• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28 Ngày soạn: 21/ 03/ 2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 03 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 5: CÂY LIỄU DẺO DAI (Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin được viết dưới hình thức hội thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB;

quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với cây cối và thiên nhiên nói chung khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, ti vi, bảng thông minh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ôn và khởi động (5p)

Ôn; HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để nói về điểm khác nhau giữa hai cây trong tranh.

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời Một cây thân cao, cảnh vườn rộng ra, trồng rõ thân, cành: cây bàng.

Một cây thân cành bị lá phủ kín; lá dài và rũ xuống: cây liễu

sau đó dần vào bài đọc Cây liễu dẻo dai:

Mỗi loài cây đều có vẻ đẹp riêng, đặc tính riêng. Để thể hiện sự vững mạnh, sự kiên cường, bất khuất, sự đoàn kết của người dân Việt Nam, người ta nói đến cây tre, luỹ tre, ... Để thể hiện sự mềm mại, có vẻ yếu ớt người ta nói đến cành liều. Vậy cây liễu có phải là loại cây yếu ớt, mỏng manh, dễ gây không ?

HS nhắc lại

+ Một số (2 - 3) HS nêu ý kiến. Các HS khác có thể bổ sung nêu ý kiến của các bạn chưa đầy đủ hoặc có ý kiến khác.

2. Đọc (30p)

(2)

GV đọc mẫu toàn VB.

HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 1.

GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS nổi gió, lắc lư, lo lắng ... ) . + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

GV hướng dẫn HS đọc những câu dài (VD:

Thân cây liễu tuy không to nhưng dẻo dai).

HS đọc đoạn

+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến bị gió làm gày không ạ?, đoạn 2 : phần còn lại ) , Một HS đọc tiếp từng đoạn + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (dẻo dai: có khả năng chịu đựng trong khoảng thời gian dài; lắc lư: nghiêng bên nọ, nghiêng bên kia, mềm mại: mềm và gợi cảm giác dẻo dai).

+ HS đọc đoạn theo nhóm HS và GV đọc toản VB

+ 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phải trả lời câu hỏi.

HS đọc câu

HS đọc đoạn

1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3.Trả lời câu hỏi (15p)

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.

a. Thân cây liệu có đặc điểm gì?

b. Cành liệu có đặc điểm gì?

c. Vì sao nói liễu là loài cây dễ trồng?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình, Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời

a. Thân cây liễu không to nhưng dẻo dai, b, Cành liễu mềm mại, có thể chuyển động theo chiều gió;

c. Liễu là loài cây dễ trồng và chỉ cần cắm cành xuống đất , nó có thể mọc lên cây non

HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3 (15p) GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a

và b (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Thân cây liễu không to nhưng dẻo đai ; Cành liễu mềm mại , có thể chuyển

HS quan sát và viết câu trả lời vào vở

(3)

động theo chiều gió ) .

- GV lưu ý HS viết hoa ở đầu cầu; đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

______________________________________

TOÁN

PHÉP CỘNG DẠNG 25+14 (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ dạng 25 + 14)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực toán học.

- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠYHỌC:

- Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK, các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động 5P

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” để ôn lại kĩ năng cộng nhẩm trong phạm vi 10, cộng dạng 14 + 3

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranhvà nói cho nhau nghe:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Các thông tin em quan sát được từ 2 bức tranh đó

- Gọi vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

B. Hoạt động hình thành kiến thức 22P - GV giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả phép tính 25 + 14 = ?

*Lưu ý: HS có thể dùng que tính, các khối lập phương, có thể tính nhẩm….

- Gọi vài nhóm nêu kết quả và trình bày cách tính

- GV nhận xét.

- GV lấy 2 thanh 1 chục và 5 khối lập

- HS tham gia chơi

- HS làm việc nhóm đôi:

+ Bức tranh vẽ một bạn nhỏ đang thao tác trên các khối lập phương

+ Bạn nhỏ đang thực hiện phép tính 25 + 14= ? bằng cách gộp 25 khối lập phương và 14 khối lập phương.

- HS báo cáo, nhóm khác nhận xét

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý

- Quan sát, trả lời :

(4)

phương rời hỏi:

+ Có bao nhiêu khối lập phương?

+ 25 gồm mấy chục, mấy đơn vị?

 GVviết 2 vào cột chục, 5 vào cột đơn vị - GVlấy 1 thanh 1 chục và 4 khối lập phương rời, hỏi:

+ Có bao nhiêu khối lập phương?

+ Số 14 gồm mấy chục, mấy đơn vị?

 GVviết 1 vào cột chục, 4 vào cột đơn vị.

- GV làm thao tác gộp lại, hỏi HS có bao nhiêu khối lập phương? (3 thanh 1 chục và 9 khối lập phương rời)

- Để biết có tất cả bao nhiêu khối lập phương, em làm tính gì?

 GV viết dấu + bên trái, giữa 2 số

Chục Đơn vị

2 1

5 4

3 9

- GV hướng dẫn:

+ Đặt tính: Viết số 25 trước ở trên, viết số 14 sau ở dưới. Sao cho hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị.

Viết dấu + bên trái giữa 2 số. Kẻ gạch ngang dưới 2 số thay cho dấu =

- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính.

+ Cách tính: thực hiện tính từ phải sang trái 5 cộng 4 bằng 9, viết 9

2 cộng 1 bằng 3, viết 3.

