• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/11/2020 Tiết: 11

Bài 14: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Biết được các đặc điểm của thuốc qua nhãn trên bao bì: tên thuốc, nhóm độc, khả năng hoà tan trong nước, trạng thái của thuốc thành phần thuốc, nơi sản xuất.

- Biết một số loại thuốc qua trạng thái và màu sắc của thuốc.

2. Kỹ năng:

- Nhận dạng được một số dạng thuốc và đọc được một số nhãn hiệu thuốc trừ sâu bệnh hại

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, nhận biết

3. Thái độ: Qua bài này biết được tác hại của thuốc, cách trị sâu, bệnh.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, nặng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

* Nội dung tích hợp: BĐKH và phòng chống thiên tai: Khi phân biệt được độ độc của thuốc trừ sâu bệnh hại sẽ hạn chế việc lạm dụng sử dụng thuốc bừa bãi trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- Các nhãn thuốc trừ sâu bệnh, bệnh hại, ký hiệu viết tắc trên bao bì.

- Mẫu thuốc: dạng bột, dạng bột thấm nước, dạng hạt, dang sữa.

2. Học sinh:

- Một số nhãn hiệu thuốc mà em tìm được.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật động não…

IV. Tiến trình dạy học

(2)

1. Ổn định tổ chức:(1’)

Lớp Ngày giảng Học sinh vắng

7A 18/11/2020

7B 20/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

H/ Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại là gì?

H/ Có mấu biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? biện pháp nào hiện nay đang được sử dụng rộng rãi nhất?

3. Tổ chức các hoạt động học tập

3.1: Hoạt động khởi động(3’): GV giới thiệu các nhãn , mẫu thuốc.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại(20’) - Mục tiêu: Nhận biết được một số nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát,hoạt động nhóm, vấn đáp... - - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật động não…

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV: Cho HS quan sát 8 nhãn thuốc trừ sâu độc hại.

- Hướng dẫn HS quan sát để thực hành.

Bước 1: Đọc nhãn hiệu và phân biết độ độc của thuốc trừ sâu bệnh.

Bước 2: ghi tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc, công dụng, cách sử dụng, các quy định an toàn sử dụng.

HS: Quan sát, lắng nghe.

GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành nhận biết nhãn thuốc trừ sâu bệnh.

HS: Tiến hành thực hành nhóm và ghi kết quả vào mẫu bảng sau:

Tên thuốc Đặc điểm

I. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại

a. Phân biệt độ độc b, Tên thuốc

(3)

Độ độc Hàm lượng chất tác dụng Dạng thuốc Công dụng, cách sử dụng, khối lượng An toàn lao động

GV: Quan sát, giúp đỡ các nhóm HS trong quá trình thực hành và lưu ý với chất độc của thuốc.

GV: Yêu cầu HS trình bày kết quả của nhóm mình.

HS: Trình bày

GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: Nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, kết luận.

BĐKH và phòng chống thiên tai: Khi phân biệt được độ độc của thuốc trừ sâu bệnh hại sẽ hạn chế việc lạm dụng sử dụng thuốc bừa bãi trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

3.3: Hoạt động luyện tập, vận dụng(12’)

(4)

- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức cho các nhóm thi với nhau

Các nhóm HS quan sát 8 nhãn hiệu thuốc trừ sâu bệnh: Hãy chỉ ra tên thuốc, hàm lượng chất tác dụng và độ độc.

- Các nhóm quan sát và trả lời, báo cáo kết quả.

- Các nhóm HS tự đánh giá lẫn nhau.

- GV nhận xét, chấm điểm các nhóm.

3.4: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(3’)

- Tập nhận xét qua nhãn và thuốc ở gia đình hiện có.

- Hỏi gia đình và cách sử dụng một số loại thuốc và ghi vào vở bài tập.

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Về nhà học bài và làm các bài tập trong sgk - Đọc trước bài 15: Làm đất và bón phân lót.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

(5)

Ngày soạn: 15/11/2020 Tiết: 14 Bài 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được mục đích của việc làm đất.

- Biết được các công việc làm đất và quy trình bón phân lót.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được các công việc làm đất.

3. Về thái độ:

- Giáo dục đạo đức: Có ý thức tham gia lao động cùng với gia đình, chủ yếu là trong vườn nhà mình.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

(6)

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật động não…

IV. Tiến trình d ạy học

1. Ổn định tổ chức lớp:( 1 phút)

Lớp Ngày giảng Học sinh vắng

7A 20/11/2020

7B 21/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động ( 3 phút)

Chúng ta đã kết thúc chương I. Hôm nay, thầy cùng các em sẽ chuyển sang chương II “ Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt”. Để hiểu được mục đích và yêu cầu kĩ thuật làm đất, bón phân lót cho cây trồng thì chúng ta cùng nghiên cứu bài đầu tiên của chương “ Bài 15: Làm đất và bón phân lót”.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của việc làm đất (10 phút) - Mục tiêu: Biết mục đích của việc làm đất.

- Hình thức tổ chức: Cá nhận.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Vì sao sau khi thu hoạch, trước khi

trồng cây khác người ta lại phải làm đất?

HS: Vì cây trồng cũ đã ăn hết các chất dinh dưỡng trong đất rồi.

GV: Theo em, đất trồng phải như thế nào thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt?

I. Mục đích của việc làm đất:

- Làm cho đất tơi xốp -> có đủ ôxy cung cấp cho cây .

- Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng -> cung cấp cho cây.

