• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT

1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI

1.4.1. Yếu tố bên trong ngân hàng

- Chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại: Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng ngân hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý và bảo đảm an toàn là việc hình thành một “chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả”. Chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết

để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng. Thông qua kết cấu danh mục tín dụng của một ngân hàng, ta có thể biết được chính sách tín dụng của ngân hàng này như thế nào. Nếu một chính sách tín dụng hoạt động không hiệu quả thì phải tiến hành kiểm tra hoặc phải được tăng cường quản lý bởi ban lãnh đạo ngân hàng. [11,tr.111]

- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng:

đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong kiểm soát rủi ro cho ngân hàng, đây là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo hoạt động ngân hàng được an toàn, hạn chế rủi ro, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Kiểm tra kiểm soát nội bộ trong ngân hàng tốt sẽ đảm bảo phát hiện nhanh chóng, kịp thời những vấn đề vừa phát sinh và đảm bảo tính sâu sát, thực tế của người kiểm tra.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phát hiện và xử lý khoản vay có vấn đề của cán bộ. Cán bộ chuyên môn cần có hiểu biết chuyên môn trên nhiều lĩnh vực, từ đó phát hiện rủi ro có khả năng xảy ra, cán bộ tín dụng cần cân nhắc, không được quyết định cho vay mang tính cảm tính, cân nhắc không đầy đủ hoặc phiến diện như chỉ dựa vào tài sản thế chấp hay bản thân phương án kinh doanh mà bỏ qua năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp có thể đều dẫn đến rủi ro.

Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong công việc, khả năng kiểm soát chứng từ, kiến thức pháp luật là những kỹ năng đòi hỏi cần có của cán bộ tín dụng. Có thể nói, yếu tố con người là yếu tố có tác động

lớn nhất về phía ngân hàng đến rủi ro tín dụng.

- Việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay: Đây là quyền của NHTM nhằm hạn chế rủi ro trên cơ sở đảm bảo hoạt động bình thường của bên vay.

Khả năng giám sát phụ thuộc rất nhiều vào tính minh bạch của thông tin mà NHTM có được từ những nguồn khác nhau đồng thời còn phụ thuộc vào khả năng đánh giá về những thông tin đó. Việc theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản cho vay, có những tiêu chí phân loại và xử lý phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo khả năng trả nợ.

Giám sát mục đích sử dụng vốn (khách hàng có sử dụng đúng mục đích hay không), tình hình hoạt động tài chính kinh doanh của khách hàng (thực tế khách hàng có kinh doanh loại hàng hóa dịch vụ như trong đề nghị vay vốn hay không) ; tài sản đảm bảo ( kiểm tra định kỳ).

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao, vượt tầm kiểm soát và tâm lý dễ dãi trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn kinh tế tăng trưởng quá nóng khiến các NH quyết định dễ dãi cả với những dự án kinh doanh không có tính khả thi và hiệu quả cao. Một số NH cạnh tranh thu hút bất chấp rủi ro, tốc dộ tăng trưởng tín dụng quá nóng vượt tầm kiểm soát và năng lực phát triển nhân lực của NH.

- Rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng: Bộ phận tín dụng là nơi trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khả năng trả nợ của KH cũng như trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp, giám sát giải ngân, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng nên nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng món vay và khả năng thu hồi nợ của NH.

- Chính sách quản trị nguồn nhân lực: Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ tín dụng của NH có tác động trực tiếp đến hiệu quả thực thi chiến lược, chính sách tín dụng của NH.

- Trình độ công nghệ thông tin của ngân hàng: Ngân hàng có được

những phần mềm, quản lý về rủi ro hiện đại sẽ phát hiện nhanh chóng, phân tích và cảnh báo kịp thời những rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. [9;tr.795]