• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22 Ngày soạn: 11/2/2022

Ngày giảng: 14/2/2022

Tiếng Việt

BÀI: KHỦNG LONG

Đọc: Khủng long ( Tiết 2 đã soạn ngày 28/1)

Toán

CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt

- Đếm số lượng theo trăm, theo chục và theo đơn vị, nhận biết được số 1000.

- Đọc viết các số tròn trăm, tròn chục và “linh”

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên:

- Các bàng 100 khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rời (hoặc thẻ các bỏ que tính và que tính rời,...) để đếm

- Các thẻ số từ 100, 200,... 900, 1000 và các thẻ chữ một trăm, hai trăm,… chín trăm, một nghìn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

- HS chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng"

giữa các nhóm trong lớp

- GV viết hoặc đọc một số nhóm nào lấy đúng, đủ số lượng tương ứng nhanh. nhất thì thắng cuộc.

- GV đưa ra các số có chủ đích nhằm tái hiện, khai thác kinh nghiệm đếm theo chục, đếm theo đơn vị của HS, chẳng hạn:

50; 60; 70;...;100;

- HS chơi trò chơi theo nhóm

(2)

94; 95:... 99; 100;

33; 43; 53;....

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:Đếm số lượng theo trăm, theo chục và theo đơn vị, nhận biết được số 1000

b. Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Đếm theo trăm

- HS thao tác lấy các khối lập phương và đếm theo hướng dẫn của GV:

+ Đếm 1, 2, 3... 10. Nói có 10 khối lập phương có 1 chục khối lập phương (thay

10 khối lập phương thành 1 thanh chụ c).

+ Đếm 1 chục, 2 chục... 9 chục, một trăm khối lập phương (thay 10 thanh chục thành

1 tấm 100 )

+ Đếm 1 trăm, 2 trăm),.... 9 trăm, 10 trăm.

GV giới thiệu 10 trăm bằng 1 nghìn GV yêu cầu HS đọc viết các số tử 100 đến 1000.

- GV giới thiệu: Các số 100, 200, 300, 1000 là các số tròn trăm.

- HS thực hành, luyện tập đếm theo trăm qua các bài tập 1, 2, 3

Bài tập 1: Viết các số : bốn trắm, năm trăm, sáu trăm, bảy trăm, tám trăm, chín trăm, một nghìn

- GV yêu cầu HS viết vào vở hoặc bảng con các số bốn trăm: 400; năm trăm: 500;

một nghìn: 1000.

- GV có thể đưa ra các số khác để HS đọc, HS nhắc lại các số 100, 200, 300... 1000

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS chú ý quan sát - HS thực hành đếm

- HS viết vào bảng con các số:

+ Bốn trăm: 400 + Năm trăm: 500 + Sáu trăm: 600 + Bảy trăm: 700 + Tám trăm: 800 + Chín trăm: 900 + Một nghìn: 1000

(3)

là các số tròn trăm.

Bài tập 2 : Số ?

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi:

lần lượt đọc hết các số trên tia số - GV gọi từ 1-2 cặp đôi thực hiện - Chia sẻ với bạn cách làm.

- GV nhận xét, kết luận

Bài tập 3: Chị Mai muốn mua 800 ống huxt làm bằng tre. Chị Mai cần lấy mấy ống hút?

- GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác sau:

+ Đọc tình huống.

+ Hiểu vấn đề chị Mai muốn mua 800 ống hút làm bằng tre

+ Giải quyết vấn đề: Quan sát tranh, nhận ra mỗi hộp ống hút có 100 ống hút ; HS đếm theo trăm để biết chị Mai cần lấy 8 hộp ống hút.

- GV có thể đưa ra những tình huống tương tự để HS giải quyết, chẳng hạn nếu chị Mai muốn mua 500 ống hút thì chị Mai cần lấy máy hộp?

Hoạt động 2. Đếm theo chục

- HS lấy ra các thanh chục rồi đếm các số tròn chục: 10; 20; 30; 100.

- HS thao tác lần lượt lấy các khối lập phương, đếm, đọc, viết các số: 100: 110:

120; 130; 140; 150;...; 190; 200.

- HS đếm, đọc và nếu số còn thiếu ở trong ô [?] trên tia số.

- HS thực hiện lần lượt các bước theo yêu cầu của GV

- HS trả lời: Chị Mai cần lấy 8 hộp ống hút.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- GV yêu cầu HS đọc các số trên

(4)

- HS nhận xét về cách đọc, cách viết các số trên.

- GV hướng dẫn HS vận dụng cách đọc trên để đọc các số tròn chục khác.

Chẳng hạn: 110 ; 210 ; 310;

540; 550; 560;

…………..

- GV cho HS thực hiện bài tập 4,5,6

Bài tập 4: Chọn số tương ứng với cách đọc:

- GV tổ chức thành trò chơi để HS hứng thú nắm vững cách đọc, viết số

- Tùy vào trình độ, GV bổ sung hoặc thay thế những số khác để HS được luyện tập về đọc, viết số nhiều hơn.

Bài tập 5: Số ?

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi - Đếm, đọc, nếu số thích hợp cho ô tương ứng mỗi vạch của tia số

- Chia sẻ với bạn cách làm

Bài tập 6: Chọn chữ đặt trước đáp án đúng:

Số cúc áo có trong hình vẽ bên là:

A. 800 B. 170 C. 80

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi - Thảo luận về số cúc áo có trong hình vẽ.

theo hướng dẫn của Gv

- HS chọn số tương ứng với cách đọc.

