• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 Ngày soạn:21/ 02/ 2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2022 Toán

Bài 51. DÀI HƠN - NGẮN HƠN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Có biếu tượng về “dài hơn”, “ngắn hơn”, “dài nhất” “ngắn nhất”.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tinh huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các băng giấy có độ dài ngắn khác nhau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động: (3’)

- Cho HS thực hiện Các hoạt động sau theo cặp:

- HS thực hiện.

- GVHD Mỗi HS lấy ra một băng giấy, hai bạn cạnh nhau cùng nhau quan sát các băng giấy, nói cho bạn nghe: băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn.

- Đại diện cặp HS gắn hai băng giấy của mình lên bảng và nói cách nhận biết băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức: (10’) 1. Cho HS quan sát tranh, nhận xét bút chì xanh dài hơn bút chì đỏ, bút chì đỏ ngắn hơn bút chì xanh.

- HS nói suy nghĩ và cách làm của mình để biết bút chì nào dài hơn, bút chì nào ngắn hơn.

2.GV chiếu 2 băng giấy - HS chỉ vào băng giấy dài hơn, nói: “Băng giấy đỏ dài hơn băng giấy xanh; Băng giấy xanh ngắn hơn băng giấy đỏ”.

- HS thực hiện.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập: (15’) Bài 1. Cho HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát hình, trong từng trường hợp xác định: Đồ vật nào dài hơn? Đồ vật nào ngắn hơn? Chiếc thang nào dài hơn? Chiếc thang nào ngắn hơn?

- HS thực hiện.

- Giải thích cho bạn nghe.

Bài 2. Cho HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “dài hơn”, “ngắn hơn”, “dài nhất”, “ngắn nhất” để nói về các chiếc váy có trong bức tranh.

- Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

Bài 3. Cho HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, để mô tả các con vật.

- Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

D. Hoạt động vận dụng: (5’)

(2)

Bài 4. Cho HS thực hiện các thao tác:

Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, “cao nhất”, “thấp nhất” để mô tả mọi người trong bức tranh.

- HS thực hiện.

* HS chơi trò chơi “Bạn nào cao hơn, bạn nào cao nhất” theo nhóm: HS trong nhóm đứng cùng nhau, dùng các từ “cao hơn”,

“thấp hơn”, “cao nhất”, “thấp nhất” để nói về bản thân, chẳng hạn: Tớ cao hơn Lan; Tớ thấp hơn Nam,...

- HS so sánh một số đồ dùng như bút chì, tẩy, hộp bút,... với bạn rồi nói kết quả, chẳng hạn: Bút chì của tớ dài hơn bút chì của bạn,...

E. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến so sánh độ dài, chiều cao sử dụng các từ “dài hơn”, “ngắn hơn”, “cao hơn”,

“thấp hơn” để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Học sinh trả lời.

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

Bài 5 ĐÈN GIAO THÔNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản , hiểu và trả lời dùng các câu hỏi có liên quan đến thông tin trong VB ; hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản , gần gũi với HS ; quan sát , nhận biết được các chỉ tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát .

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . Phát triển phẩm chất và năng lực chung : ý thức tuân thủ luật giao thông , sự tự tin khi tham gia giao thông ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK, hoặc máy tính, phòng học meet II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ôn và khởi động (5p)

Ôn ; HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó

Khởi động

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh đèn giao

HS nhắc lại

HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi

(3)

thông và trả lời câu hỏi .

+ Một số ( 2 - 3 ) HS nêu ý kiến . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc Có ý kiến khác , + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dần vào bài đọc Đèn giao thông . 2. Đọc (30p)

GV đọc mẫu toàn VB . HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ khó với HS ( phương tiện , điều khiển , lộn xộn , an toàn , ... )

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2 , GV hướng dẫn HS đọc những câu dài , ( VD : Ở các ngã ba , ngã tư đường phố thường có cây đèn ba màu : đỏ , vàng , xanh . Đèn đỏ báo hiệu người đi đường và các phương tiện giao thông phải dừng lại . / Đèn xanh bảo hiệu được phép di chuyển . )

- HS đọc đoạn .

+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến rồi dừng hăn , đoạn 2 : tiếp theo đến nguy hiểm , đoạn 3 : phần còn lại ) .

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt . GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài ( ngã ba : chỗ giao nhau của 3 con đường , ngã tư : chỗ giao nhau của 4 Con đường ; điều khiển : làm cho quá trình hoạt động diễn ra đúng quy tắc , tuân thủ : làm theo điều đã quy định )

+ HS đọc đoạn cá nhân , HS và GV đọc toàn VB .

+1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB .

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi .

- HS đọc câu

HS đọc đoạn

HS đọc đoạn theo nhóm .

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Trả lời câu hỏi(20p)

GV hỏi để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi .

a . Đèn giao thông có thấy mẫu ?

b . Môi trưu của đèn giao thông báo hiệu điều gì ?

HS đọc câu hỏi, rồi bạn trả lời

(4)

c . Nếu không có đèn giao thông thì việc đi lại ở các đường phố sẽ như thế nào ?

. GV gọi hs đọc câu hỏi, hs khác trả lời. Hs khác nhận xét , đánh giá . GV và HS thống nhất câu trả lời . ( a . Đèn giao thông có ba màu ; b , Đèn đó : người đi đường và các phương tiện giao thông phải dừng lại , đèn xanh : được phép di chuyển , đèn vàng phải di chuyển chăm lại rồi dừng hẳn ; c . Nếu không có đèn giao thông thì việc đi lại trên đường phố sẽ rất lộn xộn và nguy hiểm ) .

4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3 (15p) GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a

( có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát ) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở ( Đển giao thông có ba màu . ) . Để HS không phải viết quá dài , GV có thể lược bớt các từ trong ngoặc đơn ( trên đường phố )

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu , đặt dấu chấm đúng vị trí .

