• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:………

Ngày giảng:9A :… ; Tiết 3

BÀI 3 : DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT I / MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật..

- Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật - Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.

3. Phẩm chất, Năng lực :

* Phẩm chất: Trách nhiệm

- Có trách nhiệm với bản thân, với công việc chung thể hiện qua việc phát huy dân chủ và tôn trọng kỉ luật

* Năng lực cần đạt:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi; phát triển bản thân: Biết tôn trọng kỉ luật và phát huy dân chủ đúng mực; biết lên án những hành vi thiếu kỉ luật và giả danh dân chủ; biết lập kế hoạch để thực hiện tính kỉ luật trong học tập, lao động, sinh hoạt.

* Các nội dung tích hợp

Tích hợp quốc phòng an ninh : Lấy ví dụ chứng minh dân chủ phải có kỉ luật trong điều kiện xã hội hiện nay.

- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ.

- Giáo dục đạo đức:

+ Biết tôn trọng những người có ý thức kỉ luật tốt.

+ HS có ý thức tự giác rèn luyện dân chủ và kỉ luật, ứng xử phù hợp yêu cầu dân chủ trong cuộc sống, học tập, lao động và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

+ Có thái độ ủng hộ những việc làm tốt và phản đối những hành động trái với nền dân chủ XHCN trong cuộc sống hàng ngày.

+ Phân biệt được những hành vi tôn trọng dân chủ, kỉ luật và những hành vi giả danh dân chủ, vô tổ chức

II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- GV:

+ SGK, SGV GDCD 9

+ Tranh ảnh, giấy khổ lớn, bút dạ

+ Những tấm gương, ví dụ thực tế về tính dân chủ và kỉ luật.

- HS: Soạn bài theo câu hỏi/sgk, sưu tầm những tấm gương, ví dụ thực tế về tính dân chủ và kỉ luật, sưu tầm ca dao, dân ca.

(2)

III/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp:

- Đàm thoạt, nêu vấn đề, nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, trực quan

2. Kĩ thuật dạy học

- Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút, chia nhóm.

IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số: 9A:...

* Kiểm tra bài cũ:

Câu 1:

Thế nào là tự chủ? Ý nghĩa của tự chủ?

Gợi ý:

* Trình bày khái niệm tự chủ:

- Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩa, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hồn cảnh, biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

* Nêu được ý nghĩa:

- Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Giúp ta vượt qua những khó khăn thử thách, cám dỗ.

Câu 2: Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh.

Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

- Không tán thành ý kiến đó.

- Giải thích: Người biết tự chủ cần phải quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh mình vì:

+ Tự chủ không có nghĩa là sống một cách đơn độc, khép kín, mà vẫn cần giao tiếp và hoạt động

+ Người biết tự chủ là người phải luôn biết biết lắng nghe ý kiến của mọi người để tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình theo hướng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, tình huống.

- Hai học sinh trả lời => Học sinh khác nhận xét => GV chốt đáp án đánh giá cho điểm học sinh.

4. 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

* Mục đích:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp

- Tạo tình huống có vấn đề để dẫn vào bài.

- Hình thành năng lực tư duy và năng lực cảm thụ, năng lực hợp tác và kĩ năng trình bày vấn đề.

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: động não, trực quan

(3)

- Kĩ thuật: trình bày một phút

*Thời gian: 1 phút

* Cách thức tiến hành: GV đưa tình huống sau vào bài

Đại hội chi đoàn lớp 9A đã diễn ra tốt đẹp.Tất cả đoàn viên chi đoàn đã tham gia xây dựng, bàn bạc về phương hướng phấn đấu của chi đoàn năm học mới. Đại hội đã bầu ra một ban chấp hành chi đoàn gồm các bạn học tốt, ngoan ngoãn, có ý thức xây dựng tập thể để lãnh đạo chi đoàn trở thành đơn vị xuất sắc của trường.

? Em hãy cho biết vì sao đại hội chi đoàn lớp 9A lại thành công như vậy?

- Học sinh trả lời => GV chốt định hướng vào bài mới 4.2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặt vấn đề (đã

chuyển giao từ tiết học trước)

? Em hãy kể lại những câu chuyện về dân chủ và kỉ luật ở lớp và ở trường em đã chứng kiến?

HS trình bày

GV nhận xét dẫn sang phần nội dung bài học HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung dân chủ và kỉ luật, biểu hiện của dân chủ và kỉ luật.

*Mục đích:

- Giúp học sinh hiểu thế nào là dân chủ và kỉ luật.

- Học sinh hiểu được mối quan hệ, ý nghĩa, cách rèn luyện đức tính dân chủ và kỉ luật đối với học sinh.