Vậy 25 + 14 = 39 - Gọi HS nhắc lại cách tính

=> Chốt: Cách đặt tính và tính.

- Khi đặt tính và tính, em cần lưu ý gì?

-Yêu cầu HS đặt tính và tính: 24 + 12

- Gọi 2-3 HS chia sẻ bảng và trình bày cách bước tính

- GV nhận xét, nhấn mạnh lại các lỗi sai cần tránh khi đặt tính

-GV yêu cầu HS thực hiện một số phép tính

+ Có 25 khối lập phương + 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.

- Quan sát

- Quan sát, trả lời :

+ Có 14 khối lập phương + 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị.

- Quan sát

- HS quan sát, trả lời: Có 39 khối lập phương

-Tính cộng.

- Quan sát

- HS quan sát, lắng nghe

- Nhiều HS nhắc lại cách đặt tính

- HS theo dõi

- Nhiều HS nhắc lại cách tính - 2-3 HS trả lời

- HS làm vào bảng con

- HS chia sẻ bảng, nói cho bạn nghe cách làm của mình.

25 +

39 + 1425

+ 14

(5)

khác để củng cố cách thực hiện phép tính dạng 25 + 14

VD: 32 + 13; 18 + 21…

C. Hoạt động thực hành, luyện tập 5P Bài 1. Tính

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào VBT, lưu ý cho HS viết kết quả thẳng cột

- Cho HS cùng bàn đổi chéo, kiểm tra, nói cho bạn nghe cách làm

- Gọi 4 HS chia sẻ kết quả và cách làm - GV nhận xét.

=> Chốt: Các em cần viết kết quả thẳng cột.

D. Củng cố, dặn dò 3P

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ? - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Lắng nghe, chú ý - HS làm vào bảng con

- 2-3 HS nêu yêu câu: Tính - HS làm vào VBT

- Đổi chéo vở

- HS chia sẻ, HS khác nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

_______________________________________________

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 17: VẬN ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Xác định được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ. Nêu được sự cần thiết phải vận động và nghỉ ngơi hằng ngày. Quan sát các hình ảnh để tìm ra những hoạt động nào nên thực hiện thường xuyên và những hoạt động nào nên hạn chế. Liên hệ đến những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.

- Trách nhiệm: Có ý thức vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Chăm chỉ: Trẻ có thói quen cho bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực giao tiếp, hợp tác. Nhân ái: Yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô. Năng lực nhận thức khoa học. Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội. Năng lực vận dụng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Loa và thiết bị phát bài hát.

- GV sưu tầm một số hình ảnh trong SGK

- Các tình huống cho hoạt động xử lí tình huống.

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, VBT Tự nhiên và Xã hội 1, khăn lau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh I. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của

(6)

HS cần trong tiết học.

- GV trình bày: Hằng ngày, vào giữa buổi học chúng ta có giờ gì? Chuyển từ tiết này sang tiết khác, chúng ta được nghỉ 5 phút và ngay trong một tiết học, nhiều lúc chúng ta cũng có những trò chơi giữa giờ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu sự cần thiết của vận động và nghỉ ngơi đối với sức khoẻ.

- HS có thể đưa ra các ý kiến như sau: giờ ra chơi, nghỉ tiết 5 phút,…

II. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận về các hoạt động vận động và nghỉ ngơi

GV mời HS quan sát hình trang 112, 113 (SGK), và trả lời các câu hỏi:

+ Các bạn trong hình đang làm gì?

+ Việc làm đó có tác dụng gì?

Trong số những hoạt động các em vừa nêu, hoạt động nào đòi hỏi cơ thể vận động, di chuyển và hoạt động nào không đòi hỏi sự vận động của cơ thể.

Kết thúc hoạt động 1, GV chuyển ý sang hoạt động 2: Hằng đêm chúng ta đều đi ngủ. Ngủ là một trong những cách nghỉ ngơi cần thiết đối với mỗi người.

Các nhóm trao đổi trong vòng 1 phút - Đại diện một số cặp chi và nói tên hoạt động được vẽ trong từng hình ở trang 112, 113 (SGK) và nói tác dụng của hoạt động đó (xem đáp án ở Phụ lục 1)

- GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: (xem gợi ý đáp án Phụ lục 2).

- Tiếp theo, một số HS xung phong trả lời câu hỏi trang 113 trong SGK.

Hoạt động 2: Thảo luận về những việc nên làm và không nên làm để có giấc ngủ tốt

GV cho HS thảo luận nhóm trong 2 phút

+ Bạn thường đi ngủ lúc mấy giờ?

+ Chúng ta có nên thức khuya không?

Vì sao?

+ Theo bạn, vào buổi tối trước khi đi ngủ chúng ta nên làm gì và không nên làm gì?

Mời đại diện nhóm trả lời

Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục

“Em có biết? trang 114 (SGK). GV yêu cầu một số HS nhắc lại tầm quan trọng của giấc ngủ.

Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung. GV chốt lại những ý chỉnh.

