• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 10

Ngày soạn: 6 tháng 11 năm 2020

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 09 tháng 11 năm 2020 TOÁN Tiết 46:

Thực hành đo độ dài

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS nhận biết độ dài của đoạn thẳng, độ dài các vật cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.

2. Kĩ năng

- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.

- Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác) . 3. Thái độ

- HS thêm yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ

GV: Thước thẳng học sinh và thước mét.

HS: VBT, thước đo

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )

- Gọi 2 em lên bảng làm BT:

3m 2dm = ... dm 3m 2cm = ... cm

4m 7cm = ... cm 9m 3dm = ... dm

Y/C HS đọc bảng đơn vị đo độ dài - Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1) Giới thiệu bài ( 2’ ) - GV nêu yêu cầu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập (30’)

Bài 1: Vẽ đoạn thẳng. ( 9’ ) - Gọi HS đọc yêu cầu.

- 2 học sinh lên bảng làm

- 1 HS đọc bảng đơn vị đo độ dài.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- Vẽ các đoạn thẳng.

(2)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV hướng dẫn HS làm bài:

A B

7cm

- Y/C cả lớp làm bài vào sau đó đổi vở kiểm tra chéo .

- GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 2: ( 9’ )

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV hướng dẫn học sinh cách đo

- Y/C HS thực hành đo độ dài và viết kết quả vào phiếu học tập

- Mời đại diện nhóm HS trình bày bài

- Y/c HS so sánh với kết quả của nhóm mình và nhận xét

- GV nhận xét, chốt ý đúng Bài 3: ( 12’ )

- Y/c HS nêu đề bài.

- GV hướng dẫn HS dùng mắt ước lượng các độ dài của: bức tường lớp học; chân tường lớp học; mép bảng lớp ... : Dựng chiếc thước mét đứng áp sát tường đo 1m. Sau đó đùng mắt ước lượng xem bức tường cao bao nhiêu mét?

- Y/C HS thực hành theo nhóm 4 đo và ghi số đo vào vở.

- Mời một số nhóm đọc kết quả, các nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò ( 3’):

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị thước kẻ, ê ke, thước mét cho bài học sau.

- HS theo dõi.

- HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách đo.

- HS thực hành đo độ dài và viết kết quả vào phiếu học tập

- Đại diện nhóm HS trình bày bài a) Chiều dài chiếc bút là 14cm.

b) Chiều dài mép bàn học của em là 129cm.

c) Chiều cao chân bàn học của em là 60cm.

- HS so sánh với kết quả của nhóm mình và nhận xét

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS theo dõi GV hướng dẫn cách đo.

- HS thực hành theo nhóm và ghi kết quả vào vở.

- Một số nhóm đọc kết quả, nhóm khác nghe và bổ sung.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = =

(3)

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN Tiết 19 - 10:

Giọng quê hương

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hiểu ý nghĩa:Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen ( trả lời được các câu hỏi1,2,3,4).

2. Kĩ năng

- Rèn đọc đúng các từ : ngạc nhiên, xúc động, nghẹn ngào, mím chặt ...

- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa ( HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện )

3. Thái độ

- HS thêm yêu quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên

* GD QTE:Chúng ta ai cũng có quyền có quê hương. Cần phải tự hào về gọng nói quê hương của mình.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh minh họa truyện trong SGK, máy tính, máy chiếu - HS: SGK Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 4’ )

- Gọi hs đọc một trong các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Y/C HS nhận xét - GV nhận xét đánh giá B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài ( 2’ )

- Gv cho HS nghe một số video giọng nói của người dân một số vùng miền trên đất nước Việt Nam.

- GV Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.

2. Luyện đọc (24’) a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài.

- Lưu ý giọng đọc : Bài này chúng ta đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.

- HS đọc một trong các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- HS nhận xét

-HS lắng nghe

- HS quan sát tranh chủ điểm.

- HS lắng nghe giáo viên đọc.

(4)

- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

- Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- Hướng dẫn HS đọc từ khó trong bài.

- Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- GV chia đoạn : bài này của chúng ta được chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến lạ thường.

+ Đoạn 2 : Từ Lúc đứng lên đến muốn làm quen.

+ Đoạn 3 : Là đoạn còn lại.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn HS phát hiện ngắt giọng và đọc câu dài.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Y/c HS đọc từ chú giải ở cuối bài trong SGK

- Y/c HS đặt câu với một số từ đó.

- Y/c HS nhận xét phần đặt câu cuả bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương bạn đặt câu hay.

- Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm, yêu cầu học sinh luyện đọc bài trong nhóm.

- Gọi đại diện nhóm lên thi đọc.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 17’)

- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Thuyên và Đồng cùng ăn cơm trong quán

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc từ khó trong bài : Luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- Lắng nghe giáo viên chia đoạn.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Một số học sinh phát hiện ngắt giọng và đọc câu dài trên màn chiếu + Xin lỗi. // Tôi quả thật chưa nhớ ra / anh là …./

+ Dạ không ! // Bây giờ tôi mới được biết hai anh. // Tôi muốn làm quen..//

+ Mẹ tôi là người Miền Trung.. // Bà qua đời / đã hơn tám năm rồi. //

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc từ chú giải trong SGK - HS đặt câu theo yêu cầu.

+ Mẹ tôi là người phụ nữ đôn hậu.

+ Tôi mắt rớm lệ khi phải rời xa người thân.

- HS nhận xét.

- HS luyện đọc trong nhóm.

- Đại diện các nhóm lên thi đọc, nhóm khác nghe và nhận xét.

- HS nhận xét.

- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời:

+ Cùng ăn cơm với ba người thanh

(5)

với những ai ?

- Y/c HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

+ Chuyện gì xảy ra làm thuyên và Đồng Ngạc nhiên ?

- Y/c HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn bài.

- GV chia nhóm, Y/c HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

+ Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương ?

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét và đưa ra nội dung bài học : Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.

4. Luyện đọc lại (10’)

- GV đọc mẫu đoạn 2 và 3 ( phân biệt lời người dẫn chuyện và lời từng nhân vật).

- Gọi 2 HS đọc lại.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh đọc truyện theo phân vai ( người dẫn chuyện, anh thanh niên, Thuyên.