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

HS quan sát ) và viết câu trả lời vào vở

________________________________________

Ngày soạn: 21/ 02/ 2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 2 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 5 ĐÈN GIAO THÔNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản , hiểu và trả lời dùng các câu hỏi có liên quan đến thông tin trong VB ; hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản , gần gũi với HS ; quan sát , nhận biết được các chỉ tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát .

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . Phát triển phẩm chất và năng lực chung : ý thức tuân thủ luật giao thông , sự tự tin khi tham gia giao thông ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK, hoặc máy tính, phòng học meet II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(5)

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện cầu và viết câu vào vở . (7’) - GV hướng dẫn HS chọn câu trả lời đúng .

GV và HS thống nhất cầu hoàn thiện . ( Xe cộ cần phải dừng lại khi có đèn đỏ . ) . GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở . GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

HS làm việc cá nhân để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh (5’)

GV yêu cầu HS quan sát nội dung tranh , có dung các từ ngữ dã gợi ý GV gọi một số HS trình bày kết quả nổi theo tranh , GV và HS nhận

HS quan sát tranh nội dung tranh , có dùng các từ ngữ dã gợi ý GV gọi một số HS trình bày kết quả nổi theo tranh 7. Nghe viết (15’)

GV đọc to cả đoạn văn . ( Đèn đỏ bảo hiệu dừng lại , Đèn xanh bảo hiệu được phép di chuyển . Đèn vàng báo hiệu đi chậm rồi dừng hẳn . ) GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết .

+ Viết lùi vào đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu cầu , kết thúc câu có dấu chấm .

+ Chữ dễ viết sai chính tả : liệu , chuyển , ...

GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .

Đọc và viết chính tả :

+ GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ ( Đèn đỏ bảo hiệu dừng lại . Đèn xi như báo hiệu được phép di chuyển . / Đèn vàng bảo hiệu đi chặn rồi dừng hẳn ) . Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phủ hợp với tốc độ viết của HS .

+ Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi .

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

HS viết

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi

8. Chọn dấu thanh phù hợp thay cho chiếc lá (5’) GV có thể sử dụng máy chiếu để hướng dẫn

HS thực hiện yêu cầu .

- GV nêu nhiệm vụ . HS làm việc nhóm đối để tìm dấu thanh phù hợp .

- Một số ( 2 - 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp

- Một số HS đọc to các từ ngữ . Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần . 9 , Trò chơi Nhận biết biển báo(5’)

+ GV chuẩn bị một số biển báo quen thuộc , gần gũi với HS , VD : biển đảo có bệnh viện

HS nhận biết và hiểu nội dung biển đảo ; HS bình tĩnh , tự tin , nhanh

(6)

, biến bảo khu dân cư , biển vạch sang đường dành cho người đi bộ , biển bảo điện giật nguy hiểm , ...

+ Tranh về một số vị trí cắm các biển báo . - Nội dung trò chơi và cách chơi :

+ Mỗi đội 6 HS . Mỗi lượt chơi có 2 HS thực hiện như sau : 1 HS Tả đặc điểm của biển báo và 1 HS dựa vào việc miêu tả của bạn để tìm được biển báo đỏ và cảm vào đúng vị trí quy định

+ Quy định thời gian chơi .

+ Đội nào tìm được nhiều biến bảo và cảm đúng vị trí phù hợp thì đội đẩy chiến thẳng .

nhẹn tham gia

10. Củng cố (3’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . GV tóm tắt lại những nội dung chính

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học . – GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS . GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một cuốn sách viết về những điều các em cần biết trong cuộc sống hằng ngày . GV cũng cần chủ động chuẩn bị một số sách viết về kĩ năng sống để cung cấp thêm nguồn tài liệu đọc mở rộng cho HS .

- HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào )

______________________________________

Ngày soạn:22/ 02/ 2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 1 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức , kĩ năng đã học trong bài Điều em cần biết thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học ; thực hành nói và viết sáng tạo về một vần đề thuộc chủ điểm Điều em cần biết .

- Bước đầu có khả năng khái quát hoả những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Phòng học meet.

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Tìm từ ngữ có tiếng chữa văn oanh, uyt,iêu,iêm(5’)

GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần

(7)

tìm có thể đã học hoặc chưa học .

- GV hs làm việc cá nhân, đọc các tiếng tìm được

+ HS nêu những từ ngữ tìm được . GV viết những từ ngữ này lên bài chiếu .

+ Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn trước lớp ; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ

3. Chọn việc cần làm ở B phù hợp với tình huống ở A(5’) - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc cá

nhân để tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà HS đã học .

- GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết , chẳng hạn , tình huống Gặp ai đó lấn đấu và em muốn người đã biết về cu thì cần giới thiệu . Một số HS trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng ( Được ai đó giúp đỡ - cảm ơn , Có lỗi với người khác xin lỗi , Muốn người khác cho phép làm điều gì đó – xin phép , khi bạn bè hoặc người thân có niềm vui - chúc mừng .

HS làm việc cá nhân để tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà HS đã học

4. Kể với bạn về một tình huống em đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi(5’) GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc cá

nhân

- Một số ( 2 - 3 ) HS kể trước lớp , mỗi HS kể một trường hợp :

- GV nhắc lại một số trường hợp tiêu biểu mà HS đã để cập và có thể bổ sung thêm . - GV nhận xét , đánh giá chung và khen ngợi những HS nêu được những tình huống tiêu biểu , có cách kế rõ ràng . Nói rõ các ưu điểm để HS củng học hỏi

HS làm việc cá nhân

5. Viết một câu về điều em nên làm hoặc không nên làm(5’) - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc cá

nhân về điều HS nên làm hoặc không nên làm

- GV nhắc lại một số ý mà HS đã trình bày và có thể bổ sung thêm những điều HS cần làm hoặc không nên làm

- GV nhận xét một số bài , khen ngợi một số HS viết hay , sáng tạo .

- Từng HS tự viết 1 - 2 Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói, kết hợp với nội dung mà GV và một số bạn đã trình bày trước lớp .

