• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31 Ngày soạn: 11/ 04/ 2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 04 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 2: LÍNH CỨU HOẢ (Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu quý, trân trọng sự đóng góp, hi sinh của những con người bình dị thông qua hình ảnh của người lính cứu hoả, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy tính, tivi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động (7’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thử vị mà HS học được từ bài học đỏ.

Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhỏ để trả lời các câu hỏi.

a. Có chuyện gì đang xảy ra?

b. Chúng ta phải làm gì khi cả hoả hoạn?

+ GV có thể có thêm những gợi ý để HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Người ta phải làm gì khi có hoả hoạn?

- Hét to để bảo cho mọi người biết, cùng thoát hiểm; Gọi ngay số 114 cho cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn: Tìm cách thoát ra khỏi đám cháy, ...

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Linh cứu hoả.

- HS nhắc lại.

+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi.

Các HS khác có thể bổ sung nêu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

2. Đọc (28’)

- GV đọc mẫu toàn VB Lính cứu hoả. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- HS đọc câu.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó

- HS đọc câu.

(2)

đối với HS (chuông, sẵn sàng,...).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD:

Những người lính cứu hoảy lập tức mặc quần áo chữa cháy, đi ủng .. đeo găng, đội mũ rồi nhanh chóng ra xe; Những chiếc xe cứu hoả màu đỏ chứa đầy nước,/ bật đèn báo hiệu, rủ còi chạy như bay đến thời có cháy).

- HS đọc đoạn.

+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến ra xe; đoạn 2: tiếp theo đển của người dân; đoạn 3: phần còn lại).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ dùng trong bài (ng: giày cổ cao đến gần hoặc quả đầu gối , dùng để đi trong mưa , nước , lội bùn, găng: dụng cụ chuyên (cho lính cứu hoi) đeo vào tay , chống được chảy; hoả hoạn; nạ chảy). GV có thể sử dụng hình ảnh để giải thích nghĩa của những từ ngữ chi vật dụng của người lĩnh cửu hoà .

+ HS đọc đoạn theo nhóm.

- HS và GV đọc toàn VB

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

+ GV đọc lại toản VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi

- HS đọc đoạn.

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Trả lời câu hỏi (15’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.

a. Trang phục của lính cứu hoả gồm những gì?

b. Lính cứu hoả dập tắt đám cháy bằng cách nào ?

c. Em nghĩ gì về những người lính cứu hoả?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời . Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời.

a. Trang phục của lính cứu hoả gồm quần áo chữa cháy, từng gắng và mũ;

b. Lính cứu hoả dập tắt đám cháy bằng cách dùng vòi phun nước;

- GV gợi ý cho HS dựa vào bài đọc để xác

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời cho từng câu hỏi.

(3)

định những phẩm chất của người lính cứu hoả làm chủng ta yêu mến như: nhanh nhẹn, không sợ nguy hiểm, sẵn sàng cứu tính mạng, tài sản của dân. Đồng thời khuyến khích HS tự do suy nghĩ, tưởng tượng theo cách riêng của các em để câu trả lời phong phú hơn.

4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b và c ở mục 3 (18’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b

và c (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở.

b. Lính cứu hoả đập tắt đám cháy bằng cách dùng vòi phun nước;

c. Câu trả lời mở

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu ; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

- HS quan sát và viết câu trả lời vào vở.

___________________________________________

Tự nhiên và xã hội

Bài 19: GIỮ AN TOÀN CHO CƠ THỂ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể. Quan sát các hình ảnh để phân biệt được hành động nào là tốt, hành động nào là xấu đối với trẻ em.

- Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe doạ đến sự an toàn của bản thân. Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần.

- Biết bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình trong SGK.

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên I. Khởi động: (5’)

- Chơi trò chơi “Bạn sẽ nói với ai?”

+ GV yêu cầu HS nghĩ tất cả những gì có thể xảy ra với các em đề đặt ra câu hỏi, trong những trường hợp đó, bạn sẽ nói với ai.

- Hết thời gian chơi, HS trả lời câu hỏi:

Qua trò chơi, em học được điều gì?

- GV giúp HS hiểu, các em cần chia sẻ với những người mà em tin cậy về tất cả những vấn để các em có thể gặp phải về sức khoẻ hay những chuyện khác cuộc sống như

Hoạt động của học sinh

+ HS đứng thành hai vòng, vòng trong và vòng ngoài. Người ở vòng trong quay về phía người ở vòng ngoài tạo thành từng cặp (theo hình trang 122 SGK).

- HS trả lời câu hỏi

(4)

những điều làm em lo sợ hoặc buồn chán, ...

II. CÁC HOẠT ĐỘNG (27’)

Hoạt động 3: Thực hành ba bước giữ an toàn cho bản thân

Bước 1: Làm việc cả lớp - GV hướng dẫn HS đọc bài.

- Các bạn khác và GV nhận xét (nếu cần GV có thể làm mẫu cho HS quan sát).

Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV hỗ trợ và uốn nắn.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau.

