• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phê duyệt Đề án Phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Phê duyệt Đề án Phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2021"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

136 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020

Phê duyệt Đề án Phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2021

Ngày 20/5/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định 1219/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020- 2021” thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách phục hồi, kích cầu phát triển du lịch.

giai đoạn cuối năm nếu tình hình dịch bệnh được khống chế sớm..

Chú trọng triển khai các chương trình kích cầu du lịch như tổ chức Hội nghị lữ hành toàn quốc vào cuối tháng 5/2020 để kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và dịch vụ du lịch. Kết nối với Đà Nẵng, Quảng Nam để hình thành các gói kích cầu, chương trình tour ưu đãi liên kết miền Trung.

Triển khai gói kích cầu của chính quyền trong năm 2020 tại các điểm di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý với các hình thức: Giảm 50% phí tham quan các điểm di tích từ ngày 8/5/2020 - 31/7/2020. Tăng các chương trình biểu diễn miễn phí ở Đại Nội, ít nhất là 01 chương trình biểu diễn nghệ thuật 01 ngày tại một khung giờ cố định trong thời gian từ ngày 15/7/2020 đến hết năm 2020. Nghiên cứu thực hiện chính sách giảm trừ phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến Thừa Thiên Huế.

Vận động các cơ sở lưu trú thực hiện chương trình “Nghỉ 3 đêm trả tiền 2 đêm”. Vận động các đơn vị kinh doanh lữ hành, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận chuyển, các khu/ điểm đến du lịch (trừ các điểm di tích đã giảm 50% giá vé) cam kết giảm giá tối thiểu 20% trên giá công bố hoặc khuyến mãi các sản phẩm, dịch vụ khác có giá trị tương đương. Tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ trong tỉnh với nhau để hình thành, cung cấp các chương trình, sản phẩm trọn gói hấp dẫn, giá cả ưu đãi cho khách đến Thừa Thiên Huế. Thành lập những liên minh kích cầu các sản phẩm thu hút 2 chiều: cả khách đến Huế và khách từ Huế đi (có những chính sách hỗ trợ, ủng hộ các liên minh này).

Ưu tiên phát triển loại hình du lịch MICE và các loại hình du lịch đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng… Ngoài ra, tập trung phát triển, tổ chức có chất lượng các lễ hội, sự kiện hấp dẫn, Làng hương Thủy Xuân, TP Huế. Ảnh: Nữ Phan.

Theo đó, việc phê duyệt Đề án Phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2021 sẽ kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh đối với ngành du lịch do tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Từ đó đề xuất các gói hỗ trợ doanh nghiệp du lịch để giúp họ vượt qua khó khăn trong thời gian diễn ra dịch bệnh và phục hồi hoạt động.

Xây dựng các giải pháp nhằm phục hồi và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới.

Trên cơ sở dự báo về xu hướng thị trường chung đối với tình hình dịch bệnh hiện nay, trong ngắn hạn (từ tháng 5 đến hết năm 2020), du lịch Thừa Thiên Huế sẽ tập trung chủ yếu vào thị trường khách du lịch nội địa, trước hết là khách nội tỉnh đến khách ngoại tỉnh (chú trọng hơn đối với khách hai đầu Bắc, Nam, khách lẻ, gia đình). Tiến hành xúc tiến, khai thác thị trường khách quốc tế gần, an toàn vào

NHỊP SỐNG HUẾ

(2)

có điểm nhấn để thu hút du khách như: Festival Huế 2020; Lễ hội Huế - Kinh đô ẩm thực; Lễ hội Huế - Kinh đô áo dài; Vnexpress Marathon Huế 2020; các lễ hội khác như: Ngày Hội Lân quốc tế Huế, Ngày hội Hiphop Huế…

Đồng thời, đẩy mạnh chiến dịch truyền thông về điểm đến Thừa Thiên Huế thông qua báo chí, qua các ứng dụng du lịch thông minh.

Chú trọng quảng bá có hiệu quả qua các kênh của mạng xã hội, chú trọng các Fanpage có lượt follow lớn. Tập trung quảng bá những sản phẩm, dịch vụ chiến lược như: Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô Áo dài, Festival 4 mùa, Festival Huế 2020 kết hợp với giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới của các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Liên kết với Đà Nẵng và Quảng Nam quảng bá chương trình “Ba địa phương - một điểm đến”.

Đẩy mạnh triển khai Chương trình “Ngày Chủ nhật Xanh”, huy động sự tham gia tích cực của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm đến trên địa bàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn gắn với chỉnh trang vỉa hè, các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố. Đảm bảo thông thoáng, an toàn, hấp dẫn và tiện nghi, phục vụ tốt cho người dân và khách du lịch.

Nữ Phan

Hướng đến giao thông xanh cho đô thị xanh

Ngày 10/6/2020, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty cổ phần Ashui Việt Nam tổ chức Hội thảo “Huế, thành phố xe đạp - bản sắc cộng đồng và hình ảnh thành phố đạp xe thân thiện với môi trường”.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ về việc xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh đã thể hiện rõ nét con đường, định

hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Và việc phát triển xe đạp cũng là câu chuyện quan trọng cho định hướng đó.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để xây dựng thành phố thông minh không phải bắt đầu từ những trang thiết bị hay công nghệ, mà trước hết là thông minh trong cách thức chúng ta lựa chọn đường lối, phong cách sống của mình.