_______________________________________

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

(7)

BÀI 18: EM THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết được những hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi

- Có ý thức trách nhiệm với xã hội; biết yêu thương, chia sẻ với mọi người - Tích cực tham gia một số hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thiết bị phát nhạc, bài hát Sức mạnh của nhân đạo (sáng tác: Phạm Tuyên) - Thẻ học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. KHỞI ĐỘNG 4’

- GV tổ chức cho HS nghe hát tập thể bài Sức mạnh của nhân đạo

- HS tham gia II. THỰC HÀNH 22’

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV chia lớp thành 4-6 nhóm. Phân công nhóm 1,3,5 xử lí tình huống 1; nhóm 2,4,6 xử lí tình huống 2 trong SGK

- Các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống và phân công bạn sắm vai xử lí tình huống được phân công

Bước 2: Làm việc chung của toàn lớp

- GV yêu cầu lần lượt đại diện nhóm lên sắm vai thể hiện cách xử lí tình huống mà nhóm mình đảm nhận

- GV yêu cầu cả lớp quan sát để đưa ra nhận xét, bổ sung cách xử lí từng tình huống.

- GV khuyến khích HS phát biểu ý kiến và ghi nhận tất cả những ý kiến phù hợp HS Tổng kết:

- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được sau khi tham gia các hoạt động.

- GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi để thể hiện ý thức, trách nhiệm với cộng đồng; biết yêu thương, chia sẻ với mọi người

- Hs làm việc nhóm, sắm vai

- Đại diện nhóm sắm vai, cả lớp theo dõi, nhận xét.

- HS lắng nghe - HS nêu

- HS chia sẻ

- HS nhắc lại

III. VẬN DỤNG 10’

Hoạt động 4: Lập kế hoạch giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn

- GV HD HS tìm hiểu xem trong lớp, trường có bạn nào có hoàn cảnh khó khăn để tìm biện pháp giúp đỡ

- GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ với người

- HS theo dõi

- HS lắng nghe, thực hiện

(8)

thân về nội dung các hoạt động xã hội. Từ đó người thân sẽ hướng dẫn và giúp em tham gia các hoạt động xã hội

- Dặn dò HS luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi

IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 2’

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe _________________________________________

Ngày soạn: 21/ 03/ 2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 03 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 5: CÂY LIỄU DẺO DAI (Tiết 3+4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin được viết dưới hình thức hội thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB;

quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với cây cối và thiên nhiên nói chung khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, ti vi, bảng thông minh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 3

5. Chọn từ ngữ hoàn thiện để viết câu vào vở ( 15p) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn

từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh.

a. Cành liễu rủ lả trông mềm mại như một mái tóc;

b. Tập thể dục hàng ngày giúp cho cơ thể dẻo dai.

GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS

HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh( 20p) - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan

sát tranh.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát

HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý

(9)

tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. HS và GV nhận xét

TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7. Nghe viết( 20p)

- GV đọc to cả đoạn văn. (Thân cây liễu không to nhưng dẻo dai. Cành liễu mềm mại, có thể chuyển động theo chiều gió. Vì vậy, cây không dễ bị gãy)

- GV lưu ý HS một số văn để chỉnh tả trong đoạn viết.

+ Viết lùi đầu dòng Viết hoa chữ cái đầu cầu, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: dẻo dai, chiều, giỏ, dễ, trống. GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu dài cần đọc theo từng cụm tử (Thân cây liễu không to nhưng dẻo dai. Cành liễu tiên tại, có thể chuyển động theo chiều gió. Vì vậy, cây không dễ bị gãy). Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà Soát lỗi.

+ HS đối vở cho nhau để rà soát lỗi.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- HS viết

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi

8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa( 6p) - GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

GV nêu nhiệm vụ.

HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp.

- Một số ( 2 - 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng ) 9. Trò chơi Đoản nhanh đoán đúng : Đoán tên các loại cây( 8p)

- Mục tiêu: Rèn kĩ năng quan sát, phản xạ, kĩ năng nói , phát triển tư duy, ...

Chuẩn bị: GV chuẩn bị một số câu miêu tả đặc điểm của một số cây cối quen thuộc, (viết câu miêu tả vào các bông hoa – khoảng 5 - 6 câu)

HS tham gia trò chơi

(10)

VD: Cây gì tên có vần ương

Gọi học trò nhở vang trường tiếng ve?

(tranh hoa phượng) Cây gì tên có vần ang

Hạ xanh, thu đỏ, đông sang trơ cành.

Tản xoá như chiếc ô xinh.

Sân trường rợp bóng chúng mình vui chơi (tranh tán bàng). (GV linh hoạt tuỳ từng vùng miền có thể chủ động giới thiệu các loài cây khác)

Cách chơi: GV chia lớp thành một số nhóm.

Sau khi GV chiếu câu miêu tả, một HS đọc, đội nào có tín hiệu trả lời nhanh thì được quyền trả lời. Nếu trả lời sai thì bị mất lượt trả lời tiếp, đội khác trả lời Mỗi câu trả lời đúng thì được gắn một bông hoa. Đội nào trả lời đúng nhiều thì được nhiều họa.

Ý nghĩa của trò chơi : HS yêu thích thiên nhiên , cây cối , có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cối

10. Củng cố (2p)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học, GV chốt lại những nội dung chính.

GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học

GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một cuốn sách hoặc bài viết về thiên nhiên để chuẩn bị cho bài học sau , GV cũng cần chủ động chuẩn bị một số cuốn sách và bài viết về thiên nhiên để cung cấp thêm nguồn tài liệu đọc mở rộng cho HS

HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào)

HS tìm đọc một cuốn sách hoặc bài viết về thiên nhiên để chuẩn bị cho bài học sau

___________________________________________

Ngày soạn: 22/ 03/ 2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 30 tháng 03 năm 2022 TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài thiên nhiên đi thủ thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về thiên nhiên, thực hành đọc mở rộng một văn. bản hay quan sát tranh về thiên nhiên, nói cảm nghĩ về văn bản hoặc tranh; thực hình nói và viết sáng tạo về mặt chủ điểm cho trước (thiên nhiên).

