• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 36, 37 Luyện từ và câu - Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? | Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 36, 37 Luyện từ và câu - Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? | Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 chi tiết"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Luyện từ và câu - Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?

I. Nhận xét

Câu 1 phần 1 trang 36 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2: Đọc đoạn văn sau:

Ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Câu 2 phần 1 trang 36 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2: Ghi lại vào bảng dưới đây a) Các câu kể Ai thế nào? trong đọan văn.

b) Gạch dưới chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.

c) Nêu nội dung mà chủ ngữ biểu thị và những từ ngữ tạo thành chủ ngữ Câu kể Ai thế nào? Nội dung chủ ngữ

biểu thị

Từ ngữ tạo thành chủ ngữ

... ...

...

... ...

...

... ...

...

... ...

...

(2)

Phương pháp giải:

- Xác định câu kể Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

- Xác định nội dung chủ ngữ biểu thị:

+ Xác định chủ ngữ trong từng câu kể vừa tìm được: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

+ Xác định xem chủ ngữ vừa tìm được đó biểu thị: người, đồ vật, con vật, cây cối, địa danh,... nào

- Từ ngữ tạo thành chủ ngữ: Quan sát kĩ chủ ngữ và đưa ra câu trả lời Đáp án:

Câu kể Ai thế nào? Nội dung chủ ngữ biểu thị

Những từ ngữ tạo thành chủ ngữ

Câu 1: Hà Nội tưng bừng màu đỏ.

Nói về Hà Nội Danh từ riêng “Hà Nội”

Câu 2: Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.

Nói về vùng trời Hà Nội

Cụm danh từ: “Cả một vùng trời”

Câu 4: Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.

Nói về các cụ già Cụm danh từ “Các cụ già

Câu 5: Những cô gái Thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Nói về những cô gái Cụm danh từ: “Những cô gái Thủ đô”

II. Luyện tập

(3)

Câu 1 phần 2 trang 37 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2: Đọc đoạn văn sau:

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.

Câu 2 phần 2 trang 37 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2: Viết lại những câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu

Câu 3 phần 2 trang 37 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2: Viết một đoạn văn khoảng năm câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?

Phương pháp giải:

2) - Xác định câu kể Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

- Xác định chủ ngữ trong từng câu kể vừa tìm được: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

3)

- Viết một đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

- Nội dung liên quan đến một trái cây em thích.

- Dùng các câu kể Ai thế nào? để miêu tả đặc điểm của cây.

Đáp án:

2) Ghi lại những câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu:

Câu 3: Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

Câu 4 . Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.

Câu 5: Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.

(4)

Câu 6: Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

Câu 8: Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

3)

Vào những ngày hè nóng rực, mẹ em thường hay mua dưa hấu - thứ trái cây mà em yêu thích - về để cả nhà ăn giải khát, vỏ dưa hấu màu xanh, thẫm đen, láng mịn. Bổ dưa hấu ra một màu đỏ mát, ngọt ngào thật hấp dẫn hiện ra. Hạt dưa hấu đen trũi, nhưng bên trong lớp vỏ đen ấy lại là một màu trắng mỡ màng...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. c) Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy. - Giới thiệu: Cho biết một

1) Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong từng câu vừa tìm được.. a) Ruộng rẫy là chiến trường. Cuốc cày là vũ khí. Nhà nông là chiến sĩ. b) Kim Đồng và các bạn anh là những

Xác định tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nêu nhận định về sự vật).. Câu

- Em xét mỗi câu đó xem mục đích của người nói, người viết trong câu đó là gì? Nếu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,... thì đó là câu khiến. - Dấu hiệu nhận

- Em chuyển các từ ngữ thành câu cảm bộc lộ cảm xúc. c) Bạn Ngân chăm chỉ. d) Bạn Giang học giỏi. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.. b) Vào ngày sinh nhật của em,

Bổ sung cho câu ý nghĩa thời gian. b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở. c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dạy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây

a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp. b) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại. c) Tại Hoa mà tổ không được khen. Phương pháp giải:..

I. Trạng ngữ trả lời câu hỏi ... b) Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.. a) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em