(7)

HS: Cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng và không khí.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

- Diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu, bệnh hại cây trồng.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu những công việc cần thiết trong khâu làm đất (12 phút) - Mục tiêu: Biết những công việc cần thiết trong việc làm đất.

- Hình thức tổ chức: Cá nhận.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát các hình 25, 26/

SGK/ 37 phóng to:

- Làm đất gồm các công việc nào?

HS: Cày, bừa, đập đất, lên luống.

GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút:

- Em hãy cho biết yêu cầu phải đạt và tác dụng của các công việc làm đất đó?

+ Nhóm 1: Nghiên cứu công việc cày đất.

+ Nhóm 2: Nghiên cứu công việc bừa đất.

+ Nhóm 3: Nghiên cứu công việc đập đất.

+ Nhóm 4: Nghiên cứu công việc lên luống.

HS: Thảo luận theo nhóm, cử nhóm trưởng trả lời.

GV: Mời nhóm bạn nhận xét, bổ sung.

Sau đó, chốt lại, đưa ra kết quả.

HS: Nhận xét, bổ sung, ghi bài.

GV: Em hãy kể tên các công cụ cày bừa phổ biến trong sản xuất?

HS: Cày cải tiến do trâu, bò kéo và máy

II. Các công việc làm đất:

1. Cày đất:

- Yêu cầu phải đạt: Xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 – 30cm.

- Tác dụng: Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.

2. Bừa đất:

- Yêu cầu phải đạt: Trộn đều đất, làm nhỏ đất, san phẳng đất.

- Tác dụng: Thu gom cỏ dại.

3. Đập đất:

- Yêu cầu phải đạt: Làm đất vỡ nhỏ.

- Tác dụng: Đất nhỏ, bột tạo điều kiện giữ độ ẩm

(8)

cày.

GV: Theo em, dùng máy cày trong sản xuất có ưu,nhược điểm gì?

HS: Nhanh, cày sâu nhưng giá thành cao.

GV: Theo em, độ cày sâu phụ thuộc vào yếu tố nào?

HS: Phụ thuộc vào từng loại đất, loại cây ( đất cát không cày sâu; đất bạc màu, đất sét cày sâu dần; đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có thẻ cày sâu) GV: Theo em, độ ẩm thích hợp cho làm đất là bao nhiêu?

HS: 60%

GV: Em có nhận xét gì về thời gian làm đất của các loại đất?

HS: Loại đất sét làm đất tốn công hơn đất cát.

GV: Theo em, loại đất nào cần đập và lên luống thường áp dụng cho cây trồng nào?

HS: Đất thịt, trồng cây hoa màu.

4. Lên luống:

- Yêu cầu phải đạt: Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, huớng luống phù hợp với cây trồng.

- Tác dụng: Chống ngập úng, tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật bón lót ( 8 phút) - Mục tiêu: Biết những công việc cần thiết trong việc làm đất.

- Hình thức tổ chức: Cá nhận.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại

Hoạt động cuat thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Khi bón lót, người ta sử dụng

những loại phân nào?

HS: Phân hữu cơ, phân lân.

GV: Em hãy nêu quy trình bón phân lót?

III. Bón phân lót:

- Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân phân lân để bón lót.

(9)

HS: Rải phân -> cày, bừa hay lấp đất.

GV: Ở địa phương em đã tiến hành làm đất và bón phân lót cho cây trồng như thế nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

- Quy trình bón lót:

+ Rải phân lên mặt ruộng

+ Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.

3.3: Hoạt động luyện tập(5’)

- Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức Câu 1: Hoàn thành bảng sau:

Công việc làm đất Cách thực hiện Mục đích

Cày đất

Bừa và đập đất Lên luống

Câu 2: Những cây trồng cạn và những cây trồng nước, các công việc làm đất thực hiện có giống nhau không và thực hiện như thế nào?

Câu 3: Tại sao khi bón lót người ta phải vùi phân vào đất mà không để phân trên mặt đất?

3.4: Hoạt động vận dụng(3’)

Câu hỏi: Địa phương em làm đất bằng các dụng cụ nào? Hãy nêu ưu và nhược điểm của các dụng cụ đó?

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

? Về nhà tìm hiểu những dụng cụ, máy móc hiện đại phục vụ cho công việc làm đất.

Chỉ ra những ưu và nhược điểm của những dụng cụ, máy móc này.

? Tìm thêm các làm đất của các nước có nền kinh tế phát triển hiện nay.

4. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Về nhà đọc trước “ Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp.”

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cần ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn thủy sản, bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh.. - Nhiệm

Trong trồng trọt, luân canh, xen canh là những phương thức canh tác tiến bộ có tác dụng hạn chế được sâu, bệnh phá hại, tăng thêm độ phì nhiêu của đất, làm tăng

Một số biện pháp tiêu diệt các loại sâu hại cây ăn quả mà không gây ô nhiễm môi trường đã áp dụng tại gia đình, địa phương em:. - Sử dụng sinh vật có ích tiêu diệt sâu

- Trình bày được, quy trình nhận biết một số loại sâu hại cây ăn quả như đặc điểm hình thái của sâu hại như bọ xít hại nhãn vải, sâu đục quả nhãn, vải, xoài, chôm

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến nhận biết sâu bệnh hại cây trồng, lắng nghe và phản hồi tích

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến nhận biết sâu bệnh hại cây trồng, lắng nghe và phản hồi tích

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác hại của sâu, bệnh đối với năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt (10 phút)3. - Mục tiêu: Biết được tác hại của sâu bệnh đối với

Người phụ nữ có thai đang gánh lúa và tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu.... Không