• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 23

THỰC HÀNH: QUANG HỢP I. Mục tiêu.

1. Kiến thức

- Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để biến đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ và luôn thải ooxxi làm cho không khí trong lành.

- Giải thích được 1 vài hiện tượng thực tế như: vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, vì sao nên thả rong vào bể nuôi cá cảnh.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích thí nghiệm, quan sát hiện tượng rút ra kết luận.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng trìm kiếm và xử lí thông tin về điều kiện cần cho cây tiến hành quang hợp và sản phẩm của quang hợp.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, chăm sóc cây.

4. Năng lực cần hướng đến

- Năng lực quan sát, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

*.Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh.

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình

- Trách nhiệm:

+ Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật;

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

- Cần trung thực, đoàn kết, độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của tập thể;

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: Dung dịch iôt, lá khoai lang đã làm thí nghiệm, ống nhỏ. Kết quả của thí nghiệm: 1 vài lá đã thử dung dịch iôt... tranh phóng to hình 21.1; 21.2 SGK.

- HS: Ôn lại kiến thức tiểu học về chức năng của lá.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1.Phương pháp:

- Trình bày một phút,Trực quan, nhóm,Vấn đáp, tìm tòi.

(2)

2.Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật động não IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục

1. Ổn định tổ chức:1’

2. Kiểm tra bài cũ:3’

- Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? chức năng?

3. Bài mới

Như SGK trang 68: GV cắt ngang củ khoai nhỏ iôt vào, HS quan sát và nhận xét--> ghi nhớ kiến thức.

Hoạt động 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng 15’

Mục tiêu: HS thông qua thí nghiệm xác định được chất tinh bột lá cây đã tạo được ngoài ánh sáng.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: nhóm, lớp.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật mảnh ghép

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK trang 68, 69.

- GV cho HS thảo luận nhóm trao đổi để trả lời 3 câu hỏi ở phần lệnh.

- GV cho các nhóm thảo luận.

? Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen nhằm mục đích gì?(kĩ thuật mảnh ghép)

? Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?

? Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì?

- GV nghe, bổ sung, sửa chữa và nêu ý kiến đúng, cho HS quan sát kết quả thí

- HS đọc mục , kết hợp với hình 21.1 SGK trang 68, 69.

- HS trả lời 3 câu hỏi ở mục .

- HS mang phần tự trả lời của mình thảo luận trong nhóm, thống nhất ý kiến.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Yêu cầu nêu được.

- Làm cho một phần lá không nhận được ánh sáng nhằm mục đích so sánh với phần lá đối chứng vẫn được chiếu sáng - Phần lá không bị bịt chế tạo được tinh bột.

- Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.

- HS tự rút ra kết luận.

(3)

nghiệm của GV để khẳng định kết luận của thí nghiệm.

- GV cho HS rút ra kết luận.

- GV treo tranh yêu cầu 1 HS nhắc lại thí nghiệm và kết luận của hoạt động này.

- GV mở rộng: Từ tinh bột và các muối khoáng hoà tan khác lá sẽ tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây.

Tiểu kết:

a. Thí nghiệm:(SGK) b. Kết luận:

- Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.

Hoạt động 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột 18’

Mục tiêu: HS phân tích thí nghiệm để rút ra kết luận về chất khí mà lá cây nhả ra trong khi chế tạo tinh bột là khí oxi.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: nhóm, lớp.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật động não.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV cho HS thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK trang 69.

- GV gợi ý: HS dựa vào kết quả của thí nghiệm 1 và chú ý quan sát ở đáy 2 ống nghiệm.

- GV quan sát lớp, chú ý nhóm HS yếu để hướng dẫn thêm (chất khí duy trì sự cháy).

- GV cho các nhóm thảo luận kết quả tìm ý kiến đúng.

- GV nhận xét và đưa đáp án đúng, cho HS rút ra kết luận.

? Tại sao về mùa hè khi trời nắng nóng đứng dưới bóng cây to lại thấy mát và dễ thở?(kĩ thuật động não)

- HS đọc mục , quan sát hình 21.2, trao đổi nhóm trả lời 3 câu hỏi mục , thống nhất ý kiến.

- Yêu cầu:

+ Dựa vào kết quả của thí nghiệm 1, xác định cành rong ở cốc B chế tạo được tinh bột.

+ Chất khí ở cốc B là khí oxi.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nhóm lên trình bày kết quả, cả lớp thảo luận và bổ sung.

- HS dựa vào kiến thức vừa học để trả lời.

- Các nhóm nghe và tự sửa nếu cần.

(4)

- GV cho HS nhắc lại 2 kết luận nhỏ của 2 hoạt động.

*.Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh.

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình

-Trách nhiệm:

+ Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

- Cần trung thực, đoàn kết, độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của tập thể;

- HS nêu 2 kết luận

Tiểu kết:

- Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí ô xi ra môi trường ngoài.

4. Củng cố 4’

- GV cho HS trả lời 2 câu hỏi SGK trang 70, đánh giá điểm 1-2 HS.

- GV gọi HS nhắc lại 2 thí nghiệm và rút ra kết luận, cho điểm 1-2 HS trả lời đúng.

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau 3’

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Ôn lại kiến thức về chức năng của rễ.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cây sống trong những môi trường đặc biệt: Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây, giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài?. để bảo vệ các loài thực vật, trong đó

Kết luận: Cây có hoa có gồm: cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng... Sự thống nhất về chức năng giữa các