- HS khác nhận xét, bổ sung

- HS viết vào bảng số còn thiếu trên tia số:

110 – 120 – 130 – 140 – 150 – 160 – 170 – 180 – 190 - 200

- HS thảo luận và chọn đáp án:

B. 170

- HS thực hiện lần lượt các thao tác

(5)

- Lập luận giải thích các phương án chọn.

Hoạt động 3. Đếm theo đơn vị

- HS thao tác lần lượt lấy các khối lập phương, đếm, đọc, viết các số: 100: 101;

102; 103; 104;...; 109; 110.

- HS nhận xét về cách đọc, cách viết các số trên.

- GV hướng dẫn HS vận dụng cách đọc trên cùngđọc các số khác

Chẳng hạn:

201, 301; 401:

703: 803; 903;

………….

- HS thực hành, luyện tập đếm theo trăm qua các bài tập 7, 8, 9

Bài tập 7: Chọn cách đọc ứng với số:

- GV yêu cầu HS chọn cách đọc tương ứng với số

- GV có thể tổ chức thành trò chơi để HS hứng thú nắm vững cách đọc viết số

- Tuỳ trình độ HS, GV có thể bổ sung hoặc thay thế những số khác để HS được luyện tập về đọc, viết số nhiều hơn.

Bài tập 8: Số ?

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi - Đếm, đọc, nêu số thích hợp cho ô tương ứng mỗi vạch của tia số

- Chia sẻ với bạn cách làm.

Bài tập 9: Trò chơi “Lấy cho đủ số

- GV yêu cầu HS đọc các số theo hướng dẫn của GV

- HS chọn cách đọc tương ứng với số:

Một trăm linh bảy: 107 Một trăm mười: 110 Một trăm linh năm: 105 Một trăm linh ba: 103 Một trăm linh sáu: 106 Một trăm linh tám: 108

- HS thực hiện theo cặp đôi, đọc lần lượt theo tia số:

101 – 102 – 103 – 104 – 105 – 106 – 107 – 108 – 109 – 110

- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV

(6)

lượng”

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4 hoặc nhóm bàn.

- Trò chơi “Lấy cho đủ số lượng": HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính,...

theo yêu cầu của bạn.

Chẳng hạn: Lấy ra đủ 130 khối lập phương: lấy 104 khối lập phương.

D. VẬN DỤNG

b. Cách thức tiến hành:

- GV đưa ra một số hình ảnh về số lượng lớn để HS quan sát, chẳng hạn sân vận động hội trường lớn, số người tham gia đồng diễn

- HS tìm và chỉ cho bạn xem trang sách 100, 107, 120 trong SGK Tiếng Việt 2

- GV yêu cầu HS quan sát hìn ảnh GV đưa ra

Ngày soạn: 11/2/2022 Ngày giảng: 15/2/2022

Tiếng Việt

BÀI: KHỦNG LONG NGHE – VIẾT: KHỦNG LONG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động

2. Khám phá

Hướng dẫn nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Bài viết có những chữ nào viết hoa?

- hát

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

(7)

+ Bài viết có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

3. Thực hành, luyện tập - GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

4. Vận dụng Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr23 - GV chữa bài, nhận xét.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

- HS chia sẻ.

Tiếng Việt

BÀI: KHỦNG LONG

Tiết 4: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ MUÔNG THÚ.

DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ ngữ chỉ muông thú. Kể được các từ chỉ hoạt động của con vật trong rừngvà đặt câu với từ chỉ hoạt động đó.

- Biết cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than.

- Phát triển vốn từ chỉ muông thú. Rèn kĩ sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động

2. Khám phá

* Hoạt động 1: Nói tên các con vật ẩn trong tranh.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, nêu:

+ Tên muông thú có trong tranh - YC HS làm bài vào VBT/ tr.23.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Hát

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS nêu.

+ Tên muông thú: công, gà, kì nhông, chim gõ kiến, voi, khỉ

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

(8)

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Thực hành, luyện tập

* Hoạt động 2: Tìm từ chỉ hoạt động của con vật trong rừng. Đặt câu với từ vừa tìm được.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

-HDHS đặt câu theo mẫu - Yc hs thảo luận nhóm 2 - YC làm vào VBT tr.24 - Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô vuông

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- Hỏi hs tác dụng của các dấu - YC làm vào VBT tr.24 - Nhận xét, khen ngợi HS.

4. Vận dụng

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS đọc.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS làm bài.

- HS đọc.

- HS chia sẻ.

Tiếng Việt

BÀI: KHỦNG LONG

Tiết 5: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU TRANH ẢNH VỀ CON VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về con vật em yêu thích

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích về con vật

- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu con vật. Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm với con vật mình thích

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động

2. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 1: Nói tên con vật trong tranh ảnh và viết đoạn văn con vật em yêu thích

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Hát

- 1-2 HS đọc.

(9)

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, hỏi:Trng bức tranh là con vật nào?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yv hs đọc câu hỏi trong sgk trang 45 - Hướng dẫ hs trả lời lần lượt từng câu hỏi, làm theo cặp

- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.

- YC HS thực hành viết vào VBT tr.24 - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.

- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.

