• Không có kết quả nào được tìm thấy

biện pháp nâng cao chát lượng giáo dọc phát ĩrién ngon

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "biện pháp nâng cao chát lượng giáo dọc phát ĩrién ngon"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG GIÁO DỌC PHÁT ĨRIÉN NGON ngõ và THÉ chát

QUA TRÒ CHOI DÂN GIAN CHO TRẺ 5-B TUỒI TRÊN DỊA BÁN HUYỆN BÂC TÁN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Phạm Thị Thanh Thúy HọcviênCaohọc19QLO1

Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Email:ihanhthuyqlgd2Ọ2O@gmail.com

Tóm tắt: Phá t triển ngôn ngữ và phát triển thể chất cho trẻ là hai mục tiêu quan trọng của giáo dục mầm non. Bài viết này đưa ra cách thức quản lý việc vận dụng trò chơi dân gian vào quá trình giáo dục nhằm phát huy tối đa sự phát triển về ngôn ngữ và thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đồng thời góp phần phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy của giáo viên. Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường, góp phần tạo môi trường học tập sinh động, phát huy tính tích cực, tham gia hoạt động của trẻ.

Từkhóa:Trò chơi dân gian, phát triển ngôn ngữ, phát triển thể chất Nhận bài: 15/12/2020; Phản biện: 17/12/2020; Duyệt đăng: 22/12/2020.

1. Đặt vấn đề

Ngày 04/11/2013, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 29/NQ-TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cẩu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Theo đó, mục tiêu cụ thể đối với giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đẩu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020; từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non; phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.

Bậc học Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục đào tạo ở Việt Nam, có nhiệm vụ xây dựng, hình thành ở trẻ những yếu tố mang tính chất nền tảng, cơ bản để trẻ có thể tiếp thu những tri thức mới ở bậc học tiếp theo một cách tốt nhất. Trường mầm non là nơi đầu tiên trẻ thực hiện các hoạt động giao tiếp một cách rộng rãi và chính thức, là một trong những môi trường quan trọng ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách cá nhân của trẻ.

Đặc trung của trẻ lứa tuổi mầm non là thích nô đùa,

chạy nhảy cùng bạn bè. Nhũng trò chơi luôn thu hút sự chú ý của trẻ hơn là việc học tập. Chính vì vậy, làm cách nào để hướng trẻ tập trung vào việc học, giáo viên vừa có thể thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, bồi dưỡng cho trẻ vừa không gây cho trẻ cảm giác nhàm chán, khó chịu, mất tập trung luôn là vấn đề nan giải đối với bất kỳ giáo viên mầm non nào. Trong đó, trò chơi dân gian được xem là một phương tiện chủ yếu và hữu hiệu để truyền đạt kiến thức cho trẻ.

Trò chơi dân gian có sức lôi cuốn trẻ mạnh mẽ bởi sự vui tươi và hấp dẫn. Trò chơi dân gian có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi; không cầu kỳ về cách chơi, luật chơi dễ hiểu; dụng cụ chơi không đắt đỏ, dễ tìm kiếm, thậm chí chúng ta có thể tái sử dụng những nguyên vật liệu phế phẩm để tạo ra đồ chơi; vai chơi thì tự nguyện, hành động chơi thỏa mãn nhu cẩu về thể lực và trí tuệ của trẻ; kết quả chơi có nhiều bất ngờ đem đốn cảm giác sảng khoái cho trẻ khi chơi.

Vai trò của trò chơi dân gian vô cùng quan trọng, nó không chỉ là một phương tiện dạy học hiệu quả mà còn góp phần đáng kể vào quá trình phát triển toàn diện của trẻ, nhất là hai yếu tố ngôn ngữ và thể chất.

Vậy tại sao trò chơi dân gian lại có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ và phát triển thể chất cho trẻ nhiều đến thế? Và chúng ta làm cách nào để giúp giáo viên vận dụng trò chơi dân gian một cách

30

o

Giá

I

chức Việt

Nam

(2)

NHÀ TRƯỞNG HIỆN ĐẠI

hiệu quả nhất vào quá trình giáo dục trẻ?Chính vì thế, bài viết này hướng tới mục tiêu nhận diện công tác quản lý việc vận dụng trò chơi dân gian vào quá trình giáo dục, qua đó phần nào lý giải câu hỏi nghiên cứu mà bài viết này đặt ra.