(11)

- Bước đầu có khả năng khái quát hoả những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phương tiện dạy học Tranh ảnh, video clip về thiên nhiên, hoặc thiết bị máy chiếu để trình chiếu hình thay cho tranh in. Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc.

- Một số văn bản (văn bản thông tin, truyện, thơ) và tranh ảnh về thiên nhiên (có thể lấy từ tủ sách của lớp) để HS có thể đọc, xem ngay tại lớp.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ooc, yêt , yêng , oen , oao , oet , uênh (10P) - GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cắn

tìm có thể đã học hoặc chưa học.

- GV nên chia các vần này thành 2 nhóm (để tránh việc HS phải ăn một lần nhiều vẫn) và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần.

Nhóm vần thứ nhất: các vần ooc, yêt, yêng.

Nhóm vần thứ hai: các vần oen, oao, oet, uênh.

HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần.

Nhóm vần thứ nhất:

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ Có tiếng chứa các vần ooc, yêt, yêng. + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.

+ Một số (2 – 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ dọc một số từ ngữ.

Cả lớp đọc đồng thanh một số lần Nhóm vần thứ hai:

+ HS làm việc nhóm đôiđể tìm tử ngữ có tiếng chứa các văn oen, oao, oet, uênh.

+ HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.

+ Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn trước lớp: mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

2. Xác định những bài đọc viết về con vật, viết về cây cối hoặc viết về những sự vật khác trong chủ điểm Thiên nhiên kì thú. (15P)

- Chọn bài đọc thích nhất và nếu lí do lựa chọn. Đây là bài tập giúp HS nhớ lại và kết nối một số nội dung các em đã học. Qua đó, HS cũng có ý niệm về sự phân loại thế giới sinh vật, gồm con vật (động vật), cây cối (thực vật); và phân biệt sinh vật với những gì không thuộc sinh vật, VD: cầu vồng. GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi.

- GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết, chẳng hạn, văn bản nói về

(12)

con vật như Loài chim của biển cả (chim hải âu)

- GV và HS thống nhất câu trả lời đúng cho câu hỏi đầu: Chúa tể rừng xanh (con vật), Cuộc thi tài năng của rừng xanh (con vật), Cây liệt dẻo da (cây cối, Cầu vồng (không phải con vật cũng không phải cây cối).

Riêng câu hỏi 4 (Em thích bài đọc nào nhất?

Vì sao?). GV cần tôn trọng sự lựa chọn đa dạng của HS miễn là lí do lựa chọn được các em trình bầy thuyết phục ở mức độ nhất định. Chú ý khuyến khích các em có những lí giải độc đáo, khác biệt.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Một số HS khác nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời đúng cho câu hỏi đầu

3. Chọn từ ngữ chỉ thiên nhiên (10P) GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

GV có thể gợi ý: Trong các từ ngữ đã cho, từ ngữ nào chỉ những sự vật, hiện tượng không do con người làm thu, tự nhiên mà có, VD: sông.

HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ

Một số (2-3) HS trình bày kết quả trước lớp. GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng.

Những từ ngữ chỉ thiên nhiên: sông, mưa, nắng gió, rừng, biển.

Những từ ngữ khác chỉ sản phẩm do con người làm ra, không phải từ ngữ chi thiên nhiên: Xe cộ, nhà cửa, trường học

Những từ ngữ chỉ thiên nhiên khác, HS có thể nêu : bão , lụt , mặt trăng , mặt trời , núi đối , trái đất , ...

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4. Viết vào vở 1-2 câu về thiên nhiên(15P)

- GV gắn lên bảng hay trình chiếu một số tranh ảnh về thiên nhiên, yêu cầu HS quan sát.

- GV nêu một số câu hỏi gợi ý và yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trao đổi về những gì các em quan sát được. Nếu có điều kiện, có thể thay tranh ảnh bằng video clip.

- GV nhắc lại những ý tưởng tốt, điều chỉnh những mô tả sai lệch và có thể bổ sung những mô tả khác mà HS chưa nghĩ đến hay chưa nêu ra.

HS quan sát.

HS làm việc nhóm đôi, trao đổi về những gì các em quan sát được

Một số (2 - 3) HS trình bày trước lớp, mô tả thiên nhiên mà các em quan sát được. Một số HS khác nhận xét, đánh giá

Từng HS tự viết vào vở 1 - 2 câu về thiên nhiên theo kết quả quan sát riêng của mình. Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã trao

(13)

đổi trong nhóm đôi , kết hợp với nội dung mà GV và một số bạn đã trình bày trước lớp

5. Đọc mở rộng(15P)

Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc cuốn sách hoặc một bài viết về thiên nhiên. GV có thể chuẩn bị một số cuốn sách hoặc bài viết phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp và cho HS đọc ngay tại lớp. Các em nói về một số điều các em đã đọc, GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS trao đổi:

Nhờ đâu em có được cuốn sách (bài viết) này?