- Tổ chức cho HS tìm đọc sách, báo viết về động vật hoang dã

- Tổ chức cho HS chia sẻ thông tin về loài vật vừa đọc: Tên, nơi sống, thức ăn.

- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.

3. Vận dụng

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời:

Hươu, sóc, công

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

-HS đọc

- HS thực hiện nói theo cặp.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài.

- 1-2 HS đọc.

- HS tìm đọc sách, báo ở Thư viện lớp.

- HS chia sẻ theo nhóm 4.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

Toán

CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾT 3) (Đã soạn ngày 14/2/2022)

Hoạt động trải nghiệm

BÀI 22: NHỮNG VẬT DỤNG BẢO VỆ EM Tiết 3: Hoạt động giáo dục theo chủ đề I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết được các vật dụng bảo vệ cơ thể. Trân trọng vật dụng đang bảo vệ mình hằng ngày để từ đó có ý thức giữ gìn bảo quản đúng cách.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS ham khám phá vật dụng bảo vệ cơ thể. Tích cực chăm sóc và bảo vệ bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: khẩu trang, xà phòng thơm, nước muối sinh lí nhỏ mũi, mũ (nón), ô (dù), áo mưa, mũ bảo hiểm,…

(10)

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động: Chia sẻ cách sử dụng

các vật dụng bảo vệ sức khoẻ của em.

− GV mời một học sinh HS lên nhặt từng vật dụng để trên bàn giơ lên trước lớn. Với mỗi đồ vật, HS lại hỏi: Đây là cái gì? Mình sử dụng nó như thế nào cho đúng cách? Nó giúp mình làm gì?

-Những vật dụng nào em đã có trong số các vật dụng kể trên?

- GV nhận xét

2. Khám phá chủ đề: Thực hành sử dụng các vật dụng để bảo vệ mình.

− GV chia các bạn theo tổ.

-GV nhận và khen ngợi

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Trò chơi Hãy nói lời cảm ơn các “hiệp sĩ”

bảo vệ em hằng ngày.

- Mời HS lên bảng với mỗi một đồ vật, các bạn hãy nói những lời cảm ơn chúng vì chúng đã bảo vệ mình hàng ngày.

- GV nhận xét và khen ngợi 4. Cam kết, hành động:

- HS về nhà để ý sử dụng các vật dụng bảo vệ mình và cùng bố mẹ quy định

− Các bạn phía dưới xung phong trả lời và lên lấy vật dụng đó để mô tả cách sử dụng phù hợp.

HS tham gia trả lời và chia sẻ

− Các bạn lần lượt thực hành sử dụng từng loại đồ vật như đã kể trên. Riêng thực hành đeo khẩu trang, mỗi bạn có một khẩu trang riêng. Các tổ lần lượt ra khu có vòi nước để thực hành rửa tay bằng xà phòng đúng cách.

− HS trở lại nhóm, cùng nhau ghi lại các lưu ý về cách sử dụng vật dụng bảo vệ.

HS tham gia chia sẻ trước lớp.

- HS lên bảng tham gia trò chơi.

+ Ví dụ:

+ Tớ cảm ơn mũ bảo hiểm vì cậu đã bảo vệ an toàn cho tớ khi đi ra ngoài đường.

+ Tớ cảm ơn khẩu trang vì bạn đã chắn bụi cho tớ…

- HS lắng nghe, thực hiện theo HD.

(11)

nơi cất các vật dụng đó.

Ngày soạn: 11/2/2022 Ngày giảng: 16/2/2022

Toán

CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đếm, đọc, viết các số có ba chữ số

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Các bàng 100 khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rồi (hoặc thẻ các bộ que tính và que tính rời) để đếm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

- Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng.

- HS lấy SGK Tiếng Việt 2 tập hai, thực hiện theo yêu cầu của GV, chẳng hạn

+ Tìm đến trang sách 100.

+ Tìm đến trang sách 101.

+ Trang sách tiếp theo của trang sách 109 là trang bao nhiêu?

- Chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).

- Đại diện HS nói cách tìm trang sách của mình

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:Đếm, đọc, viết các số có ba chữ số

b. Cách tiến hành:

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS chia sẻ cách tìm trang sách và tham khảo các cách từ bạn

(12)

Hoạt động 1. Hình thành các số có ba chữ số

a) HS thao tác trên các khối lập phương, đếm, đọc các số tương ứng, chẳng hạn:

+ Lấy ra 110 khối lập phương, đếm 110, lấy thêm từng khối lập phương nhỏ và đếm tiếp:

111, 112, 113,

+ Lấy ra 200 khối lập phương, đếm 200, lấy thêm từng khối lập phương nhỏ và đếm tiếp:

201, 202,.... 209, 210,211,..

+ Lấy ra 430 khối lập phương, đếm 430, lấy thêm từng thanh chục khối lập phương và đếm tiếp: 440, 450,.... 490, 500, 510,...

- GV nên tổ chức theo nhóm bàn để HS thao tác, đếm trong sự tương tác với nhau.

b) GV hướng dẫn HS cách đọc, viết số có ba chữ số.

- GV gắn lên bảng lần lượt mô hình từng số như SGK hướng dẫn HS đọc, viết, chẳng hạn:

c) HS thực hành đọc, viết với các số khác để nắm chắc cách đọc, viết số.

