• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 8/ 4/ 2021

Ngày giảng:...

Tiết 29 Bài 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:

- Vì sao cần phải bảo vệ tổ quốc.

- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân.

- Trách nhiệm của bản thân.

2. Kỹ năng:

- Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ trất tự, an ninh ở nơi cư trú và trong trường học.

- Tuyên truyền vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

* Tích hợp kỹ năng sống:

- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định, thu thập và xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ, tư duy phê phán ( Biết phê phán những hành vi không bảo vệ tổ quốc của công dân)

3. Thái độ:

- GD đạo đức: Hòa bình, tôn trọng, trách nhiệm, tích cực, tự giác.

+ Hiểu được vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc.

+ Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

+ Sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc khi đến tuổi.

1. Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: Yêu lao động, yêu con người, yêu đất nước.

- Năng lực tự học, tự giác chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV - Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

- Tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

* Tích hợp:

- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định, tư duy phê phán, thu thập và xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ.

- Giáo dục đạo đức: HÒA BÌNH, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TÍCH CỰC, TỰ GIÁC

+ Hiểu được vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc.

+ Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

(2)

+ Sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc khi đến tuổi.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của thầy:

- Hiến pháp 1992, luật nghĩa vụ quân sự, Bộ luật hình sự 1990

- Tranh ảnh về các hoạt động nghĩa vụ quân sự, các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.

2. Chuẩn bị của trò:

- SGK, nghiên cứu bài, trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu những tấm gương tiêu biểu hi sinh vì sự nghiệp bảo về tổ quốc.

III- Phương pháp:

1. Phương pháp: Giảng giải, đối thoại, nêu vấn đề, dẫn chứng thực tế.

2. Kỹ thuật: Động não, thảo luận nhóm, xử lý tình huống, bày tỏ thái độ, trình bày một phút.

IV. Tiến trình lên lớp- giáo dục 1. Ổn định tổ chức(2’) 2. Kiểm tra bài cũ(5’):

? Học sinh lớp 9 có quyền tham gia, góp ý về quyền trẻ em không?

a. Được quyền tham gia.

b. Đây là việc của phụ huynh và thầy cô giáo.

? Nêu ví dụ về việc làm trực tiếp, gián tiếp cảu bố mẹ em thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục đích: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Thời gian: (2 phút.)

- Phương pháp: Trực quan Kĩ thuật: Phân tích hình ảnh - Phương tiện, tư liệu: hình ảnh

- Giáo viên giới thiệu bài thơ thần của Lí Thường Kiệt trong một đêm chờ đánh giặc Tống:

"Sông núi nước Nam, Vua Nam ở, Giành giành đã định tại thiên thư

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời"

- Bác Hồ của chúng ta đã khẳng đinh chân lí của Bác Hồ khi nói về độc lập tự do.

=> Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm của công dân Việt Nam trong việc bảo vệ tổ quốc giành lấy độc lập tự do, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

- Mục đích: Cung cấp cho học sinh những hình ảnh về các lực lượng tham gia bảo vệ tổ quốc. HS biết khái quát thành nội dung bài học

+ Thế nào là bảo vệ tổ quốc + Tại sao phải bảo vệ Tổ quốc.

(3)

+ Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của CD.

+ Cách rèn luyện - Thời gian: 20 phút.

- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình.

- Phương tiện, tư liệu: máy chiếu, hình ảnh, câu chuyện

- Giáo viên: Giới thiệu các bức ảnh- cho học sinh quan sát ảnh (sgk) + 1 số ảnh khác

? Các bức ảnh nói về những nội dung gì?

1. Chiến sĩ hải quân bảo vệ vùng trời tổ quốc.

2. Dân quân nữ cũng là một trong những lực lượng bảo vệ tổ quốc.

3. Tình cảm của thế hệ trẻ đối với người mẹ có công góp phần bảo vệ tổ quốc

? Em có suy nghĩ gì khi xem các bức ảnh đó?

HS: Suy nghĩ của em:

- Những bức ảnh trên giúp em hiểu được trách nhiệm bảo vẹ tổ quốc của mọi công dân trong chiến tranh cũng như trong hòa bình.

? Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai?

- Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của công dân.

GV: yêu cầu HS giới thiệu các bức ảnh mà các em đã chuẩn bị trước đó..

? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ Tổ quốc?

HS:

GV: Kết luận, chuyển ý:

Quá trình lịch sử của đất nước ta đã chứng minh một cách rõ ràng, quy luật giữ nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay, XHCN, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng CĐ XHCN được coi là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của nhà nước ta.

I. Đặt vấn đề:

1. Chiến sĩ hải quân bảo vệ vùng trời tổ quốc.

2. Dân quân nữ cũng là một trong những lực lượng bảo vệ tổ quốc.

3. Tình cảm của thế hệ trẻ đối với người mẹ có công góp phần bảo vệ tổ quốc

=> Những bức ảnh trên giúp em hiểu được trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của mọi công dân trong chiến tranh cũng như thời bình.

(Cả thanh niên, phụ nữ, những người mẹ)

=> Bảo vệ tổ quố là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm:

II. Nội dung bài học:

(4)

- Chia: 4 nhóm ( học sinh trao đổi, thảo luận)

? Nhóm 1: Thế nào là bảo vệ tổ quốc Ví dụ: Bộ đội bảo vệ

vùng biển, vùng trời ,biên giới, giữ gìn bình yên cuộc sống cho nhân dân

? Nhóm 2: Vì sao phải bảo vệ tổ quốc

- Giáo viên dẫn chứng chứng minh: Ông cha ta đã phải chiến đấu và chiến thắng biết bao kẻ thù trong suốt 4000 năm lịch sử, đất nước một dải từ Hà Giang đến Cà Mau là do ông cha ta xây dựng nên.