Lưu ý: GV căn dặn HS, khi gặp tình huống nguy cơ, các em cần nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ kịp thời. Nếu nói một lần chưa được thì các em cần nhắc lại nhiều lần với những người tin cậy khác hoặc gọi điện thoại đến số 111 cho tới khi nhận được sự giúp đỡ. GV cũng nhấn mạnh đến quyền trẻ em, không ai có quyền gây hại, làm tổn thương các em.

- Kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu HS ghi nhớ những kiến thức chủ yếu ở trang 125.

III. ĐÁNH GIÁ (3’)

- GV có thể sử dụng các cầu 4, 5 và 6 của Bài 19 (VBT) để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong bài này.

- HS đọc chỉ dẫn thực hành ba bước phòng tránh bị xâm hại ở trang 125 (SGK).

- Một số HS xung phong lên thể hiện trước lớp

- HS thu dọn bàn ghế gọn lại để thực hành trong nhóm (bảo đảm HS nào cũng được luyện tập). Trong quá trình các nhóm luyện tập.

- Cùng với việc luyện tập nêu trên, HS trao đổi với các bạn trong nhóm tên ba người em tin cậy và cho biết họ là ai, họ có quan hệ với em như thế nào.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

____________________________________________

TIẾNG VIỆT

LUYỆN ĐỌC, VIẾT: CẬU BÉ THÔNG MINH SẮP XẾP CÁC TỪ NGỮ THÀNH CÂU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập củng cố kĩ năng đọc bài: Cậu bé thông minh. Sắp xếp các từ ngữ thành

(5)

câu.

- Củng cố kĩ năng viết chính tả vào vở ô ly.

- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính.

- Vở Luyện viết chữ (Quyển 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động HS

1. Hoạt động Mở đầu (4-5)

* Khởi động - GV cho lớp hát.

- Dẫn dắt vào bài ôn.

* Kết nối

- Gv giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ học -> Ghi đầu bài.

2. Luyện tập (23-26’) a. Luyện viết:

- GV yêu cầu HS mở Vở ô ly.

- Em hãy nêu những chữ nào độ cao 1 ly?

- Em hãy nêu những chữ nào độ cao 2,5 ly?

- GV hướng dẫn viết từng dòng.

- GV nhận xét nhanh 1 số bài viết.

- Nhận xét, sửa sai.

* Tổng kết, nhận xét (3-4’) - GV nhận xét giờ học.

b. Sắp xếp các từ ngữ thành câu - GV đưa câu để hs sắp xếp

- Gv cho hs viết lại các câu vào vở ô ly - Hs đọc bài.

- Gv nhận xét.

- Cả lớp hát.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS mở vở.

- 2HS đọc nội dung viết.

- Hs trả lời.

- Viết 1 đoạn bài:

- Cả lớp viết bài theo yêu cầu.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Hs đọc các câu - Hs sắp xếp các câu - Hs đọc lại câu - Hs viết vào vở - Hs nhận xét

____________________________________________

Ngày soạn: 11/ 04/ 2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 04 năm 2022 Tiếng việt

Bài 2: LÍNH CỨU HOẢ (Tiết 3+4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

(6)

- Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu quý, trân trọng sự đóng góp, hi sinh của những con người bình dị thông qua hình ảnh của người lính cứu hoả, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy tính, tivi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện cảu và viết cầu vào vở (18’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh.

a. Giống như xe cứu hoả, xe cứu thương cũng có đèn báo hiệu ;

b. Chứng ta cần bảo vệ tài sản của nhà trường.

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (15’) - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan

sát tranh.

- GV giải thích cho HS nghĩa của các từ ngữ gợi ý.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

- HS và GV nhận xét.

- HS quan sát tranh.

- HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý

TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7. Nghe viết (17’)

- GV đọc to đoạn văn. (Chuông báo cháy vang lên. Xe cứu hoả bắt đền bảo hiệu, rủ cải, chạy như bay đến với cỏ cháy Các chú lính cứu hoả dùng vòi phun nước đập tắt đám cháy):

(7)

- GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết

+ Viết lùi đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu cầu, kết thúc câu có dấu chấm

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách . Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Chuông báo cháy vang lên./ Xe cứu hoả bật đèn báo hiệu,/ rú còi , chạy như bay đến nơi có cháy. Các chú lính cứu hoả/ dùng vòi phun nước dập tắt đám cháy). Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát.

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

+ HS viết.

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.

8. Chọn vẫn phù hợp thay cho ô vuông (18’) - GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- GV nêu nhiệm vụ , HS làm việc nhóm đôiđể tìm những vần phù hợp.

- Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng) - Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

9. Đặt tên cho hình (7’)

- GV yêu cầu HS chia nhỏ và trao đổi về hình vẽ.

- GV có thể gợi ý: HS chú ý đến các chi tiết trong hình người lính cứu hoả: trang phục, thân hình khoẻ mạnh, khuôn nhặt đen sạm vi khối,... Đại diện một số nhóm nói tên hình do nhóm đặt. Các em có thể nói thêm lí do đặt tên Các HS khác nhận xét, đánh giá.

- HS chia nhỏ và trao đổi về hình vẽ.