- Hình thành năng lực tư duy, hợp tác, hoạt động nhóm.

*Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: động não, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút

*Thời gian: 15 phút 3. Cách thức tiến hành:

- Từ nội dung các câu chuyện, giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức của bài học.

? Thế nào là dân chủ?

-Học sinh trả lời như bảng chính

Khi đi học, em luôn cố gắng học tập hết sức, vươn lên bằng chính khả năng của mình. Trong quá trình học tập, em chấp hành đầy đủ các quy

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ : HD học sinh tự tìm hiểu (đã chuyển giao từ tiết học trước)

II. NỘI DUNG BÀI HỌC :

1. Thế nào là dân chủ, kỉ luật?

a/ Dân chủ: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội.

- Mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc.

(4)

định nhà trường đề ra: đi học đúng giờ, mặc đúng đồng phục nhà trường vào thứ 2, 4,6 mỗi tuần. Về nhà, em luôn hoàn thành bài tập được giao về nhà, và chuẩn bị bài cho ngày học ngày mai.

? Tìm biểu hiện dân chủ và thiếu dân chủ mà em biết? (Câu hỏi dành cho học sinh trung bình )

HS: - Dân chủ: HS tham gia ý kiến năm học,…

- Thiếu dân chủ: Biết bạn có khuyết điểm nhưng ngại không góp ý kiến ..

? Theo em, dân chủ có phải là thích nói gì thì nói, thích làm gì thì làm không?

Hs: Dân chủ nhưng phải trong khuôn khổ => kỉ luật.

GV: Khái niệm kỉ luật các em tự tìm hiểu trong sgk.

?Hành vi biểu hiện tính kỉ luật và vô kỉ luật mà em biết ?( Câu hỏi dành cho học sinh yếu ) HS dự kiến các phương án trả lời.

- Kỉ luật: Học sinh đi học đúng giờ..

- Thiếu kỉ luật: HS trốn học, làm việc riêng trong giờ học, cầu thủ xô xát trên sân cỏ không theo quyết định của trọng tài…

? Bản thân em có thực hiện tốt nội quy của nhà trường không? Vậy em là người tuân thủ kỉ luật hay dân chủ ? ( Giáo dục đạo đức, tích hợp KNS)

- HS liên hệ bản thân

? Ý kiến nào dưới đây về dân chủ và kỉ luật là đúng ?

- Hoạt động cá nhân -> GV chiếu đáp án đúng A. Dân chủ là mọi người có quyền được nói, được làm bất kì việc gì, ở đâu.

B. Trong nhà trường chỉ cần có kỉ luật, không cần có dân chủ.

C. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể.(x)

D. Kỉ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần dân chủ và hạn chế tài năng của con người.

? Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào ?

HS: Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều, thể hiện: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho

- Mọi người góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể, hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.

b/ Kỉ luật : (Khuyến khích học sinh tự đọc)

2 Mối quan hệ :

- Dân chủ là để mọi người thể

(5)

dân chủ được thực hiện có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.

? Ý nghĩa ? ( Kĩ năng trình bày ý nghĩa dân chủ và kỉ luật )

- HS trình bày

- GV chiếu chốt kiến thức cho học sinh

Liên hệ: có dân chủ mọi người mới cống hiến trí tuệ, sức lực cho xã hội, tập thể đi lên như trong Hội Nghị Diên Hồng trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên 1285 (lịch sử 7.)

? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có dân chủ và kỉ luật ?( Phương pháp động não ) Chúng ta cần phải có dân chủ vì: Xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao chất lượng và shiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội.

? Em hiểu gì về chủ trương của Đảng thể hiện qua câu : “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra? ( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi) - Tích hợp chính sách và pháp luật của Nhà nuớc.

Mở rộng: Nếu giờ sinh hoạt lớp mà ai cũng tự do ý kiến không tuân thủ kỉ luật thì lớp có thể thống nhất thực hiện được không .

- HS đưa ý kiến phát biểu.

? Chúng ta cần rèn luyện dân chủ và kỉ luật như thế nào?

-Học sinh hoạt động cặp đôi chia sẻ 2 phút đưa ý kiến. GV chốt kiến thức

? Muốn phát huy dân chủ và kỉ luật có hiệu quả thì chúng ta phải làm gì ?

HS: Không ngừng học tập văn hóa, mạnh dạn đóng góp ý kiến trong các cuộc họp và có ý thức tuân thủ kỉ luật .

? Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn

hiện và phát huy được sự đóng góp của mình và những công việc chung.

- Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.

3. Ý nghĩa .

- Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động của các thành viên trong tập thể .

- Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.

- Xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội.

4. Rèn luyện :

- Mọi người tự giác chấp hành kỉ luật ..

- Cán bộ lãnh đạo: tạo điều kiện cho cá nhân phát huy dân chủ và kỉ luật.

- Học sinh phải vâng lời cha

(6)

luyện tính kỉ luật ? - Giáo dục đạo đức:

+ Biết tôn trọng những người có ý thức kỉ luật tốt.

+ Hs có ý thức tự giác rèn luyện dân chủ và kỉ luật, ứng xử phù hợp yêu cầu dân chủ trong cuộc sống, học tập, lao động và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

+ Có thái độ ủng hộ những việc làm tốt và phản đối những hành động trái với nền dân chủ XHCN trong cuộc sống hàng ngày.

GV cho học sinh lấy ví dụ minh họa

HS: Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần tham gia xây dựng nội quy trường lớp; tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy của nhà trường, Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng nơi ở; …

Tóm lại: Trong việc phát huy dân chủ có tính kỉ luật vừa đem lại lợi ích phát triển nhân cách vừa góp phần phát triển xã hội. Nên việc phát huy dân chủ phải tuân theo kỉ luật .

? Chúng ta cần phê phán hành vi gì ?

HS: Thiếu dân chủ độc đoán, gia trưởng thiếu kỉ luật.

GV liên hệ mở rộng:

- Một số người có chức có quyền thường dùng chức quyền để áp đặt công việc cho người khác, hoặc một số người chồng, người cha có tính gia trưởng thường ra lệnh cho vợ, con.... làm mất đi mối quan hệ mất đi tính dân chủ, một khi mất tính dân chủ thì mọi người thực hiện công việc một cách miễn cưỡng -> hiệu quả công việc đạt được không cao.

Tuy nhiên, có một số người lại dân chủ một cách thái quá làm cho tính kỉ luật bị xem nhẹ.

? Lấy ví dụ chứng minh dân chủ phải có kỉ luật trong xã hội hiện nay? (Tích hợp quốc phòng an ninh)

-Tham gia lao động không tùy tiện buổi đi, buổi nghỉ mà theo lịch của nhà trường, của tập thể lớp.

- Trong giờ học tham gia xây dựng phát biểu ý

mẹ thầy cô giáo, thực hiện đúng qui định của lớp, của trường, phát huy quyền dân chủ và có ý thức kỉ luật của một công dân .

(7)

kiến phải chân thành, bám sát kiến thức nội dung bài học không phát ngôn bừa bãi.

- Phát đơn kiện phải có bằng chứng xác thực, chính xác khách quan không được bịa đặt vu khống cho người khác.

4.3. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP

* Mục đích:

- Giúp HS rèn kĩ năng vận dụng làm một số bài tập.

- Hình thành năng lực tư duy, hợp tác.

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: động não, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, trình bày một phút

*Thời gian: 10 phút

* Cách thức tiến hành: Giáo viên yêu cầu HS xác định nhiệm vụ của từng bài tập => HS làm

=> HS khác nhận xét => GV đánh giá.

GV chiếu nội dung bài tập, học sinh xác định và làm

? Tìm những việc làm thể hiện dân chủ và những việc làm thể hiện thiếu dân chủ và kỉ luật? Giải thích ?

GV chia lớp làm 4 nhóm (3 phút) Nhóm 1+ 2: Làm câu a, b

Nhóm 3+ 4: Làm câu c, d

-Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập chú ý xác định đúng và giải thích được lí do.

- Hoạt động thể hiện dân chủ: (a), (c), (đ.) Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh thảo luận nội qui và thống nhất thực hiện. Đây là một việc làm phát huy tính dân chủ của học sinh.

- Thiếu dân chủ (b.)Ông Bích tự quyết định số tiền mỗi gia đình phải nộp không thông qua bàn bạc với các hộ gia đình .Đây là việc làm thiếu dân chủ.

- Thiếu kỉ luật (d.) các cầu thủ không thực hiện đúng qui định kỉ luật trong sân bóng và

III. III. Bài tập:

1.Bài tập 1- sgk/11:

- Việc thể hiện dân chủ: a, c, d - Thiếu dân chủ: b

- Thiếu kỉ luật : đ

(8)

tôn trọng quyết định của trọng tài .

GV chiếu nội dung yêu cầu học sinh xác định nhiệm vụ bài tập 2

? Kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và tôn trọng kỉ luật của nhà trường.

-Hoạt động cặp đôi, trao đổi lẫn nhau; học sinh hoàn thành trước lớp

- HS báo cáo, GV chốt 1 số đáp án trên máy chiếu

? Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì ?

2.Bài tập 2- sgk/11:

VD: Đi học đúng giờ, làm bài tập, học bài đầy đủ, góp ý thẳng thắn khi bạn mắc lỗi…

3.Bài tập 3: Giảm tải 4.Bài tập 4- sgk/11:

-Tự giác chấp hành nội quy trường lớp.

-Tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường, của lớp mình.

4.4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

?Hãy nối mỗi ý ở cột A với một ý phù hợp ở cột B.

Cột A Nối Cột B

A. Dân chủ là cách thức đúng đắn để mọi người phát huy được

B. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ

C. Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động, tạo cơ hội cho sự

D. Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội có trách nhiệm phải

A- 3 B - 4 C - 2 D - 1

1. tạo điều kiện để mọi người được phát huy dân chủ.

2. phát triển của con người và xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

3. sự đóng góp của mình vào công việc chung.

4. thực hiện có hiệu quả.

? Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về dân chủ và kỉ luật?

GV yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm vào vở => GV chiếu 1 số câu trên máy chiếu

Đói tự do hơn no luồn cúi.

Câu tục ngữ nói về sự dân chủ, dù no hay hay đói thì cũng cần có những tính dân chủ. Câu tục ngữ nói rằng thà chịu đói nhưng tự do còn hơn no và sống cúi trước người khác. Câu tục ngữ khẳng định tự do luôn được đặt lên trước vật chất.

Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay.Câu tục ngữ nói về sự tự o, tự tại của con người trong cuộc sống. con người có được dân chủ cũng giống như cá bơi trong bể rộng, không sợ bị nhốt, bị tù túng. Giống như con chim bay trên trời, bay không có giới hạn, không có diểm dừng. con người cũng cần có những khoảng không gian, sự ân chủ cho chính mình.

(9)

Không có gì quý hơn độc lập tự do.Đúng như thế, khi con người có độc lập tự do thì con quý hơn vàng bạc đá quý. Khi có độc lập tự do thì gì cũng có, gì cũng sẽ không bằng việc tự do, độc lập.

Ca dao về tính dân chủ:

Thà làm chim sẻ trên cành /Còn hơn sống kiếp hoàng anh trong lồng.

Tổng hợp những câu tục ngữ về kỷ luật:

- Nước có vua, chùa có bụt - Ở quen thói, nói quen sáo.

- Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.

- Thượng bất chính, hạ tắc loạn - Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính dân chủ và kỉ luật?

Muốn tròn phải có khuôn Nhập gia tùy tục

Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa - GV Chốt kiến thức bài học

*Hướng dẫn học tập : - Bài cũ:

+ Về nhà học kĩ nội dung bài học SGK.

+ Làm bài tập 4 sgk/11.

Hướng dẫn bài tập 4SGK/11: để thực hiện tốt dân chủ ,kỉ luật trong nhà trường học sinh cần :

+ Có y thức rèn luyện , tổ chức kỉ luật . +Thực hiện đúng nội qui trường lớp đề ra . +Tham gia phát biểu xây dựng bài .

Dân chủ nhưng cần có tổ chức, xây dựng tập thể . - Bài mới:

+Chuẩn bị bài 4: “Bảo vệ hòa bình” ( vẽ tranh có ý tưởng bảo vệ hoà bình, phản đối chiến tranh)

+Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời phần gợi ý SGK trang12.

+Xem phần nội dung bài học , bài tập và tư liệu tham khảo SGK trang 1416.

+ Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về hòa bình.

5. Rút kinh nghiệm:

- Kế hoạch và tài liệu dạy học:………...…...

- Tổ chức hđ học cho học sinh...

- Học sinh học tập:...

(10)

========================

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Góp phần đấu tranh những hiện tượng sai trái, trái pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của người công dân.. Hoạt động

Học sinh chúng ta phải rèn luyện sức khoẻ, tham gia học tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ tổ quốc, tuyên truyền, vạn động mọi người thực hiện nghĩa vụ quân sự. -

Vì vậy thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cao về ý chí, nhận thức và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát

Tích hợp GDDĐ: Có tinh thần giúp đỡ bạn trong tập luyện và các hoạt động khác; tính kỉ luật khi tham gia các hoạt động; có thái độ đúng đắn khi tập luyện , thi đấu và

- Nhắc nhở các bạn ôn luyện Toán và Anh văn qua mạng.- Rèn chữ viết -Thực hiện tốt các nội qui của trường lớp đề ra. -Tham gia và hoàn thành tốt các hoạt

Giúp học sinh tính kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn khoẻ mạnh3. Thái độ: Rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn,

- Công dân phải thực hiện đúng vì: Đã là công dân Việt Nam thì được hưởng các quyền công dân mà pháp luật quy định*. Vì vậy phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công

Rèn luyện, tôn trọng kỉ luật là một vấn đề cần thiết giúp các em trở thành một công dân thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức và pháp