Và lựa chọn nào mà tôn trọng tự nhiên nhất, ít tác động đến tự nhiên nhất thì chúng tôi cho rằng đó là lựa chọn thông minh. Vì vậy, việc đi xe đạp là hướng đến mục tiêu như vậy.

Ông Phan Thiên Định cũng cho rằng, xe đạp sẽ làm thay đổi cách thức con người tương tác với nhau, xã hội, tự nhiên và chính với bản thân mình. Mối quan hệ con người chúng ta trong xã hội sẽ gần gũi hơn so với việc sử dụng xe máy, ô tô như hiện nay. Đồng thời, ông Phan Thiên Định mong rằng, thông qua Hội thảo sẽ có được nhiều ý kiến, góc nhìn trong câu chuyện phát triển xe đạp.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp đã tập trung thảo luận, trao đổi nhằm chia sẻ các kinh nghiệm phát triển thành phố xe đạp trên thế giới, các công cụ về kỹ thuật, quy hoạch và phát triển các dự án hạ tầng xe đạp và thúc đẩy tạo ra sự thay đổi trong thói quen sử dụng phương tiện giao thông, chuyển đổi từ sử dụng các phương tiện có phát thải khí CO2 sang sử dụng xe đạp trong hoạt động thương mại, du lịch và đi lại hàng ngày.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Fred Yound - Giám đốc điều hành Công ty Alta Go Planning Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định (thứ 2 từ trái qua) tham gia chương trình “Huế - Đạp xe vì môi trường”. Ảnh: Nữ Phan.

(3)

138 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020

Company khu vực Đông Nam Á khẳng định, Huế là một trong những thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đi xe đạp trong người dân cũng như khách du lịch, nhất là người đi xe đạp có thể trải nghiệm được văn hóa Huế, các địa điểm di tích chỉ với khoảng cách 9km từ trung tâm thành phố Huế đến các khu du lịch ngoại vi thành phố. Với chặn đường như vậy, đi xe đạp có thể giúp người dân và du khách tăng cường sức khỏe và cải thiện chất lượng không khí, giảm tiếng ồn và thân thiện với môi trường.

Cùng với nhận định trên, bà Bùi Thu Hiền - Đồng sáng lập Trung tâm Kết nối Thông minh (SICC) cho hay, việc hình thành các chương trình/sự kiện đạp xe sẽ giúp tăng cường số lượng người thường xuyên đạp xe hơn, giảm tắc nghẽn giao thông và cải thiện chất lượng không khí, môi trường cũng như tăng cường sức khỏe, thể lực cho người dân. Đồng thời thông qua các sự kiện đạp xe sẽ giúp phát triển, củng cố bản sắc văn hóa, phục hồi và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Kết luận tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đánh giá cao những ý tưởng, giải pháp trao đổi của các khách mời, chuyên gia và đề nghị Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổng hợp, tham mưu tỉnh. Trên nền tảng đó, UBND tỉnh sẽ tiến hành chỉ đạo các sở, ban ngành và địa phương có liên quan xây dựng một đề án cụ thể.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, với tầm nhìn, chiếc lược được trình bày, trao đổi tại Hội thảo thì chỉ mới dừng lại ở phạm vi thành phố Huế hiện tại, chưa mở rộng, phát triển so với diện tích thành phố Huế sau 5 năm, cho nên cần có hoạch định sâu hơn, cụ thể hơn. Liên quan đến ý kiến của các chuyên gia, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định bày tỏ, việc đi xe đạp sẽ làm thay đổi văn hóa giao thông; trước đó, phong trào “không tiếng còi xe” đã góp phần giảm tiếng ồn, lái xe cẩn thận hơn trong khi tham gia giao thông.

Nữ Phan

Bệnh viện TW Huế đạt giải thưởng danh giá của Hội Đột quỵ thế giới

Bệnh viện TW Huế đã vượt qua mức giải thưởng vàng và đạt giải thưởng Platinum theo tiêu chuẩn Hội Đột quỵ thế giới (WSO) trong tổ chức cấp cứu và điều trị đột quỵ.

Ngày 11/6/2020, Bệnh viện TW Huế cho biết, đơn vị đã đạt giải thưởng Platinum theo tiêu chuẩn Hội Đột quỵ thế giới (WSO) trong tổ chức cấp cứu và điều trị đột quỵ. Đây là đơn vị thứ 3 trong cả nước đoạt giải thưởng này trong tổng số hơn 80 bệnh viện có trung tâm hay khoa đột quỵ tại Việt Nam.

Giải thưởng Platinum (Bạch kim) là một giải thưởng danh giá của Hội Đột quỵ thế giới dành cho các đơn vị đột quỵ và trung tâm đột quỵ đạt các tiêu chí khắt khe bao gồm khả năng huấn luyện con người; thiết bị chẩn đoán, điều trị đột quỵ cấp và hợp tác với các nhân viên chăm sóc đột quỵ khác. Quy trình này được xem xét bởi một cơ quan kiểm định quốc gia và 2 cơ quan kiểm định quốc tế. Ủy ban về Đơn vị Đột quỵ sẽ ra quyết định cuối cùng.