- GV chú ý rèn và sửa cho GV yêu cầu HS đọc các số trong những trường hợp có biến âm (mốt, tư, lăm, mười, mươi).

Hoạt động 2. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”

- HS lấy ra đủ số khối lập phương,… theo yêu cầu của GV hoặc của bạn.

- Chẳng hạn: Lấy ra đủ 235 khối lập phương.

C. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.

- HS thao tác trên các khối lập phương, đếm, đọc các số tương ứng

- HS thực hiện theo nhóm bàn

- GV yêu cầu HS quan sát GV hướng dẫn cách đọc

- HS thực hành đọc, viết với các số khác để nắm chắc cách đọc, viết số.

- HS tham gia trò chơi theo GV hướng dẫn

(13)

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1: Số ?

- GV yêu cầuHS thực hiện các thao tác:

+ Đếm số lượng các khối lập phương, chọn số tương ứng cho ô [?]

+ Đọc cho bạn nghe các số vừa viết - HS khác nhận xét kết quả

Bài tập 2 : Chọn cacsg đọc tương ứng với số:

- GV yêu cầu HS chọn cách đọc tương ứng với số.

- GV tổ chức thành trò chơi để HS hứng thú, nắm vững cách đọc, viết số

- Tùy trình độ HS, GV bổ sung hoặc thay thế những số khác để HS được luyện tập về đọc, viết số nhiều hơn.

D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập

b. Cách thức tiến hành:

- GV nêu một số hình ảnh có thông tin về số lượng đến 1000 trong thực tế để HS có cảm

- GV yêu cầu HS quan sát các khối lập phương

- GV yêu cầu HS đọc tương ứng với số:

Sáu trăm bốn mươi: 640 Năm trăm mười ba: 513 Hai trăm hai mươi ba: 223 Bảy trăm linh năm: 705 Một trăm hai mươi lăm: 125 Tám trăm: 800

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh Gv cung cấp

(14)

nhận về số lượng, cùng cố kĩ năng đọc, viết số và vận dụng được vào thực tế, chẳng hạn:

Hình ảnh sân vận động đông người, hình ảnh nhiều người tham gia đồng diễn, sơ đồ chỗ ngồi trên máy bay bộ-ing:

- HS chia sẻ những thông tin em biết về những tình huống trong cuộc sống sử dụng các số trong phạm vi 1000.

- HS chia sẻ thêm các thông tin mà em biết

Tiếng Việt (Tiết 1+2)

BÀI 11: SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ Tiết 1+2: ĐỌC: SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Biết cách đọc lời nói của các nhân vật trong văn bản. Nhận biết một số loại cây qua bài đọc và tranh minh họa.

- Hiểu nội dung bài: Hiểu được cách giải thích vui về tên gọi của một số loài cây trong câu chuyện và lí do có loài cây tên là “ thì là”.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Có trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên, khiếu hài hước.

- Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Nói tên các cây rau có trong tranh.

+Nói tên mốt số cây rau khác mà em biết?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Giọng của trời đọc chậm rãi, thể hiện giọng nói, ngữ điệu của người có uy lực.

- HDHS chia đoạn: (2đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến Chú là cây tỏi.

+ Đoạn 2: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

mảnh khảnh

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2 HS luyện đọc.

(15)

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.47.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr..

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Thực hành, luyện tập

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của giáo viên.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Vận dụng

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.47

- HD HS đóng vai cây thì là, nói lời đề nghị trời đặt tên.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.47.

- HD HS cùng bạn nói và đáp lời đề nghị chơi một trò chơi.

- - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện trước lớp.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS thực hiện theo nhóm ba.

- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: 4 em đóng vai ( 1em đóng trời, 3 em đóng vai các loài cây): diễn lại cảnh trời đặt tên trời và các loài cây.

C2: Hs hoạt động nhóm: Từng HS đóng vai cây thì là giới thiệu đặc điểm của mình.

C3: Do hấp tấp, vội vàng nên cây nhỏ đã nhầm lời lẩm nhẩm của trời là lời trời đặt tên cho cây.

C4: Từng HS nêu lên ý kiển của mình: Tên hay quả!/ Tên bạn rất dễ nhớ!/…

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

1 hs đọc

-Hs hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai.

- 1-2 HS đọc.

- Hs hoạt động N2 nói và đáp lời đề nghị.

- 4-5 nhóm lên bảng.

- HS chia sẻ.

(16)

Ngày soạn: 11/2/2022 Ngày giảng: 17/2/2022

BÀI 11: SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ Tiết 3: VIẾT: CHỮ HOA V I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Vườn cây quanh năm xanh tốt.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa V.

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa V.

+ Chữ hoa V gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa V.

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa V đầu câu.

+ Cách nối từ V sang ư.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

3. Thực hành, luyện tập

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa V và câu ứng dụng trong vở Luyện

- 1-2 HS chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

(17)

viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

4. Vận dụng

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS chia sẻ.

Tiếng Việt

BÀI 11: SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ

Tiết 4: NÓI VÀ NGHE: SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Sự tích cây thì là qua tranh minh họa. Kể lại được toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh( không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện trong bài đọc).

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Nhắc lại sự việc trong từng tranh.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

3. Thực hành, luyện tập

* Hoạt động 2: Kể lại tưng đoạn của câu chuyện theo tranh.