Cuốn sách (bài viết) này viết về cái gì?

Có điều gì thú vị hay đáng chú ý trong cuốn sách (bài viết) này?

- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS chia sẻ được những ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.

HS tìm đọc cuốn sách hoặc một bài viết về thiên nhiên

HS làm việc nhóm đói hoặc nhóm 4

- Một số (3 – 4) HS nói về một số điều các em đã đọc được trước lớp.

Một số HS khác nhận xét, đánh giá.

6. Củng cố (5P)

GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi , động viên HS.

___________________________________

Ngày soạn: 22/ 03/ 2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 31 tháng 03 năm 2022 TIẾNG VIỆT

THẾ GIỚI TRONG MẮT EM Bài 1: TIA NẮNG ĐI ĐÂU? (Tiét 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vẫn với nhau, củng cố kiến thức về văn; thuộc lòng một số khổ thơ; cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua văn và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung tình yêu đối với thiên nhiên, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

(14)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5p)

GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

a. Trong tranh, em thấy tia nắng ở đâu?

b. Em có thích tia nắng buổi sáng không? Vì sao?

- Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác , GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài thơ Tia nắng đi đâu

HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi

2. Đọc (30p)

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ dùng nhịp.

- HS đọc từng dòng thơ

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (dậy, là, lòng tay, sức nhớ, lặng in).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ dùng dòng thơ, nhịp thơ. (GV chưa cần dùng thuật ngữ “nhịp thơ”, chỉ giúp HS đọc theo và từng bước cảm nhận được nhịp thở "

một cách tự nhiên). HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (sực nhớ: đột ngột, bỗng nhiên nhớ ra điều gì, ngẫm nghĩ: nghĩ kĩ và lâu).

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá HS đọc cả bài thơ

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

- HS đọc từng dòng thơ

+ HS nhận biết khổ thơ.

1- 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

3. Tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cũng văn với nhau (5p) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, củng

đọc lại bài thơ và tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

GV và HS nhận xét, đánh giá

- GV và HS thống nhất câu trả lời (sáng - đang dạy – thấy, ai - bài).

HS làm việc nhóm, củng đọc lại bài thơ và tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau

HS viết những tiếng tìm được vào vở

(15)

4. Trả lời câu hỏi (15p)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi

a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tia nắng ở đâu?

b. Theo bé, buổi tối, tia nắng đi đâu?

c. Theo em, nhà lãng ở đâu?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời

a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tia nắng ở trong lòng tay, trên bàn học, trên tán cây;

b . Theo bé, buổi tối, tia nắng đi ngủ c. Câu trả lời mở

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi). cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi.

5. Học thuộc long (10p)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối.

- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng haỉ khổ thơ cuối bằng cách xoả che dẫn một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoá / che hết.

Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này .

HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá che dần.

6. Vẽ bức tranh ông mặt trời và nói về bức tranh em vẽ (5p) + Vẽ ông mặt trời

+ Mỗi HS vẽ ông mặt trời theo trí tưởng tượng của mình vào vở.

+ HS nhận xét bài vẽ của nhau. Nói về bức tranh em về.

+ GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý:

Em vẽ ông mặt trời màu gì?

Ông mặt trời em về cỏ hình gì?

Em về những gì xung quanh ông mặt trời + Đại diện một vài nhóm nói trước lớp, các bạn nhận xét.

+ HS chia nhóm nói về ông mặt trời (có thể theo gợi ý hoặc không theo gợi ý): từng HS trong nhóm nói về ông mặt trời trong bức tranh của mình hoặc chia theo nhóm đôi và hỏi - đáp theo câu hỏi gợi ý.

7. Củng cố (2p)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi , động viên.

HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

(16)

_____________________________________

TIẾNG VIỆT

LUYỆN ĐỌC: CUỘC THI TÀI NĂNG CỦA RỪNG XANH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập củng cố kĩ năng đọc bài: cuộc thi tài năng của rừng xanh, nối từ ngữ cho phù hợp.

- Củng cố kĩ năng viết chính tả vào vở ô ly.

- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính.

- Vở Luyện viết chữ (Quyển 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động HS

1. Hoạt động Mở đầu (4-5)

* Khởi động - GV cho lớp hát.

- Dẫn dắt vào bài ôn.

* Kết nối

- Gv giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ học -> Ghi đầu bài.

2. Luyện tập (23-26’) a. Luyện đọc:

- GV yêu cầu HS mở SGK Tiếng Việt trang 108.

- Gọi một số HS đọc bài.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Yêu cầu HS đọc đồng thanh.

b. Luyện nối các từ ngữ:

- GV yêu cầu HS mở Vở ô ly viết lại câu nối đúng vào vở.

Bé luôn luôn

ngồi trong lòng mẹ.

Trong phố nghe lời thầy cô.

Chú bé Có nhiều nhà cao tầng.

- GV nhận xét nhanh 1 số bài viết.

- Cả lớp hát.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- 7-10 HS đọc bài.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Đọc đồng thanh.

- HS mở vở.

- Lắng nghe.

(17)

- Nhận xét, sửa sai.

* Tổng kết, nhận xét (3-4’) - GV nhận xét giờ học.

_______________________________________

TOÁN

PHÉP CỘNG DẠNG 25+14 (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 100 ( cộng không nhớ dạng 25 + 14)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực toán học. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng con.