Theo thống kê, mỗi năm ước tính Việt Nam có hơn 200.000 ca đột quỵ mới, với hậu quả hơn 11.000 người tử vong và trên 100.000 người bị tàn phế. Khi Việt Nam đạt tiêu chuẩn này, có nghĩa là các bệnh nhân bị đột quỵ tại Việt Nam đã được áp dụng các kỹ thuật điều trị tiên tiến, ngang bằng với chuẩn của các trung tâm đột quỵ trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân đột Mỗi năm, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện TW Huế tiếp nhận trên 2.500 bệnh nhân. Ảnh: Nguyễn Văn.

(4)

quỵ, giảm tỉ lệ tử vong, giúp bệnh nhân sớm tái hòa nhập vào cộng đồng.

Bệnh viện TW Huế cho biết, Trung tâm Đột quỵ của đơn vị chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/6/2018. Trung tâm được xây dựng với cơ sở vật chất khang trang, máy móc, trang thiết bị hiện đại; và đặc biệt là đội ngũ nhân lực trình độ cao, tiếp thu nhanh nhạy các kỹ thuật y học tiên tiến, luôn năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy với công việc và không ngừng trau dồi chuyên môn. Đội can thiệp ứng phó nhanh và tận dụng tối đa thời gian trên từng ca cấp cứu.

Mỗi năm, Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện TW Huế tiếp nhận trên 2.500 bệnh nhân. Tất cả đều được Trung tâm thực hiện đầy đủ chức năng và vai trò cấp cứu đột quỵ, điều trị đột quỵ toàn diện và hồi sức đột quỵ tích cực.

Từ khi Trung tâm đi vào hoạt động, GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện TW Huế đã trực tiếp chỉ đạo Trung tâm phối hợp chặt chẽ với các Khoa Cấp cứu Đa khoa, Chẩn đoán hình ảnh, Ngoại Thần kinh và Trung tâm Tim mạch đưa ra quy trình báo động “Code Stroke”

và “Kích hoạt cấp cứu đột quỵ”. Theo đó, bệnh nhân nhập viện ban đầu ở Khoa Cấp cứu Đa khoa hoặc trực tiếp ở Trung tâm Đột quỵ, nhanh chóng được sàng lọc, phân loại, chụp CT-scan sọ não, chẩn đoán xác định thể đột quỵ trong vòng 30 phút. Bệnh nhân đến trong giờ vàng được nhanh chóng thực hiện các liệu pháp tái thông. Thời gian trung bình bắt đầu truyền thuốc tiêu sợi huyết là 40 phút, bắt đầu can thiệp là dưới 90 phút và thời gian can thiệp trung bình là dưới 40 phút cho những trường hợp tắc một vị trí do huyết khối và không có hẹp mạch máu phối hợp.

GS.TS Phạm Như Hiệp cho biết, trong thời gian tới, Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện TW Huế quyết tâm phấn đấu đạt Giải thưởng Kim cương của Hội Đột quỵ thế giới trong cấp cứu và điều trị đột quỵ với mục đích duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị bệnh nhân đột quỵ; góp phần xây dựng, phát triển Bệnh viện TW Huế thành Trung tâm Y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế.

Nguyễn Văn

Hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị nghề Đông y trong đời sống đương đại

Ngày 26/6/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học “Tinh hoa Đông y Thừa Thiên Huế”. Hội thảo nhằm đề xuất những định hướng, giải pháp cụ thể, thiết thực trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị nghề Đông y trong đời sống đương đại.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Văn.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, với vị thế là kinh đô của đất nước trong nhiều thế kỷ, Thừa Thiên Huế là nơi có tiềm năng dồi dào về y học cổ truyền, tập trung nhiều nhà thuốc Đông y lớn, nhiều danh y, ngự y nổi tiếng, nơi lưu nhiều phương thuốc hay, bài thuốc quý và nhiều phương pháp khám chữa bệnh Đông y đa dạng, phong phú, hiệu quả. Đông y Thừa Thiên Huế được chắp cánh khi Tây y du nhập vào Việt Nam và Thừa Thiên Huế là một trong những nơi có nền Tây y sớm nhất với sự hình thành và phát triển của Nhà Thương Lớn Huế, nay là Bệnh viện Trung ương Huế.

Theo đó, Hội thảo khoa học “Tinh hoa Đông y Thừa Thiên Huế” không chỉ nhằm đánh giá một cách có hệ thống, khoa học, đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển của nghề Đông y từ xưa cho đến nay mà còn xem đây là cơ sở cho việc xây dựng, ban hành các chính sách, chiến lược liên quan đến việc phát triển ngành Đông y Huế; đặc biệt là bảo tồn và phát triển nghề Đông y cổ truyền trong đời sống đương đại. Qua đó tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù,

(5)

140 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020

hướng tới mục tiêu đưa Cố đô Huế trở thành điểm du lịch hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh của khu vực Miền Trung và cả nước.