- Gv HD HS nhìn tranh và câu hỏi dưới tranh để tập kể tưng đoạn câu chuyện, cố gắng kể đúng lời nói của nhân vật trong câu chuyện.

- 1-2 HS chia sẻ.

- Hs đọc yêu cầu. Lần lượt từng em nói sự việc được thể hiện trong mỗi tranh.

Tr.1: Cây cối kéo nhau lên trời để được ông trời đặt tên cho.

Tr.2: Trời đang đặt tên cho từng cây.

Tr.3: rời và cây nhỏ đang nói chuyện.

Tr.4: Cây nhỏ chạy về nói với các bạn.

- Hs theo dõi

- HS kể theo nhóm 4.

(18)

- Yêu cầu HS kể theo nhóm 4.

- Gọi HS kể trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- GS mời một số HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

4. Vận dụng

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Lần lượt từng nhóm 4 HS kể trước lớp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

Toán

CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾP THEO) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện được việc phân tích số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị (345 gồm 3 trăm 4 chục 5 đơn vị).

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế

- Phát triển các NL toán học: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận. Thông qua việc đếm, trao đổi chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc, viết số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoa toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học. Thông qua việc quan sát, phân tích số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị, xác định được giá trị của mỗi số dựa vào vị trí của số đó, HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học.

-Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các tấm 1 trăm khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rời (hoặc thể các bỏ que tính và que tính rời).

- Bảng trăm, chục, đơn vị đã kẻ sẵn

- Trò chơi tạo hứng thú cho HS đầu giờ học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG (5P)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố

bạn”: Bạn A viết hoặc đọc một số rồi đố bạn - HS chơi trò chơi theo cặp

(19)

B đọc hoặc viết số đó và ngược lại.

b) GV yêu cầu HS quan sát tranh nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì? Hai bạn trong tranh đang làm gì? Nói gì? GV nhận xét dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10p) - Gv yêu cầu HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:

a) Lấy ra 345 khối lập phương đặt trước mặt.

(GV gắn 345 khối lập phương lên bảng).

HS đếm số khối lập phương. Nói: Có ba trăm bốn mươi lăm khối lập phương. Viết:

345.

b) GV đặt câu hỏi để HS trả lời, trong hình có 3 tấm 1 trăm, 4 thanh chục và 5 khối lập phương rời.

GV nhận xét: Như vậy, trong số 345, số 3 cho ta biết có 3 trăm khối lập phương, số 4 cho ta biết có 4 chục khối lập phương và số 5 cho ta biết có 5 khối lập phương rời. Ta có thể viết vào bảng trăm, chục, đơn vị tương ứng như sau:

Trăm Chục Đơn vị

3 4 5

Nói: Số 345 gồm 3 trăm 4 chục 5 đơn vị.

c. – GV yêu cầu HS thực hiện tương tự với một vài ví dụ khác để nắm chắc cách làm C. LUYỆN TẬP (15p)

Bài tập 1: Số ?

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp các thao tác sau rồi nói cho bạn nghe cách làm:

- Quan sát tranh, đếm: Có 263 khối lập phương

- Viết vào bảng (đã kẻ sẵn ở trên bảng con hoặc bảng phoóc).

- Hai bạn đang phân tích số 345 gồm 300 trăm, 4 chục và 5 đơn vị

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS đếm số khối lập phương

- HS trả lời: trong số 345, số 3 cho ta biết có 3 trăm khối lập phương, số 4 cho ta biết có 4 chục khối lập phương và số 5 cho ta biết có 5 khối lập phương rời.

- HS thực hiện các ví dụ khác

(20)

Trăm Chục Đơn vị

2 6 3

Nói: Số 263 gồm 2 trăm 6 chục 3 đơn vị - Yêu cầu HS thực hiện tương tự với câu b Bài tập 2: Thực hiện (theo mẫu):

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp quan sát số khối lập phương, đếm rồi nếu số và “đọc số" thích hợp cho ô [?]

- HS có thể cùng bạn đặt câu hỏi và trả lời về nội dung bài tập để hiểu sâu hơn và nắm vững kiến thức.

Bài tập 3: Nói (theo mẫu):

- Cá nhân HS trả lời rồi chia sẻ với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả

- HS có thể đặt câu hỏi để đổ bạn với các số khác, chẳng hạn: Số 871 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị

- Nếu HS gặp khó khăn, GV hướng dẫn HS tìm câu trả lời bằng cách viết số vào bằng trăm, chục, đơn vị:

Trăm Chục Đơn vị

D. VẬN DỤNG (5p)

Bài tập 4: Chọn chữ đứng trước đáp án đúng:

- Gv yêu cầu HS thực hiện các thao tác sau:

+ Đọc tình huống + Hiểu vấn đề

+ Giải quyết vấn đề: Hộ gia đình đó nuôi tất cả 398 con gà, vịt, ngỗng. Chuyển dịch sang ngôn ngữ toán học là 3 trăm 9 chục 8 đơn vị.

Vậy có 398 con.

- HS chọn phương án thích hợp và giải thích

- HS chú y nghe GV hướng dẫn cách làm câu a

- HS thực hiện theo cặp câu b.

Có 620 khối lập phương Trăm Chục Đơn vị

6 2 0

Nói: Số620 gồm 6 trăm 2 chục 0 đơn vị

- HS thực hiện theo mẫu:

a) Số 127 gồm 1 trăm 2 chục 7 đơn vị.

b) Số 360 gồm 3 trăm 6 chục 0 đơn vị

c) Số 802 gồm 8 trăm 0 chục 2 đơn vị.