2. Nội dung

2.1. Sưu tầm và triển khai đến giáo viên trò chơi dân gian phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giữa người với người, là công cụ của tư duy. Không có ngôn ngữ, con người không thể thực hiện được quá trình tư duy và trao đổi tri thức. Đối với trẻ, ngôn ngữ càng thể hiện rõ tầm quan trọng vì những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được ở giai đoạn này chính là những kiến thức nền tảng, giúp trẻ có điều kiện phát triển sau này. Thông qua ngôn ngữ, trẻ thực hiện quá trình giao tiếp của mình với mọi người xung quanh, hình thành những kiến thúc cơ bản về thế giới muôn màu muôn vẻ.

Thục tế cho thấy, ở giai đoạn mầm non, bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện nên việc phát âm thường không chính xác (chẳng hạn như: lá - ná, cá rô - cá gô, con khỉ - con hỉ...). Việc trẻ phát âm không đúng chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ chưa biết cách điều chỉnh các bộ phận cơ thể liên quan đến phát âm để có cách phát âm đúng hoặc trẻ nghe bạn bè nói và học phát âm lại một cách máy móc, không có sự tư duy, điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, để trẻ phát âm đúng cần phải được luyện tập thường xuyên, mọi lúc mọi nơi và cần thời gian lâu dài. Ngoài ra, vốn từ vựng của trẻ còn quá ít, do đó, trẻ khó có thể diễn đạt trôi chảy những suy nghĩ của mình và càng khó hơn trong việc lựa chọn cách thức diễn đạt tốt.

Có nhiều cách thức khác nhau để khắc phục những hạn chế trên của trẻ, trong đó tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một cách làm hiệu quả mà giáo viên đã áp dụng trong thực tế.

Đặc trưng của các trò chơi dân gian là luôn có sự giao tiếp về mặt ngôn ngữ giữa những người chơi, từ ngữ được dùng theo vần theo điệu, dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu, giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với những kiến thức mới và làm phong phú thêm vốn từ vựng của trẻ. Thông qua các trò chơi đó trẻ được thỏa chí vui chơi cùng các bạn, đồng thời rèn luyện cho trẻ cách phát âm chính xác từ ngữ một cách thường xuyên. Việc tham gia vào các trò chơi dân gian đã tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động theo nhóm, đặt trẻ vào các tình huống giao tiếp nhất định, trẻ được chơi các trò chơi với các vai

chơi khác nhau từ đó hình thành cho trẻ khả năng giao tiếp với người khác, hiểu biết thêm về các mối quan hệ trong gia đình và xã hội, mở rộng vốn từ vựng cho trẻ.

Có thể nêu ra đây một vài trò chơi điển hình như trò chơi “nhà chòi”: Trẻ có thể phân vai các thành viên trong gia đình, cô giáo, bạn bè... và qua đó trẻ học cách giao tiếp ứng xử giũa các thành viên với nhau. Với vai trò là người đạo diễn trò chơi, giáo viên không chỉ đưa trẻ vào một thế giới vui tươi, mới lạ, thỏa mãn nhu cầu của trẻ mà còn giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phát âm và trau dồi thêm vốn từ vựng một cách tự nhiên nhất, trẻ học mà như đang chơi, trẻ chơi nhưng thực ra là học. Trên cả phương pháp dạy học, đó chính là một nghệ thuật.

2.2. Sưu tầm và triển khai cho giáo viên các trò chơi phát triển thể chất cho trẻ

“Sức khỏe là vàng”- câu nói ấy khẳng định tầm quan trọng và giá trị của súc khỏe đối với con người. Súc khỏe là điều kiện tiên quyết để chúng ta có thể thể thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình. Sức khỏe là nền tảng cho mọi hoạt động. Một người dù rất tài giỏi và tâm huyết nhưng nếu không có sức khỏe thì sẽ rất khó để người đó có thể cống hiến cho xã hội.