6. Đọc mở rộng (5’)

Trong buổi học trước , GV đã giao nhiệm vụ HS làm việc nhóm đôi hoặc nhỏ 4.

(8)

cho HS tìm đọc một cuốn sách viết về những điều các em cần biết trong cuộc sống hằng ngày .

GV có thể chuẩn bị một số cuốn sách phù hợp ( có thể lấy từ tủ sách của lớp ) và cho HS đọc ngay tại lớp .

GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS trao đổi : Nhờ đâu em có được cuốn sách này ( mua , mượn , được tặng ... ) ? Cuốn sách này viết về cái gì ? Có gì thú vị hay dáng chú ý trong cuốn sách ...

Một số ( 3 - 4 ) HS nổi trước lớp . Một số HS khác nhận xét , đánh giá .

- GV nhận xét , đánh giá chung và khen ngợi những HS chia sẻ được những ý tưởng thủ vị . Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi .

Các em nói với nhau về cuốn sách mình đã đọc , về điều các em học được

7. Củng cố (5’)

GV tóm tắt lại nội dung chính ; nhận xét , khen ngợi , động viên HS .

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1. RỬA TAY TRƯỚC KHI ĂN (7’)

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

+ chúng em , cô giáo , dạy rửa tay , đúng cách

+ luôn , nhớ , em , trước khi , rửa tay , ăn - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành cầu . - GV và HS thống nhất phương án đúng . ( Cô giáo dạy chúng em rửa tay đúng cách . / Em luôn nhớ rửa tay trước khi ăn . ) HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng .

Một số ( 2 - 3 ) HS trình bày kết quả .

Bài 2. LỜI CHÀO (7’)

Dùng từ ngữ phù hợp ( vàng , nhỏ , chào , ông ) để hoàn thiện đoạn thơ và viết vào vở GV trình chiếu đoạn thơ ( có nhiều chỗ trống )

Gà con ...xíu

Lông ... dễ thương

HS lựa chọn các từ ngữ gợi ý ( vàng , nhỏ , chào , ông ) phù hợp với từng chỗ trống để hoàn thiện bài thơ

(9)

Gặp ... trên đường Cháu ... ... ông ạ

và nêu nhiệm vụ . Một số HS lựa chọn các từ ngữ gợi ý ( vàng , nhỏ , chào , ông ) phù hợp với từng chỗ trống để hoàn thiện bài thơ - GV trình chiều đoạn thơ đã hoàn chỉnh . Một số HS đọc thành tiếng cả đoạn thơ . Gà con nhỏ xíu

Lông vàng dễ thương Gặp ông trên đường Cháu chào ông ạ .

- HS viết đoạn thơ vào vở .

Bài 3 , KHI MẸ VÀNG NHÀ (7’) Viết lại các cầu cho đúng chính tả

- GV trình chiếu hai câu viết sai chính tả + Hôm nay nam cùng bố mẹ về quê + Mẹ dặn nam nhớ đóng cửa cẩn thận - GV yêu cầu HS phát hiện lỗi chính tả GV và HS thống nhất phương án đúng . GV trình chiếu hai câu đã chỉnh sửa . Hôm nay Nam cùng bố mẹ về quê . / Mẹ dặn Nam nhớ đóng cửa cẩn thận . )

- Một số ( 2 - 3 HS đọc thành tiếng cả hai câu .

HS phát hiện lỗi chính tả ( không viết hoa tên riêng , không viết hoa đầu cầu , thiếu dấu chấm cuối câu ) . HS nêu các lỗi chính tả và cách sửa .

- HS viết vào vở

Bài 4. NẾU KHÔNG MAY BỊ LẠC(7’) Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở - GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

+ giáp , Nam , chú công an , tìm đường về nhà

+ xe buýt , băng , đếnt , Hà , nhà bà nội - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi . Một số ( 2 - 3 ) nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án đúng .

- HS viết vảo vở các cầu đã được sắp xếp đúng .

HS sắp xếp các từ ngữ

HS làm việc nhóm đôi . Một số ( 2 - 3 ) nhóm trình bày kết quả ( Chú công an giúp Nam tìm đường về nhà , / Hà đến nhà hà nội bằng xe buýt . )

Bài 5. ĐÈN GIAO THÔNG (7’)

Viết một câu về điều em cần biết khi đi đường

- Đây là bài tập viết cậu sáng tạo , GV cần chú ý có sự hỗ trợ phù hợp để giúp HS làm được bài tập này . GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm ý tưởng , GV có thể nêu cầu hỏi gợi ý : Theo em , khi đi đường , em cần lưu ý điều gì ? HS có thể

- Một số ( 2 – 3 ) HS trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án phù hợp . ( Chẳng hạn , Khi đi đường , em cẩn tuân thủ sự điều khiển của đèn giao thông . Hoặc gọn hơn : Khi đi đường em cần tuân thủ đèn giao thông . )

HS viết vào vở các câu sáng tạo dựa

(10)

dựa vào bài vừa học ( Đèn giao thông để tìm câu trả lời . Đó cũng có thể là lời khuyên dành cho bạn bè khi đi đường

vào kết quả làm việc nhóm hoặc có thể tham khảo ý kiến của các HS khác đã trình bày trước lớp hay của GV _______________________________________

Toán

Bài 52. ĐO ĐỘ DÀI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết đo độ dài bằng nhiều đơn vị đo khác nhau như: gang tay, sải tay, bước chân, que tính,...

- Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lóp học,...

- Phát triển các NL toán học: giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số đồ dùng để đo như: que tính, kẹp giấy,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động: (3’)

- Cho HS thực hiện các hoạt động sau theo cặp:

- Quan sát tranh và chia sẻ với bạn xem các bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì? (Đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân,...).

- Hãy suy nghĩ xem, ngoài gang tay, sải tay, bước chân chúng ta có thể dùng cái gi để đo?

B. Hoạt động hình thành kiến thức: (10’) 1. GV hướng dẫn HS đo bằng gang tay, sải tay, bước chân:

- HS thực hiện.