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động 5P

- Nêu phép tính, yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con

- Nhận xét

- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính

B. Hoạt động thực hành, luyện tập 20P Bài 2. Đặt tính rồi tính

- Gọi HS nêu yêu cầu bài

- GV nhắc lại 2 yêu cầu: Đặt tính, tính - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính phép tính 42+17 vào bảng con

- Tổ chức nhận xét góp ý về cách đặt tính và cách tính

- GV yêu cầu HS thực hiện tương tự các bài còn lại vào VBT

- Gọi 3 HS chia sẻ trước lớp - GV chữa bài, nhận xét

Bài 3. Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính.

- GV gọi HS nêu yêu cầu

- Cho HS làm việc nhóm đôi, thực hiện yêu cầu vào VBT

- Gọi 4 HS chia sẻ kết quả và cách làm - GV nhận xét

Bài 4.

- HS tham gia làm bảng con

- 2-3 HS nhắc lại kiến thức cũ

- 2 HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.

- 1 HS thực hiện trên bảng lớp, cả lớp làm bảng con

- HS nhận xét bài trên bảng - HS làm VBT

- HS chia sẻ bài

- 2 HSnêu yêu cầu - HS làm VBT

- 4 HS chia sẻ, HS khác nhận xét

- 2 HS đọc đề toán

(18)

- Gọi HS đọc đề toán

- Cho HS thảo luận nhóm đôi xác định:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gọi 2 nhóm chia sẻ dưới hình thức hỏi đáp

- Muốn trả lời bài toán, ta phải làm phép tính gì ?

- Hãy viết phép tính thích hợp và trả lời vào VBT .

- Cho HS chia sẻ kết quả và cách làm - GV nhận xét, chốt lại

Bài 5/VBT

- Gọi HS đọc đề toán

- Cho HS thảo luận nhóm đôi xác định:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gọi 2 nhóm chia sẻ dưới hình thức hỏi đáp

- Muốn trả lời bài toán, ta phải làm phép tính gì ?

- Hãy viết phép tính thích hợp và trả lời vào VBT .

- Cho HS chia sẻ kết quả và cách làm - GV nhận xét, chốt lại

C. Hoạt động vận dụng 7P

- Em hãy tìm một số tình huống thực tế liên quan đến phép cộng dạng 25 + 14 đã học.

- GV nhận xét

- HS thảo luận

+ Bài toán cho biết lớp 1A trồng được 24 cây, lớp 1B trồng được 21 cây

+ Bài toán hỏi cả hai lớp trồng được bao nhiêu cây - 2 nhóm phân tích đề toán - Phép cộng

- Tính kết quả phép tính rồi nối với số tương ứng.

Phép tính: 24 + 21 = 45

Trả lời: Cả hai lớp trồng được 45 cây

- HS chia sẻ, nhận xét

- 2 HS đọc đề toán - HS thảo luận

+ Bài toán cho biết trong trò chơi tìm chữ cái,An tìm được 31 chữ cái, Thu tìm được 28 chữ cái

+ Bài toán hỏi cả hai bạn tìm được bao nhiêu chữ cái

- 2 nhóm phân tích đề toán - Phép cộng

- Tính kết quả phép tính rồi nối với số tương ứng.

Phép tính: 31 + 28 = 59

Trả lời: Cả hai bạn tìm được 59 chữ cái

- HS chia sẻ, nhận xét

- Nhiều HS nêu tình huống.

VD:

- Mai có 12 cái kẹo.Nam có 23 cái kẹo. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu cái kẹo?

(19)

D. Củng cố, dặn dò 3P

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ? - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS trả lời - Lắng nghe

________________________________________________

Ngày soạn: 23/ 03/ 2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 1 tháng 04 năm 2022 TOÁN

PHÉP CỘNG DẠNG 25+14, 25+40 (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 ( cộng không nhớ dạng 25 + 4, 25 + 40)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực toán học. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như trong SGK hoặc các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán, bảng con.

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động 5P

-Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” để ôn lại kĩ năng cộng nhẩm hai số tròn chục, cộng dạng 14 + 3

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS quan sát tranh/136 SGK theo nhóm đôi trong nói cho nhau nghe: Bức tranh vẽ gì và các thông tin em quan sát được từ bức tranh đó

- GVgọi vài nhóm chia sẻ

- GV nhận xét, chốt lại: Bạn nhỏ đang tìm kết quả của phép tính 25 + 4

B. Hoạt động hình thành kiến thức 22P - GV giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả phép tính 25 + 4 = ?

*Lưu ý:HS có thể dùng que tính, các khối lập phương, có thể tính nhẩm….

- Gọi vài nhóm nêu kết quả và trình bày cách tính

- GV nhận xét.

- HS tham gia trò chơi

- HS thảo luận nhóm đôi: bạn nhỏ đang thực hiện phép tính 25 + 4

= ? bằng cách gộp 25 khối lập phương và 4 khối lập phương.

- 2-3 nhóm HS chia sẻ, nhóm khác nhận xét

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý

(20)

- GVlấy 2 thanh 1 chục và 5 khối lập phương rời hỏi:

+ Có bao nhiêu khối lập phương?

+ 25 gồm mấy chục, mấy đơn vị?

 GVviết 2 vào cột chục, 5 vào cột đơn vị

- GVlấy 4 khối lập phương rời, hỏi:

+ Có bao nhiêu khối lập phương?

