

C. sự sinh trưởng theo chiều dài của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh, ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

D. sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.

Câu 4: Sinh trưởng thứ cấp là:

A. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

B. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

C. sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

D. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

Câu 5. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở

A. cây một lá mầm và cây hai lá mầm B. chỉ xảy ra ở cây hai lá mầm

C. cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm D. cây hai lá mầm và phần thân non của cây một lá mầm.

Câu 6. Loại mô nào tham gia vào sự sinh trưởng thứ cấp ở thực vật hai lá mầm?

A. Mô phân sinh đỉnh B. Mô phân sinh lóng C. Mô phân sinh bên D. Mô phân sinh thân.

Câu 7 . Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

B. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh bên.

C. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

D. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.

Câu 8. Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ:

A. cây có vòng đời dài B. cây có vòng đời trung bình

C. vòng năm D. cây có vòng đời ngắn

Câu 9. Hoocmôn thực vật là:

A. những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây.

B. những chất vô cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.

C. những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây.

D. những chất vô cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.

Câu 10. Xét các đặc điểm sau:

(1) là các hợp chất hữu cơ được tạo nên trong một thành phần của cơ thể và di chuyển đến các thành phần khác, tại đó chúng kích thích hay ức chế sinh trưởng.

(2) với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi lớn trong cơ thể.

(3) kích thích cây phát triển nhanh.

(2)

2

(4) trong cây, hoocmôn thực vật di chuyển trong mạch gỗ và mạch rây.

Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật là những đặc điểm.

A. (2), (3), (4). B. (1), (3), (4) C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4).

Câu 11. Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:

A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin. B. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.

C. Auxin, gibêrelin, êtilen. D. Auxin, êtilen, axit abxixic.

Câu 12. Những hoocmôn môn thực vật thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng là:

A. Auxin, xitôkinin. B. Auxin, gibêrelin. C. Gibêrelin, êtylen. D. Etylen, Axit abxixic Câu 13: Gibêrelin có tác dụng sinh lí là :

A. gây chín quả . B. kích thích đóng mở khí khổng . C. ức chế sinh trưởng mạnh . D. phá trạng thái ngủ nghỉ của hạt .

Câu 14. Hoocmon đóng vai trò gây đóng khí khổng là

A. Auxin. B. Giberelin. C. Axit abxixic. D. Etylen.

Câu 15. Êtilen có vai trò

A. thúc quả chóng chín B. giữ cho quả tươi lâu

C. giúp cây mau lớn D. Giúp cây chóng ra hoa

Câu 16 . Những hoocmôn môn thực vật thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng là:

A. Etylen, Axit abxixic. B. Auxin, gibêrelin.

C. Gibêrelin, êtylen. D. Auxin, xitôkinin.

Câu 17: Axit abxixic (AAB) chỉ có ở:

A, Cơ quan sinh sản. B. Cơ quan còn non.

C. Cơ quan sinh dưỡng. D. Cơ quan đang hoá già.

Câu 18. Chức năng của mô phân sinh đỉnh ở thực vật là A.làm cho rễ dài ra B.làm cho thân và rễ dài ra C.làm cho thân dài ra D.làm cho cây nhanh ra hoa Câu 19: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây. B. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.

C. Diễn ra cả ở cây một và hai lá mầm. D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 20 . Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A. Diễn ra cả ở cây một và hai lá mầm. B. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh bên.

C. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh. D. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.

Câu 21 . Xét các đặc điểm sau:

(1) Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.

(2) Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.

(3) Do hoạt động của mô phân sinh bên.

(4) Chỉ xãy ra ở cây 2 lá mầm.

(5) Chỉ làm tăng chiều dài của cây.

Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là

A. (2), (3) và (5) B. (1) và (4). C. (1), (3) và (5). D. (2) và (5).

Câu 22. Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là

A. tính chuyển hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao B. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể C. được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây

D. được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác

Câu 23. Tác dụng nào dưới đây không phải của gibêrelin đối với cơ thể thực vật là A. sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột; ra hoa, tạo quả.

B. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; ra hoa, tạo quả.

C. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột.

(3)

3 D. thúc quả chóng chín, rụng lá.

Câu 24. Ví dụ nào dưới đây là vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào các thao tác xử lí hạt – củ nẩy mầm?