Đối với trẻ nhỏ cũng vậy, súc khỏe đóng vai trò quyết định đối với trẻ không chỉ ở hiện tại mà cả khi trẻ trưởng thành. Có sức khỏe thì trẻ mới có điều kiện tốt để phát triển một cách toàn diện. Ngày nay, khi xã hội ngày càng văn minh, đời sống ngày càng phát triển thì việc nuôi dạy con trẻ được mọi người đặc biệt quan tâm. Các bậc phụ huynh không tiếc công sức, thời gian và tiền bạc để con em mình có được môi trường phát triển toàn diện. Để trẻ có sức khỏe tốt là việc làm cần thiết của cha mẹ khi trẻ ở gia đình, và khi trẻ đến trường thì nhiệm vụ đó thuộc về các giáo viên mầm non.

Phát triển thể chất cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng nhằm tạo nền tảng vũng chắc cho trẻ khi bước vào cuộc sống.Chính vì thế, thông qua các trò chơi dân gian, trẻ được vui chơi một cách thoải mái, không bị gò bó về luật chơi, cách chơi và đồ dùng chơi.Ngay cả khi không có đồ dùng, đồ chơi trẻ vẫn có thể chơi tốt các trò chơi dân gian hoặc chỉ với một chiếc lá vàng trẻ cũng có thể chơi một trò chớ rất vui như “giật cành lá”.

Thực tế cho thấy tham gia tích cực vào các trò chơi dân gian chính là quá trình trẻ rèn luyện thể lực của mình. Trò chơi dân gian tuy không cầu kỳ về luật chơi nhung nó đòi hỏi ở trẻ sự khéo léo và nhanh nhẹn. Muốn được như vậy, trẻ phải trải qua một quá trình rèn luyện

Số

166

(2/2021)

o 31

(3)

NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI

thể chất lâu dài, và trò chơi dân gian là một phương pháp rèn luyện rất hiệu quả.

Ở trò chơi “Kéo co” trẻ được rèn luyện kỹ năng hoạt động theo nhóm. Đây là trò chơi mang tính tập thể cao, các thành viên trong nhóm cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng thì mới tạo nên sức mạnh để chiến thắng. Qua trò chơi này trẻ được rèn luyện để có một sức khỏe nhất định, rèn cho trẻ có sự dẻo dai, sức mạnh của đôi tay và biết phối hợp nhịp nhàng khi hoạt động cùng các bạn.

Trò chơi này cần có nhiều trẻ tham gia (cả đội chơi và người cổ vũ), cần không gian rộng, tổ chức chơi ngoài sân sẽ thuận lợi hơn. Vì trò chơi mang tính thắng thua nên kích thích mạnh mẽ nhiệt tình của trẻ.Qua đó, trò chơi góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa các trẻ với nhau.

2.3. Triển khai việc áp dụng trò chơi dân gian vào thực tế giảng dạy ở lớp

Phát triển ngôn ngữ là một trong những hoạt động có mức độ khó cao, bởi kiến thức mà trẻ biết được còn nhiều hạn chế, vốn từ vựng của trẻ còn ít ỏi nên việc diễn đạt ý chưa được trọn vẹn, câu từ còn lủng củng.

Thế nhưng qua việc vận dụng các trò chơi dân gian phù hợp vào hoạt động này thì kết quả cho thấy có 85% trẻ hiểu và diễn đạt được quá trình phát triển của cây bằng chính vốn từ của trẻ. Đặc biệt, nhiều trẻ có khả năng diễn đạt quá trình phát triển của cây với chính vốn từ của mình và có cách phát âm chuẩn xác. Điều này cho thấy trò chơi dân gian là một phương tiện dạy học thật nhẹ nhàng nhưng cũng rất hiệu quả.

Đây là một dạng bài tập tổng hợp về rèn luyện thể chất cho trẻ, nếu đơn thuần hướng dẫn và cho trẻ luyện tập thì sẽ dễ làm trẻ nhàm chán. Nhưng khi vận dụng trò chơi “Vượt chướng ngại vật” vào hoạt động này dưới hình thức hai đội thi đua nhau thì kết quả rất khả quan.