+ Số4 gồm mấy chục, mấy đơn vị?

 GVviết 4 vào cột đơn vị, cột chục để trống

- GV làm thao tác gộp lại, hỏi HS có bao nhiêu khối lập phương? (2 thanh 1 chục và 9 khối lập phương rời)

- Để biết có tất cả bao nhiêu khối lập phương, em làm tính gì?

 GV viết dấu + bên trái, giữa 2 số

Chục Đơn vị

2 5

4

2 9

- GV hướng dẫn:

+ Đặt tính: Viết số 25 trước ở trên, viết số4 sau ở dưới. Sao cho hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị.

Viết dấu + bên trái giữa 2 số. Kẻ gạch ngang dưới 2 số thay cho dấu =

- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính.

+ Cách tính: thực hiện tính từ phải sang trái

5 cộng 4 bằng 9, viết 9 Hạ 2, viết 2 Vậy 25 + 4 = 29 - Gọi HS nhắc lại cách tính

=> Chốt: Cách đặt tính và tính.

- Khi đặt tính và tính, em cần lưu ý gì?

- Yêu cầu HS đặt tính và tính: 53 + 5

- Gọi 2-3 HS chia sẻ bảng và trình bày cách bước tính

- GV nhận xét, nhấn mạnh lại các lỗi sai cần tránh khi đặt tính

- GV yêu cầu HS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách thực hiện phép

- Quan sát, trả lời :

+ Có 25 khối lập phương + 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.

- Quan sát

- Quan sát, trả lời : + Có4 khối lập phương + 4 gồm 0 chục và 4 đơn vị.

- Quan sát

- HS quan sát, trả lời: Có 29 khối lập phương

- Tính cộng.

- Quan sát

- HS quan sát, lắng nghe

- Nhiều HS nhắc lại cách đặt tính - HS theo dõi

- Nhiều HS nhắc lại cách tính - 2-3 HS trả lời

- HS làm vào bảng con

- HS chia sẻ bảng, nói cho bạn nghe cách làm của mình.

- Lắng nghe, chú ý - HS làm vào bảng con +

39 + 4

25

(21)

tính dạng 25 + 4 VD: 32 + 6; 44 + 5…

C. Hoạt động thực hành – luyện tập 5P Bài 1

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào VBT, lưu ý cho HS viết kết quả thẳng cột

- Cho HS cùng bàn đổi chéo, kiểm tra, nói cho bạn nghe cách làm

- Gọi 4 HS chia sẻ kết quả và cách làm - GV nhận xét.

=> Chốt: Các em cần viết kết quả thẳng cột.

D. Củng cố, dặn dò 3P

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ? - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- 2-3 HS nêu yêu câu: Tính - HS làm vào VBT

- Đổi chéo vở

- HS chia sẻ, HS khác nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

________________________________________________

TIẾNG VIỆT

Bài 2: TRONG GIẤC MƠ BUỔI SÁNG (Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời dụng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cũng văn với nhau, củng cố kiến thức về văn; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua văn và hình ảnh thơ, quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung tình yêu đối với thiên nhiên, có cảm xúc trước những đổi thay của đời sống xung quanh, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động (5P)

Ôn; HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi

HS nhắc lại

+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi.

(22)

nhóm để trả lời các câu hỏi.

a. Bạn thỏ đang làm gì?

b. Em có hay ngủ mơ không?

Em thường mơ thấy gì?

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài thơ Trong giấc mơ buổi sang.

Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

2. Đọc (25P)

- GV đọc mẫu toàn bài thơ

- Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp.

- HS đọc từng dòng thơ

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (sáng, năng, nơi, lạ, sông, chảy tràn, dòng, sữa, trắng).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ dùng dòng thơ, nhịp thơ. (GV chưa cần dùng thuật ngữ “nhịp thơ”, chỉ giúp HS đọc theo và từng bước cảm nhận được " nhịp thơ” một cách tự nhiên).

- HS đọc từng khổ thơ

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (thảo nguyên: vùng đất cao, bằng phẳng, rộng lớn, nhiều cỏ mọc; ban mai; buổi sáng sớm khi mặt trời đang lên).

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ Một số HS đọc khó thở, mỗi Hs đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá. HS đọc cả bài thơ

+1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

- HS đọc

- HS đọc đoạn

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB 3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau (5P)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng cùng vẫn với nhau. HS viết những tiếng tìm được vào vở.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

GV và HS nhận xét, đánh giả.

- GV và HS thống nhất câu trả lời (trời - Phơi, sông -hồng -trống, tai – bài , trắng – nắng).

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(23)

4. Trả lời câu hỏi (15P)

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi

a. Trong giấc mơ, bạn nhỏ thấy ông mặt trời làm gì?

b. Bạn nhỏ thấy gì trên thảo nguyên c. Bạn nhỏ nghe thấy gì trong giấc mơ?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

a. Trong giấc mơ, bạn nhỏ thấy ông mặt trời mang túi đẩy hoa trắng và trải hoa vàng khắp nơi;

b. Bạn nhỏ thấy rất nhiều loài hoa lạ trên thảo nguyễn thang tên bạn lớp mình;

c. Bạn nhỏ nghe thấy trong giấc mơ lời của chú gà trống gọi bạn nhỏ dậy học bài.

HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời.

Các bạn nhận xét , đánh giá.