A. Có thể dùng Giberelin để thúc hạt- củ nẩy mầm B. Có thể dùng Giberelin trong chọn giống cây theo mùa C. Có thể dùng Auxin kích thích hạt nẩy mầm

D. Có thể dùng Xitokinin để giúp hạt- củ nhánh phân chia

Câu 25. Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin nhân tạo để phun lên rau, củ thì sẽ gây độc cho cơ thể con người. Nguyên nhân là vì

A. Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh.

B. Auxin nhân tạo không có enzym phân giải.

C. Auxin nhân tạo làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp.

D. Auxin nhân tạo làm rối loạn chuyển hoá trong tế bào.

Câu 26 . Không sử dụng hoocmôn nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì:

A. làm giảm năng suất của cây có cơ quan thu hoạch là lá và gây ô nhiễm môi trường không khí.

B. không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại với người và gia súc.

C. làm giảm năng suất của cây có cơ quan thu hoạch là thân và gây ô nhiễm môi trường nước.

D. làm giảm năng suất của cây có cơ quan thu hoạch là củ và gây ô nhiễm môi trường đất.

Câu 27. Chọn chú thích đúng cho hình sau :

a. Lá Non b. Mắt c. Tầng phát sinh d. Lóng e. Mô phân sinh đỉnh Phương án trả lời đúng là?

A. 1c, 2e, 3a, 4b, 5d B. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d C. 1e, 2c, 3a, 4b, 5d D. 1b, 2e, 3a, 4c, 5d Câu 28. Xét các đặc điểm sau

1. là các hợp chất hữu cơ được tạo nên trong một thành phần của cơ thể và di chuyển đến các thành phần khác, tại đó chúng kích thích hay ức chế sinh trưởng

2. với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi lớn trong cơ thể 3. kích thích cây phát triển nhanh

4. trong cây, hoocmôn thực vật di chuyển trong mạch gỗ và mạch libe

5. khác biệt về enzim là chất xúc tác cho một phản ứng sinh hóa, hoocmôn hoạt hóa cả một chương trình phát sinh hình thái như kích thích hạt và chồi nảy mầm bao gồm rất nhiều quá trình và nhiều phản ứng hóa sinh

Có bao nhiêu đặc điểm đúng về hoocmôn thực vật?

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 29: Trong thực tiễn sản xuất, đối với các giống hoa người nông dân thường thu hoạch vào giai đoạn nào của chu kì sinh trưởng phát triển?

A. Đầu pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng. B. Cuối pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng.

C. Đầu pha sinh trưởng phát triển sinh sản. D. Cuối pha sinh trưởng phát triển sinh sản.

(4)

4

Câu 30: Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để:

A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô tế bào thực vật, diệt cỏ.

B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.

C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô tế bào thực vật, diệt cỏ.

D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô tế bào thực vật, diệt cỏ.

---HẾT--- ĐÁP ÁN

1D 2C 3C 4B 5C 6C 7B 8C 9A 10D

11B 12D 13D 14C 15A 16A 17D 18B 19B 20B

21D 22A 23D 24A 25B 26B 27A 28C 29C 30B

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hợp chất của nitơ làm tăng trưởng lá cây và tinh bột trong ngũ cốc. Hợp chất của photpho kích thích bộ rễ phát triển và hoa quả chín sớm. Hợp chất của kali tăng

A.. Phương trình vô nghiệm B. Bạn học sinh đã giải đúng B.. Tìm chiều dài và chiều rộng của thử ruộng biết rằng khi ta giảm chiều dài 3 lần và chiều rộng tăng

- Phát triển là toàn bộ chu trình sống của sinh vật bao gồm 3 giai đoạn: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan cơ thể.. - Các hooc môn ảnh

Sự phối hợp của lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ giúp dòng nước và các

- Thân và rễ cây trên hình 23.3a và 23.3c sinh trưởng theo hướng nằm ngang vì cây được gắn vào máy hồi chuyển quay chậm để triệt tiêu sự kích thích của trọng lực từ mọi

Sự gia tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể thực vật do hoạt động của các mô phân sinh.. Sự sinh trưởng do hoạt động của mô phân sinh đỉnh, kết quả là làm

Nêu các yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể thực vật4. Một số ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển của thực vật trong trồng

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 1 Việc tăng lượng bón đạm từ 40 N – 120 N đã làm đường kính thân, chiều dài, chiều rộng lá, chiều dài, chiều rộng chùy lúa miến phát triển nhanh hơn so với