• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ... Tiết 6 Ngày giảng: 9A...

9B...

HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN I.

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thế nào là hợp tác cùng phát triển.

- Ý nghĩa hợp tác quốc tế

- Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và nhà nước ta.

- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.

2. Về năng lực

Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được quy định của pháp luật phổ thông, về ý nghĩa của việc xây dựng tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc.

Năng lực phát triển bản thân: Có kế hoạch để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, vào những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về pháp luật; nhận biết được một số sự kiện, liên quan đến tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc.

3. Về phẩm chất

Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân, tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc.

Nhân ái: Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của mọi người, cùng nhau thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân nhằm xây dựng các quan hệ tốt đẹp và lành mạnh.

Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* GV: Tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống liên quan đến nội dung bài học.

* HS: SGK,giấy A0, bút dạ, băng keo, các phiếu xanh đỏ trắng ( Mỗi học sinh có một bộ ba giấy)

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về hợp tác.

- Nhận biết được các tổ chức hợp tác trong khu vực và trên thế giớI.

(2)

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai nhanh hơn”

? Đây là các tổ chức nào?

c. Sản phẩm

-HS trả lời câu hỏi

* Sản phẩm dự kiến:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Tổ chức lương thực-nông nghiệp Liên hợp quốc Quỹ tiền tệ quốc tế

Tổ chức Liên hợp quốc

Chương trình phát triển Liên hợp quốc Tổ chức văn hóa-xã hội Liên hợp quốc Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

Ngân hàng thế giới

d. Tiến trình hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Học sinh theo dõi nhiệm

? Đọc tên các tổ chức hợp tác trên thế giới theo hình ảnh cho sẵn

(3)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận và thực hiện yêu cầu - HS: trao đổi cặp đôi và tb

Bước 3: Báo cáo kết quả:

HS trình bày miệng

Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Loài người ngày nay đang đứng trước những vấn đề nóng bỏng, có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại, đó là:

- Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh hạt nhân, chống khủng bố…

- Tài nguyên, môi trường.

- Dân số và kế hoạch hoá gia đình.

- Bệnh tật, hiểm nghèo( đại dịch AIDS ).

- Cách mạng khoa học công nghệ.

Việc giải quyết các vấn đề trên là trách nhiệm của cả loài người chứ không riêng một quốc gia nào. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này, cần có sự hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Đấy là ý nghĩa của bài học hôm nay.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học

- Hiểu được thế nào là hợp tác

- Sự cần thiết của hợp tác cùng phát triển

- Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.

- Trách nhiệm của học sinh trong việc thể hiện tình hữu nghị trên thế giới.

b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ c. Sản phẩm: Cau trả lời, sản phẩm của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

* Hướng dẫn tự đọc:

1. Qua các thông tin tình huống trên, em có nhận xét gì về QHHT giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới?

2. Sự hợp tác mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước khác? Vì sao lại phải hợp tác

3. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương như thế nào trong vấn đề hợp tác với các nước khác? Sự hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc nào?

-Việt Nam đã tham gia vào tất cả các tổ chức

I. Đặt vấn đề I

(4)

quốc tế tên nhiều lĩnh vực: Thương mại, y tế, lương thực, giáo dục…

- Chúng ta cần hợp tác vì: Này nay thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc mang tings toàn cầu, không có một dân tộc, một quốc gia riêng rẻ nào có thể giải quyết được. Sự hợp tác quốc tế góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta và các nước khác phát triển. Cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc của khu vực và thế giới.

- Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Tăng cường quan hệ hợp tác với các nướcXHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, các bên cùng có lợi, giải quyết bất đòng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tránh dùng vũ lực, áp đặt , cường quyền.

HĐ 1: 1. Thế nào là hợp tác cùng phát triển?

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Trò chơi: Đồng đội

- Cách chơi: Lớp chia thành 3 đội

- Nôi dung: Tìm những bài hát ca ngợi quê hương đất nước.

? Qua hoạt động vừa rồi, em hiểu thế nào là hợp tác?

? Để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên cơ sở

nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs thực hiện phần chơi

- Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Hs báo cáo kết quả

- Trả lời cá nhân các câu hỏi còn lại

* Sản phẩm:

Các bài hát:

+ Đất nước lời ru

+ Đất nước trọn niềm vui + Việt Nam ơi.

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là hợp tác cùng phát triển?

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

+ Để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên cơ sở:

 Bình đẳng

 Hai bên cùng có lợi.

Không hại đến lợi ích người khác

(5)

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích người khác.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Đâu là những vấn đề được coi là mang tính toàn cầu?

? Những vấn đề ấy đem lại hậu quả gì?

? Tại sao hợp tác giữa các nước là điều cần thiết?

