• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
56
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13 Ngày soạn: Ngày 26 tháng 11 năm 2021

Ngày soạn: Thứ hai, ngày 29 tháng 11 năm 2021 TOÁN

CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện được phép chia một tích cho một số

- Biết vận dụng cách chia một số cho một tích để giải các bài toán liên quan.

- HS thêm yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : Bảng phụ, UDCNTT - HS: SGK, nháp, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt độngmở đầu ( 5p)

* Khởi động:

-Tổ chức trò chơi “cầu nối”: HS Nối tiếp nối nhanh kết quả đúng cho biểu thức( 4 HS / Nhóm; 2 nhóm)

72 : ( 9 x 8 ) 2

81 : ( 3 x 9) 1 28 : ( 7 x 2 ) 3

80 : ( 10 x 2) 4

- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương

* Kết nối:

- Gv dẫn vào bài mới “ Chia một tích cho một số”.

2. Hình thành kiến thức mới ( 10p) - GV viết lên bảng ba biểu thức sau:

(9 x 15): 3 9 x (15: 3) (9: 3) x 15

- YC tính giá trị của các biểu thức trên.

- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức.

- Vậy ta có

(9 x 15): 3 = 9 x (15: 3) = (9: 3) x 15 * Ví dụ 2:

- GV viết lên bảng hai biểu thức sau:

(7 x 15): 3 ; 7 x (15: 3)

- Các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên.

*Ta không tính 7: 3 vì 7 không chia hết cho 3.

- 2 nhóm HS lên bảng làm bài.

- HS nêu qui tắc “Chia một số cho một tích”.

- HS nghe GV giới thiệu bài.

- HS đọc các biểu thức.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài giấy nháp.

(9 x15): 3 9 x (15: 3) 9: 3) x 15

= 135: 3 = 45; = 9 x 5 = 45; = 3 x 15 = 45

- Giá trị củaba biểu thức trên cùng bằng nhau là 45.

- HS đọc các biểu thức

- HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào giấy nháp.

(2)

- Các em hãy so sánh giá trị của các biểu thức trên.

- Vậy ta có (7 x 15): 3 = 7 x (15: 3) - Biểu thức (9 x 15): 3 có dạng như thế nào?

- Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào?

- Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15): 3? (Gợi ý dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 9 x (15: 3) và biểu thức (9: 3) x 15 + 9; 5 là gì trong biểu thức (9 x15): 3?

+ Qua hai ví dụ em hãy rút ra qui tắc tính?

=> GV kết luận: công thức

( a x b): c = a: b x c = a : c x b( Lưu ý trong trường hợp a chia hết cho b hoặc c)

3. Luyện tập, thực hành Bài 1:Tính bằng hai cách:

+ GV gọi HS lên bảng.

- Nhận xét

+ Khi chia một tích cho một số, em làm thế nào?

= > Củng cố tính chất chia một tích cho một số.

Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.

- GV ghi biểu thức (25 x 36): 9

+ Yêu cầu HS tính cách nào thuận tiện nhất.

+ Tại sao không thực hiện luôn 25 x 36?

+ Vì sao không lấy 25 : 9?

=> GV chốt : Vì ở cách làm thứ nhất ta phải thực hiện nhân số có hai chữ số với số có hai chữ số (25 x 36) rất mất thời gian ; còn ở cách làm thứ hai ta được thực hiện một phép chia trong bảng (36: 9) đơn giản, sau đó lấy 25 x 4 là phép tính nhân nhẩm được. Củng

(7 x 15): 3 = 105: 3 = 35 7 x (15: 3) = 7 x 5 = 35

- Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau là 45.

- Có dạng là một tích chia cho một số.

- Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135: 3

= 45.

- Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 (Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15).

- Là các thừa số của tích (9 x 15).

+ HS nêu qui tắc. (SGK)

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

a. (8 x 23): 4 (8 x 23): 4 = 184: 4 = 46 = (8: 4) x 23 = 2 x 23 = 46 b. (15 x 24): 6 (15 x 24): 6 = 360: 6 = 60 = 15 x (24: 6) = 15 x 4 = 60 - Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài

Cách 1: (25 x 36): 9 = 900: 9 = 100 Cách 2: (25 x 36): 9 = 25 x (36: 9) = 25 x 4 = 100

(3)

cố tính chất chia một tích cho một số và vận dụng để tính cho thuận tiện.

Bài 3: (5’)

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài cho biết gì? Bài tập yêu cầu gì?

+ Muốn tìm được số vải cửa hàng đã bán em phải biết gì?

+ Làm thế nào để tính được số vải cửa hàng có?

+ Để tính được số vải cửa hàng đã bán em làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS lên bảng.

- Chữa bài. Nhận xét đúng-sai.

+ Để có được kết quả 30m, bạn đã làm thế nào?

+Ai có cách giải khác?

= > GV chốt: Củng cố tính chất chia một tích cho một số, vận dụng để giải bài toán có lời văn. Lưu ý luôn lụa chọ cách dễ dàng nhất để giải toán.

- GV gọi HS nhắc lại quy tắc chia một số cho một tích.

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu - HS trả lời

- HS làm bài + Cách 1:

Bài giải

Cửa hàng có số vải là:

30 x 5 = 150 ( m)

Của hàng đã bán số mét vải là:

150 : 5 = 30 ( m )

Đáp số : 30 m vải.

+ Cách 2:

Cửa hàng đã bán số tấm vải là:

5 : 5 = 1 ( tấm vải)

Cửa hàng đã bán số mét vải là:

30 x 1 = 30(m)

Đáp số: 30m vải.

+ Cách 3:

Nếu mỗi tấm cứ bán đi 1/5 của nó thì mỗi tấm vải bán đi là:

30 : 5 = 6(m)

Số vải cửa hàng đã bán đi là:

6 x 5 = 30(m)

Đáp số: 30m vải.

- HS nêu

+ HS đọc lại qui tắc tính.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

(4)

LTVC

LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập kiến thức về câu hỏi.