10. Củng cố (2’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

________________________________________

Toán

Bài 65. LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(8)

- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Biết tính nhẩm phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100 trong một số trường hợp đơn giản.

- Thực hành viết phép tính trừ phù họp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả.Thực hành vận dụng tính nhẩm trong tình huống thực tế.

Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số tinh huống thực tế đơn giản có liên quan đến trừ nhẩm (không nhớ) các số trong phạm vi 100.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động (5’)

- Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập trừ nhẩm trong phạm vi 10, phép trừ dạng 27- 4, 63-40.

- HS chia sẻ về cách trừ nhấm của mình và trả lời câu hỏi: Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?

GV đặt vấn đề: Các em đã biết trừ nhẩm các số trong phạm vi 10, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trừ nhẩm các số trong phạm vi 100. 

- HS chia sẻ về cách trừ nhấm của mình và trả lời câu hỏi

B. Hoạt động thực hành, luyện tập (20p) Bài l:

- Cá nhân HS thực hiện các phép tính 6-4 =?; 76-4 = ?

- HS thảo luận nhóm tìm cách thực hiện phép tính 76 - 4 = ? mà không cần đặt tính (chắng hạn: 6-4 = 2 nên 76 - 4 = 72), rồi nêu kết quả. Chia sẻ trước lớp.

- GV chốt các cách nhẩm, lấy thêm các ví dụ khác để (chẳng hạn: 37 - 1; 43 - 2;

74 - 4; ...).

Lưu ý: Tuỳ vào trình độ HS, GV có thể hướng dẫn HS tính nhẩm bằng cách đếm bớt, trong đó sử dụng Bảng sổ từ 1 đến 100 như sau

- HS thảo luận nhóm tìm cách thực hiện phép tính rồi nêu kết quả.

- HS nhận xét, bình luận đặt câu hỏi về cách tính của bạn.

- HS tính nhẩm và trả lời kết quả phép tính.

- HS lấy ví dụ tương tự đố bạn tính nhẩm, trả lời miệng.

- HS hoàn thành bài 1. Kiếm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.

Bài 2. HS thực hiện các phép tính nêu trong bài rồi chọn kết quả đúng, nói cho bạn nghe quả táo treo phép tính ứng với chậu nào.

Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi để tăng hứng thú cho HS, GV có thể thay thế bằng các phép tính khác để HS thực hành tính nhẩm.

- HS có thể đặt tính ra nháp hoặc tính nhẩm với những phéptính đơn giản

(9)

Bài 3

a) HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự từ trái sang phải:

50- 10-30 = 40-30= 10 67-7 - 20 = 60 - 20 = 40

- HS cùng nhau kiểm tra lại kết quả.

b) HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải.

2 + 4-3 = 3

20 + 40 - 30 = 30

- GV cần nhấn mạnh thứ tự thực hiện phép tính cho HS.

- HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải.

Bài 4. HS thực hiện các thao tác:

- HDHS quan sát mầu để biết cách thực hiện phép tính có số đo độ dài là xăng-ti- mét.

- Thực hiện phép tính có số đo độ dài xăng-ti-mét (theo mẫu).

- HS quan sát.

- Kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.

C. Hoạt động vận dụng (10p) Bài 5

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- HDHS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra

(quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, giải thích tại sao).

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- HS thảo luận

- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 38 - 5 = 33.

Trả lời: Vườn nhà chú Doanh còn lại 33 buồng chuối.

- HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.

D. Củng cố, dặn dò: (5p)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- HS TL.

________________________________________

Ngày soạn: 12/ 04/ 2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 04 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 3: LỚN LÊN BẠN LÀM GÌ? (Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng vẫn với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua văn và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát.

(10)

- Phát triển kĩ năng nói và nghệ thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với bạn bè và với thiên nhiên;

khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy tính, tivi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động (5’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhỏ để trả lời câu hỏi. (Mỗi người trong hình làm nghề gì?)

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài thơ Lớn lên bạn làm gì?

- HS nhắc lại

+ Một số (2 – 3) HS trả lời câu hỏi.

Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của Các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

2. Đọc (23’)

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm , ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- HS đọc từng dòng thơ.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số tử ngữ có thể khó đối với HS (lớn lên, thuỷ thủ, lái tàu, sống đu).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ dùng dòng thơ, nhịp thơ.

- HS đọc từng khổ thơ.

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ , + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ , 2 lượt . + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (thuỷ thủ: người làm việc trên tàu thuỷ; sóng dữ: Sóng lớn và nguy hiểm , đầu bếp: người nấu ăn (thưởng chỉ người chuyên làm nghề nấu ăn): gieo: rắc hạt giống xuống đất để cho mọc thẳnh cây (gieo hạt: ý chỉ trồng trọt).

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ Một số HS đọc khố thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá. HS đọc cả bài thơ.

+ 1- 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

- HS đọc câu.

- HS đọc đoạn.

+1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

(11)

+ Lớp học đồng thanh cả bài thơ.

3. Tìm trong khổ thơ thứ hai và thứ ba những tiếng có vần at , ep , êp (7’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm , cùng

đọc lại khổ thơ thứ hai và thứ ba và tìm tiếng có vần at, ep, êp.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

GV và HS nhận xét , đánh giá .