Hầu hết trẻ đều hứng thú khi tham gia chơi, có 97% trẻ thực hiện tốt các động tác bò chui, đi thăng bằng và ném xa bằng một tay.Kết quả trên cho thấy trò chơi dân gian sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển thể chất cho trẻ nếu chúng ta biết vận dụng một cách sáng tạo và phù họp vào quá trình giảng dạy.

2.4. Tổ chức phong trào thi đua trong nhà trường Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: ‘Thi đua là yêu nước.

Yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nưởc nhất”. Quả đúng như vậy, phong trào thi đua giúp mỗi người nâng cao trình độ và lòng say

mê trong công việc. Đặc biệt trong môi trường giáo dục thì phong trào thi đua lại càng có nhiều ý nghĩa hơn. Đó là một trong những phong trào trọng tâm và là phong trào mũi nhọn của nhà trường, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục. Theo điều 16 tiêu chuẩn 5 Thông tư sô' 19/ 2018/ TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 thì đôi với trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 thì thực hiện chương trình giáo dục mầm non cần phải: Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng; Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ; Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.

Nhà trường đã chủ động triển khai, phối hợp chặt chẽ, tổ chức các lễ hội cho trẻ gồm có phần lễ và phần hội (chơi trò chơi dân gian) trong nhà trường. Tổ chức tốt các hoạt động thi giáo viên dạy giỏi, qua đó khuyến khích giáo viên sáng tác, cải biên các bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào các hoạt động thi dạy của mình nhằm phát triển ngôn ngữ, phát triển thể chất cho trẻ, và đã đạt được kết quả khả quan.

Bảng 1: Tỷ lệ giáo viên giảng dạy có vận dụng trò chơi dân gian

Năm học GVdựthi Kết quả

2017-2018 16/20GV 12/16GV có vận dụng trò chơi dân gian 2018-2019 17/22GV 14/17 GV có vận dụng trò chơi dân gian 2019-2020 19/23GV 18/19GV có vận dụng trò chơi dân gian 2020-2021 20/23 GV 20/20 GV có vận dụng trò chơi dân gian

2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến phụ huynh trong nhà trường

Xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối họp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình là một nhiệm vụ quan trọng của trường Mầm non. Đầu năm học hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch họp phụ huynh, nhằm mục đích thông qua tình hình thực tế của trường, để phụ huynh hiểu được mọi hoạt động cụ thể của trường mầm non, trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục đúng theo từng độ tuổi và khả năng của trẻ, giáo viên là người có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này nhằm tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tạo sự thống nhất trong chương trình giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình, với mong muốn các bậc cha mẹ sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chơi với các trò chơi dân gian mà trẻ đã được làm quen khi ở trường và có thể trẻ sẽ được chơi thêm các trò

32

o

Giáo

chứcViệt Nam

(4)

NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI

chơi mới khi về gia đình. Hình thành cho trẻ lòng yêu thích với các nét đẹp văn hóa truyền thống của ông cha ta từ ngàn xưa.Và thông qua trò chơi dân gian sẽ giúp cho thể chất và ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách vượt bậc.

2.6. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy có vận dụng trò chơi dân gian

Kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy có vận dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ và thể chất cho trẻ với nhiều hình thức khác nhau vừa có tác dụng điểu chỉnh vừa có ý nghĩa thúc đẩy đối với chính quá trình này.

Thứ nhất, ban giám hiệu nhà trường thường xuyên phân công tham gia, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động dạy nói trên thông qua vai trò của Tổ trưởng chuyên môn, đặc biệt thông qua việc tăng cường hoạt động của Thanh tra chuyên môn nhà trường.

Thứ hai, công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn cần được đổi mới theo hướng coi trọng chức năng phát hiện để phòng ngừa, điều chỉnh, tư vấn cho giáo viên hơn là chỉ tập trung truy tì m sai sót.

Thứ ba, một mặt, cần kết hợp giữa đánh giá của cá nhân với đánh giá của tổ chuyên môn

Thứ tư, đánh giá đúng và có chế độ khuyến khích, động viên kịp thời các hoạt động ứng dụng trò chơi dân gian vào các hoạt động giúp phát triển ngôn ngữ và phát triển thể chất có hiệu quả.