- Gọi các nhóm thi đọc truyện theo phân vai.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt KỂ CHUYỆN ( 20’ )

1. Giáo viên nêu nhiệm vụ

- Dựa vào 3 tranh minh họa ứng với 3 đoạn của câu chuyện, học sinh kể được toàn bộ câu chuyện.

2. Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh

- Y/c HS quan sát 3 tranh trong sách giáo

niên.

- HS trả lời.

+ Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba người thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn.

- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi.

+ Người trẻ tuổi : Lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương.

Thuyên và Đồng yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.

- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.

- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

+ Giọng quê hương gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với quê hương, với người thân.

+ Giọng quê hương gắn bó với những người cùng quê hương.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe và nhắc lại nội dung bài.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc lại đoạn 2 và 3.

- HS đọc truyện theo nhóm và phân vai.

- HS các nhóm thi đọc truyện theo phân vai.

- HS nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS quan sát tranh trong sách giáo

(6)

khoa.

- Y/C HS nêu nội dung từng tranh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tập kể đoạn chuyện mà em yêu thích theo tranh minh họa.

- Gv gọi 3 hs kể nối tiếp câu truyện theo tranh.

- Gv gọi 1 hs kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GVnx, tuyên dương nhóm, cá nhân kể hay.

C) Củng cố, dặn dò (3’):

+ Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?

*GD QTE: Chúng ta ai cũng có quê hương, mỗi một vùng miền đều có giọng nói khác nhau các con cần phải tự hào về giọng nói quê hương của mình...

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

khoa.

- HS nêu nộidung từng tranh

+ Tranh 1 : Thuyên và Đồng bước vào quán ăn. Trong quán đã có 3 thanh niên đang ăn.

+ Tranh 2 : Một trong ba thanh niên ( anh áo xanh ) xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên, Đồng và muốn làm quen.

+ Tranh 3 : Ba người trò chuyện.

Anh thanh niên xúc động giải thích lí do vì sao muốn làm quen với Thuyên và Đồng.

- Học sinh tập kể.

- Hs kể câu chuyện theo 3 tranh.

- Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nêu lên cảm nghĩ của mình về câu chuyện.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = =

Buổi chiều:

ĐẠO ĐỨC Tiết 10:

Chia sẻ vui buồn cùng bạn (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.

2. Kĩ năng

- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn - Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày 3. Thái độ

(7)

- HS cú thức chia sẻ nỗi buồn vui cựng bạn bố

* GD KNS (hoạt động 2): Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn. Kĩ năng thể hiện sự cảm thụng chia sẻ khi bạn vui, buồn.

* GD QTE (hoạt động 3): Quyền được tự do kết giao bạn bố. Quyền được đối xử bỡnh đẳng. Quyền được hỗ trợ, giỳp đỡ khi gặp khú khăn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Cỏc cõu chuyện, bài hỏt, tấm gương, ca dao, tục ngữ ... về tỡnh bạn, về sự cảm thụng, chia sẻ vui buồn cựng bạn.

- HS: VBT Đạo đức

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’):

- Khi bạn cú chuyện vui em cần làm gỡ?

- Em cần làm gỡ khi bạn cú chuyện buồn?

- Y/C HS nhận xột - GV nhận xột, đỏnh giỏ B. Bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài ( 1’ ) 2. Cỏc hoạt động:

Hoạt động 1: Phõn biệt hành vi đỳng, hành vi sai.

- Yờu cầu cả lớp đọc thầm yờu cầu BT 5 - VBT trang rồi làm bài: điền Đ hay S vào ụ trống trước những ý ghi sẵn.

- Gọi 1 số HS nờu kết quả, cả lớp bổ sung.

- GV kết luận: SGV.

Hoạt động 2: Liờn hệ và tự liờn hệ

* GDKNS:

- Cho HS thảo luận cả lớp với ND sau:

+ Em đó biết chia sẻ vui buồn với bạn bố trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?

+ Em đó bao giờ được bạn bố chia sẻ buồn vui chưa? Hóy kể trường hợp cụ thể. Khi được bạn bố chia sẻ vui buồn, em cảm thấy thế nào?

- GV kết luận: Bạn bố tốt cần phải biết cảm thụng, chia sẻ buồn vui cựng bạn.

- 2HS lờn bảng THCH.

- Cả lớp theo dừi nhận xột bạn TL.

- Đọc thầm yờu cầu BT và tự điền theo ý của mỡnh vào cỏc ụ trống mà mỡnh cho là phự hợp.

- 3-5 HS nờu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung.

+ Cỏc việc : a, b , c , d , đ , g là những việc làm đỳng. Cỏc việc : e , h , là sai.

- HS tự liờn hệ với bản thõn, kể trước lớp

- Cả lớp nhận xột tuyờn dương những bạn đó biết quan tõm chia sẻ vui buồn cựng bạn bố.

(8)

Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên (củng cố bài)

- Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học.

- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em có câu hỏi hay và những câu trả lời đúng.

*Kết luận chung:

Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi.

* GD QTE: Trong cuộc sống ai cũng cần kết giao bạn bè, cần được đối xử bình đẳng, được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn. Đó cũng chính là quyền lợi mà các con được hưởng...

C. Củng cố, dặn dò: ( 3’)

- GV Y/C HS nêu lại nội dung bài học - GV nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài học sau

- Lớp tiến hành thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.

- Lần lượt từng HS thay nhau đóng vai phóng viên nhà báo đến phỏng vấn bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến nội dung của chủ đề bài học.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 19:

Các thế hệ trong một gia đình

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nêu được các thế hệ trong một gia đình.

2. Kĩ năng:

Biết giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình. Phân biệt các thế hệ trong gia đình.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* GD KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình của mình. Trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.

* GDBVMT ( củng cố): Biết về các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội. Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch, đẹp.

(9)

* GD QTE: Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc. Quyền được chăm sóc bởi cha mẹ, gia đình. Bổn phận biết tôn trọng, kính yêu và vâng lời ông bà cha mẹ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh : Sách giáo khoa, bài tập TNXH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(10)

A. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- Gọi 2 HS lên trả lời 2 câu hỏi.

+ Hãy nêu cấu tạo và chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu ?