- GV và HS thống nhất câu trả lời (hạt, đẹp, bếp).

- HS làm việc nhóm, cùng đọc lại khổ thơ thứ hai và thứ ba và tìm tiếng có vần at, ep, êp.

- HS viết những tiếng tìm được vào vở.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4. Trả lời câu hỏi (8’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi.

a. Bạn nhỏ muốn trở thành thuỷ thủ để làm gì?

b. Bạn nhỏ muốn trở thỉnh đầu bếp để làm gì?

c. Bạn nhỏ trong khổ thơ thứ ba muốn làm nghề gì?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

a. Bạn nhỏ vốn là trở thủ để lái tàu vượt sóng da, băng qua nhiều đại dương;

b. Bạn nhỏ thuôn là đầu bếp để làm những chiếc bánh ngọt thật đẹp, nếu ôn thi: siêu ngon;

c. Bạn nhỏ trong khổ thơ thứ ba muốn là nông dân, trồng lúa.

- HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi.

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi.

5. Học thuộc lòng (15’)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối . Một HS đọc thành tiếng hại khổ thơ cuối.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá che dẫn một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoay che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.

- HS đọc thành tiếng hại khổ thơ cuối.

- HS nhớ và đọc thuộc.

6. Trao đổi : Lớn lên em muốn làm nghề gì ? Vì sao ? (10’)

(12)

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, mỗi HS nêu ý kiến của mình.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

- Lưu ý: Trước khi HS thảo luận nhóm, GV có thể gợi ý một số nghề nghiệp đã nêu trong phân khởi động và trong bài thơ. Tuy nhiên, không nên áp đặt HS phải lựa chọn một trong những nghề đó. Cần tạo không khí cởi mở, tôn trọng ý kiến riêng của từng cá nhân

- Một số HS nói trước lớp.

7. Củng cố (2’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

____________________________________________

Toán

Bài 66. LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các thẻ phép tính như ở bài 1, các thẻ dấu (<, >, =).

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động (5p)

- Trò chơi “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ trong phạm vi 100 để tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 100 đã học.

- HS tham gia chơi.

- GV nhận xét .

B. Hoạt động thực hành, luyện tập(25p)

Bài 1: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài

- HS thực hiện.

Bài 2: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài

- HS có thê đặt tính ra nháp để tìm kết quả hoặc tính nhẩm với những phép tính đơn giản.

Bài 3. Tính nhẩm cộng, trừ các số tròn chục ở vế trái, so sánh với sô ở vế phải ròi chọn thẻ dâu

“>, <, =” phù hợp đặt vào ô?

- HS thực hiện tính nhẩm.

C. Hoạt động vận dụng (10p)

(13)

Bài 4:

- Gọi HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- Cho HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, giải thích tại sao).

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- Cho HS thảo luận.

- Cho HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 30 + 15 = 45.

- Cho HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.

- Trả lời: Trong phòng có tất cả 45 chiếc ghế.

- GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt bài toán có dùng phép trừ.

D. Củng cố, dặn dò (5p)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Em thích nhất bài nào? Vì sao?

- HS TL

____________________________________________

Tự nhiên và xã hội

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể được tên các bữa ăn chính trong ngày. Nêu dược tên một số thức ăn đồ uống có lợi cho sức khỏe. Biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe. Nêu được các lợi ích của việc ăn uống đầy đủ.

- Có ý thức tự giác thực hiện việc ăn uống đầy đủ, sạch sẽ, an toàn, có lợi cho sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. Chăm chỉ học tập, tìm tòi, quan sát, phát biểu, nhận xét.

- Có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia các hoạt động vủa nhóm, lớp. Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Tranh, ảnh phóng to các bữa ăn trong ngày, những việc nên làm và không nên làm, SGK, giỏ đi chợ, các loại thức ăn rau, củ, quả….

- Học sinh: SGK, Sưu tầm một số loại rau, củ, quả…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

I. Khởi động: (5’)

- Cho cả lớp hát bài: Quả

H: Trong bài hát có những loại quả nào ăn được?

H: Khi ăn quả trứng thì cơ thể sẽ thế nào?

- GV nhận xét dẫn dắt vào bài II. Hoạt động khám phá: (12’)

- GV cho học sinh quan sát tranh 1, 2, 3 SGK, thảo luận theo nhóm đôi.

- GV nêu câu hỏi gợi mở hình thành kiến thức.

- Hs hát và trả lời câu hỏi.

- Hs thảo luận theo nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.

(14)

+ Bức tranh số 1 bạn Minh đang làm gì, vào lúc nào?

+ Bức tranh số 2, đồng hồ chỉ mấy giờ?

Các bạn đang làm gì?

+ Trong bức tranh số 3 bạn nhỏ đang làm gì? Gia đình bạn ăn vào lúc mấy giờ?

+ Hằng ngày nhà con thường ăn mấy bữa?

Đó là những bữa nào?

+ Các con thường hay ăn, uống những loại thực phẩm nào? Những loại thực phẩm đó có lợi ích gì?