+ Đối với đất nước ta hiện nay, tình hình kinh tế, xã hội vẫn còn đang trong tình trạng bất ổn, trong xã hội còn những tiêu cực, công tác quản lí lãnh đạo còn những yếu kém. Kẻ thù còn đang lợi dụng phá hoại chúng ta cả về mặt kinh tế và chính trị. Bằng những thủ đoạn, chúng bao vây cấm vận, phá hoại kinh tế, tinh thần và niềm tin vào CNXH của nhân ta.

? Nhóm 3: Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì?

Ví dụ:

+ Ngày hội quốc phòng toàn dân: 22/12

+ Tham gia thực tiễn vào nghĩa vụ quân sự ( thanh niên từ 18-> 27)

? Nhóm 4: Học sinh chúng ta phải làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc.

Ví dụ: - Học tập lao động tốt để thực hiện hành động bảo vệ tổ quốc

- Tham gia nghĩa vụ quân sự tuổi 18 – 27.

- Học tập tốt tuần quân sự của nhà trường - Ủng hộ gia đình tình nghĩa

- Tham gia ngày 27/7 - Giáo viên lết luận:

1. Bảo vệ Tổ quốc là: Bảo vệ độc lập chủ quỳên, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ CĐXHN và nước CHXHCNVN 2. Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc:

- Non sông đất nước ta là do ông cha ta đã bao đời dổ mồ hôi, sương máu khai phá, bồi đắp mới có được.

- Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thâu tóm tổ quốc ta.

3. Bảo vệ tổ quốc bao gồm nội dung:

- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự

- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

- Bảo vệ an ninh xã hội.

4. Trách nhiệm của học sinh:

- Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức

- Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.

- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường hcọ và nơi

(5)

Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân, nghĩa vụ và quyền đó được thể hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Giáo viên cho học sinh đọc tham khảo ( sgk - 64 ) + Điều khoản trong hiến pháp 1992

+ Điều khoản trong luật nghĩa vụ quân sự

- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập trong sgk

cư trú

- Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức mọi người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Hoạt động 4: Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài.

HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huống , nhận biết các nội dung.

- Thời gian: 10 phút.

- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống.

- Phương pháp: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút,

? Nêu y/c và cách làm BT 1?

HS: Làm việc cá nhân

? Nêu y/c của BT 2?

? Nêu y/c BT 3?

III. bài tập

:

Bài 1: ( sgk 65 )

Đáp án đúng: a,c,đ,d,e,h,i - Bài tập 2:

Đáp án: a,c,d,đ,e,h,i.

Bài tập 3:

- Khuyên, phân tích để mẹ hiểu : bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm , nghĩa vụ của mọi công dân.

- Cố tình không thực hiện nghĩa vụ là vi phạm pháp luật....

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài.

HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông rèn luyện cách ứng xử có văn hóa - Thời gian: 5 phút.

- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống, câu chuyện - Phương pháp: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút

- Giáo viên tổ chức học sinh liên hệ bản thân, trường lớp về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

? Trường em thường tổ chức các hoạt động nào?

+ Thi kể chuyện, văn nghệ nhân ngày 22/12

+ Mời các chú bộ đội nói chuyện truyền thống" Anh bộ đội Cụ Hồ"

+ Học tập tốt dành điểm cao tặng các chú bộ đội + Tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa

(6)

+ Động viên anh trai, anh họ, hàng xóm thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự HS làm bài, GV nhận xét.

Hoạt động 5: Mở rộng

- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu thêm về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - Thời gian: 3 phút.

- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống, câu chuyện - Phương pháp: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút

? Em sẽ làm gì để bảo vệ tổ quốc?

HS làm bài, GV nhận xét.

4. Củng cố bài học, Hướng dẫn học bài ở nhà (2’):

- Giáo viên kết luận nội dung toàn bài: Kinh nghiệm lịch sử ngàn đời của dân tộc ta là dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay trên đất nước ta đã sạch bóng quân thù, nhưng ta phôngthể nơi lỏng công viẹc giữ nước. Chúng ta phải luân cảnh giác chống lại mọi âm ưu của kẻ thù. Học sinh chúng ta phải rèn luyện sức khoẻ, tham gia học tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ tổ quốc, tuyên truyền, vạn động mọi người thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Về nhà học bài cũ đầy đủ, biết lấy ví dụ liên hệ.

- Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật + Đọc kĩ bài và trả lời câu hỏi

+ Tìm hiểu những biểu hiện sống có đạo đức và pháp luật V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Học sinh cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, xã hội về bảo vệ môi trường và vận động các bạn cùng tham gia.. Kĩ thuật

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng

Kĩ năng: Thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích và tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luỵên sự khéo léo, nhanh nhẹn.. Thái độ: Qua bài học

Kĩ năng: Thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích và tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luỵên sự khéo léo, nhanh nhẹn2. Thái độ: Qua bài học

Về kĩ năng: Thực hiện được tương đối tốt kỹ thuật đánh cầu cao, thấp bên phải, bên trái, kĩ thuật phát cầu thuận tay2. Giúp học sinh rèn luyện sức khoẻ và có ý

Kĩ năng: Thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích và tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luỵên sự khéo léo, nhanh nhẹn2. Thái độ: Qua bài học

Kĩ năng: Thực hiện tốt kĩ thuật đá cầu(kt tâng cầu bằng đùi, tâng cầu bằng mu bàn chân), giúp học sinh rèn luyện sức khoẻ và có ý thức giữ gìn sức khoẻ để tập luyện

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá - Hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá.. - Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo