• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 06/11/2020 Tiết: 9

Bài 12: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được tác hại của sâu, bệnh.

- Hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh cây.

- Biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hại.

2. Về kĩ năng:

- Nhận biết, phân biệt được sâu, bệnh gây hại qua dấu hiệu biểu hiện trên cây trồng và đối tượng gây ra.

3. Về thái độ:

- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu, bệnh hại.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, phương pháp sử dụng và bón phân đúng kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh phóng to có liên quan đến nội dung bài học, một số mẫu lá, củ, quả bị sâu bệnh, phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập…

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật động não…

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp:(1’)

Lớp Ngày giảng Học sinh vắng

7A 7B

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

Câu hỏi: Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo tốt hạt giống?

- Hạt giống phải đạt chuẩn

- Nơi cất giữ phải bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải kín để chim, chuột, côn trùng không xâm nhập được.

- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp xử lí kip thời.

(2)

- Bảo quản hạt giống trong chum, vại hoặc trong bao túi kín, để ở nơi cao ráo, sạch sẽ.

- Bảo quản hạt giống trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động(3’)

Trong trồng trọt, có nhiều nhân tố làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Trong đó sâu, bệnh là hai nhân tố gây hại cho cây trồng nhiều nhất. Để hạn chế sâu, bệnh hại cây trồng. Hôm nay, cô cùng các em sẽ nghiên cứu “Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng”.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác hại của sâu, bệnh đối với năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt (10 phút)

- Mục tiêu: Biết được tác hại của sâu bệnh đối với năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt

- Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, vấn đáp.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát tranh kết hợp

với mẫu vật:

- Sâu, bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cây trồng?

HS: Làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài

GV: Em hãy lấy những ví dụ cụ thể về tác hại của sâu, bệnh mà em biết?

HS: Liên hệ, lấy ví dụ.

I. Tác hại của sâu, bệnh:

- Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về côn trùng và bệnh cây (20 phút) - Mục tiêu: Biết được các khái niệm côn trùng và bệnh của cây

- Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Em hãy kể tên một số loại côn trùng

mà em biết? Vì sao em cho đó là côn trùng?

HS: Ong, bướm, châu chấu. Vì nó thuộc ngành động vật chân khớp, có 3 đôi chân, 2 đôi cánh và 1 đôi râu. Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng rõ rệt.

II. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây:

1. Khái niệm về côn trùng:

- Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng.

(3)

GV: Em hiểu gì về vòng đời của côn trùng?

HS: Khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng.

GV: YCHS thảo luận nhóm, quan sát H18, H19/SGK và trả lời các câu hỏi:

-Trong vòng đời côn trùng trải qua những giai sinh trưởng và phát triển nào?

-Biến thái của côn trùng là gì?

-Côn trùng có mấy kiểu biến thái?

-Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn?

HS: Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

GV: chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài

GV: Đưa một số mẫu vật kết hợp tranh vẽ và nói đây là những cây bị bệnh:

- Cây bị bệnh có biểu hiện gì? Nguyên nhân nào gây nên?

HS: Có trạng thái không bình thường, có thể do nấm, vi khuẩn, vi rút.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài

GV: YCHS quan sát H20/SGK:

- Ở những cây trồng bị sâu bệnh phá hại ta thường gặp những dấu hiệu gì?

HS: Có những biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài

GV: Em hãy lấy một số ví dụ về sâu, bệnh phá hại cây trồng mà em biết?

HS: Liên hệ, trả lời.

Ngực mang 3 đôi chân, 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.

- Vòng đời của côn trùng: Khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng.

- Biến thái của côn trùng: Sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời.

- Côn trùng có hai kiểu biến thái:

Hoàn toàn và không hoàn toàn.

2. Khái niệm về bệnh cây:

- Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây do vi sinh vật gây hại hoặc điều kiện sống bất lợi gây nên.

3. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại:

- Khi cây bị sâu, bệnh phá hại thường có những biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo.

3.3: Hoạt động luyện tập, vận dụng(5’)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành, vận dụng kiến thức giải thích thực tế

(4)

Câu 1: Côn trùng có mấy kiểu biến thái?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2: Chọn từ (bình thường, vi sinh vật, cấu tạo) thích hợp điền vào chỗ trống.

Bệnh cây là trạng thái không... về chức năng sinh lí, ...và hình thái của cây dưới tác động của... gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi.

3.4: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Kể tên và nếu dấu hiệu một số bênh ở cây trồng ở địa phương mà em biết?

5. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.

- Đọc và xem trước bài 13: “ Phòng trừ sâu, bệnh hại”.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

(5)

Ngày soạn: 06/11/2020 Tiết 10

BÀI 13: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại - Hiểu được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.

2. Về kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng phân tích ưu, nhược điểm của các biện phấp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

3. Về thái độ :

- Có ý thức vệ sinh, chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, phương pháp sử dụng và bón phân đúng kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

* Giáo dục đạo đức: Qua kiến thức bài học, học sinh nâng cao ý thức, trách nhiệm về việc phòng trừ sâu bệnh hại.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh phóng to có liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập…

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật động não…

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp:( 1phút)

Lớp Ngày giảng Học sinh vắng

7A 7B

2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)

Câu hỏi: Em hãy nêu tác hại của sâu, bệnh hại?

( Sâu bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng , phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.)

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động(3’)

(6)

Giờ trước, chúng ta đã được học các loại sâu, bệnh hại cây trồng. Vậy, làm thế nào để phòng trừ các loại sâu, bệnh hại cây trồng đó thì cô cùng các em sẽ nghiên cứu nội dung bài học hôm nay “ Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại.”