- HS trả lời: Hộ gia đình đó nuôi tất cả 398 con gà, vịt, ngỗng.

(21)

cho bạn nghe - HS giải thích lí do

Ngày soạn: 11/2/2022 Ngày giảng: 18/2/2022

Tiếng Việt

BÀI 12: BỜ TRE ĐÓN KHÁCH Tiết 1+2: ĐỌC: BỜ TRE ĐÓN KHÁCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đứng các từ khó, đọc rõ ràng bài thơ Bờ tre đón khách với tốc độ đọc phù hợp, biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: Niềm vui của tre khi được đón khách.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Nhớ tên và nhận biết được đặc điểm riêng của mỗi con vật khi ghé thăm bờ tre. Bồi dưỡng tình yêu đối với loài vật, đặc biệt là vật nuôi trong nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Gọi HS đọc bài Sự tích cây thì là. Và trả lời câu hỏi SGK.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Quan sát và nhận xét về cảnh vật được vẽ trong tranh. Cảnh vật đó có đẹp không?

Em cảm thấy thế nào khi quan sát bức tranh.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng vui tươi, thể hiện được không khí vui nhộn của các con vật khi đến thăm bờ tre.

- HDHS chia đoạn: 4 đoạn.

Đ1: Từ đầu đến nở đầy hoa nắng.

Đ 2: TT đến Đậu vào chỗ cũ.

Đ 3: TT đến Ồ, tre rất mát.

Đ4: Phần còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ.

- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS nối tiếp

- 3 HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm bốn.

(22)

đọc từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- Gọi hs đọc lại toàn bài.

- Hs đọc đồng thanh toàn bài.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4câu hỏi trong sgk/tr.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.26.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- HDHS học thuộc lòng 1,2 khổ thơ mà mình thích.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm lại toàn bộ bài thơ.

- Gọi HS đọc toàn bài;

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Vận dụng

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 3 trong VBTTV.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk

- HDHS đặt 1 câu với từ vừa tìm được.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- YCHS viết câu vừa tìm được vào VBT.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Hs thảo luận N2 và trả lời: Những con vật đến thăm bờ tre là: Cò bạch, bồ nông, bói cá, chim cu, ếch.

C2: 1 cặp hs làm mẫu. Sau đó Hs thảo luận Nhóm 2 và làm bài vào VBT.

C3: Câu thơ thể hiện niềm vui của bờ tre khi đón khách là: Tre chợt tưng bừng.

C4: khách- bạch, mừng – bừng.

- HS thực hiện.

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu nối tiếp.

- HS đọc.

- HS nêu.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

Toán

(23)

SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- So sánh được các số có ba chữ số.

- Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tiễn.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên:

- Tranh khởi động.

- Bảng trăm, chục, đơn vị được kẻ sẵn trên bằng con hoặc bằng phooc để HS có thể viết, xoá nhiều lần.

- Bộ thẻ số từ 0 đến 9

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG (5p)

- HS chơi trò chơi “Đố bạn” ôn lại cách đọc, viết.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh khởi động, nhận biết bối cảnh bức tranh. Chia sẻ cặp đôi những thông tin quan sát được. (Theo em, các bạn trong bức tranh đang làm gì?

Nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình).

- GV gợi ý HS nhận xét đội nào đang nhảy được nhiều lần hơn.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15p) Hoạt động 1.So sánh hai số dạng 194 và 215

- HS thực hiện các thao tác

+ Nhận ra vấn đề: Tìm cách so sánh hai số 194 và 215.

+Quan sát từng số, viết số vào bảng trăm, chục, đơn vị:

Trăm Chục Đơn vị

1 9 4

2 1 5

- Bức tranh miêu tả cảnh các bạn học sinh nhảy dây. Hai bạn nhảy dây và hai bạn đếm. Bạn nam nhảy được 215 cái, bạn nữ nhảy được 194 cái

- HS thực hiện các thao tác theo GV yêu cầu

- GV yêu cầu HS quan sát viết số vào bảng trăm, chục, đơn vị:

194 215

(24)

+ GV hướng dẫn HS các bước so sánh hai số:

Trước hết, ta so sánh các số trăm:

1<2 (hay 100<200)

Vậy 194 < 215; 215 > 194.

+ GV nêu thêm một số ví dụ tương tự giúp HS nắm chắc cách so sánh.

Hoạt động 2. So sánh hai số dạng 352 và 365

HS thực hiện các thao tác:

+ Nhận ra vấn đề: Tìm cách so sánh hai số 352 và 365.

+ Quan sát từng số, viết số vào bàng trăm, chục, đơn vị:

Trăm Chục Đơn vị

3 5 2

3 6 5

+GV hướng dẫn HS các bước so sánh hai số: Trước hết, ta so sánh các số trăm: 3 = 3 (hay 300 = 300). Số trăm bằng nhau, ta so sánh tiếp số chục:

5<6 (hay 50 < 60)

Vậy 352 < 365; 365 > 352.

+GV nêu thêm một số ví dụ tương tự giúp HS nắm chắc cách so sánh.

Hoạt động 3. So sánh hai số dạng 899 và 897

HS thực hiện các thao tác:

+ Nhận ra vấn đề: Tìm cách so sánh hai số 899 và 897.