GV hướng dần mẫu, gọi HS lên bảng thực hành theo mẫu cho các bạn xem, nói kết quả đo, chẳng hạn: Chiếc bàn dài khoảng 10 gang tay.

- HS thực hiện.

2. Cho HS thực hành đo theo nhóm, ghi lại kết quả đo, chẳng hạn:

- HS thực hành đo theo nhóm.

- Đo bàn học bằng gang tay, đo chiều dài lớp học bằng bước chân, đo chiều dài bảng lớp bàng sải tay, đo ghế ngồi của em bằng que tính.

- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả đo trước lớp.

- HS nhận xét, qua thực hành rút ra kinh nghiệm khi đo và ghi kết quả đo.

- GV nhận xét cách đo của các nhóm, nhắc HS các lưu ý khi đo. Đặt câu hỏi giúp HS hiểu có thể dùng gang tay, sải tay, bước chân để đo độ dài nhưng cũng có thế dùng

(11)

que tính hoặc các vật khác để đo.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập: (15’)

Bài 1. – ChoHS thực hiện các thao tác: - HS thực hiện.

- Quan sát tranh vẽ, nói với bạn về hoạt động của các bạn trong tranh.

- Nói kết quả đo (đã thực hiện ở hoạt động ở phần B).

Bài 2. HS thực hiện các thao tác sau rồi trao đối với bạn:

- Quan sát hình vẽ, nêu chiều dài của chiếc bút, của chiếc lược.

Nhận xét: Có thể dùng kẹp giấy, kim băng hoặc các đồ vật khác đế đo độ dài; cùng một vật đo bằng các đồ vật khác nhau thì có kết quả khác nhau (chiếc bút dài bằng 6 ghim giấy và dài bằng 4 cái tẩy).

D. Hoạt động vận dụng: (5’)

Bài 3. – ChoHS thực hiện các thao tác: - Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”,

“thấp hơn' “cao nhất”, “thấp nhất”,

“bằng nhau” để mô tả các ngôi nhà trong bức tranh.

- Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

E. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Về nhà, em hãy dùng gang tay, sải tay, bước chân, que tính để đo một sổ đồ dùng, chẳng hạn đo chiều dài căn phòng em ngủ dài bao nhiêu bước chân bàn học của em dài mấy que tính, ... để hôm sau chia sẻ với các bạn.

_____________________________________- TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 14: CƠ THỂ EM I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể. Nhận biết được bộ phận riêng tư của cơ thể. Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó. Phân biệt được con trai và con gái. Tự đánh giá được việc giữ vệ sinh cơ thể. Có ý thức giúp đỡ người có tay, chân không cử động được. Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày

-Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ cơ thể của mình. Chăm chỉ: Có thói quen cho bản thân. Nhân ái: yêu thương , tôn trọng bạn bè, thầy cô

(12)

- Năng lực giải quyết vấn đề: Nêu được việc làm để giữ vệ sinh cơ thể. Năng lực giao tiếp hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến.

- Năng lực nhận thức khoa hoc: Xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể; phân biệt được con trai và con gái. Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội: Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể. Năng lực vận dụng: Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể

II.ĐỒ DÙNG - THIẾT BỊ DẠY HỌC.

1.GV: Các hình trong SGK, video clip bài hát “Ô sao bé không lắc”, hình vẽ cơ thể con trai và con gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể (bao gồm cả cơ quan sinh dục ngoài của con trai và con gái)

2.HS: Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 1 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.

2.Tiến trình dạy học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Khởi động (5’) - Ổn định

- Kiểm tra bài cũ

+ Gọi HS nêu tên một số loài thực vật và động vật mà em biết

-Giới thiệu bài: Cho HS nghe, hát và múa theo bài hát “Ồ sao bé không lắc” và dẫn dắt vào bài học

*HĐ 1: Quan sát hình vẽ và nố tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể(15’) Bước 1: Làm việc cá nhân

-Học sinh quan sát các hình trong SGK trang 95, một HS chỉ vào từng bộ phận trên hình vẽ để hỏi và HS kia trả lời.

Sau đó đổi lại cho nhau

- GV hỗ trợ HS để các em xác định được tên một số bộ phận cơ thể tương đối có hệ thống.

Bước 2: Làm việc cả lớp

-Yêu cầu HS của cặp này đặt câu hỏi và chỉ định cặp khác trả lời ; nếu trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi cho cặp khác - GV rèn và chữa cho HS cách đặt câu hỏi và cách trả lời cho đúng

-Quan sát tranh và làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV

-Nêu tên các bộ phận của cơ thể con người. Ví dụ: ở đầu có tóc, tai, mắt, mũi, miệng, má...; tiếp đến là cổ, vai, gáy, ngực, bụn, lưng, mông; tay bao gồm cánh tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay; chân bao gồm đùi, đầu gối, bàn chân, ngón chân.

-Thực hiện theo yêu cầu

-Làm việc dưới sự giúp đỡ của GV

(13)

- GV cho HS quan sát hình vẽ cơ thể em trai và em gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể (bao gồm cả cơ quan sinh dục ngoài của con trai và con gái) để trả lời câu hỏi:

+ Cơ thể con trai và con gái khác nhau ở bộ phận nào?

-GV giúp đỡ HS nhận biết và phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa cơ thể con trai và con gái

-GV cho HS đọc lời con ong trong SGK trang 95

-Yêu cầu HS chỉ vùng riêng tư của cơ thể con trai và con gái trên hình vẽ.

-Quan sát

-Hầu hết các bộ phận của cơ thể con trai và con gái là giống nhau. Chỉ có bộ phận sinh dục của cơ thể mỗi người giúp phân biệt con trai và con gái. Ở con trai có dương vật và bìu. Ở con gái có âm hộ.