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng (10 phút)

- Mục tiêu: Trình bày được các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc SGK/30:

- Em hãy nêu những nguyên tắc trong phòng trừ sâu, bệnh hại.

HS: Có 3 nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

I. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại:

- Phòng là chính

- Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng, trừ.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ( 20phút)

- Mục tiêu: Trình bày được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, biết được các ưu, nhược điểm của từng phương pháp.

- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Cho HS thảo luận theo nhóm trả

lời câu hỏi:

Em hãy kể tên các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?

HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

GV: Nhận xét HS: Ghi bài.

GV: Có các biện pháp nào để canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại?

HS: Có 6 biện pháp

GV: Tác dụng của vệ sinh đồng ruộng, làm đất, luân canh, gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lý?

HS: Trừ mầm mống, nơi ẩn náu, thay đổi điều kiện sống, nguồn thức ăn, tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh, tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

II. Các biện pháp phòng trừ sâu, bênh hại:

1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại:

- Vệ sinh đồng ruộng - Làm đất

- Gieo trồng đúng thời vụ

- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lý - Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích

- Sử dụng giống chống sâu bệnh.

(7)

HS: Ghi bài.

GV: Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm gì?

HS:

+ ƯĐ: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bệnh phát sinh.

+ NĐ: Hiệu quả thấp, tốn công.

GV: YCHS quan sát h21, h22/SGK:

Người ta đã sử dụng biện pháp thủ công nào để phòng trừ sâu, bệnh?

HS: Bắt sâu, vợt, bẫy đèn, bả độc.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy cho biết ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công này?

HS: Đơn giản, dễ làm, không tốn kém nhưng hiệu quả thấp, tốn công.

GV: Người ta đã áp dụng biện pháp hoá học như thế nào trong phòng trừ sâu, bệnh?

HS: Dùng thuốc hoá học.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bảng.

GV: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp này?

HS:

+ ƯĐ: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.

+ NĐ: Gây độc cho người, gia súc và ô nhiễm.

GV: Khi sử dụng thuốc hoá học cần đảm bảo những yêu cầu gì?

HS: Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ, liều lượng.

GV: YCHS quan sát h23/SGK và cho biết thuốc hoá học được sử dụng trừ sâu, bệnh bằng những cách nào? Cần lưu ý điều gì?

HS: Phun thuốc, rắc thuốc vào đất, trộn thuốc vào hạt giống. Đeo khẩu trang…

GV: Người ta đã áp dụng biện pháp

2. Biện pháp thủ công:

- Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ những cành lá bị bệnh

- Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu.

3. Biện pháp hoá học:

- Sử dụng các loại thuốc hoá học để trừ sâu, bệnh hại.

(8)

sinh học như thế nào để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

HS: Sử dụng một số loại sinh vật.

GV: Biện pháp sinh học có ưu điểm và nhược điểm gì?

HS:

+ ƯĐ: Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường.

+ NĐ: Cần phải bảo vệ, phát triển sâu, nấm có ích.

GV: Người ta áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật như thế nào?

HS: Sử dụng hệ thống biện pháp kiểm tra, xử lý sản phẩm nông, lâm nghiệp khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở địa phương em đã thực hiện phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp nào?

HS: Liên hệ.

4. Biện pháp sinh học:

- Sử dụng một số loại sinh vật như: Nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch và các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật:

- Sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lý những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển.

3.3: Hoạt động luyện tập(5’)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành, vận dụng kiến thức giải thích thực tế

Câu 1: Theo em hiện nay tại sao người ta lại khuyến khích sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại.

Câu 2: Trên đường đi học về Nam và Huy thấy một đám cải bị sâu bệnh cắn phá. Huy nói “nên dùng thuốc hóa học diệt sâu cho nhanh Nam nhỉ”. Nam trả lời “ cải đã gần thu hoạch ta nên dùng biện pháp thủ công hoặc biện pháp sinh học thì tốt hơn”. Theo em để đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trường bạn nào có ý kiến hợp lí hơn. Vì sao?

3.4: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

? Về nhà em hãy tìm hiểu tình hình sâu bệnh ở địa phương mình và đề ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tốt nhất.- GV gọi 1, 2 học sinh đọc ghi nhớ SGK/

T33

- Đặt một số câu hỏi củng cố bài để học sinh khắc sâu kiến thức.

- Đánh giá giờ học.

5. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.

- Ôn lại kiến thức các bài đã học để chuẩn bị tốt cho giờ học sau.

V. Rút kinh nghiệm:

(9)

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với các đặc trưng của mạng các đối tượng thông minh, rất nhiều thách thức mới được đặt ra cần phải giải quyết, một số vấn đề tiêu biểu hiện đang được các nhà

d) Nói với bố hoặc người thân về tác hại của thuốc lá đối với bản thân người hút và với người xung quanh... Người nghiện rượu có thể ảnh hưởng đến người xung quanh như

Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thấy được tầm quan trọng của họat động Marketing và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ HUY THỊNH,

Phân tích tác động của các nhân tố thành phần Marketing mix đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và

Trung tâm y tế chỉ mới được thành lập trong một thời gian ngắn, chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót trong cung ứng dịch vụ cho bệnh nhân và hiện nay tại

Nhận thức được điều này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân (Ngân hàng BIDV Phú Xuân) đang ngày một hoàn thiện công tác

Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và phát triển các loài dược liệu trong danh mục ưu tiên của tỉnh Hà Giang”, nhóm tác giả đã tiến

ex Murray) Haraldson (họ Polygonaceae) là một cây thuốc quí được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền ở Việt Nam. Hà thủ ô đỏ được sử dụng để hạn chế sự lão hóa