• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hóa 10 Mở đầu | Giải Hóa học 10 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hóa 10 Mở đầu | Giải Hóa học 10 Kết nối tri thức"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Mở đầu A/ Câu hỏi mở đầu

Câu hỏi mở đầu trang 6 SGK Hóa học 10: Hóa học là một trong các nội dung của môn Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở và trở thành môn học độc lập ở cấp Trung học phổ thông. Đối tượng nghiên cứu của môn Hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Làm thế nào để học tập tốt môn Hóa học?

Trả lời:

- Đối tượng nghiên cứu của hóa học:

+ Hóa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của các chất và các hiện tượng kèm theo.

+ Đối tượng nghiên cứu của hóa học bao gồm các chất hữu cơ, các chất vô cơ, các loại vật liệu tự nhiên và nhân tạo.

- Vai trò của hóa học với đời sống và sản xuất: Hóa học có vai trò vô cùng quan trọng với đời sống và sản xuất. Các chất hóa học có trong mọi thứ xung quanh ta như lương thực – thực phẩm; nhiên liệu; nguyên liệu; vật liệu để sản xuất; các loại thuốc chữa bệnh;…

- Cách học tập tốt môn Hóa học: Quan sát và đặt câu hỏi, đặt giả thuyết khoa học, chứng minh bằng thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm, trình bày kết quả thu được và báo cáo.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Đối tượng nghiên cứu của Hóa học Câu hỏi và bài tập

Câu hỏi 1 trang 7 SGK Hóa học 10: Đối tượng nghiên cứu của hóa học là sự biến đổi chất, hãy lấy 5 ví dụ về sự biến đổi hóa học.

Trả lời:

5 ví dụ về sự biến đổi hóa học:

(2)

1. Đường ăn cháy thành than

2. Vỏ tàu bị gỉ trong môi trường không khí và nước biển

3. Đốt cháy than trong không khí

4. Quá trình quang hợp ở thực vật. Thực vật chuyển đổi nước và carbon dioxide thành đường và oxygen.

(3)

5. Nhỏ hydrochloric acid vào mẩu đá vôi. Mẩu đá vôi tan, có bọt khí thoát ra.

Câu hỏi 2 trang 7 SGK Hóa học 10: Hãy cho biết khái niệm chất vô cơ và chất hữu cơ.

Trả lời:

- Chất vô cơ là những chất hóa học không có mặt nguyên tử carbon (trừ C, CO, CO2, H2CO3, các muối carbonat kim loại,…)

- Chất hữu cơ là những chất hóa học có mặt nguyên tử carbon (trừ C, CO, CO2, H2CO3, các muối carbonat kim loại,…)

II. Vai trò của hóa học với đời sống và sản xuất

Câu hỏi 3 trang 8 SGK Hóa học 10: Hãy kể tên một số sản phẩm hóa học trong đời sống hằng ngày.

Trả lời:

Một số sản phẩm hóa học trong đời sống hàng ngày:

- Phân bón NPK cho cây trồng

(4)

- Xăng, dầu là nhiên liệu chạy động cơ xe máy, xe ô tô.

- Thuốc chữa bệnh.

- Quần áo, mĩ phẩm.

(5)

- Đồ gia dụng trong gia đình

- Vật liệu xây dựng

Câu hỏi 4 trang 8 SGK Hóa học 10: Người nông dân sử dụng sản phẩm nào của hóa học để tăng năng suất cây trồng?

Trả lời:

- Người nông dân dử dụng phân bón hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.

(6)

- Ngoài ra người nông dân còn sử dụng thuốc trừ sâu để ngăn chặn sâu bệnh phá hoại cây trồng. Hiện nay một số loại thuốc trừ sâu được chế tạo từ các nguyên liệu tự nhiên, an toàn với môi trường và con người, nhưng vẫn giữ được đặc tính giệt trừ sâu bệnh hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 1 trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 6.6 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ

Câu hỏi 1 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 7: Xác định hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất sulfur dioxide (một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử

Năm 1932, J.Chadwick (chat-uých, người Anh), cộng sự của Rutherford, đã phát hiện ra hạt neutron khi bắn phá beryllium bằng các hạt α. Các loại hạt cấu tạo nên nguyên

- Nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học không phải là các trị số nguyên vì hầu hết các nguyên tố trong tự nhiên là hỗn hợp của nhiều đồng vị, mỗi đồng vị có tỉ lệ

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.. - Các

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân số electron lớp ngoài cùng tăng.. ⇒ Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính

- Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu trong phân tử (hay tinh thể) tạo ra liên kết ion. - Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình

Câu hỏi mở đầu trang 55 SGK Hóa học 10: Nguyên tử hydrogen và chlorine dễ dàng kết hợp để tạo thành phần tử hydrogen chloride (HCl), liên kết trong trường hợp này có