+ Nên làm gì và không nên làm gì để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ? - Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét và đánh giá bài kiểm tra tiết trước.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài ( 2’ ) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Các hoạt động chính ( 30’ )

a) Hoạt động 1 : Thảo luận theo cặp (10’)

- Y/c HS làm việc theo cặp. Một em hỏi, một em trả lời câu hỏi : Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?

- Y/C HS lên kể trước lớp.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét và kết luận : Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.

b) Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo nhóm (10’)

- Y/C nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình trang 38, 39 sách giáo khoa, sau đó hỏi và trả lời nhau theo gợi ý:

- Gia đình bạn Minh / Gia đình bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống, đó là những thế hệ nào ?

- Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai ?

- Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh ?

- Bố me bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan ?

- Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh ?

- Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan ?

- Đối với những gia đình chưa có con,

- 2 HS trả lời, cả lớp theo dõi nhận xét.

- HS nhận xét.

- HS làm việc theo cặp. Một em hỏi, một em trả lời câu hỏi : Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?

- Một số học sinh kể trước lớp.

- HS nhận xét.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình trang 38, 39 sách giáo khoa, sau đó hỏi và trả lời nhau theo gợi ý.

- Gia đình bạn Minh có 3 thế hệ, gia đình bạn Lan có 2 thế hệ.

- Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ông bà.

- Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ hai trong gia đình Minh.

- Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ nhất trong gia đình Lan.

- Minh và em của Minh là thế hệ thứ ba trong gia đình Minh.

- Lan và em của Lan là thế hệ thứ hai trong gia đình Lan.

- Đối với những gia đình chưa có

(11)

chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ ?

- Gọi một số nhóm trình bày kết quả.

- Gọi nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận : Trong gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ như gia đình bạn Minh, có những gia đình có 2 thế hệ như gia đình bạn Lam, cũng có gia đình chỉ có một thế hệ.

* GD QTE: Trong gia đình em thường nhận được sự qua tâm, chăm sóc từ ai?

c) Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình (10’)

Tùy từng học sinh, ai có ảnh gia đình mang đến lớp thì dùng ảnh để giới thiệu với các bạn cùng nhóm. Học sinh nào không có ảnh gia đình thì vẽ tranh mô tả về các thành viên trong gia đình mình, sau đó giới thiệu với các bạn trong nhóm.

- Y/C HS lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp.

* GD QTE: Em đã làm gì để thể hiện sự tôn trọng, lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ?

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét và kết luận : Trong gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 1, 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có một thế hệ.

C. Củng cố, dặn dò (3’):

* GD BVMT: Các thành viên trong gia đình em chung sống như thế nào?

=> Gia đình là một phần của xã hội. Vậy nên để xã hội phát triển văn minh mỗi gia đình cần có nếp sống văn minh, lành mạnh yêu thương gắn bó... Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch, đẹp.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.

con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình chỉ có một thế hệ.

- Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Hs trả lời

- HS dùng ảnh để giới thiệu với các bạn cùng nhóm hoặc vẽ tranh mô tả về các thành viên trong gia đình mình, sau đó giới thiệu với các bạn trong nhóm.

- Một số học sinh lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp.

- Hs trả lời.

- HS nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

-HS trả lời -HS lắng nghe

(12)

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = Ngày soạn: 7 tháng 11 năm 2020

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 10 tháng 11 năm 2020 TOÁN Tiết 47:

Thực hành đo độ dài (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết so sánh các độ dài.

2. Kĩ năng

- Biết cách đo cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.

3. Thái độ

- HS thêm yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Thước thẳng học sinh và thước mét.

- HS: E ke, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 2HS lên đo chiều dài cái bảng lớp và chiều dài cái bàn HS, rồi đọc to kết quả đo.

- Y/C HS nhận xét - Nhận xét đánh giá.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài ( 2’ ) - GV nêu yêu cầu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 30’ )

Bài 1: Đọc bảng (theo mẫu). (8’) - Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV đọc mẫu dòng đầu.

- Y/c HS đọc bảng trước lớp.

- Y/c HS đọc cho bạn bên cạnh nghe.

+ Nêu chiều cao của bạn Minh, bạn Nam?

+ Muốn biết bạn nào cao nhất ta phải làm thế nào?

+ Có thể so sánh như thế nào ? Để biết số đo chiều cao của các bạn có 2 cách.

- 2HS lên đo chiều dài cái bảng lớp và chiều dài cái bàn HS, rồi đọc to kết quả đo.

- HS nhận xét

- 1 HSđọc yêu cầu bài.

- HS lắng nghe.

- 4 HS đọc trước lớp.

- HS đọc cho bạn bên cạnh nghe.

+Bạn Minh cao 1m25cm.

+ Bạn Nam cao 1m15cm

+ Ta phải so sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau.

+ Cách 1: Đổi tất cả các đơn vị ra xăng-ti-mét rồi so sánh.

+ Cách 2: Số đo chiều cao của các

(13)

- Y/c HS tiến hành so sánh 1 trong 2 cách vừa nêu trên.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Thực hành. (22’) - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Chia lớp thành 3 nhóm.

- Hướng dẫn các bước bài :

+ Các em ước lượng chiều cao của các bạn trong nhóm và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp.

+ Gọi học sinh lên hướng dẫn cách đo chiều cao của học sinh trước lớp, vừa đo vừa giải thích.

+ Y/c HS: Một bạn lên bảng bỏ giày dép, đứng thẳng, người áp sát vào tường, GV dùng ê ke đặt sao cho một cạnh góc vuông của ê ke áp sát vào tường, mặt phẳng của êke vuông góc với mặt phẳng của tường, cạnh thứ hai của ê ke sát với đỉnh đầu của bạn, một tay cô giữ nguyên ê-ke, tay kia thầy dùng phấn đánh dấu vào đỉnh góc vuông của ê-ke thì cô sẽ được số đo của bạn.

- Y/c HS thực hành đo chiều cao của các bạn trong nhóm của mình và sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp.

- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thực hành tốt.

C. Củng cố, dặn dò (3’):

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

bạn đều giống nhau là 1m và khác nhau ở số xăng - ti – mét. Vậy chỉ cần so sánh các số đo xăng - ti - mét với nhau .

- HS so sánh và trả lời : - Bạn Hương cao nhất.

- Bạn nam thấp nhất.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS chia nhóm và thực hành theo yêu cầu của giáo viên.

- HS ước lượng chiều cao của các bạn và ghi ra nháp.

- HS theo dõi.

- HS lên bảng đo.

- HS thực hành đo chiều cao của từng bạn trong nhóm và xếp thứ tự từ cao đến thấp.

- Các nhóm báo cáo kết quả và dán lên bảng.

CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Tiết 19:

Quê hương ruột thịt

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

(14)

- HS hiểu nghĩa các tiếng đã tìm có chứa vần oai, oay 2. Kĩ năng

- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi - Tìm và viết được tiếng có vần oai/ oay (bt2)

- Làm được BT3a 3. Thái độ

- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết gữi vở sạch.

* GD BVMT: ( Hoạt động a )

GD HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT (trực tiếp).

* GD TNMT BĐ: ( Củng cố )Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển, hải đảo (liên hệ).

II. CHUẨN BỊ

- GV: Một tờ giấy khổ lớn để học sinh thi tìm từ có vần oai / oay . Bảng phụ viết sẵn câu văn của bài tập 3a.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Y/c HS tìm từ chứa tiếng có vần uôn và uông, viết vào bảng con một số từ đó.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài ( 1’ ) - GV nêu yêu cầu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả (21’) a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ( 5’) - GV đọc toàn bài một lượt.

- Gọi HS đọc lại bài.

- HD HS nắm nội dung bài.

+ Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình ?

*GD BVMT: Trên đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp, vậy các em cần làm gì để giữ gìn môi trường đó?

=> Các cảnh đẹp thiên nhiên trên đó để chúng luôn đẹp và ý nghĩa thì chúng ta cần có ý thức

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.

+ Luống cuống, cuống cuồng, mong muốn, đi muộn.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe giáo viên đọc.

- 2 học sinh đọc lại bài.

- Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên, là nơi có lời hát ru con của mẹ chị và của chị.

- HS trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

(15)

bảo vệ quý môi trường xung quanh, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.

- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả.

- Hãy chỉ ra những chữ viết hoa trong bài ? - Cho biết vì sao phải viết hoa các chữ ấy ?

- Y/c HS đọc thầm bài chính tả và tập viết các từ khó hoặc dễ lẫn vào bảng con.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b) Giáo viên đọc cho học sinh viết( 12’ ) - Y/c HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.

- GV đọc từng câu cho học sinh viết vào vở.

c) Nhận xét,chữa bài ( 4’)

- GV đọc lại cho HS soát lỗi và chữa lỗi

- GV thu vở, nhận xét một số bài viết của học sinh.

- GV tuyên dương HS có bài viết tốt.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (10’) Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu phần a.

- GV chia nhóm cho HS thảo luận nhóm và làm bài. (dùng kĩ thuật khăn trải bàn)

- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 3:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV chia nhóm, yêu cầu HS thi đọc trong nhóm.

- Y/c HS thi đọc với các nhóm khác.

- GV nhận xét nhóm đọc hay.

- Các chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng phải viết hoa : Quê, Chị, Sứ, Chính, Và.

- HS đọc thầm và viết các từ khó, dễ lẫn vào bảng con, 2 học sinh lên viết bảng lớp.

+ Nơi, trái sai, da dẻ, ngày xưa, ruột thịt, biết bao, quả ngọt.

- HS nhận xét.

- HS nhắc lại theo yêu cầu.

- HS lắng nghe và viết bài vào vở.

- HS nghe và soát lỗi, chữa lỗi.

- HS nộp vở.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm và làm bài.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, nhóm khác nghe nhận xét.

+ Các từ chứa tiếng có vần oai là : Khoai, khoan khoái, ngoài, ngoại, ngoái, loại, toại nguyện, phá hoại, quả xoài, thoai thoải, thoải mái.

+ Các tiếng có chứa vần oay : xoay, xoáy, ngoáy, ngọ ngoạy, hí hoáy, loay hoay, nhoay nhoáy, khoáy.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS chia nhóm và thi đọc trong nhóm.

- HS cử đại diện nhóm thi đọc với các nhóm khác.

(16)

- GV tổ chức cho học sinh thi viết đúng và nhanh, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’):

* GD TNMT BĐ: Với những nơi có cảng thiên nhiên đẹp, mà đặc biệt là các vùng biển, vậy em cần àm gì để nơi đây luôn sạch và đẹp?

=> Việt Nam ta co bờ biển dài và có bãi biển đẹp, để giữ cho những bãi biển nay luôn sạch đẹp các em cần có ý thức giữ vệ sinh nơi đây và đặc biệt là chống rác thải nhựa

- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- HS lên bảng thi viết đúng và nhanh, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- HS nhận xét

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = Ngày soạn: 8 tháng 11 năm 2020

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 11 tháng 11 năm 2020 TOÁN Tiết 48:

Luyện tập chung

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Củng cố phép nhân, chia số có hai chữ số với số có một chữ số. Đơn vị đo độ dài

2. Kĩ năng

- Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.

- Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có tên đơn vị đo.

3. Thái độ

- HS có tính cẩn thận trong khi làm bài.

* Giảm tải: BT3(trang 49) không làm dòng 2; BT5 (trang 49) không yêu cầu làm phần b.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- Gọi học sinh lên đo chiều cao của 1số bạn trong lớp.

- GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới. (32')

- Hai học sinh lên thực hành đo.

- Lớp theo dõi nhận xét.

(17)

1. Giới thiệu bài ( 1’ )

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng

2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập( 31’) Bài 1: (5’)

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài. GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu.

- Mời một số em thi nêu nhanh kết quả nhẩm của các phép tính.

- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2 : (9’)

- Gọi 2 học sinh nêu yêu cầu bài - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.

Lần lượt 4 HS lên bảng làm bài (4HS phần a, 4HS phần b)

- Yêu cầu HS nhận xét

- Nhận xét bài làm của học sinh.

Bài 3: (5’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.

- Mời 2 HS lên bảng thi điền nhanh kết quả vào bảng phụ

- Yêu cầu HS làm vào vở .

-Y/c HS nhận xét

- 1 em nêu yêu cầu của bài.

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Đổi chéo vở để KT bài kết hợp tự sửa bài.

6 x 9 = 54 28 : 7 = 4 7 x 8 = 56 36 : 6 = 6 6 x 5 = 30 42 : 7 = 6 7 x 7 = 49 56 : 7 = 8 6 x 3 = 18 48 : 6 = 8 7 x 5 = 35 40 : 5 = 8

- HS nêu cầu của bài.

- Cả lớp làm bài vào vở.

- HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.

¿¿15¿ 7¿¿105¿¿

¿¿30¿ 6¿¿180¿¿

¿¿28 ¿ 7¿¿ 196¿¿

¿¿42¿ 5 ¿¿210 ¿¿

- Hs nx.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- 2 HS lên bảng thi điền nhanh kết quả vào bảng phụ

- Lớp thực hiện vào vở.

(18)

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4 : (7’)

- Gọi học sinh đọc bài toán trong SGK.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết tổ hai trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào?

- Gọi một học sinh lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vảo vở

- Y/c HS nhận xét - GV nhận xét chữa bài Bài 5: (5’)

- Gọi HS đọc Y/C bài tập

- Y/C HS thực hành đo độ dài đoạn thẳng AB

- Gọi HS cho biết độ dài đoạn thẳng AB - GV nhận xét, đánh giá

C. Củng cố - Dặn dò: (3’) - Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn về ôn các bảng nhân, chia, bảng đơn vị đo độ dài ... chuẩn bị KT giữa kì I.

4m 4dm = 44dm 2m 14cm = 214cm - HS nhận xét

- HS nêu bài toán.

+ Tổ Một trồng được 25 cây, tổ hai trồng được gấp 3 lần số cây của tổ Một

+ Hỏi tổ Hai trồng được bao nhiêu cây?

- HS trả lời

- 1 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vảo vở

Giải :

Số cây tổ Hai trồng được là : 25 x 3 = 75 (cây)

Đáp số: 75 cây - Cả lớp nhận xét bổ sung.

- HS đọc Y/C bài tập

- HS thực hành đo độ dài đoạn thẳng AB

- HS nêu

Độ dài đoạn thẳng AB là: 12 cm

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 20:

Thư gửi bà

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu ( trả lời được các câu hỏi SGK)

2. Kĩ năng

(19)

- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu.

- Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi 3. Thái độ

- GDHS Hiểu được tình cảm yêu thương gắn bó của những người thân trong gia đình.

*GD QTE (tìm hiểu bài): Ai cũng có quyền có ông bà. Có quyền viết thư để thể hiện tình cảm gắn bó, quý mến với bà.

* GD KNS:

- Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức bản thân. Thể hiện sự cảm thông.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: máy tính máy chiếu.

2. Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )

- Gọi HS đọc bài Giọng quê hương và trả lời câu hỏi.

+ Chuyện gì xảy ra làm thuyên và Đồng Ngạc nhiên ?

+ Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương ?

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài ( 1’ )

- Y/c HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì ?

=>Hôm nay các em sẽ đọc bài Thư gửi bà của bạn Trần Hoài Đức. Bạn Đức có bà ở quê, đã lâu chưa có dịp về quê thăm bà. Qua lá thư, các em sẽ biết bạn Đức đã nói với bà những gì. Lá thư còn giúp các em biết cách viết một bức thư thăm hỏi người thân ở xa.

- Gv ghi tên bài lên bảng.

2. Luyện đọc ( 14’) - GV đọc mẫu toàn bài.

- Lưu ý giọng đọc : Đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, chú ý phân biệt giọng đọc câu kể với câu hỏi, câu cảm trong bài, ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu

- 2 HS đọc bài Giọng quê hương và trả lời câu hỏi.

+ Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba người thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn.

+ Giọng quê hương gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với quê hương, với người thân.

- HS nhận xét.

- HS trả lời - HS lắng nghe.

- HS ghi đầu bài.

- HS lắng nghe.

(20)

câu.

b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HD HS đọc từ khó.

- Y/c HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- GV chia bức thư làm 3 đoạn :

+ Đoạn 1 từ Hải Phòng ….. cháu nhớ bà lắm.

+ Đoạn 2 : Dạo này …..dưới ánh trăng.

+ Đoạn 3 : Còn lại.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn HS đọc câu dài.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Đọc từng đoạn trong nhóm - Y/c HS luyện đọc trong nhóm.

- Gọi 2 HS thi đọc toàn bộ bức thư.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’ ) - Y/c HS đọc thầm phần đầu bức thư và hỏi:

+ Đức viết thư cho ai ?

+ Dòng đầu bức thư bạn ghi thế nào?

- Y/c HS đọc phần chính bức thư, hỏi:

+ Đức hỏi thăm bà điều gì ? + Đức kể với bà những gì ?

* GV nx và giải thích: Hiện tại thực hiện đánh giá hs theo TT22 không đánh

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc từ khó trong bài : Lâu rồi, dạo này, khỏe, năm nay, lớp, ánh trăng, chăm ngoan, sống lâu.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS theo dõi giáo viên chia đoạn.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS đọc câu dài trên màn chiếu + Hải Phòng, / ngày 6 / tháng 11 / năm 2003.//

+ Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, / thả diều cùng anh Tuấn trên đê / và đêm đêm / ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng. //

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS luyện đọc trong nhóm - HS thi đọc toàn bộ bức thư.

- HS nhận xét.

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi, nhận xét.

+ Cho bà Đức ở quê.

+ Hải phòng, ngày 30 thàng 6 năm 2003.

- HS đọc phần chính bức thư và hỏi.

+ Đức hỏi thăm sức khỏe của bà.

+ Tình hình gia đình và bản thân : Được lên lớp 3, được tám điểm mười, được đi chơi với bố mẹ vào những ngày nghỉ, kỉ niệm năm ngoái về quê, được đi thả diều trên đê cùng anh Tuấn, được nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.

- Lắng nghe.

(21)

giá bằng điểm số.

- Y/c HS đọc đoạn cuối bức thư, trả lời câu hỏi :

+ Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức với bà thế nào?

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét và đưa ra nội dung bài học ngày hôm nay : Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của các cháu.

*GD QTE: Khi em có ông bà ở xa mà lâu chưa được về thăm ông bà, để bày tỏ tình cảm của mình với ông bà em sẽ làm gì?

