• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ... Tiết 3 Ngày giảng:...

DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là dân chủ và kỉ luật.

- Biểu hiện của dân chủ, kỉ luật.

- ý nghĩa của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và xã hội.

2.Kĩ năng

- Biết giao tiếp ,ứng xử và thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật.

- Biết phân tích đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội về tính dân chủ và tính kỉ luật.

- Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.

* KNS: - Tìm kiếm và xử lí các thông tin về tính dân chủ và tính kỉ luật.

- Trình bày suy nghĩ của bản thân, ý nghĩa của tính dân chủ và tính kỉ luật.

- Tư duy phê phán, ra quyết định phù hợp trong các tình huống trong cuộc sống xã hội về tính dân chủ và tính kỉ luật.

3.Thái độ

- Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, các hoạt động

(gia đình, nhà trường và xã hội)

- Học tập và noi gương những việc tốt, những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật. Biết góp ý, phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ ,kỉ luật.

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tính dân chủ, kỷ luật của Bác.

TÔN TRỌNG , HỢP TÁC, ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM, - Giáo dục đạo đức:

+ Biết tôn trọng những người có ý thức kỉ luật tốt.

+ HS có ý thức tự giác rèn luyện dân chủ và kỉ luật, ứng xử phù hợp yêu cầu dân chủ trong cuộc sống, học tập, lao động và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

+ Có thái độ ủng hộ những việc làm tốt và phản đối những hành động trái với nền dân chủ XHCN trong cuộc sống hàng ngày.

+ Phân biệt được những hành vi tôn trọng dân chủ, kỉ luật và những hành vi giả danh dân chủ, vô tổ chức.

- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ.

4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học

(2)

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác

- Tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống liên quan đến nội dung bài học.

- HS: SGK, vở bài tập, gương thực hiện tốt dân chủ, kỷ luật III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

* Phương pháp dạy học:

- Giảng giải, đối thoại, nêu vấn đề, phân tích, dẫn chứng thực tế

* Kĩ thuật dạy học:

- Động não, chia nhóm, trình bày một phút, kĩ thuật khăn trải bàn IV. Các hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

? Thế nào là tính tự chủ?

-Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.

? Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp ở trường và nêu cách ứng xử phù hợp?

2 HS lên bảng trả lời kết hợp kiểm tra vở bài tập.

3. Giảng bài mới

* Hoạt động khởi động (2’)

Đại hội chi đội lớp 9A đã diễn ra tốt đẹp.Tất cả đội viên đã tham gia xây dựng, bàn bạc về phương hướng phấn đấu của chi đội năm học mới. Đại hội đã bầu ra một ban chấp hành chi đội gồm các bạn học tốt, ngoan ngoãn, có ý thức xây dựng tập thể để lãnh đạo chi đội trở thành đơn vị xuất sắc của trường.

Em hãy cho biết vì sao đại hội chi đội lớp 9A lại thành công như vậy?

HS: Tập thể chi đội đã phát huy tính dân chủ. Các đội viên có ý thức tham gia đầy đủ.

Giới thiệu bài

GV nhận xét: Tập thể chi đội đã phát huy tính dân chủ. Các đội viên có ý thức tham gia đầy đủ. Để hiểu hơn về tính dân chủ và kỉ luật, chúng ta học bài hôm nay.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

* HĐ 1: Hướng đẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề

I. Đặt vấn đề

(3)

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của phần đặt vấn đề tính dân chủ và kỷ luật

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút - Thời gian: 8 phút

- Hình thức: cá nhân, nhóm

- GV yêu cầu HS đọc tình huống (SGK ) - GV nêu câu hỏi:

1. Hãy nêu các việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong các tình huống trên.

2. Sự kết hợp biện pháp dân chủ của lớp 9A được thể hiện như thế nào?

3. Tác dụng của việc phát huy dân chủ của lớp 9A là gì?

4. Việc làm của giám đốc trong câu chuyện thứ 2 có tác hại như thế nào?

- HS thảo luận nhóm hai bàn (3’) - Đại diện nhóm trả lời.

- GV nhận xét bổ sung và kết luận phần 1

1. Đọc

2. Nhận xét

* Việc làm phát huy dân chủ ở lớp 9A: GVCN đề nghị lớp họp bàn XD kế hoạch hoạt động của lớp...

- Việc làm thiếu dân chủ của ông giám đốc...

* Sự kết hợp dân chủ và kỷ luật ở lớp 9A:

+ Mọi người được tự do bàn bạc, không ai đứng ngoài cuộc, lớp đã thành lập đội cờ dỏ để nhắc nhỡ đôn đốc.