- 2 HS đọc

-Một vài HS lên chỉ

*HĐ 2: Trò chơi “Thi nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể con trai hoặc con gái” (15’)

- GV nêu tên trò chơi

-Nêu luật chơi, cách chơi: Tổ chức chia HS thành 2 nhóm lớn. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, hai HS làm trọng tài ghi điểm cho hai đội. Lần lượt mỗi nhóm cử 1 người nói tên một bộ phận bên ngoài của cơ thể con trai hoặc con gái

Cách cho điểm: Mỗi tên một bộ phận cơ thể được 1 điểm, riêng tên các bộ phận riêng tư của cơ thể được 2 điểm. Nhóm nào nói lại tên bộ phận cơ thể đã được nhắc đến sẽ bị trừ 1 điểm. Trong một khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được điểm nhiều hơn là thắng cuộc.

- Cho HS chơi

- Nhận xét, tuyên dương

-Tiến hành chơi trò chơi -Nhận xét nhóm bạn

*Hoạt động nối tiếp(5’)

- Bài học hôm nay em biết thêm được điều gì?

- Yêu cầu HS nhắc lại tên các bộ phận để phân biệt con trai và con gái

- Nhận xét giờ học

- Về nhà các em ôn lại bài học và chuẩn bị trước cho bài học sau.

- Biết được tên của các bộ phận bên ngoài cơ thể, bộ phận riêng tư của cơ thể

- Con trai có dương vật và bìu, con gái có âm hộ

-Lắng nghe

-Lắng nghe và thực hiện __________________________________________

Ngày soạn:22/ 02/ 2022

(14)

Ngày giảng: Thứ năm ngày 2 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT

BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG Bài 1 : KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rủ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản , có lời thoại : hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát .

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . Phát triển phẩm chất và năng lực chung : ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn , khả năng làm việc nhóm , khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK, hoặc máy tính, phòng học meet II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5’)

GV yêu cầu HS quan sát tranh nói về hành động của những người trong tranh

Hỏi : Những người trong tranh đang làm gì ?

- GV đưa ra những gợi ý để HS trả lời câu hỏi .

GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài đọc Kiến và chim bồ câu.

Trước khi đọc văn bản , GV có thể cho HS dựa vào nhan để và tranh minh hoạ để suy đoán một phần nội dung của văn bản , Chú ý đến các nhân vật trong truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật đó.

HS quan sát tranh và nói về hành động của những người trong tranh

- Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nểu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác ,

2. Đọc (30’)

- GV đọc mẫu toàn VB Kiến và chim bồ câu . Chú ý đọc đúng lời người kế và lời nhân vật . Ngắt giọng , nhấn giọng đúng chỗ . HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS ( vùng vẫy, nhanh trí , giật mini , ... ) .

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lân 2.

HS đọc câu

(15)

GV hướng dẫn HS đọc những câu dài . ( VD : Nghe tiếng kêu cứu của kiến , bồ câu nhanh trí nhặt một chiếc lá / thả xuống nước

; Ngay lập tức , / nó bò đến cắn vào chân anh ta . ) HS đọc đoạn .

+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến leo được lên bờ ; đoạn 2 : tột hôm đến liền bay đi ; đoạn 3 : phần còn lại ) . + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt . GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài , ( vùng vẫy : hoạt động liên tiếp để thoát khỏi một tình trạng nào đó : nhanh trư : suy nghĩ nhanh , ứng phó nhanh ; thợ săn : người chuyên làm nghề săn bắt thủ rừng và chim )

+ HS đọc đoạn theo nhóm , HS và GV đọc toàn VB .

+1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB .

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi .

HS đọc đoạn

1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Trả lời câu hỏi (15’)

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân để tìm hiểu VB và trả lời : câu hỏi

a . Bồ câu đã làm gì để cứu kiến ? b . Kiến đã làm gì để cứu bồ câu?

c . Em học được điều gì từ cầu chuyện này . GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình . Các nhóm khác nhận xét , đánh giá . GV và HS thống nhất câu trả lời . ( a . Bồ câu nhanh trí nhặt một chiếc lá thả xuống nước để cứu kiến ; b , Kiến bò đến cắn vào chân người thợ săn . C. Câu trả lời mở , VD : Trong cuộc sống cần giúp đỡ nhau , nhất là khi người khác gặp hoạn nạn , ... )

HS làm việc cá nhân để tìm hiểu VB và trả lời : câu hỏi

HS làm việc cá nhân ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi

4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3 (5’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b

( có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát ) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở . ( Kiến bò đến chỗ người thợ săn và cắn vào cản anh ta ) .

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu ;

HS quan sát và viết câu trả lời vào vở

(16)

đặt dấu chấm đúng vị trí .

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện cầu và viết câu vào vở(5’) - GV hướng dẫn HS chọn từ ngữ phù hợp và

hoàn thiện câu

- GV yêu cầu hs trình bày kết quả . GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh .

a . Nam nhanh trí nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố ;

b . Ông kể cho em nghe một câu chuyện cảm động .

GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

HS làm chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu

6. Kể lại câu chuyện Kiến và chim bồ câu (10’) - GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong SGK . GV gợi ý cho HS có thể chia nội dung câu chuyện Kiến và chim bồ của thành 4 đoạn nhỏ ( tương ứng với 4 tranh ) dựa vào đó để kể lại toàn bộ câu chuyện : + Kiến gặp nạn

+ Bồ câucứu kiến thoát nạn

+ Người thợ săn ngắm bắn chim bồ câu và kiến cứu chim bồ câu thoát nạn

+ Hai bạn cảm ơn nhau .

- GV chia lớp thành các nhóm ( tuỳ thuộc số lượng HS trong lớp ) , yêu cầu các nhóm cùng xây dựng nội dung câu chuyện và mỏi bạn trong nhóm kể lại cho cả nhóm nghe câu chuyện đó .

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm kể câu chuyện trước lớp . Các nhóm khác bổ sung , đánh giá . GV nhắc lại bài học của câu chuyện Kiến và chim bồ câu để kết thúc buổi học : cần giúp đỡ những người khác khi họ gặp hoạn nạn ( Cần giúp đỡ nhau trong hoạn nạn . )

HS quan sát các bức tranh trong SGK

Các nhóm cùng xây dựng nội dung câu chuyện và mỏi bạn trong nhóm kể lại cho cả nhóm nghe câu chuyện đó .

_________________________________

Đạo đức

BÀI 21:KHÔNG TỰÝ LẤY VÀ SỬ DỤNG ĐỒ CỦA NGƯỜI KHÁC I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết được tác hại của việc tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.

-Rèn luyện thói quen tôn trọng đồ của người khác.

(17)

-Thể hiện thái độ không đồng tình với việc tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

-Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bàihọc“Không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác”;

-Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu cóđiềukiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1

Hoạtđộngdạy Hoạtđộnghọc

1. Khởi động (5p)

Tổ chức hoạt động tập thể

-GV đặt câu hỏi cho cả lớp:“Đồ dùng không phải của taLấy dùng không hỏi, đã là đúng chưa?”

-HS suy nghĩ, trả lời.

Kết luận: Không nên tự ý lấy đồ của người khác, khi muốn dùng đồ của người khác emcần hỏi mượn, nếu được sự đồng ý thì mới lấy dùng.

2. Khám phá (10p)

Tìm hiểu vì sao không nên tự ý lấy đồ của người khác

- GV treo bốn tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình) và kểcâu chuyện “Chuyện của Ben”.

+ Tranh 1: Ben là cậu bé ham mê sưutầmđồ chơi. Một hôm, Ben sang nhà Bi chơi,Ben ngạc nhiên thốt lên: “Bạn có nhiều đồ chơi đẹp thế!”

+ Tranh 2: Thấy chiếc ô tô của Bi đẹp quá, Ben liền giấu đi và đem về nhà.

+ Tranh 3: Bi tìm khắp nhà không thấy ô tô đâu, cậu khóc ầm lên.

+ Tranh 4: Mẹ Ben biết chuyện liền nhắc Ben: “Con không được tự ý lấy đồ chơi củabạn. Con hãy trả lại bạn ngay!”. Ben nghe lời mẹ trả lại đồ chơi chobạn.

- GV mời một HS kể tóm tắt câu chuyện. Mời các HS trong lớp bổ sung nếu thiếunội dung chính.

- HS cả lớp trao đồi:

+ Em hãy nhận xét về hành động của Ben trong câu chuyện trên.

+ Theo em, vì sao không nên tự ý lấy đồ của

-HS hát

-HS trả lời

- HS quansáttranh - HS trả lời

- Cácnhómlắngnghe, bổ sung ý kiếnchobạnvừatrìnhbày.

-HS lắng nghe

- Họcsinhtrảlời

- HS tựliênhệbảnthânkểra.

HS lắngnghe.

(18)

người khác?

-GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau:

Kết luận: Tự ý lấy đồ của người khác là việc không nên làm, nó sẽ tạo cho mình thóiquen xấu. Khi muốn dùng đồ của người khác, em cần hỏi mượn và chỉ lấy khi được sựđồng ý.

3. Luyện tập (10p)

Hoạt động 1 Xác định bạn nào đáng khen, bạn nào cân nhắc nhở

-GV cho HS quan sát hai tranh mục Luyện tập trong SGK (hay treo tranh hoặc chiếuhình).

-GV chia HS thảo luận theo nhóm (4 hoặc 6 em), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Bạnnào đáng khen, bạn nào cẩn nhắc nhở? Vì sao?

-GV khen ngợi các ý kiến của HS và tổng kết.

Kết luận: Bạn nam hỏi mượn bút của bạn nữ rồi mới dùng, hành vi đó đáng khen(tranh 1).

Không hỏi mượn mà tự ý lấy thước của bạn thật đáng chê (tranh 2).

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

-GV đặt câu hỏi: Đã có khi nào em tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác chưa? Khiđó em cảm thấy như thế nào?

-GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặccác em chia sẻ theo nhóm đôi.

-HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

-GV nhận xét và khen ngợi những câu trả lời trung thực, nhắc nhở HS không nên tựý lấy và sử dụng đồ của người khác.

4. Vận dụng (10p)

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn -Để đảm bảo thời gian, GV có thể chia HS theo cặp, giao nhiệm vụ cho mỗi cặp quansát kĩ một trong hai tình huống để thực hiện yêu cầu thảo luận: Em sẽ khuyên bạnđiều gì khi gặp tình huống trong các bức tranh.

-GV mời đại diện các nhóm thảo luận tranh 1, tiếp theo là tranh 2 (GV nên nghe ýkiến của tất cả các nhóm).

-GV khen ngợi HS và đưa ra những cách nói

- HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

- HS chia sẻ

-HS quan sát -HS trả lời

-HS chọn -HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

(19)

với bạn trong mỗi tình huống, GV cóthể viết sẵn vào bảng phụ hoặc bật màn hình đã chuẩn bị trước, ví dụ:

Tìnhhuống 1

+ Bạn ơi! Cô giáo dặn không được lấy sách, truyện của thư viện.

+ Bạn ơi! Bạn phải xin phép mới được mang về.

+ Tớ sẽ mách cô!

Tình huống 2:

+ Bạn ơi! Không được tự ý sử dụng hàng khi chưa trả tiền.

+ Bạn ơi! Phải qua quầy tính tiền xong mới được sử dụng hàng.

+ Tớ sẽ mách chú bảo vệ.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em thích lời khuyên nào trong các tình huống trên?

-Ở mỗi tình huống, GV cho một số HS lên đánh dấu vào cách nói mà mình thích.

Kết luận: Khi gặp tình huống một người tự ý sử dụng đồ của người khác, chúng ta nêncó lời nhắc nhở nhẹ nhàng để người đó hiểu ra và không làm việc sai trái ấy. Chỉ máchngười lớn khi người đó cố tình không nghe.

Hoạt động 2: Em không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác

-HS đóng vai nhắc nhau không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác. HS có thểtưởng tượng và đóng vai theo các tình huống khác nhau.

-Ngoài ra, GV hướng dẫn HS có thể chọn các tình huống ở mục Luyện tập để đóngvai rèn luyện thói quen không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.

Kết luận: HS thực hiện thói quen không tự ý lấy và sử dụng đồ của ngườikhác,...

Thông điệp:G V chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc.

-HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe

-HS lắng nghe

-HS thực hiện

-HS lắng nghe

__________________________________________

TIẾNG VIỆT

LUYỆN ĐỌC: ĐÈN GIAO THÔNG. NGHE VIẾT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập củng cố kĩ năng đọc bài: Đèn giao thông.

- Củng cố kĩ năng viết chính tả vào vở ô ly.

(20)

- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, tivi.

- Vở Luyện viết chữ (Quyển 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động HS

1. Hoạt động Mở đầu (4-5)

* Khởi động - GV cho lớp hát.

- Dẫn dắt vào bài ôn.

* Kết nối

- Gv giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ học -> Ghi đầu bài.

2. Luyện tập (23-26’) a. Luyện đọc:

- GV yêu cầu HS mở SGK Tiếng Việt trang 67.

- Gọi một số HS đọc bài.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Yêu cầu HS đọc đồng thanh.

b. Luyện viết:

- GV yêu cầu HS mở Vở ô ly.

- Em hãy nêu những chữ nào độ cao 1 ly?

- Em hãy nêu những chữ nào độ cao 2,5 ly?

- GV hướng dẫn viết từng dòng.

- GV nhận xét nhanh 1 số bài viết.

- Nhận xét, sửa sai.

* Tổng kết, nhận xét (3-4’) - Yêu cầu lớp đọc đồng thanh.

- GV nhận xét giờ học.

- Cả lớp hát.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- 7-10 HS đọc bài.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Đọc đồng thanh.

- HS mở vở.

- 2HS đọc nội dung viết.

- Hs trả lời.

- Viết 1 đoạn bài:

- Cả lớp viết bài theo yêu cầu.

- Lắng nghe.

- Lớp đọc ĐT.

________________________________

Ngày soạn:23/ 02/ 2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 3 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT

BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG Bài 1 : KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rủ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản , có lời thoại : hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát .

(21)

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . Phát triển phẩm chất và năng lực chung : ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn , khả năng làm việc nhóm , khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK, hoặc máy tính, phòng học meet II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7 , Nghe viết(15’)

- GV đọc to cả đoạn văn . ( Nghe tiếng kêu cứu của kiến , bố cấu nhanh trí nhặt chiếc lá thả xuống nước Kiển bám vào chiếc lá và leo được lên bờ . )

GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết .

+ Viết lùi đầu dòng , Viết hoa chữ cái đầu cấu , kết thúc câu có dấu chấm .

+ Chữ dễ viết sai chính tả : tiếng , kiến , nhanh , xuống , nước .

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .

Đọc và viết chính tả :

+ GV đọc từng câu cho HS viết . Mồi câu cần đọc theo từng cụm tử ( Nghe tiếng kêu cứu của kiến , bổ càu nhanh tri nhặt chiếc lá thả xuống nước . / Kiến bám vào chiếc lá và leo được lên bờ . ) . Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần , GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS .

+ Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi . + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .

HS viết

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi

8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Kiến và chim bồ câu từ ngữ có tiếng chứa vẫn ăn , ăng , oat , oăt (7’)

GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài . HS làm việc nhóm đôiđể tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ăn , ăng , oat , oăt .

HS làm để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ăn , ăng , oat , oăt .

(22)

HS nêu những từ ngữ tìm được . GV viết những từ ngữ này lên bảng .

Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn ; mỗi HS chi đọc một số từ ngữ . Lớp đọc đồng thanh một số lần .

9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: Việc làm của người thợ săn là đúng hay sai ? Vì sao ? (7’)

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh .

- GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi để nói theo tranh .

Em nhìn thấy gì trong tranh ?

Em nghĩ gì về hành động của người thợ săn ?

Vì sao em nghĩ như vậy ?

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dung các từ ngữ đã gợi ý .

GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh . Các nội dung nói theo tranh có thể là :

+ Trả lời cho câu hỏi : Em nghĩ gì về hành động của người thợ săn ( không yêu loài vặt : phá hoại môi trường thiên nhiên ) + Trả lời cho câu hỏi : Vì sao em nghĩ như vậy ? ( Chim hót đánh thức em vào mỗi buổi sằng ; Chim là bạn của trẻ em ; Chim ăn sâu bọ phá hại mùa màng ... )

HS và GV nhận xét .

HS quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dung các từ ngữ đã gợi ý

10. Củng cố (5’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh

GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học .

- GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS .

. HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ) .

___________________________-- Toán

Bài 53. XĂNG-TI-MÉT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài, viết tắt là cm. Cảm nhận được độ dài thực tế 1 cm.

- Biết dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học.NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học,

(23)

NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thước có vạch chia xăng-ti-mét.

- Một số băng giấy với độ dài xăng-ti-mét định trước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động: (3’)

- GV tổ chức cho một số HS cùng đo một đồ vật, chẳng hạn đo chiều rộng bàn GV.

HS dùng gang tay để đo và đọc kết quả đo GV cũng dùng gang tay của mình đo chiều rộng bàn và nói kết quả đo.

- Tổ chức cho một số HS cùng đo một đồ vật,

- Cho HS nhận xét, cùng do chiều rộng bàn GV nhưng mỗi người đo lại có kết quả khác nhau. Tại sao?

(Có bạn tay to, có bạn tay nhỏ, tay cô giáo to)

Thảo luận nhóm: Làm thế nào để có kết quả đo chính xác, khi đo một vật ai đo cũng có kết quả giống nhau?

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

(10’)

1. Giới thiệu khung công thức trang 117 SGK.

2. Cho HS lấy thước, quan sát thước, trao đổi với bạn các thông tin quan sát được:

- HS lấy thước, quan sát.

- Nhận xét các vạch chia trên thước. - Nhận xét.

- Các số trên thước, số 0 là điểm bắt đầu.