5. Học thuộc lòng(10P)

GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối.

- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.

GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá / che dẫn một số tử ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoả che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này .

HS nhớ và đọc thuộc

6. Nói về một giấc mơ của em(10P) - GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý:

Em có hay nằm mơ không?

Trong giấc mơ em thấy những điều gì?

Em thích mơ thấy điều gì?

Vì sao em thích mơ thấy điều đó?

- Củng cố GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh. HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS .

- HS chia nhóm có thể nói về điều minh thích gặp trong giấc mơ (có thể theo gợi ý hoặc không theo gợi ý).

Từng HS trong nhóm nói về điều mình thích gặp trong giấc mơ hoặc chia theo nhóm đôi và hỏi - đáp theo câu hỏi gợi ý: Đại diện một vài nhóm nói trước lớp , các bạn nhận xét 7.

____________________________________________

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 17: VẬN ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(24)

- Xác định được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ. Nêu được sự cần thiết phải vận động và nghỉ ngơi hằng ngày. Quan sát các hình ảnh để tìm ra những hoạt động nào nên thực hiện thường xuyên và những hoạt động nào nên hạn chế. Liên hệ đến những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.

- Trách nhiệm: Có ý thức vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Chăm chỉ: Trẻ có thói quen cho bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực giao tiếp, hợp tác. Nhân ái: Yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô. Năng lực nhận thức khoa học. Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội. Năng lực vận dụng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Loa và thiết bị phát bài hát.

- GV sưu tầm một số hình ảnh trong SGK

- Các tình huống cho hoạt động xử lí tình huống.

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, VBT Tự nhiên và Xã hội 1, khăn lau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Ổn định tổ chức: (5’)

- Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS cần trong tiết học

2. LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI (30’)

Hoạt động 3: Trình bày về lợi ích của hoạt động vận động, nghỉ ngơi và việc thực hiện các hoạt động vận động, nghỉ ngơi hợp lí

- GV mời hs nhắc lại tác dụng của các hoạt động vận động và nghỉ ngơi trang 115 (SGK).

- GV có thể ghi nhanh ý kiến của các HS GV khen các nhóm đưa ra được thêm những cụm từ khác ngoài những cụm từ được gợi ý trong SGK khi nói về lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi.

- HS nhắc lại tác dụng của các hoạt động vận động và nghỉ ngơi nói chung và lợi ích của giấc ngủ nói riêng, kết hợp với các từ ngữ được gợi ý trong khung ở trang 115 (SGK) để nói về lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp đưa ra được thêm những cụm từ khác ngoài những cụm từ được gợi ý trong SGK khi nói về lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi.

Hoạt động 4: Liên hệ về việc thực hiện các hoạt động vận động và nghỉ ngơi của bản thân

(25)

- Dựa vào việc quan sát hình ở trang 115 (SGK), làm việc theo nhóm đôi trong 2 phút, một bạn hỏi một bạn trả lời.

- Kết thúc bài học, HS đọc và ghi nhớ kiến thức chủ yếu ở trang 115 (SGK).

- Đại diện một số cặp trình bày trước lớp

- HS hỏi và trả lời với bạn về những việc các em nên làm thường xuyên và những việc các em nên hạn chế thực hiện. Đồng thời, liên hệ xem các em cần thay đổi thời gian vận động, nghỉ ngơi của mình như thế nào. Ví dụ: Em cần hạn chế thời gian xem ti vi hoặc em cần tăng thêm thời gian làm việc nhà, ...

___________________________________________

TIẾNG VIỆT

LUYỆN ĐỌC: CÂY LIỄU DẺO DAI.

VIẾT CÂU NÓI VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập củng cố kĩ năng đọc bài: Cây liễu dẻo dai, viết câu nói về đặc điểm của cây.

- Củng cố kĩ năng viết chính tả vào vở ô ly.

- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính.

- Vở Luyện viết chữ (Quyển 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động HS

1. Hoạt động Mở đầu (4-5)

* Khởi động - GV cho lớp hát.

- Dẫn dắt vào bài ôn.

* Kết nối

- Gv giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ học -> Ghi đầu bài.

2. Luyện tập (23-26’) a. Luyện viết:

- GV yêu cầu HS mở Vở ô ly.

- Em hãy nêu những chữ nào độ cao 1 ly?

- Em hãy nêu những chữ nào độ cao 2,5 ly?

- GV hướng dẫn viết từng dòng.

- GV nhận xét nhanh 1 số bài viết.

- Nhận xét, sửa sai.

* Tổng kết, nhận xét (3-4’)

- Cả lớp hát.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS mở vở.

- 2HS đọc nội dung viết.

- Hs trả lời.

- Viết 1 đoạn bài:

- Cả lớp viết bài theo yêu cầu.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

(26)

- GV nhận xét giờ học.

b. Luyện viết câu về đặc điểm cây - GV đưa câu hỏi để hs nói về đặc điểm của cây

Cây đó là cây gì?

Thân cây đó như thế nào?

Cành cây đó như thế nào?

Em chăm sóc cây đó như thế nào?

- Gv cho hs viết lại các câu trả lời về đặc điểm của cây vào vở ô ly

- Hs đọc bài

- Hs trả lời các câu hỏi

- Hs viết - Hs nhận xét

____________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ ; nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ , nhận biết một số tiếng cùng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ ; nhận biết một số tiếng cùng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng củng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng củng