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu ; nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt CH với các từ nghi vấn ấy ; Bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi

- HS có ý thức sử dụng câu hỏi đúng mục đích.

* Giảm tải bài tập 2,5.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: 4 bảng nhóm, bút dạ, UDCNTT - HS: vở BT, bút, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

* Khởi động:

- GV cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật (gồm 6 ô chữ).

+ Chia lớp thành 3 đội.

+ Mỗi đội được quyền chọn 1 ô chữ và tham gia 2 lượt chơi.

+ Đội nào trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi trong ô chữ thì được tặng 1 bông hoa đỏ.

VD: + Câu hỏi dùng để làm gì?

+ Cho ví dụ về câu hỏi?

+ Hãy đặt 1 câu hỏi dùng để hỏi người khác.

+ Hãy đặt 1 câu hỏi dùng để tự hỏi mình.

+ Hãy nêu một số từ nghi vấn thường dùng trong câu hỏi.

+ Khi viết câu hỏi phải lưu ý điều gì?.

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

* Kết nối:

=> Vừa rồi các con đã được tham gia

- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.

+ Câu hỏi dùng để hỏi về những điều chưa biết.

+ VD: Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

+ VD: Bạn đang làm gì đấy?

+ VD: Sao mình đãng trí thế nhỉ?

+ Ai, gì, nào, sao, không,...

+ Khi viết,cuối câu hỏi phải có dấu chấm hỏi.

- HS lắng nghe.

(5)

trò chơi để ôn lại những kiến thức đã học về câu hỏi. Nhằm giúp các con vận dụng những kiến thức đã học vào thực hành, hôm nay, cô – trò chúng ta sẽ cùng nhau luyện tập về câu hỏi.

GV ghi bảng: “Luyện tập về câu hỏi”.

2. Luyện tập thực hành (30 phút) Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS đặt câu GV hỏi: Ai còn cách đặt câu khác?

- Nhận xét chung về các câu hỏi của HS .

- Chốt: Củng cố về tác dụng của câu hỏi; cách vận dụng trong nói, viết và cách đặt câu hỏi.

Bài 3:Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, 2 cặp làm bảng phụ.

- Gọi đại diện cặp trình bày.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- HS tự làm bài rồi đọc cho bạn ngồi cùng bàn nghe và sửa chữa cho nhau.

- Lần lượt HS nói câu mình đặt.

a) Ai hăng hái nhất và khỏe nhất?

Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?

b) Trước giờ học, chúng em thường làm gì?

Chúng em thường làm gì trước giờ học?

c) Bến cảng như thế nào?

d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc thành tiếng

- HS làm bài theo cặp, 2 cặp làm bảng phụ.

- Đại diện 2 cặp làm bảng phụ trình bày, các cặp khác nhận xét, bổ sung.

a) Có phải chú bé Đất trở thành Đất Nung không?

b) Chú bé Đất trở thành Đất Nung, phải không?

c) Chú bé Đất trở thành Đầt Nung à?

- Theo dõi, chữa bài.

(6)

- Chốt: Củng cố đặc điểm của câu hỏi và cách nhận biết câu hỏi.

Bài 4:Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.

+ Gọi HS đọc lại các từ nghi vấn ở bài tập 3.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn.

- Nhận xét HS về cách đặt câu.

- Chốt: Củng cố cách đặt câu hỏi với các cặp từ, từ nghi vấn.

- Trình chiếu 1 số câu GV đặt.

3. Hoạt động vận dụng (5 phút) + Xây dựng 1 đoạn hội thoại giữa em và bạn cùng lớp, trong đoạn hội thoại có sử dụng câu hỏi.

- Gọi HS trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Các từ nghi vấn:

có phải – không?

phải không?

à?

- 3 HS lên bảng đặt câu, dưới lớp đặt câu vào vở.

+ Có phải cậu học lớp 4 A1 không?

+ Cậu muốn chơi với chúng tớ lắm phải không?

+ Bạn thích chơi đá bóng à?

- HS nhận xét, chữa bài của bạn.

- Theo dõi, chữa bài.

- Lắng nghe.

- HS thực hiện yêu cầu.

-2-3 HS trình bày.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

(7)

Ngày soạn: Ngày 27 tháng 11 năm 2021

Ngày soạn: Thứ ba, ngày 30 tháng 11 năm 2021 TOÁN

CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học.

- Cả lớp làm bài 1, bài 2(a), bài 3(a).

- HSNK làm cả các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Thẻ số 5; 50 ; Bảng phụ, UDCNTT - HS: VBT

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(5 phút)

* Khởi động:

- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?

- Đưa ra 2 phép tính lên bảng và các thẻ số 5; 5; 50; yêu cầu HS lựa chọn đáp án bằng cách gắn thẻ số vào kết quả các phép tính.

- Bạn nào đúng và nhanh hơn bạn đó thắng cuộc.

- Nhận xét; đánh giá.

* Kết nối:

- Các phép chia trên có số bị chia và số chia đều có chữ số tận cùng là chữ số 0.

Để thực hiện phép chia ngắn gọn và chính xác kết quả chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua giờ học hôm nay.

2. Hình thành kiến thức mới (15 phút):

+ Ví dụ 1: 320 : 40 ( GV trình chiếu) - Nhận xét về số bị chia và số chia?

- Yêu cầu Hs áp dụng tính chất một số chia cho một tích để tính.

Vậy 320 : 40 = 8

- Em có nhận xét gì về kết quả của 320 : 40 và 32 : 4 .

- Em có nhận xét gì về 320 và 32, 40 và 4.

- 2 học sinh lên thi 50 : 10 = 5

500 : 100 = 5

- Lớp nhận xét, tuyên dương.

- 1 học sinh đọc phép chia

- 320 và 40 đều có tận cùng là chữ số 0.

- Tến hành một số chia cho một tích.

320 : 40 = 320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - Kết quả của

320 : 40 = 32 : 4 .

- 320 hơn 32 là 10 lần

(8)

- Vậy khi thực hiện 320 : 40 ta chỉ cần xoá đi 1 chữ số 0 ở tận cùng 320, 40 rồi lấy 32 : 4.

- Yêu cầu HS đặt tính.

+ Ví dụ 2: 32000 : 400 - Nhận xét: kết quả 32000 400 và 320 : 4 ?

- Khi thực hiện phép chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 ta làm thế nào?

- Kết luận: Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể cùng xóa một, hai, ba,... chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như thường.

3. Luyện tập thực hành (10 phút):

Bài tập 1: Tính - Gọi hs đọc yêu cầu.

- Hướng dẫn mẫu.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Nhận xét chữa bài . - Nêu lại cách làm ?

- Muốn chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 ta có thể làm thế nào?

*Kết luận: Chia 2 số có tận cùng là các chữ sô 0, ta cùng xóa 1, 2,3... chữ số 0 tận cùng của số chia và số bị chia, rồi ta chia bình thường.

Bài tập 2: Tìm x:

- Gọi HS đọc yêu cầu - Cho HS trao đổi cặp đôi.

- Gọi hs đọc bài, nhận xét bài.

40 hơn 4 là 10 lần 320 40

0 8

- 1 Hs thực hiện

- 1 Hs lên bảng làm bài.

32000 :400 = 32000 :(100 x 4) = 32 000 : 100 : 4 = 320 : 4

32 000 400 0 0 80 0

- ...ta chỉ cần xoá đi 1 chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia.

- 2 HS đọc kết luận SGK.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài - Làm bài cá nhân.

- Nhận xét bài làm của bạn.

420 : 60 = 7 85 000 : 500 = 17 4 500 : 500 = 9 92 000 : 400 = 230 - 2 hs nêu

- 1 Hs đọc yêu cầu .

- 2 cặp làm bài vào bảng phụ.

x x 40 = 25 600 x = 25 600 : 40 x = 640

x x 90 = 37 800 x = 37 800 : 90 x = 420

- Lấy tích chia cho thừa số đã biết .

(9)

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

- Kết luận: Ta đã chia 2 số có tận cùng là chữ số 0 vào tìm thừa số chưa biết.

Khi chia 2 số có tận cùng là chữ số 0,ta xóa bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xóa bấy nhiêu chữ số 0 tận cùng của số bị chia. Sau đó thực hiện phép chia như thường.

Bài tập 3: (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu Hs tự làm bài và chữa.

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

* Củng cố dặn dò:

- Hệ thống kiến thức: Qua giờ học hôm nay các em đã thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 và vận dụng giải được bài toán có lời văn liên quan đến tình huống trong cuộc sống.

- Nhận xét tiết học.

- 1 Hs đọc bài toán

- Có 180 tấn hàng xếp lên các toa xe.

Mỗi toa chở 20 tấn.

- ... cần mấy toa xe loại đó.

- Hs tự làm.

Bài giải

a, Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là

180 : 20 = 9 ( toa xe )

Đáp số : 9 toa xe

b, Nếu mỗi toa xe chở được 30 tấn hàng thì cần số toa xe là

180 : 30 = 6 ( toa xe )

Đáp số : 6 toa xe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

KỂ CHUYỆN BÚP BÊ CỦA AI?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết gìn giữ, yêu quí đồ chơi.

- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê (BT2).

- GD HS phải biết quý trọng, giữ gìn đồ chơi, biết yêu quý mọi vật quanh mình.

(10)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa truyện trong SGK, trang 138 UDCNTT - HS: SGK, bút dạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(5p)

* Khởi động

- GV cho HS múa hát theo nhạc.

*Kết nối:

- GV dẫn vào bài.

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành kiến thức mới: (10p) GV kể chuyện:

- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.

- Lời búp bê lúc đầu: tủi thân, sau:

sung sướng.

- Lời lật đật: oán trách.

- Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh.

- Lời cô bé: dịu dàng, ân cần.

- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ

vào tranh minh họa.

- HS lắng nghe, phân biệt, nhận biết lời các nhân vật

- GV lắng nghe, quan sát tranh 3. Luyện tập thực hành:( 20p)

a. Viết lời thuyết minh

- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh.

- Nhận xét, sửa lời thuyết minh.

b. Kể chuyện bằng lời của búp bê.

+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào?

+ Khi kể phải xưng hô như thế nào?

- Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đáp án:

- Tranh 1: Búp bê bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.

Tranh 2: Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị cóng lạnh, tủi thân khóc.

Tranh 3: Đêm tối, không có váy áo, búp bê bỏ cô chủ, đi ra phố.

Tranh 4: Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô.

Tranh 5: Cô bé may váy áo mới cho búp bê.

Tranh 6: Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới.

Cá nhân – Nhóm 4 – Lớp + Kể chuyện bằng lời của búp bê là mình đóng vai búp bê để kể lại truyện.

+ Khi kể phải xưng tôi hoặc tớ, mình, em.

(11)

- Gọi 1 HS kể mẫu trước lớp.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.

GV có thể giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.

*Giúp đỡ hs M1+M2 kể được câu truyện.

Hs M3+M4 kể được lưu lát lời kể của búp bê.

c.Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:

+ Câu chuyện muốn nói tới các em điều gì?

4. Vận dụng (5p)

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- Kể lại câu chuyện bằng lời của Nga

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

- Lắng nghe.

Tôi là một con búp bê rất đáng yêu.

Lúc đầu, tôi ở nhà chị Nga. Chị Nga ham chơi, chóng chán. Dạo hè, chị thích tôi, đòi bằng được mẹ mua tôi.

Nhưng ít lâu sau, chị bỏ mặc tôi trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác. Chúng tôi ai cũng bị bụi bám đầy người, rất bẩn.

- HS kể cá nhân – Chia sẻ nhóm – Cử đại diện kể trước lớp

- HS nhận xét bạn kể.

- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai hay nhất, kể hay nhất.

+ Phải biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi + Đồ chơi cũng là một bạn tốt của mỗi chúng ta.

+ Búp bê cũng biết suy nghĩ,hãy biết quý trọng tình bạn của nó.

+ Đồ chơi cũng có tình cảm với chủ, hãy biết yêu quý và giữ gìn chúng …

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

(12)

TẬP ĐỌC

CHÚ ĐẤT NUNG (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).

- GD HS tính kiên trì trong học tập và rèn luyện

* GD QTE: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu được người khác. ( HĐ củng cố)

* KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân/ Thể hiện sự tự tin II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 139/SGK UDCNTT - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3p)

* Khởi động:

+ Hs đọc bài “ Chú Đất Nung . ” + Tại sao chú bé Đất quyết định thành chú Đất Nung?

* Kết nối:

- GV dẫn vào bài mới

- 1 HS đọc

+ Vì chú muốn xông pha, làm được nhiều việc có ích.

2. Luyện tập thực hành: (10p) 2.1. Luyện tập

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: đọc chậm rãi ở câu đầu, giọng hồi hộp, căng thẳng khi tả nỗi nguy hiểm mà nàng công chúa và chàng kị sĩ phải trải qua. Lời chàng kị sĩ và nàng công chúa lo lắng, căng thẳng, khi gặp nạn ngạc nhiên, khâm phục khi gặp lại Đất Nung: Lời Đất Nung, thẳng thắn, chân thành, bộc tuệch.

- GV chốt vị trí các đoạn

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Hai người bột … tìm công chúa.

+ Đoạn 2: Gặp công chúa… chạy trốn.

+ Đoạn 3: Chiếc thuyền …đến se lại bột.

+ Đoạn 4: Hai người bột đến hết - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện

(13)

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- Yêu cầu đặt câu để hiểu rõ thêm nghĩa của từ hoảng hốt

các từ ngữ khó (buồn tênh, nắp lọ, con ngòi, nước xoáy, cộc tuếch,...)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)->

Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển - Các nhóm báo cáo kết quả đọc

- 1 HS đọc cả bài (M4) 2.2. Tìm hiểu bài: (20p)

- Gọi HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.

+ Kể lại tai nạn của hai người bột.

+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?

+ Vì sao chú Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột?

+ Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?

- HS đặt tên khác cho truyện.

- Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện

- 1 HS đọc

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi

- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:

+ Hai người bột sống trong lọ thủy tinh rất buồn chán. Lão chuột già cạy nắp tha nàng công chúa vào cống, chàng kị sĩ phi ngựa đi tìm nàng và bị chuột lừa vào cống. Hai người cùng gặp lại nhau và cùng chạy trốn. Chẳng may họ bị lật thuyền, cả hai bị ngâm nước nhũn cả chân tay.

+ Khi thấy hai người bột gặp nạn, chú liền nhảy xuống,vớt họ lên bờ phơi nắng.

+ Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, chịu được nắng mưa nên không sợ bị nước, không sợ bị nhũn chân tay khi gặp nước như hai người bột.

+ Câu nói của Đất Nung ngắn gọn, thông cảm cho hai người bột chỉ sống trong lọ thủy tin, không chịu được thử thách /Câu nói đó khuyên mọi người đừng quen cuộc sống sung sướng mà không chịu rèn luyện mình/...

- Tiếp nối nhau đặt tên.

 Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

 Lửa thử vàng, gian nan thử sức

 Đất Nung dũng cảm.

 Hãy rèn luyện để trở thành người có ích.

Ý nghĩa: Truyện ca ngợi chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đỏ đã trở thành người hữu ích, chịu

(14)

* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài.

được nắng mưa, cứu sống hai người bột yếu đuối.

- HS ghi lại ý nghĩa của bài vào vở.

2.3. Luyện đọc diễn cảm:

+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật

- Yêu cầu đọc phân vai cả bài

- GV nhận xét chung 3. Vận dụng (5 p)

- Em học được điều gì từ chú Đất Nung?

- Liên hệ, giáo dục ý chí rèn luyện qua gian khó

- Kể lại toàn bộ câu chuyện Chú Đất Nung

* Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- 1 HS nêu lại - 1 HS đọc toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai

- Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn.

+ Muốn trở thành người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

THỂ DỤC

BÀI 25: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “CHIM VỀ TỔ”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1.Về phẩm chất:

- Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước các động tác vươn thở và tay tay, chân, lườn, bụng , toàn thân và nhảy , điều hòa của bài thể dục phát triển chung, trò chơi chim về tổ , đua ngựa trong sách giáo khoa.

(15)

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi .

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh và thực hiện được động tác vươn thở và tay tay, chân, lườn, bụng , toàn thân và nhảy , điều hòa của bài thể dục phát triển chung, trò chơi chim về tổ và đua ngựa.

-Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện động tác vươn thở và tay tay, chân, lườn, bụng , toàn thân và nhảy , điều hòa của bài thể dục phát triển chung, trò chơi chim về tổ và đua ngựa .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Địa điểm: Sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. HĐ mở đầu 1. Nhận lớp

- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.

-Hỏi thăm sức khỏe của HS và trang phục tập luyện.

2. Khởi động

- Giáo viên di chuyển và quan sát, chỉ

dẫn cho HS thực hiện.

* Lưu ý: Khi khởi động GV nên kết hợp với âm nhạc nhằm tạo sự hưng phấn tích cực hơn cho HS trong giờ học.

- GV hướng dẫn chơi

- ĐH lớp tập trung

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình của lớp học cho GV.

-SĐ ĐH khởi động

€ € € € €

€ €

€

- HS Chơi trò chơi.

II. HĐ hình thành kiến thức

- GV cùng HS nêu động tác để HS biết HS chú ý quan sát.

- Khi làm mẫu GV kết hợp nêu điểm cơ bản, trong tâm của động tác để HS dễ nhớ.

- Nêu những sai thường mắc và cách khắc phục cho HS khi thực hiện động

-Đội hình HS quan sát GV làm mẫu động tác.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

€€€€€€€€

€€€€€€€

- HS quan sát lắng nghe GV chỉ dẫn,

€

(16)

tác.

- GV quan sát, chỉ dẫn HS thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu đạt.

- GV tổ chức cho HS luyện tập các nội dung dưới hình thức:

- Luyện tập đồng loạt.

- GV HD QS chung.

- GV quan sát chỉ dẫn HS thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt.

- GV quan sát sửa sai cho HS.

- GV mỗi nhóm cử người đại diện lên thi đua – trình diễn.

- GV nhận xét, đánh giá.

c. Trò chơi vận động:

- Trò chơi “Chim về tổ”.

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi cho HS chơi theo trình tự, tổ chức của trò chơi.

- Cho HS chơi thử và chơi chính thức và phân thắng thua.

- GV nêu câu hỏi…

- Hướng dẫn HS trả lời.

- GV hướng dẫn HS tập.

nhận xét để vận dụng vào tập luyện

- Đội hình tập luyện đồng loạt.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

-ĐH tập luyện theo tổ.

€ € € €

€ € €

€ €

€

€ €

€ € -Đội hình luyện tập theo cặp đôi

€€€€€€€

€

€€€€€€€

+ Yêu cầu: 1 HS tập; 1 HS quan sát và nhận xét bạn tập.. Sau đó 2 HS đổi vị trí cho nhau.

-Thực hiện thi đua giữa các tổ.

+ HS quan sát bạn trình diễn, đưa ra nhận xét của cá nhân..

€€€€€€€

€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

- HS Chơi trò chơi.

- HS tích cực tham gia trò chơi . -HS quan sát trả lời.

- Cả lớp tập luyện.

III. HĐ kết thúc: -Đội hình hồi tĩnh

€

(17)

a. Hồi tĩnh

- Thả lỏng cơ toàn thân.

-Trò chơi: Chim bay cò bay.

b. Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

- GV nhận xét kết quả, ý thức, thái độ của HS

2. Nhận xét và hướng dẫn tự tập luyện ở nhà

-Hướng dẫn HS tập luyện ở nhà.

3. Xuống lớp.

€€€€€€€

€ €€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

-HS tập trung thực hiện được theo chỉ

dẫn của GV đưa cơ thể về trạng thái bình thường 1 cách hợp lý.

- Đội hình nhận xét kết thúc giờ học.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

CHIỀU:

KHOA HỌC

KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? (BTNB) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được các tính chất của không khí

- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống:

bơm xe,...

- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí:

trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra.

- GDHS giữ gìn bảo về không khí, môi trường xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các hình minh hoạ trang 64, 65 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- HS: Chuẩn bị theo nhóm: 1 cốc thủy tinh rổng, một cái thìa, bong bóng có nhiều hình dạng khác nhau, chai nhựa rỗng với các hình dạng khác nhau, ly rỗng với các hình dạng khác nhau, bao ni long với các hình dạng khác nhau, bơm tiêm bơm xe đạp, quả bóng

(18)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (4p)

* Khởi động:

- GV cho HS múa hát theo nhạc.

* Kết nối:

+ Em hãy nêu một ví dụ chứng tỏ không khí có mặt xung quanh ta?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS múa hát theo nhạc tại chỗ.

- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT

- 1, 2 HS trả lời

2. Hình thành kiến thức mới: (30p) 1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:

GV: Ở bài trước chúng ta đã biết không khí có ở xung quanh ta, có ở mọi vật. Vậy không khí củng đang tồn tại xung quanh các em, trong phòng học này em có suy nghĩ gì về tính chất của không khí ? 2. Biểu tượng ban đầu của HS:

- GV yêu cầu học sinh ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vỡ ghi chép khoa học về tính chất của không khí, sau đó thảo luận nhóm 6 để ghi lại trên bảng nhóm

VD: một số suy nghĩ ban đầu của học sinh

3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi - Từ việc suy đóan của học sinh do các cá nhân (các nhóm) đề xuất. GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu , sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về tính chất của không khí

VD: Các câu hỏi liên quan đến tính chất

Nhóm 6 - Lớp

- Học sinh lắng nghe suy nghĩ trả lời

+ không khí có mùi, không khí nhìn thấy được

+ không khí không có mùi, chúng ta không nhìn thấy được không khí + không khí có vị lợ, không có hình dạng nhất định

+ chúng ta có thể bắt được không khí + không khí có rất nhiều mùi khác nhau

(19)

của không khí do học sinh nêu :

- GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sữa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về tính chất của không khí ). VD câu hỏi GV cần có:

+ không khí có màu, có mùi, có vị không?

+ không khí có hình dạng không?

+ không khi có thể bị nén lại hoặc và bị giãn ra không?

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời các câu hỏi trên

4. Thực hiện phương án tìm tòi :

- GV yêu cầu HS viết dự đoán vào vỡ ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu với các mục :

Câu hỏi, dự đoán, cách tiến hành, kết luận rút ra

- GV gợi ý để các em làm các thí nghiệm như sau:

* Để trả lời câu hỏi không khí có màu có mùi, có vị không?, GV sử dụng các thí nghiệm : Sử dụng một cốc thủy tinh rổng GV có thể xịt nước hoa hoặc rẫy dầu gió vào không khí để học sinh hiểu các mùi thơm ấy không phải là mùi của không khí

* Để trả lời câu hỏi không khí có hình dạng nào ? GV sử dụng các thí nghiệm :

*Để trả lời câu hỏi không khí có bị nén lại và giản ra không ? GV sử dụng các thí nghiệm:

+ không khí có mùi gì ?

+ chúng ta có thể nhìn thấy không khí được không ?

+ không khí có vị gì ? + không khí có vị không?

+ không khí có hình dạng nào ?