? Sự hợp tác với các nước có tác dụng gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs thảo luận nhóm

- Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Hs báo cáo kết quả

- Trả lời cá nhân các câu hỏi còn lại

* Sản phẩm:

- Những vấn đề mang tính toàn cầu:

+ Môi trường + Đói nghèo + Dịch bệnh

* Tác dụng:

- Giúp chúng ta tiếp cận với trình độ KHKT tiên tiến

-Nâng cao trình độ nhận thức lý luận thực tiễn và quản lý

-Có cơ hội để giao lưu với bạn bè quốc tế

-Tạo điều kiện cho nền kinh tế Vệt Nam phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân

2. Sự cần thiết của hợp tác cùng phát triển

- Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo...) mà không một quốc gia dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng tất yếu

(6)

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

*Tích hợp GD Môi trường

? Sự cần thiết của hợp tác cùng phát triển + Toàn nhân loại.

+ Việt Nam.

Những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu GV giảng cho HS biết hiện nay loài người đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường như:

sự biến đổi khí hậu do tầng ôzôn bị phá hũy, sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh học, sự mất cân bằng sinh thái, thiếu hụt tài nguyên nước và ô nhiễm nguồn nước... Giải quyết những vấn đề ngiêm trọng này không thể chỉ là việc làm của một dân tộc, một quốc gia mà cả của chung loài người đang sinh sống trên hành tinh này. Xuất phát từ yêu cầu trên, tổ chức Liên Hiệp Quốc và Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc đã phát động toàn thế giới, các nhà lãnh đạo các quốc gia cùng hưởng ứng và có những hành động hữu hiệu để bảo vệ môi trường

GV có thể giới thiệu về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới như: các dự án bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng nước mặn, dự án trồng rừng, dự án sông Mê Công, dự án khai thác dầu khí Vũng Tàu...

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Khi hợp tác nhóm, chúng ta cần chú ý điều gì

? Nêu nguyên tắc hợp tác quốc tế Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

3. Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.

+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền,

(7)

- Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Hs báo cáo kết quả

- Trả lời cá nhân các câu hỏi còn lại

* Sản phẩm:

- Những nguyên tắc:

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

lãnh thổ của nhau.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

+ Không dùng vũ lực.

+ Bình đẳng cùng có lợi.

+ Giải quyết bất đồng bằng thương lượng

+ Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác.

?Theo em hợp tác và phát triển có vai trò gì trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nước ta?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.

- Học sinh trả lời câu hỏi.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung, góp ý kết quả hoạt động của nhóm bạn.

- GV nhận xét tinh thần tham gia. Đánh giá nhóm

4. Rèn luyện bản thân.

- Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè.

- Quan tâm đến tình hình trong nước và trên thế giới.

- Có thái độ hữu nghị với người nước ngoài. Gìn giữ bản sắc của người Việt Nam.

(8)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu:

-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần hình thành kiến thức áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Nội dung:

Câu 1: Cơ sở quan trọng của hợp tác là?

A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

B. Hợp tác, hữu nghị.

C. Giao lưu, hữu nghị.

D. Hòa bình, ổn định.

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển?

A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung.

B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung.

C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên.

D. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm ảnh hưởng đến người khác.

Câu 3: APEC có tên gọi là?

A. Liên minh Châu Âu.

B. Liên hợp quốc.

C. Quỹ tiền tệ thế giới.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 4: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm A. 2006

B. 2007 C. 2008 D. 2009

Câu 5: Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia

A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kì.

B. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản.

C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc.

D. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.

Câu 6: Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác?

A. Cầu Nhật Tân.

B. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

C. Cầu Long Biên.

D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên.

Câu 7: Hợp tác với bạn bè được thể hiện?

A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.

(9)

B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.

C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.

D. Cả A,B,C.

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế

A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Câu 9: Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích của hợp tác quốc tế?

A. Ngăn chặn chiến tranh B. Hạn chế sự bùng nỗ dân số.

C. Chạy đua vũ trang D. Bảo vệ môi trường.

Câu 10: FAO là tổ chức có tên gọi là?

A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.

B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.

C. Tổ chức lương thực thế giới.

D. Tổ chức y tế thế giới.

c. Sản phẩm: Câu trả lờI, PHT, của học sinh d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS làm bt trắc nghiệm - Bt: 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.

- Học sinh trả lời câu hỏi.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

* Sản phẩm:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung, góp ý kết quả hoạt động của nhóm bạn

Hoạt động 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

(10)

- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập tình huống, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án..

