• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS Yên Thọ Họ và tên Gv Tổ: KHXH Nguyễn Thị Hồng

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Tiết 31-Bài 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC Môn: GDCD lớp 9

Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là bảo vệ tổ quốc và nội dung bảo vệ tổ quốc của công dân.

- Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 2013 và luật nghĩa vụ quân sự ( sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường và nơi cư trú.

- Tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

- Tích hợp GDQPAN.

2 Về năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự đọc SGK và tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

+ Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.

+ Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc;

biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi của con người trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

3. Về phẩm chất:

(2)

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tôn trọng pháp luật.

- Nhân ái: Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý các hành vi lười lao động, dựa dẫm, ỷ lại; lên án phê phán, tố cáo những hành vi vi nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc

Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học:

- Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập.

2. Học liệu:

- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu(5p) a) Mục đích:

- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.

b) Nội dung:

- Giáo viên cho học sinh nghe nhạc và hát tập thể bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của Nhạc sĩ Vũ Hoàng và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- HS thảo luận cặp đôi và biết được công dân cần phải thực hiện nghĩa vụ đối với Tổ quốc.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS nghe nhạc, hát và thảo luận cặp đôi vấn đề sau:

1. Theo em, nội dung bài hát nói lên điều gì?

2. Em có suy nghĩ gì về lời bài hát “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tham gia thảo luận cặp đôi để giải quyết vấn đề.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ của nhóm trả lời, học sinh nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm của công dân Việt Nam trong việc bảo vệ tổ quốc chúng ta học bài hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Nội dung 1. Đặt vấn đề(7p)

a) Mục đích:

- Giúp HS nhận biết được bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của tất cả công dân.

(3)

b) Nội dung:

- HS đọc quan sát ảnh trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi nhằm biết được nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong đời sống hằng ngày.

c) Sản phẩm: Học sinh hiểu được việc làm góp phần thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong đời sống.

d) Tổ chức thực hiện:

Các bước tiến hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1:

Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, cho HS quan sát ảnh trong phần đặt vấn đề và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau:

1. Em có suy nghĩ gì khi xem những bức ảnh trên?

2. Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? Vì sao?

+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.

+ Tiến hành đọc phần thông tin và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

+ Chuẩn bị dụng cụ để trình bày câu trả lời nhóm lên giấy A0.

Bước 2:

Thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên theo dõi

- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.

Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Đọc thông tin và trả lời.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận

Giáo viên tổ chức điều hành

- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Mời học sinh nhóm khác nhận xét.

- HS: Trình bày.

- HS: Nhận xét bổ sung.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra.

Bước 4: Kết luận và nhận định

Giáo viên định hướng học sinh trả lời, đánh giá kết quả thảo luận nhóm:

1.

- Bức ảnh 1: Chiến sĩ hải quân bảo vệ vùng biển của tổ quốc.

- Bức ảnh 2: Dân quân nữ cũng là một trong những lực lượng bảo vệ tổ quốc.

- Bức ảnh 3: Tình cảm của thế hệ trẻ đối với Mẹ VN Anh Hùng người đã có công góp phần bảo vệ tổ quốc.

- GV: Những bức ảnh trên giúp em

- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.

(4)

hiểu được trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của mọi công dân trong chiến tranh cũng như trong thời bình (của thanh niên, phụ nữ, những người mẹ).

2. Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của công dân.

GV: Quá trình lịch sử của đất nước ta đã chứng minh một cách rõ ràng quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Bác Hồ đến thăm đền Hùng đã nhắc nhở các chiến sĩ “ Các Vua Hùng …giữ nước” Ngày nay xây dựng XHCN, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả CM và chế độ XHCN được coi là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của nhà nước ta.

Bài học: Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của công dân.