+ chúng ta có thể bắt được không khí không ?

+ không khí có giản nở không?

- Học sinh có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV để các em tiến hành làm các thí nghiệm mà các em đề xuất.

- HS tiến hành sờ, ngửi, quan sát phần rổng của cốc. HS có thể dung thìa múc không khí trong ly để nếm - - HS kết luận: không khí trong suốt, không có màu, không có mùi và không có vị .:

+ phát cho học sinh các quả bong bóng với những hình dạng khác nhau (tròn , dài …..) yêu cầu các nhóm thổi căng các quả bóng.

+ phát cho các nhóm các bình nhựa với các hình dạng, kích thước khác nhau , yêu cầu học sinh lấy không khí ở một số nơi như sân trường, lớp học, trong tủ….

- HS kết luận: không khí không có hình dạng nhất định

+ GV có thể cho HS tiến hành các thí nhiệm tương tự với các cái ly có hình dạng khác nhau hoặc với các tíu nylon to, nhỏ khác nhau

+ sử dụng chiếc bơm tiêm, bịt kín đầu dưới của bơm tiêm bằng một ngón

(20)

5. Kết luận kiến thức:

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm. Qua các thí nghiệm, học sinh có thể rút ra được kết luận :

- GV hướng dẫn học sinh so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức

- GV yêu cầu HS dựa vào tính chất của không khí để nêu một số ứng dụng trong cuộc sống hằngngày

* Củng cố dặn dò:

- Nêu lại tính chất của không khí.

- Nhận xét tiết học.

tay, nhấc pittông lên để không khí tràn vào đầy thân bơm. Dùng tay ấn đầu trên của chiếc bơm bittông của chiếc bơm tiêm sẽ đi xuống thả tay ra, bittông sẻ di chuyển về vị trí ban đầu - HS kết luận: không khí có thể bị nén lại hoặc bị giản ra

Không khí không màu không mùi, không vị; không khí không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và bị giản ra

- Ghi nhớ tính chất của không khí - Nêu những ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống hàng ngày.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

LỊCH SỬ

NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp

- Nêu được tác dụng của việc nhà Trần đắp đê với đời sống và sản xuất nông nghiệp; Xác định được vai trò to lớn của nhà Trần với sự phát triển nông nghiệp;

Chỉ trên lược đồ một số con sông miền Bắc - HS có thái độ tôn trọng lịch sử.

(21)

* BVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống).

Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Cảnh đắp đê dưới thời Trần UDCNTT + Lược đồ sông chính Bắc Bộ - HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (4p)

*Khởi động:

Trò chơi: Chiếc hộp bí mật - Trả lời các câu hỏi sau:

+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?

+ Nhà Trần làm gì để củng cố xây dựng đất nước?

- GV nhận xét, khen/ động viên.

* Kết nối:

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- Cả lớp hát kết hượp với chuyền tay nhau chiếc hộp bí mật có câu hỏi.

+ Lý Huệ Tông không có con trai, truyền ngôi cho con gái.. .

+ Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội, .

2. Hình thành kiến thức mới: (25p) HĐ1: Lí do nhà Trần đắp đê

- Yc HS đọc thầm “Thời nhà Trần.. . cha ta”

+ Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là nghề gì?

+ Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông?

+ Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?

+ Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin.

- GV: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Đó là lí di nhà Trần quan tâm tới việc đắp đê.

Cá nhân – Lớp

- HS đọc thầm” Thời nhà Trần.. . cha ta”

+ Nông nghiệp.

+ Sông ngòi chằng chịt. Có nhiều sông như: sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả…

+ Là nguồn cung cấp nước cho việc gieo trồng và cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng.

- Vài HS kể.

- Lắng nghe

(22)

HĐ2: Nhà Trần đắp đê

- Yc HS đọc thầm “Nhà Trần.. . đắp đê”

+ Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần.

*KL: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê; hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.

HĐ3: Tác dụng của việc đắp đê

+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?

- GV nhận xét, kết luận: Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, công cuộc đắp đê, trị thuỷ cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết.

3. Vận dụng (5p).

- Liên hệ giáo dục BVMT: Ở địa phương em có sông gì? nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?

- Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố. Vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm? Muốn hạn chế ta phải làm gì?

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

Nhóm 2 – Lớp

- HS đọc thầm “Nhà Trần.. . đắp đê”

- HS trao đổi nhóm đôi và báo cáo kết quả:

+ Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi việc đắp đê

+ Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê.

+ Có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.

- Lắng nghe

Cá nhân – Lớp

+ Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển.

- Lắng nghe

+ Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều …

- Do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn …Muốn hạn chế lũ lụt phải cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Sưu tầm tranh ảnh về đê điều và việc đắp đê.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

(23)

...

...

Ngày soạn: Ngày 28 tháng 11 năm 2021

Ngày soạn: Thứ tư, ngày 1 tháng 12 năm 2021 TOÁN

CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

- Vận dụng phép chia cho số có hai chữ số giải được bài toán có lời văn và tìm thành phần chưa biết của phép tính

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: UDCNTT - HS: VBT

III. Các hoạt động dạy và học cơ bản:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Họat động mở đầu(5 phút)

* Khởi động:

- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ong tìm hoa

GV chuẩn bị

+2 bông hoa 5 cánh, trên mỗi cánh hoa ghi các số là kết quả của 5 phép tính.

+12 chú ong trên mình ghi các phép tính 450: 90 420: 60; 8100: 90 3200: 40 3500: 70 672: 21 Cách chơi

+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong ở bên dưới không theo trật tự: Trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả.

- Yêu cầu 2 đội lên bảng chơi theo hình

thức tiếp sức. - Hai đội mỗi đội 4 em xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng

(24)

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

* Kết nối:

- Em có biết vì sao chú ong mang phép chia 672: 21 không tìm được cánh hoa của mình?