+ Quan sát từng số, viết số vào bàng trăm, chục, đơn vị:

Trăm Chục Đơn vị

8 9 9

Trăm Chục Đơn vị

1 9 4

2 1 5

- HS thực hiện thêm một số ví dụ khác

- HS thực hiện các thao tác theo GV yêu cầu

- GV yêu cầu HS quan sát viết số vào bảng trăm, chục, đơn vị:

Trăm Chục Đơn vị

3 5 2

3 6 5

- HS thực hiện thêm một số ví dụ khác

- HS thực hiện các thao tác theo GV yêu cầu

365 352

19 4 21

365 352

(25)

8 9 7

+GV hướng dẫn HS các bước so sánh hai số:

Trước hết, ta so sánh các số trăm: 8 = 8 (hay 800 = 800).

Số trăm bằng nhau, ta so sánh tiếp số chục:

9 = 9 (hay 90 = 90).

Số trăm bằng nhau, số chục bằng nhau, ta so sánh tiếp số đơn vị 9 >7.

Vậy 899 > 897; 897 < 899.

+ GV nêu một số ví dụ tương tự giúp HS nắm chắc cách so sánh.

Hoạt động 4. So sánh hai số dạng 673 và 673

- HS thực hiện các thao tác

+ Nhân ra vấn đề: Tìm cách so sánh hai số 673 và 673

+ Quan sát từng số, viết vào bảng trăm, chục, đơn vị

Trăm Chục Đơn vị

6 7 3

6 7 3

+ GV hướng dẫn HS nhận xét. Các số trăm bằng nhau, các số chục bằng nhau các số đơn vị bằng nhau. Vậy 673 = 673.

- HS tự nêu thêm một số ví dụ về hai số bằng nhau.

Hoạt động 5. Củng cố trực tiếp

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp, viết hai số có ba chữ số bất kì rồi đó bạn so sánh hai sốđó. Sử dụng bằng trăm, chục,

- GV yêu cầu HS quan sát viết số vào bảng trăm, chục, đơn vị:

Trăm Chục Đơn vị

8 9 9

8 9 7

- HS thực hiện thêm một số ví dụ khác

- HS thực hiện các thao tác theo GV yêu cầu

- GV yêu cầu HS quan sát viết số vào bảng trăm, chục, đơn vị:

Trăm Chục Đơn vị

6 7 3

6 7 3

- HS thực hiện thêm một số ví dụ khác

897 899

673 673

897 899

673 673

(26)

đơn vị để hỗ trợ

C. LUYỆN TẬP (10p) Bài tập 1: = , < = >

- Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dầu (>.<, =) và viết kết qua vào vở

- HS đối vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm. GV đặt cấu hỏi để HS giải thích cách so sánh của các em.

- GV chốt lại cách so sánh trong từng trường hợp.

- GV hướng dẫn HS sử dụng bảng trăm, chục, đơn vị để có điểm tựa tư duy khi thực hiện so sánh hai số có ba chữ số.

Bài tập 2: So sánh số học sinh của các trường tiểu học dưới đây:

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm các thao tác sau:

- Thảo luận nhận biết vấn đề: So sánh số lượng HS của ba trường tiểu học Kim Đồng, Thành Công, Quyết Thắng

- HS thảo luận cách làm HS có thể nêu ra những cách làm khác nhau theo ý tưởng của nhóm. Chẳng hạn:

+ So sánh từng cặp hai trường với nhau, + So sanh từng trường với hai trường còn lại

+ So sánh cả ba trường với nhau.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- GV khuyến khích HS trình bày rõ cách so sánh của nhóm. Khi chữa bài GV có thể sử dụng bàng trăm, chục, đơn vị để HS dễ so sánh. GV giúp HS nhận ra để so sánh số HS của ba trường tiểu học chúng ta phải so sánh các số: 581; 496, 665. Từ đó giải quyết được vấn đề đặt ra.

- HS Suy nghĩ trả lời:

572 < 577 936 > 836 437 < 473 486 > 468 837 = 837 189 < 286

- HS thảo luận nhận biết vấn đề theo nhóm

- HS đưa về so sánh các số và trả lời câu hỏi:

+ HS trường Kim Đồng nhiều hơn HS Trường Thành Công 581 > 496 + HS trường Thành Công ít hơn HS trường Quyết Thắng 496 < 605 + HS trường Kim Đồng ít hơn HS

(27)

D. VẬN DỤNG

Bài tập 3: Trò chơi “Lập số” (10p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Lập số” theo cặp

+ Đặt các thẻ số từ 0 đến 9 (không theo thứ tự) trên mặt bàn

+ Mỗi bạn nhanh tay rút ba thẻ số, xếp ba thẻ số đó lập thành một số có ba chữ số, rồi so sánh số đó với bạn. Ghi lại kết quả vào nháp hoặc bảng con (Chẳng hạn 123 <

456).

+ Trò chơi được thực hiện nhiều lần, ai có nhiều lần có số lớn hơn thì thắng cuộc.

trường Quyết Thắng 581 < 605 Vậy HS trường Quyết Thắng > HS trường Kim Đồng > HS Trường Thành Công (Vì 605 >581 > 496 )

- HS chơi trò chơi “lập số” từ các thẻ số có sẵn

- HS thực hiện nhiều lần và tìm ra người có số lớn nhất

Đạo đức

BÀI 11: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NHÀ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà - Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà

- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà

- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiều và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp. Hình thành kĩ năng tự bảo vệ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động

- Nêu ý nghĩa của việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi và chia sẻ về một lần em gặp khó khăn khi ở nhà.