Tham gia Hội thảo có 20 tham luận của các nhà nghiên cứu, các lương y trên địa bàn tỉnh đã đánh giá một cách hệ thống, khoa học, đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển của nghề Đông y từ xưa đến nay; đồng thời đề xuất những định hướng, giải pháp cụ thể, thiết thực trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị nghề Đông y trong đời sống đương đại. Các tham luận đã làm nổi bật nghề Đông y trong dòng chảy văn hóa-lịch sử Huế; những đóng góp của các ngự y, lương y, dòng họ y gia, cơ sở khám chữa bệnh Đông y trong chăm sóc sức khỏe nhân dân; phục hồi và phát huy giá trị các bài thuốc Đông y nổi tiếng của Thái Y Viện triều Nguyễn; Đông y Thừa Thiên Huế với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch bền vững...

Nguyễn Văn

Tuyên dương học sinh đạt giải nhất Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49

Sáng 29/6/2020, tại Trường THCS Duy Tân (thành phố Huế), Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã đến tuyên dương và trao bằng khen cho em Phan Hoàng Phương Nhi, học sinh lớp 7/2 đã xuất sắc đạt giải Nhất Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49.

Phát biểu tại lễ tuyên dương, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ biểu dương và chúc mừng em Phan Hoàng Phương Nhi, đánh giá cao bức thư của em đã gửi đi thông điệp về môi trường và bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon, hộp xốp để bảo vệ sức khỏe bản thân, những người xung quanh và môi trường;

đồng thời nhấn mạnh đây cũng là chủ trương mà tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh thực hiện trong thời gian qua thông qua phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh”, “Nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, bước đầu làm thay đổi, nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tặng hoa chúc mừng em Phan Hoàng Phương Nhi tại Trường THCS Duy Tân, TP Huế. Ảnh: Minh Phan.

Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn, học sinh Thừa Thiên Huế phải là những chủ nhân của tương lai trong việc làm cho Thừa Thiên Huế ngày càng xanh, sạch đẹp, văn minh; là những công dân gương mẫu, đi đầu trong việc tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của cộng đồng và xã hội trong công tác bảo vệ môi trường, phải biến từ suy nghĩ thành hành động và hành động thiết thực.

Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng và cảm ơn các thầy cô giáo đã quan tâm, dìu dắt để các em có được thành tích đáng tự hào; đồng thời mong muốn trong thời gian tới, học sinh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục có nhiều thành tích trong các cuộc thi quốc gia và quốc tế, mang vinh quang về cho quê hương. Phải khẳng định được học sinh Thừa Thiên Huế là những học sinh yêu quê hương, bảo vệ quê hương, tự hào về quê hương và muốn cống hiến cho quê hương.

Chia sẻ về lý do viết bức thư, em Phan Hoàng Phương Nhi cho biết: “Sau khi em được học ở trường và thấy được tác hại rất lớn của bao nilon, hộp nhựa, em thấy rất lo lắng bởi xung quanh mình có rất nhiều người sử dụng trong đó có cả bản thân, nên em quyết định viết lá thư này. Qua lá thư, em mong muốn gửi thông điệp là những người sản xuất ra bao nilon và hộp xốp không có lỗi mà lỗi là ở ý thức của người sử dụng như chúng ta. Đồng thời cũng muốn gửi tới bạn bè một thông điệp nếu hạn chế sử dụng bao nilon và hộp xốp chính là đang bảo vệ bản thân và cứu cả thế giới”.

Được biết, Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 do Liên minh Bưu chính Thế giới

(6)

(UPU) tổ chức với chủ đề: “Hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống”. Bức thư gửi “Mệ Sương bán xôi”

của Phan Hoàng Phương Nhi, lớp 7/2 Trường THCS Duy Tân, Thừa Thiên Huế xuất sắc vượt qua gần 600.000 bức thư và giành giải nhất quốc gia, bức thư đang được dịch sang tiếng Pháp và tiếng Anh để gửi đi dự thi quốc tế.

Nữ Phan

Khánh thành công trình cải tạo trụ sở Viện Pháp tại Huế

Chiều 30/6/2020, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức lễ khánh thành công trình cải tạo trụ sở mới với sự hiện diện của ông Nicolas Warnery - Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đại diện các sở ngành liên quan.

trọng cho sự phát triển quan hệ lâu dài giữa Pháp và Thừa Thiên Huế nói riêng, Việt Nam nói chung. Đây là điểm đến của những người yêu thích ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Với cơ sở vật chất mới khang trang, đẹp và tinh tế, tôi mong Viện Pháp tại Huế tiếp tục phát triển, là cầu nối cho tình hữu nghị giữa hai nước”.

Được biết, sau khi cải tạo, cơ sở Viện Pháp tại Huế đã thiết kế lại các không gian như:

Sảnh đón tiếp đa năng với các hoạt động như chiếu phim, hội thảo, gặp gỡ - trao đổi cũng như các triển lãm nghệ thuật; Các lớp tiếng Pháp đáp ứng mọi nhu cầu và phù hợp với mọi trình độ của học viên; Thư viện đa phương tiện - không gian học tập, tìm hiểu về văn hóa và ngôn ngữ Pháp của thành phố Huế; Trung tâm khảo thí trình độ tiếng Pháp - nơi tổ chức các kỳ thi lấy văn bằng tiếng Pháp DELF/DALF và chứng chỉ TCF, bệ phóng cho hành trình du học, làm việc và định cư tại các nước nói tiếng Pháp; Campus France - văn phòng tư vấn và hỗ trợ miễn phí cho tất cả những ai mong muốn làm hồ sơ du học Pháp; Bộ phận dịch thuật - chuyên hỗ trợ các dịch vụ dịch thuật Pháp - Việt và Việt - Pháp.