- Để giúp chú ong mang phép chia 672: 21 tìm được cánh hoa của mình, cô cùng các em tìm hiểu cách chia cho số có hai chữ số 2. Hình thành kiến thức mới (13 phút) - Đưa phép chia: 672 : 21 ( Trình chiếu) - Nhận xét về số chia ?

- Yêu cầu Hs sử dụng tính chất 1 số chia cho 1 tích tìm kết quả.

- Vậy 672 : 21 bằng bao nhiêu.

- Hướng dẫn Hs đặt tính rồi tính như chia cho số có một chữ số.

- Ta thực hiện chia theo thứ tự nào 672 21

63 32 42 42 0

- Đưa ví dụ 2: 779 :18 = ? 779 18 72 43 59 54 5

- So sánh số dư và số chia . - Lưu ý Hs cách ước lượng.

- Em hãy so sánh hai phép chia vừa thực hiện

- GV chốt cách thực hiện phép chia.

3. Luyện tập thực hành (10 phút) Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:

- Gọi hs đọc yêu cầu.

- Yêu cầu Hs tập ước lượng.

- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 4 hs làm phiếu BT trên giấy A3

- Gọi hs nhận xét.

- Theo dõi, nhận xét thống nhất kết quả.

3 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.

- Vì trên bông hoa không có kết quả của chú ong

- Lắng nghe

- 1Hs đọc phép chia.

- Có 2 chữ số.

67 : 21 = 67 : (3 7)

= 67 : 3 : 7 = 224 :7 = 32 672 : 21 = 32

- 1 Hs đặt tính - Từ trái sang phải - 1 Hs thực hiện - 1 Hs nhắc lại

- 1 Hs lên bảng làm bài.

- Hs nêu lại cách đặt tính rồi tính.

- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.

- Phép chia thứ nhất là phép chia hết

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Tự làm và chữa bài.

Hs nhận xét

*Kết quả:

(25)

- Nêu lại cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số ?

Bài tập 2: (12 phút) - Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Muốn biết mỗi phòng có mấy bộ bàn ghế ta làm như thế nào?

- Khuyến khích Hs làm cách ngắn gọn.

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 3:

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi vở kiểm tra chéo bài nhau.

- Gọi HS đọc bài, nhận xét.

- Nhận xét.

- Nêu lại cách tính?

- Chốt, củng cố bài.

* Củng cố dặn dò:

- Muốn thực hiện chia cho số có hai chữ số ta làm như thế nào.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

a. 12

16 (dư 20) b. 7

7 ( dư 5)

- HS nêu lại cách thự hiện.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Xếp đều 240 bộ bàn ghế vào 15 phòng học.

- Hỏi mỗi bàn xếp được bao nhiêu ghế.

- Lấy 240 : 15

Bài giải:

Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là : 240 : 15 = 16 (bộ )

Đáp số: 16 bộ

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 1 HS phân tích đầu bài.

- 2 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở.

- 2 Hs đọc bài làm và chữa bài.

Đáp án: a, x = 21 b, x = 47

- 2 học sinh trả lời gồm 2 bước:

+ Đặt tính + Tính

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

TẬP LÀM VĂN THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(26)

- Hiểu được thế nào là miêu tả (ND Ghi nhớ).

- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung (BT1, mục III);

bước đầu viết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa (BT2).

- HS tích cực, tự giác học bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: UDCNTT

- HS: SBT, vở viết văn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(5p)

* Khởi động:

- GV cho HS múa hát theo nhạc.

* Kết nối

- Khi nhà em bị lạc mất con mèo (con chó).

Muốn tìm được đúng con vật nhà mình em phải nói thế nào khi muốn hỏi mọi người xung quanh

- Nói như vậy là em đã miêu tả con mèo (con chó) nhà mình để cho mọi người biết đặc điểm của nó. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được Thế nào là miêu tả.

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

- HS lắng nghe.

2. Hình thành kiến thức mới: (15p) a. Nhận xét

Bài 1: Đoạn văn sau miêu tả những sự vật gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. ( GV trình chiếu đoạn văn)

- YC HS cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được miêu tả.

- Gọi 1 HS phát biểu ý kiến.

Bài 2: Viết vào vở những điều em hình dung được...

- Nhận xét lời kết luận đúng.

- Đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Một HS đọc thành tiếng đoạn văn. HS cả lớp theo dõi. dùng bút chì gạch chân những vật được miêu tả.

- Các sự vật được miêu tả: cây sòi- cây cơm nguội, lạch nước.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm theo nhóm 4 – Chia sẻ lớp

TT Tên sự vật Hình dáng Màu sắc Chuyển động Tiếng động M:

1

Cây sòi cao lớn Lá đỏ

chói lọi

Lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ

(27)

2 Cây cơm nguội Lá vàng rực rỡ

Lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng.

3 Lạch nước trườn trên mấy tảng đá, róc

rách

luồn dưới mấy gốc cây (chảy) ẩm mục

Bài 3: Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Để tả được hình dáng của cây sòi, màu sắc của lá cây sòi,cây cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?

+ Để tả được chuyển động của lá cây tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?

+ Còn sự chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?

+ Muốn miêu tả được sự vật một cách tinh tế, người viết phải làm gì?

* Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được các sự vật ấy. Khi miêu tả người viết phối hợp rất nhiều giác quan để quan sátkhiến cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn, sinh động hơn.

b) Ghi nhớ: .

- Gọi HS đọc ghi nhớ

- Đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi cá nhân

+ Tác giả phải quan sát bằng mắt.

+ Tác giả phải quan sát bằng mắt.

+ Tác giả phải quan sát bằng mắt và bằng tai.

+ Muốn như vậy người viết phải quan sát kĩ bằng nhiều giác quan.

- Lắng nghe.

- 2 – 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

3. Luyện tập thực hành (18p)

Bài 1: Tìm những câu văn miêu tả trong bài “Chú Đất Nung”.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giảng: Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất

- Làm nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a:

- Câu văn: “Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son”.

