• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 10/11/2018

Ngày giảng: ...

Tiết 14 BÀI 11: THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH:

NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY AC SI MÉT I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy ác-si-mét: FA = d.V =P (trọng lượng chất lỏng bị vật chiếm chỗ). Nêu được tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.

- Nắm vững cơ sở lý thuyết dẫn đến các bước tiến hành thí nghiệm - Tập đề xuất một phương án thí nghiệm kiểm tra công thức trên.

2. Kỹ năng:

- Kĩ năng tiến hành thí nghiệm để kiểm tra được công thức tính lực đẩy Ác -si- mét

- Kỹ năng đo trọng lượng của vật bằng lực kế

- Kỹ năng xác định thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng bình chia độ, bình tràn...

3. Thái độ:

- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, hợp tác làm việc theo nhóm - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Có ý thức tìm tòi quy luật vật lí qua các hiện tượng tự nhiên.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho hs các năng lực K1, P1, P8, X5, X6, X8, C6.

II. Câu hỏi quan trọng

1. Viết công thức tính lực đẩy Ác – si – mét. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức?

2. Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác – si – mét cần phải đo những đại lượng nào? Nêu các dụng cụ cần thiết?

3. Làm thế nào để xác định trọng lượng của phần chất lỏng (nước) bị vật chiếm chỗ ?

4. Muốn xác định độ lớn lực đẩy Ac si-met ta làm như thế nào?

(2)

III. Đánh giá

* Bằng chứng đánh giá:

- Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

- Sôi nổi, có tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm và làm thí nghiệm.

* Hình thức đánh giá:

+ Trong bài giảng: Thái độ học tập, vận dụng giải quyết tình huống học tập.

+ Sau bài giảng: Thông qua kiểm tra bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài học mới.

IV. Đồ dùng dạy học

- GV: Dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. Bảng tổng hợp cho nhóm

Kết quả Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhận xét

FA FA...P

PN

Ý thức (3đ)

Bảo quản (1 điểm) Thao tác TN (3 điểm)

Kết quả trong báo cáo (3 đ)

* Mỗi nhóm HS:

- 1lực kế có GHĐ 5N.

- 1quả nặng và cốc nhựa có V bằng V quả nặng, dây buộc nhỏ.

- 1 bình tràn, 1 cốc nhựa, 1 khay tròn đựng nước.

- 1 giá thí nghiệm, 1 khăn khô.

V. Các hoạt động dạy và học – Giáo dục

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. (1 phút)

* Hoạt động 2: Kiểm tra kiến thức cũ. (không kiểm tra)

* Hoạt động 3: Giảng bài mới.

* Hoạt động 3.1: Tạo tình huống học tập. (3 phút)

- Mục đích/ Mục tiêu: tạo tình huống học tập, khơi gợi hứng thú học tập cho HS - Phương pháp: vấn đáp

- Phương tiện, tư liệu: SGK

(3)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Chúng ta đã được học công thức lực đẩy Ác-si-

mét.Hôm nay chúng ta làm thí nghiệm kiểm chứng lại công thức đã tìm ra từ bài học trước (1 phút)

GV thông báo: Kết quả bài thực hành được tính điểm kiểm tra số 1 nên biểu điểm tiết thực hành như sau:

- Ý thức tổ chức kỷ luật, hợp tác làm việc trong nhóm:

3 điểm

- Bảo quản dụng cụ: 1 điểm

- Thao tác tiến hành thí nghiệm: 3 điểm

- Kết quả thí nghiệm (viết đúng báo cáo): 3điểm

-HS lắng nghe

* Hoạt động 2.2: Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung thực hành của HS. (5 phút)

- Mục đích, thời gian: Kiểm tra quá trình học bài cũ ở nhà của HS, chuẩn bị báo cáo thực hành.

- Phương pháp: kiểm tra.

- Phương tiện, tư liệu: Máy chiếu.

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Kiểm tra chuẩn bị báo cáo thực hành của học sinh:

- gọi 2 học sinh lên bảng.

HS1: Viết công thức tính lực đẩy Ác- si mét và đơn vị các đại lượng trong công thức?

HS2: Muốn xác định thể tích của phần chất lỏng bị vật rắn không thấm nước chiếm chỗ ta có những cách nào?

? Đo trực tiếp trọng lượng một vật bằng dụng cụ nào? Nêu cách sử dụng dụng cụ? Thực hành đo trọng lượng của quả nặng.

G: Chiếu đáp án.

Cán bộ lớp (Lớp trưởng hoặc lớp phó) báo cáo.

FA = d.V

- Có hai cách : Dùng bình chia độ hoặc bình tràn. Cách dùng:...

- Bằng lực kế. Cách đo và đọc kết quả...

* Hoạt động 2.3: Tìm hiểu mục đích thí nghiệm, cơ sở lý thuyết, dụng cụ thí nghiệm, các bước tiến hành. (7 phút )

(4)

- Mục tiêu/ Mục đích: Nắm được mục đích thí nghiệm, cơ sở lý thuyết tiến hành thí nghiệm, hiểu những dụng cụ thí nghiệm được nhận, thông qua đó học sinh xác định các bước tiến hành thí nghiệm.

- Phương pháp: Vấn đáp.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, máy chiếu.

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, K1, P1, P8, X5, X6, X8, C6.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Yêu cầu học sinh nêu mục đích thí nghiệm.

- Yêu cầu đề xuất phương án thí nghiệm.

? Xác định FA bằng cách nào?

? Xác định PN bằng cách nào?

GV chọn phương án bình tràn - Yêu cầu học sinh nêu những dụng cụ cần thiết và công dụng của từng dụng cụ.