Nữ Phan

“Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”

“Huế-Kinh đô Áo dài Việt Nam” là chủ đề của hội thảo cùng tên do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức vào ngày 08/7/2020. Hội thảo là một trong chuỗi sự kiện kỷ niệm tri ân các vị tiền nhân, tôn vinh nét đẹp truyền thống của Áo dài Huế.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong vào thời các chúa Nguyễn, là kinh đô triều đại Tây Sơn và nhà Nguyễn, là nơi hội tụ các giá trị văn hóa tinh túy, đặc sắc nhất của cả nước từ mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc, ẩm thực đến trang phục, trong đó có Áo dài truyền thống, lưu lại những giá trị văn hóa di sản tiêu biểu, đặc sắc của vùng đất kinh kỳ và của dân tộc Việt Nam. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, chiếc Áo dài xứ Huế đã đi Nghi thức cắt băng khánh thành công trình cải

tạo trụ sở Viện Pháp tại Huế. Ảnh: Minh Phan.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Warnery cho biết, Viện Pháp tại Huế là một chi nhánh của Viện Pháp tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những đối tác đóng góp tích cực vào các hoạt động giao lưu ngôn ngữ, văn hóa và nghệ thuật của thành phố Huế.

Theo đó, Viện Pháp tại Huế được tu sửa, cải tạo từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2020, nhằm nâng cao chất lượng đón tiếp và phục vụ công chúng, tối ưu hóa không gian tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa cũng như tạo điều kiện cho học viên có môi trường học tập hiệu quả hơn.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: “Viện Pháp tại Huế là nền tảng quan

(7)

142 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020

Hội thảo lần này là một trong những hoạt động nhằm tri ân công lao khai sáng Áo dài Việt Nam của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ảnh: Nguyễn Văn.

qua một chặng đường dài phát triển với nhiều thăng trầm lịch sử. Hình ảnh Áo dài đã được tôn vinh trong các kỳ lễ hội lớn nhỏ và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng có của miền Sông Hương, Núi Ngự.

Hội thảo lần này là một trong những hoạt động nhằm tri ân công lao khai sáng Áo dài Việt Nam của chúa Nguyễn Phúc Khoát; đồng thời, tri ân vua Minh Mạng - người có công lớn trong việc phổ biến Áo dài trở thành quốc phục của Đại Nam. Từ đó, khẳng định Huế là “Chiếc nôi”

của Áo dài Việt Nam.

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và giao thoa văn hóa ngày càng mạnh mẽ, bên cạnh việc giữ gìn các nét văn hóa truyền thống, Áo dài vẫn có những tiếp biến cách tân để phù hợp với thời đại nhưng Áo dài truyền thống là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa Việt Nam. Hội thảo sẽ là dịp tạo tiền đề để xây dựng hồ sơ công nhận Áo dài truyền thống Huế là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trình bày tham thuận tại hội thảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nhấn mạnh, trang phục áo dài Việt Nam sản sinh từ kinh thành Phú Xuân - Huế đã dần dần thay thế các trang phục cổ truyền của xứ Đàng Ngoài, từng bước được điều chỉnh để trở thành trang phục chung cho đàn ông và phụ nữ Việt Nam. Trải qua nhiều năm thăng trầm cùng thế cuộc, từ chiếc nôi ở xứ Huế, Áo dài Việt Nam trở thành một biểu tượng về bản sắc văn hóa của trang phục Việt, vừa trang trọng, vừa mang tính độc sáng, không lẫn

vào đâu khi sánh vai cùng các biểu tượng văn hóa trang phục đa dạng của toàn cầu.

Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận của các nhà nghiên cứu cùng các bài tham luận đã khẳng định những giá trị của chiếc Áo dài truyền thống Việt Nam, Áo dài Huế trong bối cảnh hiện nay, và đề xuất những ý tưởng, định hướng để phát triển Áo dài Huế, khẳng định Huế là kinh đô Áo dài Việt Nam.

Phát biểu kết luận tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá cao những trao đổi, thảo luận, góp ý mang tính xây dựng, có tính khoa học cao nhằm hướng đến xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai các giải pháp để khích lệ, cổ vũ người dân mặc Áo dài truyền thống không chỉ trong các dịp lễ nghi mà có thể mở rộng trong các sinh hoạt cộng đồng, để tôn thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên, phong cảnh và con người Huế;

làm cho Huế đẹp hơn, nên thơ hơn, khẳng định Áo dài là quốc phục Việt Nam.

Nguyễn Văn

Phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

Ngày 09/7/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị triển khai và phát động cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020”.

Mục đích của cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) và tạo sự lan tỏa đến đông đảo người dân; tìm kiếm, chọn lọc, tôn vinh các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tiềm năng, lựa chọn hỗ trợ tiếp tục phát triển; phát huy mạnh mẽ sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các chuyên gia, nhà khoa học… hỗ trợ phát triển KNĐMST.