=> GVKL: Ai cũng có ông bà. Khi chúng ta muốn bày tỏ tình cảm và hỏi thăm ông bà khi ở xa thì các em sẽ viết thư để thể hiện tình cảm gắn bó, quý mến với bà.

4. Luyện đọc lại (7’)

- Gọi một HS khá giỏi đọc lại toàn bộ bức thư.

- GV treo bảng phụ viết các câu văn, cho học sinh đọc.

- HD HS đọc nối tiếp từng đoạn thư theo nhóm.

- Gọi HS thi đọc.

- Y/c HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay.

C. Củng cố, dặn dò (3’):

- Y/c HS nhận xét về cách viết một bức thư: Đầu thư ghi như thế nào? Phần chính cần thăm hỏi viết kể những gì ? Cuối thư ghi thế nào?

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà tập viết một bức thư ngắn từ 7 đến 9 dòng và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc đoạn cuối bức thư.

+ Rất kính trọng và yêu quý bà.

Hứa với bà sẽ học giỏi, chăm ngoan để bà vui, chúc ba mạnh khỏe, sống lâu ; mong chóng đến hè để được về quê thăm bà.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe và đọc lại nội dung bài.

-HS trả lời

- Học sinh khá giỏi đọc lại toàn bộ bức thư.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn thư theo nhóm.

- Học sinh thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời

- Học sinh nhận xét.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = LUYỆN TỪ VÀ CÂU

(22)

Tiết 10:

So sánh. Dấu chấm

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết thêm được một kiểu so sánh ( so sánh âm thanh với âm thanh ) - Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn.

2. Kĩ năng

- Tìm được các âm thanh được so sánh trong bài tập 2 - Đặt dấu chấm vào chỗ cho phù hợp trong đoạn văn 3. Thái độ

- HS thêm yêu thích môn học - Có y thức giữ vệ sinh môi trường

* GD BVMT: Bảo vệ những cảnh thiên nhiên đẹp trên đất nước ta.

*GD TT HCM: Giáo dục học sinh tinh thần yêu đời, yêu thiên nhiên, vượt khó khăn, gian khổ của Bác.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ viết sẵn BT1, bảng lớp viết đoạn văn ở BT3; 3 tờ phiếu to kẻ bảng để HS làm bài tập 2.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )

- Gọi HS lên bảng đặt câu với mẫu câu Ai là gì ? và mẫu câu Ai làm gì ?

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài ( 1’ )

- GV nêu yêu cầu của tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2) Hướng dẫn hs làm bài tập (31’)

* Bài tập 1 (9’) - Gọi HS đọc yêu cầu.

- 2 HS lên bảng đặt câu với mẫu câu Ai là gì ? Ai làm gì ? cả lớp đặt câu ra giấy nháp.

- Học sinh 1:

+ Bố em là kĩ sư.

+ Mẹ em đang nấu cơm.

- Học sinh 2 :

+ Mẹ em đang đi làm ở công ti may.

+ Bà em là giáo viên đã nghỉ hưu.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

(23)

- GV giới thiệu tranh ảnh cây cọ với những chiếc lá rất to, rộng để học sinh hiểu được hình ảnh trong bài thơ.

- Hướng dẫn từng cặp HS trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Y/c HS làm bài vào vở bài tập.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

+ Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?

- Y/c HS nhận xét.

- GV giải thích : Lá cọ to, xòe rộng, khi mưa rơi vào rừng cọ, đập vào lá cọ tạo nên âm thanh rất to và vang động hơn, dội xa hơn nhiều so với bình thường.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 2 (15’)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Y/C HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Y/C HS nhận xét.

=> GVKL : Bác Hồ là gương sáng về ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện lí tưởng cao đẹp.

* GDBVMT: Những câu thơ, câu văn nói trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng đất nào trên đất nước ta ?

=> GVKL: Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh, Hải Dương, nơi người anh hùng dân tộc-nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn; trăng và suối trong câu thơ của Bác tả cảnh rừng ở chiến khu Việt Bắc ; nhà văn Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim ở Nam Bộ. Đó là những cảnh thiên nhiên rất đẹp trên đất nước ta.

Các con luôn phải có ý thức bảo vệ thiên

- HS quan sát tranh.

HS trả lời. Lớp nhận xét

- Từng cặp học sinh tập trả lời theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS đọc bài làm của mình.

+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác, tiếng gió.

+ Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ rất to và rất vang động.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.

- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét.

Âm thanh 1 Từ ss Âm thanh 2 a)Tiếng suối

b)Tiếng suối c)Tiếng chim

Như Như Như

T đàn cầm Tiếng hát xa Tiếng xóc của những rổ tiền đồng - HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(24)

nhiên như không được chặt phá rừng bừa bãi, không được săn bắt những lại động vật quý hiếm sống trong rừng.

* TT HCM: Bài thơ Cảnh khuya ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ (thơ của Bác là thơ của thi sĩ – Chiến sĩ). Giáo dục học sinh tinh thần yêu đời, yêu thiên nhiên, vượt khó khăn, gian khổ của Bác.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 3: ( 7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Y/C cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’):

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu.

- Cả lớp làm vào vở.

- 1 HS làm bài trên bảng phụ.

Trên nương, mỗi người một việc.

Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ gì nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

- HS nhận xét.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = =

Buổi chiều :

TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 20:

Họ Nội - Họ Ngoại

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng.

2. Kĩ năng:

Biết giới thiệu về họ hàng nội ngoại của mình.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* GD KNS:

- Rèn các kĩ năng: Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình. Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt.

* GD QTE: Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc. Quyền được chăm sóc bởi cha mẹ, gia đình. Bổn phận biết tôn trọng, kính yêu và vâng lời ông bà cha mẹ.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. Mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ lớn.

(25)

- Học sinh: Sách giáo khoa, bài tập TNXH, hình ảnh gia đình, họ nội, họ ngoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi.

+ Gia đình em có mấy thế hệ? Em là thế hệ thứ mấy?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài ( 1’ )

2. Các hoạt động chính ( 31’ )

a) Hoạt động 1 : Làm việc với sách giáo khoa (10’)

- Y/C HS quan sát hình 1 sách giáo khoa trang 40 và trả lời câu hỏi :

+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai :

+ Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh ?

+ Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?

+ Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh ?

- Gọi 1 số HS lên kể trước lớp.

+ Những người thuộc họ nội gồm những ai ?

+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?

=>GVKL : Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.

b) Hoạt động 2 : Kể về họ nội, họ ngoại (10’) - GD KNS

- Y/C nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn. Trường hợp học sinh không có ảnh họ nội, họ ngoại thì yêu cầu các em kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại của mình với

- HS trả lời câu hỏi

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình1 trang 40 sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn.

Trường hợp học sinh không có ảnh họ nội, họ ngoại thì yêu cầu

(26)

các bạn trong nhóm.

- Y/C cả nhóm nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương.

- GV đi đến từng nhóm giúp đỡ các nhóm.

- Y/c từng nhóm treo tranh của nhóm mình lên bảng. Một vài học sinh trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng của mình và nói rõ cách xưng hô.

- GV nhận xét giúp học sinh hiểu : Mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh, chị, em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại.

*GD QTE: Ở gia đình con thường được chăm sóc bởi những ai?

GV: Các con có quyền được chăm sóc bởi cha mẹ, gia đình nhưng bên cacnhj đó các con cũng cần phải biết tôn trọng, kính yêu và vâng lời ông bà, cha mẹ.

c) Hoạt động 3 : Đóng vai (11’)

- GV chia nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và đóng vai trên cơ sở lựa chọn các tình huống theo gợi ý sau : + Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.

+ Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng,

+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.

- Y/c các nhóm lần lượt lên thể hiện phần đóng vai của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và nhận xét.

- GV nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận theo câu hỏi sau :

+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tình huống vừa rồi ? Nếu em ở vào tình huống đó thì em sẽ ứng xử ra

các em kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại của mình với các bạn trong nhóm.

- Các nhóm nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương.

- Từng nhóm lên treo tranh của nhóm mình lên bảng. Một vài học sinh trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng của mình và nói rõ cách xưng hô.

Nhóm khác nghe và nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Trả lời.

- Lắng nghe.

- Học sinh chia nhóm, thảo luận nhóm và đóng vai theo tình huống.

- Các nhóm lần lượt lên đóng vai của nhóm mình.

- Học sinh thảo luận theo nhóm.

(27)

sao ?

+ Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình ?

=>GVKL : Ông bà nội, ông bà ngoại và các co, dì, chú, bác, cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.

C. Củng cố, dặn dò ( 3’):

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = HĐNGLL

Tiết 9:

VĂN HÓA GIAO THÔNG

Bài 3 : An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh biết khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy đi như thế nào là an toàn.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy.

3.Thái độ:

- Học sinh có ý thức tham gia giao thông đường thủy an toàn.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tranh ảnh, sách văn hóa giao thông.

- Học sinh: Sách văn hóa giao thông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên 1.Trải nghiệm (5’)

- GV treo tranh những hình ảnh đi trên các phương tiện giao thông đường thủy.

- Vậy dể xem khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy như thế nào là an toàn. Cô và các con cùng vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động cơ bản (10- 12’)

- Y/C HS đọc sinh đọc truyện cá nhân : An toàn là trên hết.

- Y/C HS đọc truyện to trước lớp.

Hoạt động của học sinh - Phương án trả lời đúng - HS quan sát tranh.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc truyện cá nhân - 2 HS đọc truyện trước lớp.

(28)

- Y/c HS trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi.

Câu 1: Vì sao cô nhân viên không đưa áo phao cho Hiếu ?

Câu 2 : Khi Hiếu không được phát áo phao, ba của Hiếu đã làm gì ?

Câu 3: Tại sao hành khách đi trên phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao ?

- GV nhận xét, kết luận rút ra ghi nhớ.

- Ghi nhớ :

Đi trên sông nước miền nào

Cũng đừng quên mặc áo phao vào người - Gọi 5 HS đọc lại ghi nhớ.

3. Hoạt động thực hành (13-15’) - Gọi HS đọc yêu cầu.

Hãy đánh dấu x vào ô trống ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm.

- Y/C HS quan sát tranh trong giáo khoa và làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét và chốt, rút ra ghi nhớ.

- Gọi 5 - 7 HS đọc lại ghi nhớ.

4. Hoạt động ứng dụng (5’) Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Y/c HS thảo luận nhóm và làm bài.

- GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- Vì hết áo phao.

- Khi Hiếu không được phát áo phao ba của Hiếu đã yêu cầu cô nhân viên đưa thêm cái áo phao nữa.

- Khi đi trên phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao vì mặc áo phao chúng ta sẽ tránh được những điều không may xảy ra như chìm tàu, bị đuối nước.

- HS lắng nghe.

- HS đọc ghi nhớ.

- HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát tranh trong SGK và làm bài cá nhân.

- Một số HS đọc bài làm của mình, lớp theo dõi nhận xét.

Hình 1 : Không nên làm.

Hình 2 : Nên làm.

Hình 3 : Không nên làm.

Hình 4 : Nên làm.

Hình 5 : Không nên làm.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại ghi nhớ.

- HS đọc yêu cầu : Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở phần hoạt động thực hành ?

- HS thảo luận nhóm và làm bài.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

Hình 1 : Các bạn khi đi xuống đò nên mặc áo phao như vậy thì sẽ an toàn hơn.

(29)

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Y/C HS làm bài cá nhân.

- Gọi HS đọc câu trả lời.

- Y/C HS nhận xét

- GV kết luận, rút ra ghi nhớ.

- Ghi nhớ:

Khi đi trên phương tiện giao thông đường thủy, nếu chủ phương tiện không có áo phao thì nhất định chúng ta không đi.

- Gọi 3- 5 HS đọc lại ghi nhớ.

5. Củng cố, dặn dò (3’ ) - Y/C HS đọc lại các ghi nhớ.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau.

Hình 3: Các bạn không nên nô đùa hay đánh nhau ở trên đò như vậy rất nguy hiểm.

- Hình 4 : Bạn nữ nên mặc áo phao khi tham gia đi đò thì sẽ không nguy hiểm cho tính mạng khi co chuyện không may xảy ra.

