• Không có kết quả nào được tìm thấy

NỘI DUNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NỘI DUNG"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG BÀI TẬP TRỰC TUYẾN VĂN 6 - LẦN 4 Họ tên giáo viên: Đinh Thị Xuân Thoa

Môn dạy: Ngữ Văn Thời gian: ngày 7/4/2020

NỘI DUNG

Đọc các văn bản trong SGK Văn 6 tập 2: “Bức tranh củ em gái tôi” trang 30 - 33,

“Vượt thác” trang 37 – 39, “ Buổi học cuối cùng” trang 49 – 52 và trả lời câu hỏi:

1. Kể tên các nhân vật chính được nhắc đến trong 3 văn bản?

2. Mỗi nhân vật được miêu tả như thế nào trong từng phương diện:

- Hình dáng của họ được miêu tả thế nào?

- Trang phục có gì nổi bật?

- Những lời nói đặc biệt, có ý nghĩa?

- Công việc họ làm như thế nào?

- Thái độ của họ trong công việc và đối với mọi người xung quanh?

- Sở thích, tài năng…?

* Lưu ý: Mỗi câu chuyện chỉ tìm những phương diện nổi trội.

II/ Tập làm văn

Dựa vào những gợi ý miêu tả trên, em hãy miêu tả một người bạn thân của em.

Gợi ý:

1. Kiều Phương (Mèo) và anh trai trong Bức tranh củ em gái tôi , dượng Hương Thư trong Vượt thác, Thầy giáo Ha- men và Phrang trong Buổi học cuối cùng,

2. - Hình ảnh Kiều Phương:

Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá.

Đôi mắt to, trón và long lanh như hai hòn bi toát lên vẻ thông minh, tinh nghịch của tuổi thơ. Mái tóc dài, óng ả được Phương thắt hai bím trông rất dể thương và dịu dàng.

Phương rất thích cười, mỗi khi cười dôi môi chúm chím, đỏ như anh đào để lộ

hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Làn da trắng hồng càng làm cho gương mắt trái xoan thêm phần xinh đẹp.

Kiều Phương còn đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả

một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Vẻ đẹp của nhân vật Kiều Phương còn hiện lên là một người em gái tốt bụng hết lòng yêu thương anh trai. Chính Thái độ của cô bé đã giúp người anh thay đổi từ ghen ghét sang ngỡ ngàng và cuối cùng là hối hận.

- Nhân vật anh trai của Kiều Phương

(2)

Nhân vật anh trai của Kiều Phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình.

Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình.

Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em.

Nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh...

- Hình ảnh dượng Hương Thư:

Hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường.

So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên.

Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh

"dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ".

Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động:

khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách

- Hình ảnh thầy giáo Ha- men

Trang phục của thầy trong buổi học cuối là trang phục trang trọng và đẹp nhất “ Chiếc áo rơ- đanh –gôt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn.... Cái mũ tròn bằng lụa đen thêu...” mà thầy chỉ mặc vào ngày chủ nhật, những hôm có thanh tra hoặc ngày phát thưởng

Thái độ đối với các bạn học sinh và đối với Phrang khi bạn ấy đến muộn thầy chẳng giận dữ mà dịu dàng bảo vào lớp nhanh. Rồi Phơ-răng không thuộc bài thầy không mắng mà chỉ giảng về sự cần thiết phải học tiếng Pháp. Trong cả

buổi học thầy tận tâm giảng dạy từ điều này sang điều khác: từ ngữ pháp...đến bài giảng và chuyển sang viết tập.

Những lời nói về ngôn ngữ dân tộc mình đó là ngôn ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

Xong bài giảng, chuyển sang tiết học viết. Thầy đã chuẩn bị rất nhiều những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp... Những tờ mẫu ấy được treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp...

(3)

Hành động, cử chỉ của thầy lúc buổi học kết thúc. Khi ấy ...tiếng kèn của bọn lính phổ vang lên thì thầy đứng dậy, người tái nhợt. Lời nói nghẹn ngào...không nói được hết lời: “Các bạn hỡi, các bạn tôi… tôi”. Sau đó thầy cầm viên phấn viết dằn mạnh thật to dòng chữ : “Nước Pháp… muôn năm”. Rồi thầy đứng đó, đầu dựa đầu vào tường, giơ tay ra hiệu cho học sinh ra về.

II/ Tập làm văn : Em hãy miêu tả một người bạn thân của em.

Các em có thể dựa vào gợi ý dàn bài sau:

1. Mở bài:

- Người bạn thân nhất của em là ai?

- Tình cảm của em dành cho bạn và của bạn thân dành cho em?

2. Thân bài: Miêu tả (kết hợp các phép tu từ đã học)

 Tả hình dáng bên ngoài…tuổi tác…tình trạng sức khỏe…

 Tả khuôn mặt, các chi tiết trên khuôn mặt: trán, mắt, mũi, má, cằm, miệng, môi, răng…

 Tả mái tóc: ngắn ,dài… uốn, nhuộm… hay để tự nhiên…

 Làn da…

 Tả lời nói: trong, vang, khàn, to, nhỏ…

 Tả việc học: ở trường, ở nhà… làm những gì…

 Tả tính cách:

- Trong việc học, việc nhà - Với các bạn trong lớp.

 Tả sở thích:

- Trong ăn, uống…

- Trong trang phục - Tham gia thể thao…

- Giải trí bằng cách nào…

3. Kết bài:

- Tình cảm của em với người bạn ấy?

- Em học hỏi được gì từ bạn…?

- Mong ước gì về tình bạn của tụi em…?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

*Qua bài hát Nhaïc só Moäng Laân muoán nhaéc nhôû chuùng ta phaûi bieát ñoaøn keát, thöông yeâu. vaø giuùp ñôõ laãn nhau ñeå cuøng nhau

Viết một đoạn văn khoảng 12 câu phân tích nhân vật Kiều Phương Bức tranh của em gái tôi ( đoạn văn có sử dụng một phép so sánh, một cụm tính từ, gạch chân chú

Giá trị nội dung: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân

Người anh xem trộm bức tranh của Mèo ( Kiều Phương ) trước hết để thỏa trí tò mò xem thực hư mọi người ca ngợi tài năng của em gái có đúng vậy không, nhen nhóm niềm hi

Tâm trạng của nhân vật người anh trai trong truyện khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái.. Đoạn văn

 Hình dung ngày hội hoa đăng như một bức tranh xinh đẹp, tươi vui của ngày hội mùa xuân.. Câu hỏi

- Bức tranh của em gái tôi trong chương trình văn học lớp 6 là câu chuyện về tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh

Câu 5 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn