• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN

3.2.4. Tăng cường sử dụng các công cụ phái sinh

Tăng cường sử dụng các công cụ phái sinh hiện đang được ngân hàng áp dụng (hợp đồng hoán đổi tín dụng, hợp đồng hoán đổi thu nhập) và lựa chọn các ngân hàng đối tác hợp lý để mang lại kết quả phòng ngừa rủi tín dụng tốt nhất. Trong thời gian tới, khi thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh chính thức được thành lập ở Việt Nam sẽ làm cho các loại công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tín dụng trở nên phong phú hơn, các giao dịch phái sinh tập trung

hơn và các thành phần tham gia vào thị trường này sẽ nhiều hơn.

Vì vậy, ngân hàng nên xây dựng kế hoạch về việc tìm hiểu và áp dụng các loại chứng khoán phái sinh khác để gia tăng hiệu quả và sử dụng công cụ phái sinh đó như thế nào để mang lại hiệu quả phòng ngừa rủi ro nhất, cụ thể ngân hàng nên tìm hiểu:

- Hợp đồng quyền chọn tín dụng - Hợp đồng quyền chọn bán trái phiếu

- Ngân hàng tăng cường sử dụng công cụ bán nợ.

Hiện, thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước tiền đề đầu tiên cho thấy thị trường chứng khoán phái sinh bắt đầu sẽ đi vào hoạt động. Theo tài liệu từ trang điện tử cafeF dẫn lời ông Nguyễn Sơn – Vụ trưởng vụ Phát triển thị trường (Ủy ban chứng khoán nhà nước – UBCK) về lộ trình thực hiện chứng khoán phái sinh trong thời gian tới ở Việt Nam.

Dự kiến, với số lượng CTCK hiện nay sẽ có từ 10 – 20 công ty chứng khoán đáp ứng được yêu cầu và tham gia được thị trường chứng khoán phái sinh.

Cụ thể, ông Sơn cho biết, trước mắt dự kiến năm 2016 sẽ đưa vào hoạt động hai sản phẩm đó là hợp đồng tương lai dựa trên trái phiếu Chính phủ và hợp đồng tương lại dựa trên chỉ số chứng khoán. Sau đó, theo lộ trình những năm tiếp theo sẽ áp dụng các sản phẩm quyền chọn dựa trên sản phẩm cổ phiếu cũng như các sản phẩm khác.

Giai đoạn hai sẽ thống nhất tập trung các công cụ tài chính phái sinh dựa trên tài sản cơ sở chứng khoán chỉ số; các tài sản cơ sở dựa trên các công cụ tiền tệ (như: Lãi suất, tỷ giá, ngoại hối, vàng…) và các sản phẩm phái sinh dựa trên cơ sở hàng hóa mà hiện nay bộ công thương đang quản lý. Tất cả

những quy định này đã được quy định trong Quyết định 366 của Thủ tướng Chính phủ.

Để triển khai Quyết định này thì Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán đang tiến hành. Trước hết là xây dựng khung pháp chế về thể chế cho thị trường phái sinh, dự kiến đến cuối năm nay sẽ trình Chính phủ ban hành. Đặc biệt, yếu tố công nghệ - được xem là quan trọng nhất đối với thị trường phái sinh cũng đang được đầu tư xây dựng.

Việc hình thành thị trường phái sinh cũng gắn với việc tái cấu trúc, tổ chức lại thị trường chứng khoán mà cụ thể ở đây là việc hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán (Hà Nội và Tp.HCM) và phân định các khu vực thị trường.

Dự kiến, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ xây dựng thị trường phái sinh (hiện Sở này cũng đang đầu tư xây dựng công nghệ), trước mắt sẽ sớm áp dụng hợp đồng tương lai dựa trên sản phẩm là trái phiếu Chính phủ.

Thứ ba về việc đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức UBCK cũng đang tổ chức đào tạo, xây dựng bộ giáo trình về chứng khoán phái sinh để đào tạo cho nhân viên làm việc tại các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng thực hiện bù trừ yêu cầu có chứng chỉ. Thị trường phái sinh là thị trường nhạy cảm, phức tạp và tính nhạy cảm cao nên việc đào tạo là hết sức quan trọng.

Thứ tư, rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến thị trường phái sinh như văn bản pháp luật liên quan để đáp ứng vận hành thị trường phái sinh như: Quy định về kế toán – kiểm toán, các quy định theo giá thị trường, quy định nới lỏng bán khống…

Để phát triển thị trường phát sinh UBCK cũng có gặp một số thuận lợi và khó khăn, Việt Nam đã có 14 – 15 năm hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, nhà đầu tư đã quen với những đầu tư trên thị trường cơ sở và họ cũng thực sự có nhu cầu sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro

và gia tăng lợi tức đầu tư. Trước nhu cầu này của thị trường cơ quan quản lý phải xây dựng khung pháp lý để tránh tự phát, gây bất ổn cho thị trường.

Để đảm bảo an toàn thì khi mới thực hiện Việt Nam cũng quản lý theo hướng siết chặt để chuẩn hóa ngay từ đầu do đó cũng phần nào làm hạn chế sự phát triển của thị trường. Phái sinh là sản phẩm phức tạp đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức, kỹ năng và tiềm lực tài chính và quan trọng nhất phải tuân thủ pháp luật. Theo dõi thị trường cơ sở thời gian qua chúng ta cũng thấy rằng các nhà đầu tư Việt Nam rất dễ bị chi phối đó là một trong những trở ngại khi thực hiện chứng khoán phái sinh.