Nội dung 2. Nội dung bài học

Mục 1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc(10p) a) Mục đích:

- Giúp học sinh hiểu thế nào là bảo vệ tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân.

b) Nội dung:

- Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và đàm thoại để tìm hiểu nội dung bài học.

c) Sản phẩm:

- Học sinh hiểu được khái niệm, nội dung nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân.

d) Tổ chức thực hiện:

Các bước tiến hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1:

Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên giao nhiệm vụ:

1. Em hiểu bảo vệ tổ quốc là như thế nào?

2. Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì?

3. Em hãy kể một số việc làm góp

Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.

- Tiến hành thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.

(5)

phần bảo vệ Tổ quốc?

4. Em hiểu thế nào là nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

5. Kể 1 số ngày kỉ niệm và ngày lễ lớn trong năm để tỏ lòng biết ơn những người có công với nước?

Bước 2:

Thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên theo dõi

- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.

Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Thảo luận và trình bày kết quả.

Bước 3:

Báo cáo và thảo luận

Giáo viên tổ chức điều hành

- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh của các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

- HS: Trình bày.

- HS: Nhận xét bổ sung.

Bước 4:

Kết luận và nhận định

Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động, hướng học sinh trả lời và chốt kiến thức để học sinh ghi bài:

1. Bảo vệ Tổ quốc: là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bảo vệ Tổ quốc bao gồm:

+ XD lực lượng quốc phòng toàn dân.

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

+ Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

- GV: Bộ đội bảo vệ vùng biển (Hải Quân) vùng trời (không Quân); Bảo vệ biên giới giữ gìn bình yên cuộc sống của nhân dân.

3.

- Xây dựng kinh tế xã hội ở địa phương.

- Tham gia luyện tập quân sự ở địa phương.

- Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định.

- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.

1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

- Khái niệm: Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc...Việt Nam

- Nội dung: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.

- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là những việc mà người công dân phải thực hiện để góp phần vào việc bảo vệ Tổ quốc.

(6)

- Bộ đội đảo bảo vệ vùng biển...

4. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là những việc mà người công dân phải thực hiện để góp phần vào việc bảo vệ Tổ quốc.

5. VD:

+ Ngày hội quốc phòng toàn dân:

22/12

+ Ngày thành lập QĐNDVN 22/12.

+ Ngày thương binh liệt sĩ 27 – 7.

- GV giới thiệu điều 11, 45, 64 Hiến pháp 2013, điều 12 luật nghĩa vụ quân sự và diễn giải thêm.

Mục 2. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc(10p) a) Mục đích:

- Giúp học sinh biết được trách nhiệm của công dân đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

b) Nội dung:

- Giáo viên sắm vai và trả lời câu hỏi để tìm hiểu nội dung bài học.

c) Sản phẩm:

- Học sinh biết được trách nhiệm của công dân đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường và nơi cư trú. Tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

d) Tổ chức thực hiện:

Các bước tiến hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1:

Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên giao nhiệm vụ:

- GV cho tình huống sau để học sinh sắm vai và đặt câu hỏi để HS trả lời:

Tình huống: Anh trai Hòa có giấy gọi nhập ngũ, mẹ tìm mọi cách cho anh trai cậu ở nhà.

1. Nếu em là bạn Hòa, em sẽ làm gì?

Vì sao?

2. Vậy mỗi chúng ta làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc?

3. Tại sao trong thời bình ta vẫn cần nhập ngũ ?

Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.

- Tiến hành sắm vai và trả lời câu hỏi.

Bước 2: Giáo viên theo dõi Học sinh thực hiện nhiệm

(7)

Thực hiện nhiệm vụ

- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.

vụ

- Thảo luận chung và trả lời Bước 3:

Báo cáo và thảo luận

Giáo viên tổ chức điều hành

- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh còn lại nhận xét, bổ sung.

- HS: Nhận xét bổ sung.

Bước 4:

Kết luận và nhận định

Giáo viên hướng học sinh trả lời và chốt kiến thức để học sinh ghi bài:

1.

- Phân tích để gia đình Hòa và Hòa hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc chính là tham gia nhập nghĩa vụ quân sự.

- Động viên bạn tham gia nhập ngũ.

2. Trách nhiệm

- Ra sức học tập, tu dưỡng đaọ đức.

- Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.

- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú

- Tham gia nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức, vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Vì: Bộ đội đảo bảo vệ vùng biển, bộ đội bảo vệ vùng trời biên giới, giữ gìn bình yên cuộc sống cho nhân dân.

Tích hợp GDQP: Kể một số tấm gương tiêu biểu trong thực hiện nghĩa vụ BVTQ: Chị Nguyễn Thị Bé, sinh ra và lớn lên ở Triệu Phong - Quảng Trị, khi xuất ngũ chị chỉ được đồng ý làm quản lý trong nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, chị đã chăm sóc nơi yên nghỉ cho 10.624 liệt sĩ cả nước.

- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.

2. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

- Ra sức học tập, tu dưỡng đaọ đức.

- Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.

- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú

- Tham gia nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức, vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Hoạt động 3: Luyện tập(7p) a) Mục đích:

(8)

- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.

b) Nội dung:

GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.

c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.

4. Hoạt động 4: Vận dụng(6p) a) Mục đích:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.

b) Nội dung:

- Học sinh tham gia xử lý tình huống có vấn đề theo quan điểm cá nhân.

c) Sản phẩm:

- HS suy nghĩ và tự đưa ra cách giải quyết tình huống theo ý kiến cá nhân sao cho phù hợp với nội dung bài học vừa học.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu lên bảng tình huống sau:

Tình huống 1: Khi thảo luận về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay, bạn Thanh cho rằng, trong điều kiện hiện nay thì nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mới là quan trọng và giữ vai trò quyết định, còn nhiệm vụ bảo vệ đất nước chỉ quan trọng khi đất nước ở trong hoàn cảnh chiến tranh.

Hỏi: Theo em, ý kiến của bạn Thanh đúng hay sai? Tại sao?

Tình huống 2: Hưởng ứng Tháng Thanh niên, lớp 9A nhận nhiệm vụ cùng tham gia vệ sinh đường phố quanh khu vực trường học làm sạch cảnh quan. Lan nói với Hùng : “Việc làm của chúng mình cũng góp phần vào việc xây dựng quê hương đất nước đấy”, nhưng Hùng không đồng tình với Lan vì cho rằng đó chỉ là những việc làm nhỏ không xứng tầm để gọi là xây dựng quê hương, đất nước.

Câu hỏi:

Em có đồng ý với quan điểm trên của Hùng không ? Vì sao ?

(9)

b) Thông qua các câu chuyện, tình huống đã học và từ thực tế cuộc sống, em hãy cho biết thanh niên cần phải ìàm gì để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh và góp ý cho nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định: Kinh nghiệm lịch sử ngàn đời của dân tộc ta là dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay đất nước ta đã sạch bóng quân thù nhưng chúng ta không thể lơi lỏng công cuộc giữ nước. Luôn cảnh giác chống lại mọi âm mưu của kẻ thù. HS cần rèn luyện sức khoẻ, tham gia học tập quân sự, tuyên truyền mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

BẢO VỆ RƠLE VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG HTĐ Tác giả: Lê Kim Hùng - Đoàn Ngọc Minh

Anh trai Hoµ võa cã giÊy gäi nhËp ngò

Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để góp phần bảo vệ Tổ quốc như: Tham gia bảo vệ trật tự trước cổng trường hoặc cộng đồng dân cư, vân động người thân thực hiện

Học sinh chúng ta phải rèn luyện sức khoẻ, tham gia học tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ tổ quốc, tuyên truyền, vạn động mọi người thực hiện nghĩa vụ quân sự. -

Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ ….

Trường Đại học Kinh tế Huế.. Bộ phận nữ chủ yếu là nhân viên văn phòng, kế toán, thủ quỷ và một số nhân viên bán hàng của công ty. Thông qua bảng số liệu ta cũng

Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia... Những việc làm thể hiện ý thức bảo

- Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe... Mỗi học sinh vẽ một tranh hoặc sưu tầm