- Yêu cầu nêu các bước tiến hành thí nghiệm

I. Chuẩn bị:

II. Nội dung thực hành:

- Mục đíchTN: Nghiệm lại xem độ lớn của lực đẩy Ác si mét có bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ không?

- Phương án:

+ Xác định FA: Xác định P vật ngoài không khí; và F khi vật nhúng chìm trong nước bằng lực kế.

+ Xác định được P nước (xác định V nước sau đó dùng lực kế).

Có 2 cách xác định V nước: bình chia độ, bình tràn.

- Nhóm trưởng nhận dụng cụ.

- Các bước:

1. Đo lực đẩy Ác-si-mét FA (Điền kết quả bảng 1)

- Đo trọng lượng vật nặng ngoài không khí được kết quả P. Giữ nguyên vật trên lực kế từ từ cho nhúng chìm hoàn toàn trong nước (Chú ý không cho vật chạm đáy, nước vừa đủ) đọc số chỉ trên lực kế được F. Thực hiện 3 lần ghi vào bảng 1

2. Đo trọng lượng nước bị vật chiếm chỗ PN

- Đo trọng lượng cốc P1 và trọng lượng của cốc và nước tràn ra P2 ghi vào bảng 2 ( 3

(5)

lần)

- Xác định P2: Đổ nước đầy bình tràn, đặt bình tràn ở vị trí thích hợp cố định, buộc dây vào vật nặng thả từ từ vào bình tràn, vật chìm hoàn toàn trong nước xác định được V - > đo trọng lượng nước và cốc bằng lực kế được P2

* Hoạt động 2.4: Tiến hành thí nghiệm, hoàn thành báo cáo thực hành. (20 phút )

- Mục đích/ Mục tiêu:

+ Học sinh tiến hành thí nghiệm đo được FA và PN ghi đúng kết quả vào báo cáo.

+ Viết đúng các yêu cầu trong mẫu báo cáo. Xử lý được kết quả thí nghiệm - Phương pháp: hoạt động nhóm, thực hành,vấn đáp, phân tích, khái quát hoá.

- Phương tiện, tư liệu: Đồ dùng thí nghiệm, báo cáo thực hành.

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực K1, P1, P8, X5, X6, X8, C6.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Quan sát các nhóm làm thí nghiệm hướng dẫn và theo dõi HS các nhóm

- Thực hành theo nhóm - Hoàn thành báo cáo

* Hoạt động 2.5: Tổng kết (rút kinh nghiệm). (5 phút)

- Mục tiêu/ Mục đích: Học sinh biết được những vấn đề cần rút kinh nghiệm và chú ý khi tiến hành thí nghiệm. Thu dọn gọn gàng đồ dùng thí nghiệm cất đúng nơi quy định.

- Phương pháp: Thuyết trình, quan sát

- Phương tiện, tư liệu: Bảng tổng hợp các nhóm.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nhận xét hoạt động các nhóm và chấm điểm vào bảng tổng hợp các phần có thể

Nghe GV nhận xét và cất đồ dùng thí nghiệm đúng nơi quy định

* Hoạt động 2.6: Vận dụng, củng cố. (3 phút) - Mục đích Củng cố kiến thức trọng tâm của bài học.

- Phương pháp: Vấn đáp.

- Phương tiện: Máy chiếu.

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực K1, P1, P8, X5, C6.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

G: + Ngoài PP nêu trên hãy nêu 1 phương án thí nghiệm khác?

+ Trình chiếu phương án thí nghiệm khác.

G: Câu hỏi mở rộng yêu cầu học sinh ghi trả lời

HS nêu cách khác

(6)

vào báo cáo. (để phân loại HS giỏi)

? Nếu thay vật đặc trên bằng vật bên trong rỗng thí nghiệm còn đúng không ? Vì sao?

* Hoạt động 2.7: Hướng dẫn về nhà. (1phút) - Mục tiêu/ Mục đích: Hướng dẫn về nhà - Phương pháp: Thuyết trình.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Trình bày một phương án thí nghiệm để chứng tỏ không khí cũng tạo ra lực đẩy Ác -si –mét?

Chuẩn bị bài 12: Sự nổi

- Ghi chép.

VI. Tài liệu tham khảo

- SGK Vật lí 8, SGV Vật lí 8, Sách thiết kế Vật lý 8, CKTKN môn Vật lý 8, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lý THCS (giảm tải) VII. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Gấp cánh tay vào thân người có con chèn: Khi chảy máu nhiều do tổn thương động mạch cánh tay, lấy ngay một khúc gỗ tròn đường kính 5-10cm, hay cuộn băng hoặc

Để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm cần thực hiện các biện pháp nào sau đâyA. Xử lí khí thải của các nhà máy, các phương tiện

[r]

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, cách tiến hành và thực hành thí nghiệm tìm hiểu một số

Tùy theo mục đích nghiên cứu và các giai đoạn tiến hành thí nghiệm, tảo Chaetoceros calcitrans sẽ được lưu giữ trong các điều kiện thích hợp: Phương pháp lưu

Baïn Linh baûo: “Ñaù caàu laø thích nhaát.” Baïn Nam laïi noùi: “ Chôi bi thích hôn.” Em haõy duøng hình thöùc caâu hoûi ñeå neâu yù kieán cuûa mình: chôi dieàu

Xét đến phạm vi xây dựng pháp luật vũ trụ của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam, mặc dù việc tuyên bố chủ quyền đối với khoảng không vũ trụ và các thiên thể

- Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtet để phát hiện dòng điện có tác dụng từ - Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.. - HS nêu mục đích thí