HS tìm trên thước các độ dài 1 cm (các độ dài từ 0 đến 1; từ 1 đến 2; ...), HS dùng bút chì tô vào một đoạn giữa hai vạch ghi số trên thước kẻ nói: “một xăng-ti-mét”.

- Lấy kéo cắt băng giấy thành các mẩu giấy nhỏ dài 1 cm, cho bạn xem và nói: “Tớ có các mẩu giấy dài 1 cm”.

- Trong bàn tay của em, ngón tay nào có chiều rộng khoảng 1 cm?

- Tìm một số đồ vật, sự vật trong thực tế có độ dài khoảng 1 cm.

1. Hướng dẫn HS dùng thước đo độ dài theo 3 bước:

- Bước 1: Đặt vạch số 0 của thước trùng với một đầu của vật, để mép thước dọc theo chiều dài của vật

- Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu còn lại của vật, đọc kèm

* Thực hành đo độ dài theo nhóm, mỗi HS dùng thước có vạch chia

(24)

theo đơn vị đo cm. xăng-ti-mét để đo chiều dài mỗi băng giấy rồi viết kết quả đo vào băng giấy, đọc kết quả đo và nói cách đo trong nhóm.

- Bước 3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng vào chỗ thích hợp.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập:

(15’)

Bài 1.Cho HS thực hiện thao tác: Đọc chiều dài của hộp màu.

- HS thực hiện.

Bài 2. – Cho HS thực hiện các thao tác: - HS thực hiện.

a) HS dùng thước đo độ dài mỗi băng giấy và nêu kết quả đo. HS nhận xét cách đo và nêu những lưu ý để có số đo chính xác.

b) HS thảo luận tìm băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất. Nêu cách xác định băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất (so sánh trực tiếp các băng giấy hoặc so sánh gián tiếp qua số đo của chúng).

Bài 3

- Cho HS thực hiện các thao tác: HS chọn câu đúng, lập luận câu nào đúng, câu nào sai, tại sao; Từ đó, HS nêu cách đo đúng và nhắc các bạn tránh lỗi sai khi đo độ dài.

- HS thực hiện.

D. Hoạt động vận dụng: (5’)

Bài 4. HS chơi trò chơi “Ước lượng độ dài” theo cặp hoặc nhóm:

- HS trong nhóm đứng cùng nhau, chỉ vào một số đồng dùng học tập rồi đoán độ dài của đồ dùng đó. Sau đó, kiểm tra lại bằng thước.

E. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Từ ngừ toán học nào em cần chủ ý?

- Khi dùng thước có vạch chia xăng-ti- mét để đo em nhắn bạn điều gì?

- Về nhà, em hãy tập ước lượng một số đồ dùng, đồ vật sử dụng đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, em cũng có thể dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để kiểm tra lại xem mình đã ước lượng đúng chưa.

________________________________________

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 16: ỨNG XỬ KHI ĐƯỢC NHẬN QUÀ NGÀY TẾT

(25)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được ý nghĩa của phong tục mừng tuổi, tặng quà ngày Tết

- Biết ứng xử phù hợp khi được mừng tuổi, tặng quà thể hiện tình yêu thương đối với mọi người

- Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực, diễn đạt suy nghĩ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài hát Ngày Tết quê em hoặc thiết bị phát nhạc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHỞI ĐỘNG (4’)

-GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Ngày Tết quê em

-Hỏi: +Các em có thích Tết không?

+Vào ngày Tết, người lớn thường thực hiện phong tục gì đối với trẻ em?

-HS tham gia

-Phong tục mừng tuổi/ lì xì

KHÁM PHÁ – KẾT NỐI(32’)

Hoạt động 1: Người thân mong muốn gì khi tặng quà cho em

-GV yêu cầu HS quan sát 4 tranh/SGK và trả lời câu hỏi

+Mọi người mừng tuổi, tặng quà cho trẻ em mong muốn điều gì?

-GV yêu cầu HS nhớ lại để trả lời câu hỏi:

+Ngày Tết em đã được mừng tuổi, tặng quà gì?

+Những người tặng quà cho em đã mong muốn gì?

-GV động viên HS chia sẻ, nói những ý kiến khác không bắt chước bạn

-GV tổng hợp ý kiến, phân tích, bổ sung

Kết luận: Mọi người mừng tuổi, tặng quà ngày Tết là mong mọi điều tốt lành đến với các em Hoạt động 2: Nhận xét cách ứng xử của các bạn khi được nhận quà

-GV yêu cầu HS quan sát tranh/SGK/60, suy nghĩ để xác định cách ứng xử phù hợp, chưa phù hợp -GV mời HS phân tích từng tranh và giải thích vì sao cách ứng xử đó là phù hợp, chưa phù hợp -Hỏi:+Khi được mừng tuổi, em sẽ nói gì với người mừng tuổi em?

+Khi được mừng tuổi, em đón nhận quà như thế nào?

-GV nhận xét, bổ sung

Kết luận: Khi được mừng tuổi, em cần: Đón

-HS làm việc cá nhân thực hiện theo yêu cầu

-Mời HS trả lời

-HS lắng nghe

-hs làm việc cá nhân

-Xác định hành vi ứng xử phù hợp

-HS chia sẻ

-HS lắng nghe

(26)

nhận bằng hai tay, đầu hơi cúi và nói lời cảm ơn CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (2’)

-Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị bài sau

-HS lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

BÀI 44: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN (tiết 2) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.. Quan sát hình và đọc thông tin b) Trả lời câu hỏi:.. - Đại

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất

Bài 3: Viết hai câu có từ chỉ hoạt động - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài. bài yêu

xương mũi rất cứng. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:. b)

2. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu sau :. a) Nhờ học hành chăm chỉ bạn Lan đã đạt học

2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau : Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta phải thường?. xuyên tập thể dục.. Luyện từ

- Cách thức thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS trả lời; trình bày những nội dung GV yêu cầu, nhận xét, đánh giá, ghi bảng.. Hoạt động của giáo viên Hoạt động