Đối tượng tham gia cuộc thi là các tổ chức, nhóm cá nhân, cá nhân có ý tưởng, dự án khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ,

(8)

Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hàng năm thu hút nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp của các cá nhân, tổ chức, đơn vị… đăng ký tham gia. Ảnh:

Nguyên Minh.

mô hình kinh doanh mới dự kiến triển khai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Ưu tiên các ý tưởng, dự án khởi nghiệp ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin và đã có kết quả ứng dụng thực tế cụ thể). Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian đăng ký hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Mỗi tổ chức, nhóm cá nhân, cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tham gia một hay nhiều ý tưởng, dự án KNĐMST. Các tổ chức, nhóm cá nhân, cá nhân có thể đăng ký dự thi các ý tưởng, dự án khởi nghiệp thuộc tất cả các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Khuyến khích các ý tưởng, dự án khởi nghiệp dự thi có ứng dụng công nghệ, như: công nghệ mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ xanh, công nghệ sạch, công nghệ bảo vệ môi trường, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới và các loại công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng.

Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 mong các cấp, các ngành, các trường đại học, các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể chính trị…

quan tâm phối hợp thực hiện; có kế hoạch tuyên truyền nội dung cuộc thi bằng nhiều hình thức nhằm huy động đông đảo các đối tượng tham gia.

Nguyên Minh

Thừa Thiên Huế triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và địa phương năm 2020

Ngày 10/7/2020, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo công bố Kế hoạch triển khai khảo sát đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ban ngành và địa phương (DDCI) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020.

Toàn cảnh buổi họp báo công bố triển khai đánh giá bộ chỉ số DDCI Thừa Thiên Huế năm 2020. Ảnh: Nguyên Minh.

Bộ chỉ số DDCI được xây dựng với mục đích kép: một mặt trao quyền cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể… (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) đóng góp tiếng nói và thực thi vai trò giám sát các hoạt động điều hành kinh tế của tỉnh; mặt khác đặt các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế vào tâm thế thường trực cải cách và nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thấy được những lợi ích và thay đổi tích cực từ phía chính quyền và doanh nghiệp từ thực tiễn triển khai bộ chỉ số DDCI trong năm 2018 và 2019, năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai bộ chỉ số DDCI thông qua việc ghi nhận ý kiến, đánh giá, phản hồi của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế về chất lượng điều hành kinh tế của các sở, ban, ngành và địa phương.

Cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu phát triển

(9)

144 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020

tỉnh Thừa Thiên Huế – là đơn vị nghiên cứu độc lập – triển khai trên quy mô toàn tỉnh từ ngày 01/8/2020 đến ngày 15/10/2020 với hai phương án khảo sát là khảo sát online (20%) và khảo sát phỏng vấn trực tiếp (80%).

Năm nay, bộ câu hỏi khảo sát DDCI Thừa Thiên Huế được điều chỉnh một số câu hỏi trong các nhóm chỉ số thành phần dựa trên góp ý của các doanh nghiệp khảo sát, kết quả đánh giá PCI 2019 và tình hình thực tiễn của địa phương nhằm phản ánh thực tế hơn công tác điều hành kinh tế của sở, ban, ngành và địa phương; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả khảo sát DDCI 2020 sẽ được công bố trong khoảng thời gian từ ngày 01 đến ngày 10/01/2021.

Nguyên Minh

Du lịch Thừa Thiên Huế thiệt hại khoảng 2.250 tỷ đồng do dịch bệnh Covid-19

Sáng 14/7/2020, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021 chính thức khai mạc kỳ họp thứ 10.

Kỳ họp nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dự toán ngân sách địa phương và chương trình trọng điểm kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm;

bàn bạc và quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh đã ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là tác động trực tiếp đến du lịch, thương mại vận tải, xuất nhập khẩu… Trong đó khu vực dịch vụ chịu tác động trực tiếp, chiếm 48,75% trong cơ cấu kinh tế, tăng trưởng âm 2,26%. Lượng khách đến Huế giảm 45,4% so với cùng kỳ năm ngoái; lượng khách lưu trú ước đạt 554 lượt, giảm 48,1%. Từ tháng 2 đên tháng 4 năm nay, du lịch gần như đóng băng, thiệt hại về doanh thu ước khoảng 2.250 tỷ đồng.

Tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP ước đạt 14.595 tỷ đồng, chiếm 43,56% kế hoạch, tăng 0,38% so với cùng kỳ, đạt ở mức trung bình so với các tỉnh thành vùng duyên hải miền Trung.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế thiệt hại khoảng 2.250 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Văn.

Tuy vậy, vẫn có những điểm sáng như thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 4.015 tỷ đồng, bằng 53% dự toán và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, 6 tháng đầu năm 2020, có 500 doanh nghiệp và cơ sở trực thuộc thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 5.000 tỷ đồng, tăng 1,6 lần về vốn so với cùng kỳ…

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Việc vực dậy các lĩnh vực quan trọng của tỉnh như du lịch, dịch vụ cần được tập trung. Thừa Thiên Huế đã triển khai kích cầu du lịch trong những tháng vừa rồi, đặc biệt là ký hợp tác giữa 3 địa phương Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam trong xây dựng điểm đến an toàn thân thiện. Rồi trong việc thực hiện các chính sách miễn giảm các phí, lệ phí liên quan đến tham quan di tích để tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách. Và hàng loạt các giải pháp khác, đặc biệt là gần 22 các phí, lệ phí cần được nghiên cứu để miễn giảm nhằm thu hút đầu tư du lịch cũng như các lĩnh vực đầu tư khác”.