- GV cho HS nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận: Hàng ngày cần ăn đủ 3 bữa chính (lưu ý có thể thêm bữa phụ vào giữa buổi sáng và đầu buổi chiều). Mỗi loại thực phẩm có lợi ích khác nhau đối với cơ thể con người. Do vậy cần kết hợp ăn uống nhiều loại thực phẩm có ích trong mỗi bữa ăn.

- GV đánh giá hoạt động: GV nhận xét đánh giá tuyên dương hoạt động của nhóm đã thực hiện được mục tiêu và có ý thức tốt trong thảo luận nhóm.

III. Giải thích (8’)

- Thực hành quan sát tranh SGK.

- Cho HS thảo luận nội dung tranh theo câu hỏi sau:

H: Bức tranh nào thể hiện những việc nên, không nên khi ăn uống để giúp cơ thể khỏe mạnh?

+ Sau khi đã quan sát tranh, các nhóm mang tranh lên dán trên bảng và trình bày ý kiến của nhóm mình, mời các nhóm khác chia sẻ.

+ GV chia sẻ thống nhất ý kiến với các nhóm.

Các nhóm đã thống nhất:

+ Tranh số 1 và 3 thể hiện những việc không nên làm khi ăn uống.

+ Tranh số 2 và 4 thể hiện những việc nên làm khi ăn uống để giúp cơ thể khỏe mạnh.

- H: Vì sao các con lại chọn như vậy?

+ Tranh số 1, 3: Bạn không ăn rau sẽ bị thiếu chất. Bạn ăn bảnh kẹo vào buổi tối sẽ bị sâu răng.

+ Bạn đang ăn bánh mì, trứng, dưa chuột, uống sữa vào lúc 7 giờ sang.

+ Các bạn đang ăn vào lúc 10 giờ trưa.

+ Bạn đang mời bố mẹ ăn cơm.

- Hs lắng nghe.

- Thảo luận theo nhóm 4.

+ Các nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình với các nhóm.

+ Các nhóm nêu ý kiến của nhóm mình.

(15)

+ Tranh số 2, 4: Bạn đã biết vệ sinh rứa tay trước khi ăn. Món ăn rất thích nhưng chỉ ăn vừa đủ.

+ GV chia sẻ thống nhất ý kiến với các nhóm.

- Liên hệ: Hằng ngày con đã ăn uống như thế nào để giúp cơ thể khỏe mạnh?

- GV nhận xét, kết luận: Hằng ngày các con nên tự giác ăn uống đầy đủ, hợp lí, đảm bảo có lợi cho sức khỏe.

- GV đánh giá hoạt động: Cô thấy các nhóm hoạt động rất sôi nổi, mạnh dạn, giải thích rất rõ ràng, dễ hiểu. Cô khen các nhóm.

IV. Vận dụng thực tế (7’)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Chọn thực đơn cho bữa ăn trong ngày”.

- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi:

+ Cách chơi: Mỗi tổ sẽ cứ ra 3 bạn để chơi, các bạn xếp hàng để giỏ trước hàng của mình lần lượt từng bạn tiến đến chỗ để thức ăn rau, củ, quả,… để lấy đồ bỏ vào giỏ, mỗi lần chỉ được lấy 1 thứ sau đó bỏ đồ vào giỏ quay về xếp xuống cuối hàng và đến bạn tiếp theo, cứ như thế trong vòng 3 phút thì dừng lại.

+ Luật chơi: Nếu lấy đồ bị rơi xuống đất không được tính, bạn nào không xếp hàng theo đúng thứ tự bị loại.

+ GV sẽ đóng vai mẹ cho các con trình bày những thức ăn mà mình mua được cho bữa ăn của mình

+ GV nhận xét tuyên dương nhóm biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe.

V. Đánh giá: (3’)

- GV nhận xét đánh giá chung và khuyến khích những học sinh tham gia tích cực vào việc học tập và những học sinh có tiến bộ trong học tập. Cô thấy các con đều chủ động và tự giác trong việc ăn uống để đảm bảo sức khỏe.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

- Hs tham gia chơi.

- Hs lắng nghe.

____________________________________________

Ngày soạn: 12/ 04/ 2022

(16)

Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 04 năm 2022 Toán

Bài 67. CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần.

- Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mỗi nhóm HS chuẩn bị một vài tờ lịch bóc trong đó có tờ lịch ngày hôm nay.

- GV chuẩn bị 1 quyển lịch bóc hàng ngày.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động: (5p)

- Cho HS quan sát quyển lịch hằng ngày theo nhóm, chia sẻ hiểu biết về quyển lịch, tờ lịch.

Đọc các thông tin ghi trong tờ lịch và thảo luận về những thông tin đó.

- Gọi đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

- HS quan sát.

- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

B. Hoạt động hình thành kiến thức (10p) 1. Nhận biết ngày trong tuần lễ, một tuần lễ có 7 ngày

- Cho HS chia sẻ theo cặp: “Kể tên các ngày trong một tuần lễ”.

- Cho HS trả lời câu hỏi: “Một tuần lễ có mấy ngày? Đó là những ngày nào?”.