3. Kết luận

Để việc vận dụng các phương pháp trên đạt hiệu quả thì các tổ chuyên môn cần thường xuyên tổ chức

dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực. Đánh giá đúng đắn và để xuất khen thưởng nhũng giáo viên tích cực vận dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ và thể chất cho trẻ trong quá trình dạy trẻ đạt hiệu quả giáo dục cao.

Như vậy, các hoạt động giáo dục có vận dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ và thể chất cho trẻ phát huy tính tích cực, chủ động tham gia học tập của trẻ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường đồng thời tạo ra sự hứng thú trong giảng dạy và trong học tập đối với giáo viên và học sinh. Chính nhờ sự đổi mới các phương pháp trong dạy học tạo ra một môi trường học tập phát huy tính sáng tạo của giáo viên và tạo ra môi trường học tập chủ động, phát huy tính tích cực tham gia vào hoạt động ở trẻ. □

Tài

liệutham khảo

[ 1 ]. Bộ GD&ĐT (2018). Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam

[2] . Đặng Thu Quỳnh (2006), Trò chơi với chữ cái và phát triển ngôn ngữ, NXB Giáo dục.

[3] . Hoàng Công Dụng (2010), Đồngdao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. NXB Giáo dục

[4] . Lê Bạch Tuyết (2009), ỉ01 Trò chơi dân gian dành cho trẻ em mầm non NXB Giáo dục.

[5] . Nguyên Ánh Tuyết ( 2007), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học sư phạm.

[6] . Bộ GD&ĐT, Thông tư Ỉ9/2018/TT-BGD ĐTngày 22 tháng 8 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo, quv định về kiểm định chất lượng giáo dục và chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

[7] . Trần Văn Trung, trường Đại học Thủ Dầu Một, Tài liệu học tập Lý luận dạy học và Giáo dục hiện đại.

The measures to improve the quality of language and physical development education through folk games for the children aged 5-6 years old in Bac Tan Byon district, Binh Duong province

Pham Thi Thanh Thuy

Master student 19 QL01 -Thu Dau MotUniversity, Binh DuongProvince Email: thanhthuyqlgd2020@gmail.com

Abstract: Language and physical development for the children are two important goals of early childhood education. The article provides a way to manage the application of folk games in the educational process to maximize the language and physical development for the children 5-6 years old in the kindergartens in Bac district Tan Uyen, Binh Duong province as well as contributes to promoting the creativity of the teachers in teaching; improving the teaching quality of the school, contributing to creating a learning environment, promoting the child’s participation activities.

Keyword: Folk games, language development, physical development.

So

166

(2/2021)

o 33

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Huy động vốn là một hoạt động vô cùng quan trọng quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Đối với NHCSXH hoạt động huy động vốn mang tính chất không chỉ về mặt kinh tế

Để giải quyết những hạn chế trên, luận văn ñã ñề xuất hệ thống các giải pháp ñể thúc ñẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường huy ñộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ñầu tư, phát

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: khái quát các vấn đề cơ bản về xây dựng, phát triển, huy động và sử dụng nguồn lực con người nhằm góp phần vào việc phát huy nguồn lực con

Để việc thực hiện Biện pháp kỹ thuật phòng, chống tội phạm của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an thành phố Hà Nội phát huy hiệu quả trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số nội

Thấy đƣợc vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp, nên trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Hoa Đạt em thấy: mặc dù công ty đã có một số

Chính vì vậy mà hàng loạt lý thuyết quản trị kinh doanh đã ra đời và phát huy tác dụng, trong đó không thể không nói đến Marketing.Maketing đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát

Chất lượng nguồn nhân lực của công ty ngày càng được nâng cao với đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động chuyên nghiệp, góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh tại công ty cổ

Với phương châm hướng về cơ sở, cần nâng cao chất lượng của tổ chức cơsở đoàn, phát huy vai trò,trách nhiệm củacán bộđoàn trong công tácđoàn kết, tập họp thanh niên, thuhút thanh