- Cá nhân – Chia sẻ lớp - HS đọc

- Lắng nghe

(28)

sinh động và hay. Phải có con mắt tinh tế khi nhìn sự vật mới miêu tả được như vậy. Chúng mình cùng thi xem lớp ta ai sẽ viết được những câu văn miêu tả sinh động nhất.

+ Trong bài thơ Mưa, em thích hình ảnh nào?

- Yêu cầu HS viết đoạn văn miêu tả.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 viết đoạn văn.

- HS M3+M4 viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh,...

- Gọi HS đọc bài viết của mình. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS

4. Vận dụng (5p)

- Miêu tả thêm một vài hình ảnh ở BT 2

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

VD:

+ Em thích hình ảnh:

 Sấm ghé xuống sân, khanh khách cười.

 Cây dừa sải tay bơi.

 Ngọn mùng tơi nhảy múa.

 Khắp nơi toàn màu trắngcủa nước.

 Bố bạn nhỏ đi cày về…

- Tự viết bài.

- Đọc bài văn của mình trước lớp.

+ Cây dừa ngoài ngõ oằn mình theo chiều gió. Lá dừa như những cánh tay người đang sải bơi giữa dòng nước trắng xóa, mênh mông.

+ Sấm rền vang rồi bỗng nhiên “đùng đùng, đoàng đoàng” làm cho mọi người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khanh khách.

- Ghi nhớ kiến thức về miêu tả

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi.

- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể

(29)

- Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp

* KNS: Thể hiện thái độ lích sự trong giao tiếp/Lắng nghe tích cực II. DỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét, UDCNTT.

- HS: Vở BT, bút, ..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động :

- GV cho HS múa hát theo nhạc.

* Kết nối:

- Gọi HS đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, làm gì, vì sao,...

- Dẫn vào bài mới

- HS múa hát theo nhạc.

- HS nối tiếp đặt câu

2. Hình thành kiến thức mới (15p) a. Nhận xét

Bài 1: Đọc lại đoạn đối thoại...

- Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú Đất trong truyện Chú Đất Nung. Tìm câu hỏi trong đoạn văn.

Bài 2:

+ Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không chúng được dùng để làm gì

+ Câu “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì?

+ Câu: “Chứ sao” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?

* Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê hay khẳng định, phủ định một điều gì đó.

Bài 3

- Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi.

- Gọi HS trả lời, bổ sung.

+ Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa

Cá nhân- Nhóm 2- Lớp

- HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới câu hỏi.

- Sao chú mày nhát thế?

Nung ấy à?

Chứ sao?

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau để trả lời – Chia sẻ trước lớp + Cả hai câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. Chúng dùng để nói ý chê chú bé Đất.

+ Ông Hòn Rấm hỏi như vậy là chê chú bé Đất nhát.

+ Câu hỏi của ông Hòn Rấm là câu ông muốn khẳng định: đất có thể nung trong lửa

- Lắng nghe

- HS trao đổi nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp

+ Câu hỏi: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không?” không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn.

(30)

biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì?

b. Ghi nhớ:

- GV trình chiếu nội dung phần ghi nhớ.

+ Ngoài tác dụng dùng để hỏi, câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị một điều gì đó.

- HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm.

- HS lấy VD về dùng câu hỏi vào mục đích khác.

3. Luyện tập thực hành (18p)

Bài 1: Các câu hỏi sau đây dùng làm gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý nghĩa khác nhau. Trong khi nói, viết chúng ta cần sử dụng linh hoạt cho lời nói, câu văn bản thêm hay và lôi cuốn người đọc, người nghe hơn.

Bài 2: Đặt câu phù hợp với các tình huống

- Nhận xét, kết luận đáp án đúng.

- Lưu ý cách đặt câu phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bài 3: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi.

- Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a:

- Câu a: Câu hỏi của người mẹ được dùng để yêu cầu con nín khóc.

Câu b: Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách.

Câu c: Câu hỏi của người chị được dùng để thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống.

Câu d: Câu hỏi bà cụ dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ.

- Lắng nghe

- Thực hiện theo nhóm 4 – Chia sẻ lớp

Đ/a:

a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?

b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?

c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?

d) Chơi diều cũng thích chứ?

- Cá nhân – Chia sẻ lớp Đ/a:

a) Tỏ thái độ khen, chê:

- Con mèo nhà em hay ăn vụng. Em

(31)

- Nhận xét, kết luận đáp án đúng.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 bày tỏ mong muốn.

* Củng cố dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Nhắc HS chuẩn bị bài học giờ sau.

mắng nó:

“Sao mày hư thế?”

- Tối qua, bé rất nghịch, bôi mực bẩn hết sách của em. Em tức quá, kêu lên:

“Sao em hư thế nhỉ? Anh không chơi với em nữa”.

b) Khẳng định, phủ định:

- Một bạn chỉ thích học tiếng Pháp.

Em nói với bạn: “Tiếng Anh cũng hay chứ?”

- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi:

“Tiếng Anh thì hay gì?”

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

- Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em dang chăm chú học bài. Em bảo:

“Em ra ngoài cho chị học bài được không?”

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

TẬP LÀM VĂN

CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND Ghi nhớ).

- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).

- Tích cực, tự giác làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144, SGK.UDCNTT - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Bài thể dục: Học sinh biết tên và cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, phối hợp, thăng bằng, nhảy, điều hòa.. - Bật nhảy: Học sinh biết cách

- Hệ thống bài học: Em hãy nhắc lại nội dung bài học ngày hôm nay. - Nhận xét giờ học -

- Bài thể dục: Học sinh biết tên và cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, phối hợp, thăng bằng, nhảy, điều hòa.. - Bật nhảy: Học sinh biết cách

[r]

- GV quan sát sửa sai cho học sinh - Chia tổ ôn luyện 7 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung.. - GV

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.. - Biết cách chơi và tham gia

[r]

-Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện động tác vươn thở và tay tay, chân, lườn, bụng , toàn thân và nhảy ,