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hiện nay tình hình ở biển Đông đang hết sức phức tạp. Cụ thể là Trung Quốc (TQ) liên tục có những hành vi gây hấn ở biển Đông như: xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (VN). Ngư dân TQ vào đánh bắt thủy, hải sản trong địa phận VN, đánh người, lấy đồ nghề của ngư dân VN, bắt người trái pháp luật. Trước tình hình đó, có ý kiến cho rằng: VN nên đáp trả TQ bằng vũ lực, bằng quân sự để TQ bỏ thói “cá lớn nuốt cá bé”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: TQ là một nước giàu và mạnh về mọi mặt, VN nên hợp tác với TQ, VN nên chia cho TQ quần đảo Hoàng Sa để xoa dịu tình hình.

? Em đồng ý hay không đồng ý với 2 ý kiến trên? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm bàn

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.

- Đại diện học sinh trả lời câu hỏi.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

* Sản phẩm:

Đối với ý kiến thứ nhất: KHÔNG ĐỒNG Ý vì:

- Gây ra chiến tranh, gây ra tổn thất, mất mát, đau thương và hận thù giữa nhân dân 2 nước.

- Đi ngược lại xu thế hòa bình của thế giới.

- Việt Nam là một nước yêu chuộng hòa bình vì Việt Nam hiểu được hậu quả nặng nề của chiến tranh nên rất trân trọng giá trị của hòa bình.

- Ý kiến 2:

+ ĐỒNG Ý: Việt Nam nên hợp tác với Trung Quốc để phát triển đất nước

+ KHÔNG ĐỒNG Ý: Chia quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc vì quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Nếu Việt Nam chia cho Trung Quốc nghĩa là Việt Nam đang tự đánh mất chủ quyền của mình.

--> Việt Nam nên chọn con đường đối thoại, đàm phán, thương lượng, dựa vào nguồn gốc chứng cứ lịch sử, dựa vào luật biển quốc tế và sự ủng hộ của các nước khác bằng ngoại giao.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

(11)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung, góp ý kết quả hoạt động của nhóm bạn.

* Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài h

? Em hiểu thế nào là hợp tác?

Cho ví dụ?

Nước ta đang hợp tác với nước Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Oxtraylia trong lĩnh vực giáo dục đào tạo….

? Hợp tác dựa trên cơ sở nào?

*Tích hợp GD Môi trường

? Sự cần thiết của hợp tác cùng phát triển + Toàn nhân loại.

+ Việt Nam.

Những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu GV giảng cho HS biết hiện nay loài người đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường như: sự biến đổi khí hậu do tầng ôzôn bị phá hũy, sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh học, sự mất cân bằng sinh thái, thiếu hụt tài nguyên nước và ô nhiễm nguồn nước... Giải quyết những vấn đề ngiêm trọng này không thể chỉ là việc làm của một dân tộc, một quốc gia mà cả của chung loài người đang sinh sống trên hành tinh này. Xuất phát từ yêu cầu trên, tổ chức Liên Hiệp Quốc và Chương trìn

II. Nội dung bài học

2.

*) Hoạt động 3 : Luyện tập III. Bài tập

(12)

- Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình -KT: động não

-Hình thức: cá nhân/ lớp - Thời gian: 10 phút - Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS giải các bài tập 2, 3 .

Bài 2: HS tự nêu sự hợp tác của bản thân trong công việc chung và kết quả của sự hợp tác đó.

Bài 3: HS giới thiệu những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong trường, trong lớp hoặc ở địa phương . 4.Củng cố:

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức - PP: vấn đáp, thuyết trình - KT: động não

- T/gian: 2’

? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

a, Học tập là việc của từng người , phải tự cố gắng.

b, Cần trao đổi, hợp tác với bạn bè những lúc khó khăn.

c, Không nên ỷ lại vào người khác.

d, Lịch sự, văn minh với khách nước ngoài . e, Dùng hàng ngoại tốt hơn hàng nội.

F, Tham gia tốt các hoạt động từ thiện.

ý kiến đúng: b, c, d, f.

- Hệ thống bài học bằng sơ đồ đã chuẩn bị từ trước.

5.Hướng dẫn về nhà: (1’)

-Học thuộc nội dung bài học, làm bài tập SGK -Chuẩn bị trước bài 7

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vận dụng tốt vào thực tế bản thân và ý thức tuyên truyền với mọi người phòng chống bệnh tật học

- Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác thực hiện tốt quyền và bổn phận nghĩa vụ của mình.. - Mọi hành vi

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh, cách thực hiện tư thế vận động của đầu và cổ và tích cực tham gia tập luyện.. Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh và thực hiện được động tác vươn thở và tay tay, chân, lườn, bụng , toàn thân và nhảy , điều hòa của bài thể dục phát triển

+ Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến bản thân mình, được tham gia vào các hoạt động xã hội phù hợp với năng lực và độ tuổi của bản

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh, cách thực hiện tư thế vận động của chân và tích cực tham gia tập luyện.. Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến và lập pháp, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của

- Vận dụng tốt vào thực tế bản thân và ý thức tuyên truyền với mọi người phòng chống bệnh tật học