Hình 5 : Khi đò đang đi bạn nam đó không nên cúi xuống vớt bèo như vậy rất nguy hiểm.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân.

- HS trả lời : Nếu em là người đi trên chuyến đò đó em sẽ nói : Cháu vẫn phải mặc áo phao, mặc dù từ đây sang đó có mấy phút, nhưng đã đi trên đò là phải mặc áo phao để phòng chống có điều không may xảy ra và không bị đuối nước. Nếu không có áo phao thì cháu không đi nữa, nếu không mặc áo phao thì sẽ nguy hiểm cho bản thân.

- HS nhận xét.

- HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm - HS đọc lại các ghi nhớ.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = =

LUYỆN TIẾNG VIỆT Tiết 20:

Phân biệt l/n. So sánh

(30)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết cách sử dụng vần oai/oay, dấu hỏi, dấu ngã - Nhận biết từ ngữ chỉ so sánh

2. Kĩ năng

- Giúp HS làm đúng bt có âm vần dễ lẫn oai/ oay (BT1), l/n, dấu hỏi, dấu ngã (BT2) Biết tìm đúng từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau để hoàn thành vào bảng (BT3)

3. Thái độ

- Giáo dục Hs có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ.

-HS: Sách Thực hành Tiếng Việt và Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

? Nêu 2 ví dụ về so sánh hình ảnh với hình ảnh ?

- Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới: 32’

1. Giới thiệu bài: 1’

- GV nêu nhiệm vụ bài học - GV ghi tên bài trên bảng 2. Luyện tập: (31’) Bài 1: (7’) (cả lớp) - Gọi HS đọc yêu cầu

Điền chữ oai/oay vào chỗ trống : - Y/c HS làm bài vào vở.

- Cho HS đọc câu đố đồng thanh.

-Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét

Bài 2: (5’) (cả lớp) - Gọi HS đọc yêu cầu

a) Điền vần l/n còn thiếu dấu chấm.

- GV treo bảng phụ đã ghi bài thơ.

- 2 HS trả lời - Hs nx

- HS theo dõi và lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài cá nhân vào vở thực hành.

- HS đọc bài làm của mình.

Tớ đây ngoài mặt phẳng lì Oai ghê, sáng bóng ai bì được đây

!

Thế nên từ trước đến nay Hễ ai nhìn tớ loay hoay ngắm

hoài

Là cái gương - HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát.

(31)

- Y/c HS làm bài vào vở.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (19’) (HS HTT) - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Hướng dẫn HS làm bài theo mẫu. Viết kết quả tìm được vào bảng.

- Gọi HS đọc câu văn.

- Yêu cầu HS lên bảng gạch chân các từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn

- Y/c HS làm bài vào bảng phụ theo nhóm 4

-Mời đại diện HS trình bày bài làm Âm thanh Đặc

điểm

Từ ss

Âm thanh a)Tiếng

chim chóc

ríu ran

như tiếng trẻ

b)Tiếng mưa rơi

bập bùng

như tiếng trống c) Tiếng

chân nai

Khô như tiếng bánh đa vỡ d)Tiếng

sấm đầu mùa

Náo nức

như tiếng trống mở màn - Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- GV hệ thống nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học.

Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài học

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng làm bài.

a)

Hoa gì không nở ban ngày Nửa đêm mới nở lại hay chóng tàn

Là hoa quỳnh b)

Vịt con vội vã đi đâu Giẫm phải chân bạn, gà nâu bên

Vịt nhớ xin lỗi bạn nghe ! Chớ đừng lặng lẽ bỏ đi, bạn buồn.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS theo dõi giáo viên hướng dẫn mẫu.

- HS đọc câu văn.

- HS lên bảng gạch chân các từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn

- HS làm bài vào bảng phụ theo nhóm 4

- Đại diện HS trình bày bài làm

-HS nhận xét.

(32)

sau

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = Ngày soạn: 9 tháng 11 năm 2020

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 12 tháng 11 năm 2020 TOÁN

Tiết 49:

Ôn tập giữa học kì I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp hs củng cố:

+ Thực hiện phép nhân , chia nhẩm trong phạm vi các bảng 6 , 7

+ Thực hiện nhân số có hai chữ số với số co một chữ số , chia số có hai chữ số với số có một chữ số . Nhận biết mỗi quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng . Đo độ dài đoạn thẳng vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước

+ Tìm một trong các phần bằng nhau của một số , giải bài toán liên quan đến gấp một số lên nhiều lần .

2. Kĩ năng

- Kĩ năng thực hiện phép nhân , chia nhẩm

- Kĩ năng thực hiện nhân số có hai chữ số với số co một chữ số , chia số có hai chữ số với số có một chữ số .

- Kĩ năng tìm một trong các phần bằng nhau của một số 3. Thái độ

- HS thêm yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ.

GV: Bảng phụ.

HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài thực hiện bài tập

Đặt tính rồi tính: 34 x 7 83 : 4 - Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 30’ ) 1. Giới thiệu bài ( 1’ ) - GV nêu yêu cầu của bài.

- GV ghi tên bài lên bảng

2. Hướng dẫn hs làm bài tập ( 29’) Bài 1: Tính nhẩm. (5’)

- 2 HS lên bảng làm bài thực hiện bài tập.

- HS nhận xét.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Như vậy, có thể thấy (1) thông qua các chủ đề STEM đã thiết kế S đã có nhiều cơ hội để bộc lộ các biểu hiện của năng lực GQVĐ, cũng đ ng nghĩa với việc, nếu được

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Em học được điều gì từ cầu chuyện này. GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của

• (7) Treû em khoâng theå tham gia xaây döïng gia ñình vaên hoùa... d) Em coù theå ruùt ra nhaän xeùt gì veà vai troø cuûa con caùi trong gia ñình qua kinh nghieäm

Khi sử dụng những đồ dùng bằng điện ta không để nước vào để tránh bị hư hỏng và

Chủ ngữ chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.... Chủ ngữ trong câu kể Ai

Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.. Theo em

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, có thể kết luận, những sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu có tồn tại những KKTL trong hoạt

Những năm gần đây, trong bối cảnh khó khăn về công tác tuyển sinh của các trường Đại học, cao đẳng trên cả nước, tuy nhiên chỉ tiêu đào tạo và số lượng