Nguyễn Văn

Hoãn Festival Huế 2020 sang năm sau

Sáng 31/7/2020, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ban Thường vụ tỉnh ủy đã quyết định hoãn, không tổ chức Festival Huế 2020 trong năm nay mà dời sang năm sau để tập trung phòng chống dịch Covid-19.

(10)

Theo ông Phan Ngọc Thọ, đây là sự việc đáng tiếc nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định hoãn tổ chức Festival 2020, dự kiến diễn ra từ 26-31/8.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao Trung tâm Festival Huế gửi thư xin lỗi các nhà tài trợ, các đại sứ quán có đoàn nghệ thuật tham dự, các hãng lữ hành, người dân và du khách và hẹn gặp ở Festival Huế vào năm sau.

Trước đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Ban Tổ chức Festival Huế đã 2 lần dời thời gian tổ chức và xác định đây sẽ là một kỳ Festival chủ yếu nâng cao tinh hoa Việt. Do diễn biến dịch ngày càng phức tạp nên tỉnh đành phải lùi chờ đến thời điểm an toàn mới tổ chức lại.

Nguyên Minh

Triển khai ứng dụng Bluezone trong phòng, chống dịch Covid-19

Ứng dụng Bluezone là một ứng dụng nhằm phát hiện những người tiếp xúc gần với người nhiễm qua Smartphone một cách nhanh chóng, chính xác, góp phần bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng trước đại dịch Covid 19. Link tải ứng dụng tại địa chỉ:

https://bluezone.vn/.

Nhằm hỗ trợ nhanh chóng công tác kiểm soát dịch Covid-19 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tại công văn số 6751/UBND-CT ngày 30/7/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp

cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) đề nghị tất cả lãnh đạo các cơ quan nhà nước trên địa bàn phải yêu cầu toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trên địa bàn tỉnh cài đặt ứng dụng Bluezone; cử người kiểm soát, ghi nhận các hoạt động vào ra của trụ sở, yêu cầu mọi người đến làm việc phải cài đặt và chạy ứng dụng. Chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể, tổ dân phố đi từng ngõ, gõ từng nhà, phát poster hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng. Đoàn Thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế phát động phong trào cài Bluezone và hỗ trợ người dân cài Bluezone.

UBND tỉnh và Ban chỉ đạo phòng chống dịch cũng đề nghị Đại học Huế, các Trường Đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc Đại Các đoàn nghệ thuật tại lễ hội đường phố trong

một kỳ Festival Huế. Ảnh minh họa: Nguyên Minh.

Ứng dụng Bluezone có khả năng cảnh báo nếu bạn đã tiếp xúc gần người nhiễm COVID-19.

Ảnh chụp ứng dụng từ màn hình điện thoại.

(11)

146 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020

học Huế, các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tất cả các cơ sở đào tạo trên địa bàn để học sinh, sinh viên có điện thoại di động thông minh cài Bluezone và cài cho người thân. Nhà hàng, khách sạn, tổ chức, doanh nghiệp,...

trên địa bàn phổ biến, khuyến nghị khách hàng cài Bluezone khi sử dụng dịch vụ hoặc ra vào trụ sở.

UBND tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp Viễn thông hỗ trợ nhắn tin thông báo cài đặt Bluezone trên điện thoại khi du khách đến Thừa Thiên Huế; hành khách trên chuyến bay, ô tô, tàu hỏa đến Thừa Thiên Huế nhận được thông báo cài đặt Bluezone. Triển khai nhắn tin trên Zalo và SMS cho người dân đề nghị cài Bluezone và định kỳ nhắc lại.

Cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức đưa tin và định kỳ nhắc lại trên các phương tiện truyền hình, phát thanh, các báo của tỉnh Thừa Thiên Huế. Triển khai tuyên truyền đến người dân trên địa bàn thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở (xã, phường) và định kỳ nhắc lại.

Hiệp Hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp triển khai Poster điện tử chiếu ở các bảng điện tử trong thang máy và các địa điểm công cộng. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi các doanh nghiệp truyền thông, quảng cáo, hỗ trợ tăng thời lượng hiển thị nội dung tuyên truyền cài đặt Bluezone.

Nguyên Minh

Khai thác di tích Hổ Quyền - điện Voi Ré trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, độc đáo của Việt Nam

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ vừa có thông báo kết luận, yêu cầu các đơn vị liên quan và UBND thành phố Huế sớm thực hiện điều chỉnh quy hoạch Khu vực Thủy Biều kết hợp khai thác di tích Hổ Quyền - điện Voi Ré trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, độc đáo đối với du khách trong nước và quốc tế.