- HS chia sẻ theo cặp.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt thông tin: “Một tuần lễ có 7 ngày là: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật”.

2. Tìm hiểu tờ lịch, cách xem lịch

a) Cho HS quan sát quyển lịch bóc hằng ngày treo trên bảng.

- Cho HS quan sát.

- GV chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi:

“Hôm nay là thứ mấy?”.

- HS trả lời, ví dụ: “Hôm nay là thứ hai”.

- Gọi vài HS nhắc lại: “Hôm nay là thứ hai”.

GV chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay, giúp HS nhận biết được tên gọi của ngày trong tuần lễ ghi trên tờ lịch.

- HS nhắc lại.

- Cho HS quan sát phía trên cùng của tờ lịch (ghi tháng), chẳng hạn: “Tháng tư”. HS chỉ vào chữ “Tháng tư” và đọc: “Tháng tư”.

- HS quan sát.

- Cho HS chỉ vào tờ lịch nói: “Hôm nay là thứ hai, ngày 12 tháng tư”.

- HS chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay, đọc số chỉ ngày trên tờ lịch, chăng hạn chỉ vào số 12 trên tờ lịch và nói: “Hôm nay là ngày 12”.

(17)

b) Thực hành xem lịch.

- HS lấy một vài tờ lịch, thực hành đọc các thông tin trên tờ lịch cho bạn nghe, chẳng hạn:

Thứ năm, ngày 15 tháng tư.

- Thực hành đọc.

c. Hoạt động thực hành, luyện tập (15p) Bài 1

- Cho HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:

Kể tên các ngày trong tuần lễ.

- HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:

a) Hôm nay là thứ năm. Hỏi: Ngày mai là thứ mấy? Hôm qua là thứ mấy?

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

Bài 2

- Cho HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp. - Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

Bài 3

- Cho HS quan sát các tờ lịch, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.

+ Ngày 26 tháng 3 là thứ sáu;

+ Ngày 1 tháng 6 là thứ ba;

+ Ngày 19 tháng 8 là thứ năm;

+ Ngày 20 tháng 11 là thứ bảy.

- GV đặt câu hỏi liên hệ với các sự kiện liên quan đến các ngày trong các tờ lịch trên.

- HS quan sát các tờ lịch, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.

D. Hoạt động vận dụng (5p) Bài 4. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát tranh, đọc tình huống trong bức tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi

(Hôm nay là thứ bảy, ngày 15 tháng năm).

- Khuyến khích HS đặt thêm các câu hỏi liên quan đến tình huống trong bức tranh.

- HS quan sát các tờ lịch, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.

E. Củng cố, dặn dò (5p)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

_____________________________________________

TIẾNG VIỆT

LUYỆN ĐỌC, VIẾT: LÍNH CỨU HOẢ

SẮP XẾP CÁC TỪ NGỮ THÀNH CÂU. NGHE - VIẾT MỘT ĐOẠN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập củng cố kĩ năng đọc bài: Lính cứu hoả. Sắp xếp các từ ngữ thành câu.

- Củng cố kĩ năng viết chính tả vào vở ô ly.

- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính.

- Vở Luyện viết chữ (Quyển 3)

(18)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động HS

1. Hoạt động Mở đầu (4-5)

* Khởi động - GV cho lớp hát.

- Dẫn dắt vào bài ôn.

* Kết nối

- Gv giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ học -> Ghi đầu bài.

2. Luyện tập (23-26’) a. Luyện viết:

- GV yêu cầu HS mở Vở ô ly.

- Em hãy nêu những chữ nào độ cao 1 ly?

- Em hãy nêu những chữ nào độ cao 2,5 ly?

- GV hướng dẫn viết từng dòng.

- GV nhận xét nhanh 1 số bài viết.

- Nhận xét, sửa sai.

* Tổng kết, nhận xét (3-4’) - GV nhận xét giờ học.

b. Sắp xếp các từ ngữ thành câu - GV đưa câu để hs sắp xếp

- Gv cho hs viết lại các câu vào vở ô ly - Hs đọc bài.

- Gv nhận xét.

- Cả lớp hát.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS mở vở.

- 2HS đọc nội dung viết.

- Hs trả lời.

- Viết 1 đoạn bài:

- Cả lớp viết bài theo yêu cầu.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Hs đọc các câu - Hs sắp xếp các câu - Hs đọc lại câu - Hs viết vào vở - Hs nhận xét

____________________________________________

TIẾNG VIỆT

Bài 4. RUỘNG BẬC THANG Ở SA PA (Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản, có yếu tố miêu tả ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB;

quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với vẻ đẹp của quê hương, đất nước; khả năng làm việc nhóm: khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, mây chiếu, màn hình, bảng thông minh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(19)

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động (7’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bai hoc do.

- Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi .

a. Hình ảnh nào trong tranh khiến em chú ý nhất ?

b. Em có thích cảnh vật trong tranh không?

Vì sao?