Khi đó em đã làm gì?

- GV NX, dẫn dắt vào bài: Ở nhà có những việc chúng ta có thể tự làm nhưng cũng có những việc chúng ta cần sự hỗ trợ của bố mẹ và những người xung

- 2-3 HS nêu.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

(28)

quanh. Hãy sẵn sàng nhờ sự hỗ trợ của ông bà, bố mẹ …khi cần thiết.

2. Khám phá:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu những tình huống cần sự hỗ trợ khi ở nhà

- GV cho HS quan sát tranh sgk trong SGK.

- GV đặt câu hỏi:

- Những tình huống nào em cần tìm kiếm sự hỗ trợ?

- Những tình huống nào em có thể tự giải quyết? Vì sao?

- GV gợi ý các tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ

- YC HS nêu thêm những tình huống cần tìm sự hỗ trợ khi ở nhà?

- GV NX, KL: em cần tìm kiếm sự hộ trợ như trong các tình huống 1, 2; Tình huống trong tranh 3 em có thể tự giải quyết được

*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tìm kiếm sự hỗ trợ và ý nghĩa của việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà

- GV cho HS quan sát tranh sgk và đọc các tình huống.

- YC thảo luận nhóm đôi và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Các bạn trong tranh đã tìm kiếm sự hỗ trợ như thế nào? Nhận xét về cách tìm kiếm sự hỗ trợ đó?

+ Em có đồng tình với cách tìm kiếm sự hỗ trợ của các bạn không? VS?

+ Nếu các bạn không tìm kiếm sự hỗ trợ thì điều gì sẽ xảy ra?

+ VS em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà?

+ Kể thêm những cách tìm kiếm tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà mà em biết?

- Tổ chức cho HS chia sẻ.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Các bạn trong tình huống đã biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà kịp thời: giữ thái độ bình tĩnh, tìm đúng người có thể hỗ trợ, nói rõ sự việc,….

Biết tìm kiếm sự hỗ trợ sẽ giúp chúng ta

- HS quan sát

- HS suy nghĩ, trả lời. Các bạn khác NX, bổ sung câu tra lời cho bạn

- HS nêu

- HS quan sát tranh, đọc tình huống, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi

(29)

giải quyết được những khó khăn.

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

Hoạt động trải nghiệm Tiết 3: SƠ KẾT TUẦN

CÙNG BẢO VỆ NHỮNG HIỆP SĨ NHÀ EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS yêu thích đối với các vật dụng bảo vệ mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: khẩu trang, xà phòng thơm, nước muối sinh lí nhỏ mũi, mũ (nón), ô (dù), áo mưa, mũ bảo hiểm,…

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 22:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 22.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

………

………

………

* Tồn tại

………

………

………

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

(30)

b. Phương hướng tuần 23:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- GV mời các HS chia sẻ về việc sử dụng các “hiệp sĩ” trong tuần qua.

- GV nhận xét và khen ngợi b. Hoạt động nhóm:

- Vẽ truyện tranh kể về một “hiệp sĩ”.

+ Ví dụ: câu chuyện của chiếc ô hoặc khẩu trang.

- GV khen ngợi, đánh giá.

- GV kết luận.

3. Cam kết hành động.

- HS khi về nhà hãy thường xuyên kiểm tra các vật dụng bảo vệ sức khỏe của mình ở nhà: Nếu có dấu hiệu hỏng thì phải sửa chữa kịp thời, nếu bẩn thì phải giặt hoặc lau cho sạch sẽ.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 23.

-HS tham gia chia sẻ + Ví dụ:

+ Bạn sử dụng vật dụng gì? Bao nhiêu lần?

+ Khi sử dụng, bạn cảm thấy thế nào?

+ Lớp mình có những ai đã làm giống bạn nào?

- HS hoạt động nhóm đôi vẽ tranh kể về một hiệp sĩ.

Các nhóm lên giới thiệu về những sản phẩm đã hoàn thành của mình.

- HS lắng nghe để thực hiện.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thông qua việc thực hiện phép tính gồm cả đặt tính, trình bày, lí giải cách thực hiện bài tập của mình.. HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học,

Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL

- Biết trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập, phát triển năng lực tư duy và lập luận, NL giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình

- Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về xem đồng hồ tại các thời điểm gắn với sinh hoạt hằng ngày, HS có cơ hội được phát triển NL giao

“Tính chất giao hoán của phép cộng”, vận dụng các phép tính đã học giải quyết một số vấn đề thực tế, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL

- Thông qua việc đếm, sử dụng các chữ số để biểu thị số lượng, trao đổi cháu gá với bạn về cách đếm, cách đọc, viết số, cách sử dụng số trong cuộc sống, HS có ca hội

- Thông qua việc đếm, sử dụng các chữ số để biểu thị số lượng, trao đổi cháu gá với bạn về cách đếm, cách đọc, viết số, cách sử dụng số trong cuộc sống, HS có ca hội

- Thông qua việc đếm, trao đổi chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc, viết số, thông qua việc quan sát, phân tích số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị, xác định