Sau khi có chuyến kiểm tra thực tế và nghe báo cáo đề xuất của UBND thành phố Huế,

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thống nhất phạm vi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án chỉnh trang đến khoanh vùng 2 bảo vệ di tích; trước mắt, ưu tiên khẩn trương tổ chức giải tỏa nhà dân nằm tiếp giáp vị trí Hổ Quyền.

Giao UBND thành phố Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành và chỉnh trang khu vực trước Festival. Bên cạnh đó, có phương án nghiên cứu tái tạo hình ảnh đấu trường bằng giải pháp công nghệ để phục vụ du khách.

Đối với tuyến đường vào di tích hướng chính là đường Bùi Thị Xuân có quy mô mặt cắt đường đảm bảo đủ 02 làn xe, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất mở không gian kết nối từ đường Huyền Trân Công chúa đến di tích nhằm phục vụ nhu cầu bãi đổ xe, các dịch vụ phụ trợ đi kèm và dành quỹ đất tái định cư cho phạm vi dự án giải phóng mặt bằng.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu đường vào Hổ Quyền - điện Voi Ré phải là đường đi bộ, có khoảng cách các bãi đổ xe vào cụm di tích khoảng 300-400m, thuận tiện cho việc di chuyển cũng như tham quan của du khách.

Cụm di tích Hổ Quyền - điện Voi Ré (phường Thủy Biều, TP Huế) là một bộ phận cấu thành của Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993. Bên cạnh ý nghĩa lịch Cụm di tích Hổ Quyền - điện Voi Ré là một bộ phận cấu thành của Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993. Ảnh: Nguyễn Văn.

(12)

sử của công trình, Hổ Quyền - điện Voi Ré còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, tư tưởng thời Nguyễn.

Thời gian qua, cụm di tích này đã được trùng tu và phục hồi với nhiều hạng mục. Việc khai thác có hiệu quả di tích Hổ Quyền - điện Voi Ré sẽ phát huy được các giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh, thể hiện sự quan tâm của chính quyền đối với các giá trị di sản, làm hồi sinh một di tích có giá trị độc đáo về văn hóa, kiến trúc và lịch sử, góp phần làm phong phú thêm cho Quần thể di tích Cố đô Huế.

Nguyễn Văn

Thừa Thiên Huế công nhận 6 sản phẩm OCOP đợt I năm 2020

Vừa qua UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định 1614/QĐ-UBND về việc công nhận, phân hạng sản phẩm và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đợt I năm 2020 thuộc Chương trình Mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP).

sao là gạo Phú Hồ của HTX nông nghiệp Phú Hồ (huyện Phú Vang); Mật ong ruồi Nam Đông của hộ kinh doanh Diệp Minh Khanh (huyện Nam Đông) và nước mắm cá Như Ý của hộ kinh doanh cơ sở Như Ý (huyện Phú Vang).

Theo đó, các sản phẩm đạt hạng sao nêu trên được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy chứng nhận, được sử dụng nhãn hiệu OCOP và các thứ hạng sao đạt được in trên bao bì sản phẩm theo quy định. Kết quả xếp hạng có giá trị thời hạn 36 tháng.

Trong đợt I năm 2020, ở Thừa Thiên Huế có 4/9 huyện, thành phố có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với 9 bộ hồ sơ và sản phẩm tham gia dự thi thuộc các nhóm và phân nhóm sản phẩm gồm: Ngành thực phẩm có 6 sản phẩm; ngành đồ uống 1 sản phẩm; ngành vải, may mặc 1 sản phẩm;

ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí 1 sản phẩm.

Cùng với đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã ban hành Quyết định số 1622/

QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

Theo đó, nội dung của đề án được phê duyệt gồm: bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên; đầu tư phát triển diện tích trồng dược liệu; huy động doanh nghiệp phát triển các sản phẩm từ cây dược liệu theo tiêu chí của Chương trình OCOP.

Trên cơ sở những yêu cầu của đề án, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra các nhóm giải pháp cầntập trung thực hiện trong thời gian tới như: Tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương của tỉnh về đầu tư phát triển cây dược liệu; Giải pháp huy động nguồn lực thực hiện đề án trong đó nguồn kinh phí được huy động các nguồn lực hỗ trợ từ trung ương đến địa phương, nguồn vốn vay ưu đãi, các nguồn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và các nguồn xã hội hóa khác; Giải pháp tổ chức thực hiện bao gồm thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án, phân công thực hiện Đề án.

Nguyên Minh Bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá của HTX mây

tre đan Bao La (huyện Quảng Điền) là một trong sáu sản phẩm được công nhận OCOP đợt I năm 2020. Ảnh: Nguyên Minh.

Theo Quyết định, đợt I/2020 tỉnh Thừa Thiên Huế có 6 sản phẩm được công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP. Trong đó, có 3 sản phẩm đạt 4 sao gồm: Bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá của HTX mây tre đan Bao La (huyện Quảng Điền); Trà rau má Quảng Thọ của HTX nông nghiệp Quảng Thọ II (Quảng Điền); Khăn choàng Nhâm của HTX thổ cẩm xã Nhâm (A Lưới). Các sản phẩm còn lại đạt 3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thực hiện nhiệm vụ Đại diện nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện dự án của nhóm mình theo từng tiểu chủ đề đã được giao từ tiết đầu dựa trên PHT và các thông tin