• Không có kết quả nào được tìm thấy

Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị lớp 4 trang 110 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị lớp 4 trang 110 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 chi tiết"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị A. Kiến thức cơ bản:

1. Khi yêu cầu, đề nghị, cần giữ phép lịch sự.

2. Muốn yêu cầu, đề nghị, cần thêm vào trước hoặc sau các động từ: Làm ơn, giùm, giúp…

3. Có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị.

B. Soạn bài:

I. Nhận xét

Câu 1 (trang 110 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Hãy đọc mẩu chuyện sau:

Một sớm, thằng Hùng, mới "nhập cư" vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm bảo bác Hai:

- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói:

- Tiệm của bác hổng có bơm thuê.

- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào ríu rít chào hỏi:

- Cháu chào bác Hai ạ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

- Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm!

- Cháu cảm ơn bác nhiều.

Theo Thành Long - Nhập cư: từ nơi khác đến ở (thường dùng với nghĩa “đến ở hẳn nước khác”

- Hổng (tiếng Nam Bộ): không

(2)

Câu 2 (trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Trả lời:

Các câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện là:

- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

- Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay, cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

Câu 3 (trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Trả lời:

- Cách nêu yêu cầu, đề nghị của Hùng: Nói trống không, tỏ vẻ xấc xược, thiếu lễ độ, thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng người khác, không biết kính trọng người lớn hơn mình.

- Cách nêu yêu cầu, đề nghị của Hoa: lễ phép, lịch sự.

Câu 4 (trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Trả lời:

Sự lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị thể hiện ở chỗ:

- Nói năng phải có lễ độ.

- Cách xưng hô với người mình yêu cầu phải phù hợp.

- Trong lời yêu cầu không thể thiếu các từ “làm ơn, giùm, giúp”.

II. Luyện tập

(3)

Câu 1 (trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Trả lời:

Có thể chọn cách b hoặc c

Câu 2 (trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Trả lời:

Có thể chọn một trong ba cách b, c, d.

Câu 3 (trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Trả lời:

a) Câu "Lan ơi, cho tớ về với!" là câu nói lịch sự vì nó thể hiện cách xưng hô phù hợp, thân mật.

Câu "Cho đi nhờ một cái" là câu nói rất thiếu lịch sự, vì nói như ra lệnh, lại nói trống không, thiếu từ xưng hô.

b) Câu "Chiều nay, chị đón em nhé!" là câu khiến có tính lịch sự thể hiện rõ sự khiêm tốn lễ độ của người yêu cầu.

Câu "Chiều nay, chị phải đón em nhé!" là câu thiếu lịch sự vì đã nói như ra lệnh, không phù hợp lời đề nghị của người dưới

c) Câu "Theo tớ, cậu không nên nói như thế!" là câu lịch sự vì nó tỏ vẻ nhã nhặn, dễ nghe.

Câu "Đừng có mà nói như thế!" là câu thiếu lịch sự vì nghe như lời nạt nộ, lời mệnh lệnh.

d) Câu "Bác mở giúp cháu cái cửa này với!" là câu lịch sự vì nó thể hiện sự xưng hô đúng mực, thể hiện thái độ lễ phép.

Câu "Mở hộ cháu cái cửa!" là câu thiếu lịch sự vì nó như một lời ra lệnh, nói cộc lốc, thiếu từ xưng hô.

Câu 4 (trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) Trả lời:

a) Em muốn xin tiền bố mẹ mua cuốn sổ ghi chép

Câu cần đặt: - Thưa mẹ, mẹ cho con năm ngàn để con mua cuốn sổghi chép cần cho học tập.

b) Em đi học về, nhà chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ nhà hàng xóm Câu cần đặt: - Thưa bác Hai, bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lát để chờ cha mẹ cháu về.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cánh đại bàng rất khoẻ. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một

Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái

Xác định tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nêu nhận định về sự vật).. Câu

a) Bạn Hùng: yêu cầu của Hùng bất lịch sự. b) Bạn Hoa: yêu cầu của Hoa lịch sự.. Đánh dấu X vào □ thích hợp: câu giữ được phép lịch sự hay không giữ được phép lịch sự.

M: khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch.. d) Địa điểm tham quan du lịch. b) Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt

- Lạc quan: Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp; có triển vọng tốt đẹp. - Lạc hậu: Bị tụt lại phía sau, không theo kịp đà phát triển chung; đã trở nên cũ kĩ, không còn

- Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn - Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn?. - Vì sao ông lại khẳng định chính

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan" khuyên người ta không nên nản chí trước những điều kiện khó khăn, từ hoàn cảnh khó khăn mà trở nên thành công thì mới là