* Ở lớp 9A mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện tốt, cuối năm lớp được tuyên dương.

* Việc làm của giám đốc có tác hại: SX giảm sút, công ti bị thua lỗ nặng.

* Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học - Mục đích: HS hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật, biểu hiện của dân chủ, kỉ luật, mối quan hệ của dân chủ và kỉ luật.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật: Hỏi trả lời - Thời gian: 15 phút

II. Nội dung bài học

(4)

- Hình thức: cá nhân - GV nêu câu hỏi:

1.Em hiểu thế nào là dân chủ? Thế nào là kỉ luật?

2. Hãy nêu các việc làm thể hiện tính dân chủ và thiếu dân chủ trong thực tế cuộc sống hiện nay.

3. Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?

4. Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế nào?

Nêu ví dụ.

5. Mọi người cần làm gì để phát huy dân chủ và rèn luyện tính kỷ luật?

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV tóm tắt nội dung chính của bài học

1. Khái niệm - Dân chủ (SGK) - Kỉ luật (SGK)

2. Các việc làm thể hiện tính dân chủ và thiếu dân chủ - Những việc làm thể hiện tính dân chủ: Đại biểu QH tiếp xúc và tiếp thu ý kiến của cử tri, nhà trường tổ chức cho HS góp ý kiến vào bản nội quy của học sinh, trong các cuộc họp của thôn buôn bà con được tự do phát biểu ý kiến…

- Những việc làm thiếu dân chủ của một số cơ quan nhà nước hiện nay: Hạch sách nhũng nhiễu nhân dân, không tôn trọng và tiếp thu ý kiến nhân dân, người dân không được biết, được bàn bạc những công việc liên quan đến lợi ích chính đáng của mình…

3. Mối quan hệ dân chủ và kỉ luật:

- Dân chủ và kỷ luật có mối quan hệ hữu cơ với nhau: dân chủ để mọi người phát huy khả năng của mình vào công việc chung. Kỷ luật là điều kiện để phát huy dân chủ.

- Dân chủ và kỷ luật đem lại lợi ích cho việc phát triển nhân cách của mỗi người và góp phần phát triển XH ( nêu ví dụ )

(5)

- Mọi người cần tự giác chấp hành kỷ luật, các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy được tính dân chủ.

* Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập

- Phương pháp: Vấn đáp ,thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Kĩ thuật: Hỏi trả lời, chia nhóm - Thời gian: 10 phút

- hình thức: cá nhân, nhóm Bài tập 1

HS làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS giải các bài tập, 2 HS làm việc theo nhóm (3’)

- Tìm hành vi thực hiện dân chủ, kỷ luật của: HS, GV, công nhân, nông dân.

- HS chuẩn bị bài và trình bày.

Bài tập bổ sung

- Câu nào thể hiện tính kỷ luật.

+ Đất có lề, quê có thói.

+ Nước có vua, chùa có bụt.

+ Muốn tròn phải có khuôn.

Muốn vuông phải có thước.

Em hiểu gì về chủ trương của Đảng thể hiện qua câu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”?

III. Bài tập

Bài tập 1

Việc làm thể hiện dân chủ: a, c, d

Thiếu dân chủ: b Thiếu kỷ luật:

Bài tập 2

Bài vận dụng

+ Dân biết: Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải phổ biến đến từng người dân

+ Dân bàn: Mọi người dân có quyền tham gia ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi hiến

(6)

pháp, pháp luật, các chủ trương của phường xã

+ Dân làm: Thực hiện đúng chủ trương, pháp luật của Nhà nước

+ Dân kiểm tra: Góp ý, chất vấn đại biểu QH, đại biểu HĐND các cấp

4. Củng cố (2p)

- HS hệ thống nội dung bài - HS lựa chọn ý kiến đúng:

( Bảng phụ) –Hành vi nào sau đây có dân chủ?

A. Bàn bạc ý kiến xây dựng tập thể lớp.

B. Cử tri đóng góp ý kiến với đại biểu quốc hội.

C. Các hộ gia đình thống nhất xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương.

D. Cá nhân tự xây dựng cho gia đình mình.

- Kể một hành vi vi phạm kỉ luật của học sinh 5. HDVN (3p)

- Học bài cũ về khái niệm dân chủ và kỷ luật, mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật

- Làm bài tập SGK.

- Chuẩn bị giấy kiểm tra 15 phút

- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về dân chủ, kỷ luật.

- Bài mới tìm hiểu khái niệm hoà bình, các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tấm gương bảo vệ hòa bình V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường