• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với NHNN

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro. Có cơ chế chính sách hướng dẫn cụ thể để các TCTD có thể chủ động trong việc xử lý và khai thác tài sản của khách hàng (phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình)

- NHNN cần phải có quy định kiểm toán BCTC bắt buộc đối với Doanh nghiệp. Hiện nay, do không có yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp nên ngân hàng khó xác định tính chính xác, trung thực và hơp lý của các số liệu trên BCTC mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC):Cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát: Nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng

hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các ngân hàng thương mại dưới hai hình thức thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.

3.3.2. Kiến nghị đối với Chính Phủ

- Tiếp tục đưa ra các giải pháp nhằm tập trung thúc đẩy hoạt động đầu tư, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng.

- Hoàn thiện khung pháp lý buộc các doanh nghiệp phải có các báo cáo tài chính trung thực và chính xác, giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đánh giá và thẩm định khách hàng từ đó giảm thiểu khả năng gặp phải rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Nâng cao đủ mạnh tính độc lập cũng như tăng cường quyền hạn quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước.

- Cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước.

KẾT LUẬN

Không chỉ là cầu nối làm trung gian tài chính thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, các NHTM còn là trung tâm biến đổi và tiếp nhận rủi ro trong nền kinh tế. Các NHTM thực hiện chức năng biến đổi cơ cấu thời hạn của các đồng tiền như một máy biến thế trong chu chuyển tài chính của nền kinh tế, hoạt động này đã ngầm chứa đựng rủi ro, họ có thể chuyển rủi ro đó cho NHTM trong những trường hợp nhất định. Vì vậy, khó có thể loại trừ rủi ro khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM. Vô vàn những rủi ro mà các NHTM luôn phải đối đầu trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình đó là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, và nhiều loại rủi ro khác nữa. Đặc biệt rủi ro tín dụng không phải là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng một nước mà là nỗi ám ảnh chung của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. Những bất ngờ luôn xảy ra, ngay cả với những ngân hàng giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó phỏng đoán. Vì vậy một hệ thống kiểm soát rủi ro tốt là cơ sở cho sự thành công của mọi ngân hàng.

Chính vì lí do trên, việc nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng ngày càng được coi trọng hơn. Qua luận văn này, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đà Nẵng.

Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của các thầy, các cô.