+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

+ GV có thể có thêm những gợi ý để HS thảo luận và trả lời hỏi Em có thích cảnh vật trong tranh không? Vì sao? Thích những người dân tộc vì họ mặc những bộ quần áo sặc sỡ, đẹp; thich các thửa ruộng bậc thang vị các ruộng lúa không bằng phẳng như cánh đồng vùng xuôi gà năm trên sườn núi, ruộng nảy xếp cao hơn ruộng kia giống như các bậc thang. Các thửa ruộng lúa chín vàng, rất đẹp.

- GV dẫn vào bài đọc Ruộng bậc thang ở Sa Pa: Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp. Cảnh mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa là một trong những cảnh đẹp tiêu biểu ở vùng núi phía Bắc nước ta. Bài Ruộng bậc thang ở Sa Pa khiến chúng ta thêm yêu những cảnh đẹp và thêm yêu đất nước.

- HS nhắc lại.

- HS trả lời cho mỗi câu hỏi, các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ.

2. Đọc (28’)

- GV đọc mẫu toàn VB.

- HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (rực rỡ , Hmông (GV hướng dẫn HS đọc âm đầu H' nhanh và lướt kết hợp ngay với tiếng đi liền mông. Không đọc thành hai tiếng tách rời Hơ mông).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD:

- HS đọc.

(20)

Nhìn xa, chúng giống như những bậc thang khổng lồ. / Từng bậc , từng bậc như nội mặt đất với bầu trời).

- HS đọc đoạn

+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến ngọt ngào hương lúa; đoạn 2: phần còn lại).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.

GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài ruộng bậc thang : ruộng ở sườn đồi núi, xếp thành từng bậc tử thấp lên cao ; khổng lỏ: rất to; ngạt ngào; mùi hương thơm lan rộng, tác động mạnh vảo mũi; bất tận : không bao giờ kết thúc, cẩn tẫn: chăm chỉ , nhẫn nại (làm lụng)

+ HS đọc đoạn theo nhóm. HS và GV đọc toản VB

+ 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.

- HS đọc.

- 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Trả lời câu hỏi (12’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.

a. Vào mùa lúa chín, Sa Pa có gì đặc biệt?

b. Ruộng bậc thang có từ bao giờ?

c. Ai đã tạo nên những khu ruộng bậc thang?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình, Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời .

a. Vào mùa lúa chín, đến Sa Pa, khách du lịch có dịp ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ của những khu ruộng bậc thang.

b. Ruộng bậc thang có từ hàng trăm năm nay.

c. Ruộng bậc thang được tạo nên bởi những người Hmông, Dao, Hà Nhì, ... sống ở đây.

- HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng cấu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

4. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông (10’) - GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng Phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- GV nêu nhiệm vụ . HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp

- HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp

(21)

- Một số (2-3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng).

- Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả ớp đọc đồng thanh số lần

- HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng).

- HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả ớp đọc đồng thanh số lần

5. Hát một bài hát về quê hương (7’) - GV cho HS hát một bài hát bất kì. GV hướng dẫn HS hát từng đoạn của bài hát. Cả lớp cùng hát đồng ca.

- HS hát một bài hát bất kì.

- HS hát từng đoạn của bài hát. Cả lớp cùng hát đồng ca.

6. Củng cố (3’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học

- GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

___________________________________________

SINH HOẠT LỚP - TUẦN 31 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Sơ kết tuần

- Giáo viên đánh giá tình hình học tập và nề nếp trong tuần 31 của học sinh.

- Học sinh nhận biết được nhược điểm trong tuần để rút kinh nghiệm phát huy những ưu điểm vào tuần 32.

- HS có ý thức thực hiện tốt những nội quy, nề nếp.

2. Hoạt động trải nghiệm

- Có ý thức thực hiện những việc làm phù hợp theo độ tuổi để bảo vệ cây trồng.

- Biết tên và đặc điểm các cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương.

- Có ý thức tìm hiểu về các thắng cảnh thiên nhiên và có thể giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên của quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên:

+ Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt.

+ Máy tính có kết nối internet.

- Học sinh:

+ Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần + Thẻ đánh giá theo 3 mức độ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần (10’) a. Sơ kết tuần 30:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng

(22)

động của tổ, lớp trong tuần.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm - Học tập - Nề nếp

- Các hoạt động khác

* Tồn tại

………

- Tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân, tổ hoàn thành tốt.

b. Phương hướng tuần 32:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt, phòng bệnh ....

2. Hoạt động trải nghiệm (10’) Sinh hoạt theo chủ đề

- Gv tổ chức HS chơi trò chơi “Đoán tên các loại cây”

- Gv đọc một vài câu đố để HS đoán tên các loại cây

- Nêu công dụng của loại cây đó

- Sau khi trò chơi kết thúc, GV yêu cầu HS kể về một cảnh đẹp thiên nhiên quê hương em

- Giáo viên nhận xét.

* Đánhgiá:

- Cá nhân tự đánh giá:

GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:

- Tốt: Thường xuyên thực hiện được các yêu cầu sau:

+ Phân biệt được những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn, không an toàn.

+ Nhận xét được việc sử dụng đồ dùng trong nhà có an toàn hay không.

+ Sử dụng đồ dùng trong nhà an toàn.

+ Chủ động, tự tin thực hiện những hành động an toàn để bảo vệ bản thân.

- Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên.

báo cáo tình hình tổ, lớp.

- Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe, ghi nhớ - HS lắng nghe, ghi nhớ

- Hs chia sẻ

- Hs tham gia.

- Hs chia sẻ trước lớp.

- HS đánh giá lẫn nhau bằng cách đưa thẻ tương ứng với 3 mức độ.

(23)

- Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên.

- Đánh giá theo tổ:

GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điểu hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung sau:

- Chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân.

- Tích cực vận dụng những hiểu biết vể sử dụng an toàn đồ dùng trong gia đình vào hoạt động thực hành.

Thái độ tham gia hoạt động: tích cực, tự giác, hợp tác, có trách nhiệm

- Đánh giá chung của GV

- GV dựa vào quan sát, đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.

3. Tổng kết, nhận xét (2’)

- GV hệ thống lại nội dung tiết học.

- Tuyên dương, nhắc nhở HS

- Lắng nghe.

Ngày soạn: 13/ 04/ 2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 04 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 5. NHỚ ƠN (Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rỏ rằng một bài đồng dao; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung VB; nhận biết một số tiếng củng vẫn với nhau , củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài đồng dao và cảm nhận được vẻ đẹp của đồng dao qua vần và hình ảnh, quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát.

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: biết ơn và kính trong những người đã giúp cho chúng ta có cuộc sống tốt đẹp, ấm no, khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân, khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động (7’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài

- HS nhắc lại.

(24)

học đó.

- Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi

a. Các bạn nhỏ đang làm gì?

b. Em hiểu câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ý nói gì?”

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đồng dao Nhớ ơn: Các bạn nhỏ được ngồi mát dưới bóng cây, được ăn quả của cây. Có phải tự nhiên mà các bạn nhỏ được hưởng những thành quả đó không? Muốn biết rõ điều này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài Nhớ ơn.

+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi.

Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

2. Đọc (20’)

- GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp. HS đọc từng dòng.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng lần 1.

GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (cày ruộng , sang đò , trồng trọt, ...).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng lần 2 , GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đủng dòng, đúng nhịp.

- HS đọc từng đoạn.

+ GV hướng dẫn HS nhận biết đoạn.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (cày ruộng: dùng dụng cụ có lưới bằng gang , sắt để lật, xới đất ở ruộng lên;

vun gốc: vun đất vào gốc; mò: sờ tìm vật (dưới nước hoặc trong bóng tối) mà không nhìn thấy sang dò: sang sông bằng đỏ, trồng trọt: trồng cây (nói một cách khái quát).

+ HS đọc từng đoạn theo nhóm.

+ Một số HS đọc đoạn, mỗi HS đọc một đoạn. Các bạn nhận xét, đánh giá.

+ 1- 2 HS đọc thành tiếng cả bài.

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài.

- HS đọc.

- HS đọc.

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

3. Tìm ở cuối các dòng những tiếng cùng vần với nhau (8’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng

đọc lại cả bài và tìm tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

- HS làm việc nhóm, cùng đọc lại cả bài và tìm tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng.

- HS viết những tiếng tìm được vào vở.

(25)

- GV và HS thống nhất câu trả lời ruộng- muống , ao – đào , gốc – ốc , vô – đò , dày – cây).

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4. Trả lời câu hỏi (12’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi.

a. Bài đồng cao nhất chúng ta cần nhớ ơn những ai?

b. Vì sao chúng ta cần nhớ ơn học. Còn em, em nhớ ơn những ai? Vì sao?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét , đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời

a. Bài đồng dao chắc chúng ta cần nhổ đi người cày ruộng, người đào ao , người vun gốc, người đi trỏ, người chảo chống , người mắc dây, người trồng trọt;

b. Chúng ta nhớ ơn những người đó vì họ giúp chúng ta có con, rau, óc, quả để ăn, có bóng mát để trú nằng, có võng để nằm và có thể sang đò;

c. Câu trả lời mở

- Trong phần trả lời của mình, mỗi HS có thể chỉ cần trả lời một ý, các HS khác bổ sung.

- HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi.

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi.

5. Học thuộc lòng (13’)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu bài đồng dao

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài đồng dao bằng cách xoá che dẫn một số từ ngữ trong bài cho đến khi xoái che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng cả bài đồng dao.

- Một HS đọc thành tiếng cả bài.

- HS học thuộc lòng bài đồng dao.

6. Nói việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân hoặc thấy cô (7’)

- GV cho HS quan sát tranh và nói vẽ bức tranh (1 bạn nhỏ dìu bà lên bậc thang vào nhà).

- HS trao đổi nhóm về những việc HS cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân (bố, mẹ, ông, bà,...) hoặc thầy cô.

(26)

- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm về những việc HS cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân (bố, mẹ, ông, bà,...) hoặc thầy cô.

- GV và HS nhận xét.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp

7. Củng cố (3’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vẽ bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

__________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ ; nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ , nhận biết một số tiếng cùng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ ; nhận biết một số tiếng cùng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng củng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng củng